K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn văn tóm tắt sau:Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn tóm tắt sau:

Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi vợ chết, Trương Sinh vỡ lẽ ra rằng vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở lại trần gian nữa.

Đoạn văn tóm tắt trên đã đủ các ý chính trong bài Chuyện người con gái Nam Xương. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

1
3 tháng 4 2017

Đáp án B

Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theosau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể...
Đọc tiếp

Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo

sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt rồi dần biến mất.

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể số mấy, nêu tác dụng của ngôi kể đó?

Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3: Chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích trên và nêu tác dụng?

Câu 4: Từ phần kết phía trên, em thấy truyện này kết thúc có hậu hay không có hậu, vì sao?

Câu 5: Hãy nêu tên một số tác phẩm đã học trong chương trình THCS có nói về thân phận người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh, khổ cực trong xã hội phong kiến xưa.

Câu 6: So với truyện cổ tích Chuyện chàng Trương, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm đoạn kết kì ảo (cuộc đời gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương chốn thủy cung; lần gặp mặt ngắn ngủi của hai vợ chồng, sau đó là chia ly vĩnh viễn). Những chi tiết có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm?

1
15 tháng 10 2021

1. ngôi kể thứ 3 

2. Trương Sinh lập đền Giải oan cho Vũ Nuương , Vũ Nương nói những lời  từ biệt Trương Sinh

3.''Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng ,sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng ,rực rỡ đầy sông,lúc ẩn , lúc hiện"

9 tháng 9 2019

Thì sao? Đăng lên để dạy đời hay định làm gì?

9 tháng 9 2019

cái này là cô cho câu hỏi về nhà tự làm mai kt 15' nha bn 

Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):Phan Lang nói:Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao?Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói:- Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết...
Đọc tiếp

Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):

Phan Lang nói:

Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói:

- Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu hỏi

1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Tư “tiên nhân" được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?

2. Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc” và quả quyết "tối tất phải tìm về cỏ ngày"?

3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

2
15 tháng 10 2021

1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nghèo khó. Từ "tiên nhân" được Phan Lang nhắc đến chỉ những người là tiên sống dưới trần gian, ám chỉ Vũ Nương.

15 tháng 10 2021

1, Phan Lang trò chuyện với Vũ NươnG khi ở dưới thủy cung (sau khi đc Linh Phi cứu giúp đưa về động rùa); Tiên nhân: tổ tiên, người đi trước, chỉ phần mộ gđ trên dương gian; Tiên nhân trong câu "nhà cửa tiên nhân..." là nói tới Trương Sinh. 

2, sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc” và quả quyết "tối tất phải tìm về có ngày": Niềm thương cảm, xót xa pha chút áy náy của vn.

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau: "Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau:

"Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người một trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng quê, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!..."

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm này và vị trí của đoạn văn trong tác phẩm “Làng” – Kim Lân

Câu 2: Xác định ngôi kể chính của đoạn trích trên? Tác dụng của nó?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn thơ trên?

Câu 4: Viết đoạn văn nếu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép đẳng lập và phép thế.

43

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.

8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.

Cho đoạn trích sau:  Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Hãy giới thiệu về tác phẩm ấy bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi.Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau:

  Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Hãy giới thiệu về tác phẩm ấy bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi.
  2. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Tác dụng của việc chọn ngôi kể này ?
  3. Cách đặt câu trong đoạn có gì đặc biệt ? Tác dụng của cách đặt câu như vậy đối với việc diễn tả nội dung đoạn văn ?
  4. Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng của ai ? Trong hoàn cảnh nào ?
  5. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu về tổ trính sát mặt đường trong tác phẩm trên. Xác định một câu ghép và một thành phần cảm thán trong đoạn
1
29 tháng 5 2018

-Trong đoạn văn trên sử dụng nhiều câu đặc biệt
-Cách đặt các câu mang ý nghĩa ngang hàng (Đoạn văn song hành)
Hiệu qua của việc đặt câu:
+tăng tính kịnh tính cho tình huống
+Tâm trạng của nhân vật được miêu tả một cách sắc nét hơn
+Vẻ lo lắng,hồi hjp,thấp thỏm cua nhân vật được nói đến trong đoạn trích trở nên chân thực với vẻ sơ xác phía trên cao điểm

Cho đoạn trích sau:  Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Hãy giới thiệu về tác phẩm ấy bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi.Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau:

  Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Hãy giới thiệu về tác phẩm ấy bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi.
  2. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Tác dụng của việc chọn ngôi kể này ?
  3. Cách đặt câu trong đoạn có gì đặc biệt ? Tác dụng của cách đặt câu như vậy đối với việc diễn tả nội dung đoạn văn ?
  4. Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng của ai ? Trong hoàn cảnh nào ?
  5. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu về tổ trính sát mặt đường trong tác phẩm trên. Xác định một câu ghép và một thành phần cảm thán trong đoạn
1
29 tháng 5 2018

-Trong đoạn văn trên sử dụng nhiều câu đặc biệt
-Cách đặt các câu mang ý nghĩa ngang hàng (Đoạn văn song hành)
Hiệu qua của việc đặt câu:
+tăng tính kịnh tính cho tình huống
+Tâm trạng của nhân vật được miêu tả một cách sắc nét hơn
+Vẻ lo lắng,hồi hjp,thấp thỏm cua nhân vật được nói đến trong đoạn trích trở nên chân thực với vẻ sơ xác phía trên cao điểm

11 tháng 9 2018

Bởi vì thực chất Vũ Nương đã chết rồi, thế nên Trương mới phải lập đàn. Hơn nữa, Vũ Nương không còn mặt mũi nào để quay về nữa.

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

c) Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuồi đầu…” là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)?

1
3 tháng 2 2018

c, Câu “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian… bằng ấy tuổi đầu…”

→ Độc thoại nội tâm