K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2018

Chọn đáp án A.

Lai tế bào (dung hợp tế bào trần) là hiện tượng tế bào của 2 loài thực vật hòa hợp vào nhau tạo nên tế bào lai. Do đó, tế bào lai luôn có bộ gen của 2 loài. Vì vậy, phương pháp lai tế bào sẽ cho phép tạo ra cơ thể mang bộ gen của 2 loài khác xa nhau.

Lai phân tích, lai thuận nghịch, lai khác dòng đều là các phép lai giữa 2 cá thể cùng loài.

Do đó, không thể tạo ra sinh vật có nguồn gen khác xa nhau

8 tháng 11 2018

Đáp án D

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. Giải thích:

Ø I đúng vì khi đa bội hóa thì tất cả các gen đều được gấp đôi thành đồng hợp.

Ø II sai vì thể dị đa bội có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội nên thường có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

Ø III đúng vì thể dị đa bội có bộ NST mới nên bị cách li sinh sản với dạng bố mẹ nên có thể trở thành loài mới.

Ø IV đúng vì dung hợp tế bào trần khác loài sẽ tạo nên tế bào song nhị bội. Tế bào song nhị bội này được nuôi cấy trong điều kiện phù hợp thì sẽ phát triển thành cơ thể song nhị bội.

13 tháng 1 2022

Câu 5: Phép lai nào sau đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai?

A. Lai khác dòng.                B. Lai khác thứ.             

C. Lai khác loài.                  D. Lai cải tiến giống.

Câu 6: Kết quả nào sau đây không phải là do giao phối gần?

A. Hiện tượng thoái hóa giống.                                                 

B. Tỷ lệ thể dị hợp ngày càng giảm.

C. Hình thành nhiều dòng thuần khác nhau trong quần thể.     

D. Biểu hiện hiện tượng ưu thế lai.

Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống bằng công nghệ tế bào: Loại ứng dụng Đặc điểm (1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa (a) Từ một mô sinh dưỡng ban đầu có thể tạo ra một số lượng lớn cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau chỉ trong một thời gian ngắn. (2)...
Đọc tiếp

Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống bằng công nghệ tế bào:

Loại ứng dụng

Đặc điểm

(1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa

(a) Từ một mô sinh dưỡng ban đầu có thể tạo ra một số lượng lớn cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau chỉ trong một thời gian ngắn.

(2) Nuôi cấy mô thực vật

(b) Được xem là công nghệ tăng sinh ở động vật

(3) Tách phôi động vật thành nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một phôi riêng biệt

(c) Có sự dung hợp giữa nhân tế bào sinh dưỡng với tế bào chất của trứng.

(4) Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân ở động vật

(d) Tạo được các dòng đồng hợp về tất cả các cặp gen.

(5) Dung hợp tế bào trần

(e) Cơ thể lai mang bộ NST của hai loài bố mẹ.

 

Tổ hợp ghép đúng là:

A. 1d, 2a, 3b, 4c, 5e 

B. 1d, 2b, 3a, 4c, 5e

C. 1d, 2d, 3b, 4e, 5a

D. 1e, 2a, 3b, 4c, 5a.

1
20 tháng 1 2017

Đáp án A

Câu 14: Mục đích của phương pháp lai tế bào xôma là:A. tạo giống mới mang đặc điểm của cả hai loài mà phép lai hữu tính không thực hiện được.B. tạo những giống cây trồng mới vừa cho năng suất cao vừa có khả năng kháng sâu bệnh.C. tạo những cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể 4n.                              D. nhân nhanh những giống cây quý hiếm.Câu 15: Ưu điểm nổi bật của phương...
Đọc tiếp

Câu 14: Mục đích của phương pháp lai tế bào xôma là:

A. tạo giống mới mang đặc điểm của cả hai loài mà phép lai hữu tính không thực hiện được.

B. tạo những giống cây trồng mới vừa cho năng suất cao vừa có khả năng kháng sâu bệnh.

C. tạo những cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể 4n.                              

D. nhân nhanh những giống cây quý hiếm.

Câu 15: Ưu điểm nổi bật của phương pháp nuôi cấy các tế bào đơn bội là:

A. không cần quan tâm đến việc cây lai bất thụ hay không.

B. tạo giống cây trồng lưỡng bội đồng hợp về tất cả các cặp gen.

C. không cần khử nhị hoặc loại bỏ nhụy.                                                    

D. tạo giống cây trồng đơn bội.

3
13 tháng 1 2022

Câu 15D nhé

13 tháng 1 2022

14. A

15. B

11 tháng 4 2018

Chọn đáp án C. Chỉ có 2 phát biểu đúng là I, II. Giải thích:

Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân cho 2 giao tử AB và ab hoặc Ab và aB.

I đúng vì nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân thì tối thiểu sẽ cho 2 loại giao tử trong trường hợp 2 tế bào này cho các giao tử hệt nhau.

II đúng vì nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không có hoán vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử AB và ab hoặc Ab và aB.

III sai vì nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sinh ra 3AB và 3ab hoặc (3Ab và 3aB) hoặc: (2AB:2ab:1Ab:1aB) hoặc (2Ab:2aB:1AB:1ab).

IV sai vì nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì có thể xảy ra các trường hợp: (4AB:4ab:1Ab:1aB) hoặc (4Ab:4aB:1AB:1ab) hoặc (2AB:2aB:3Ab:3ab) hoặc (2Ab:2aB:3AB:3ab) → không xuất hiện trường hợp giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì các loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau.

7 tháng 2 2018

Đáp án B

(1) đúng vì phép lai thuận nghịch đối với tính trạng do gen tế bào chất quy định thường cho kết quả khác nhau trong đó thế hệ con thường có kiểu hình giống mẹ.

(2) đúng vì phép lai thuận nghịch đối với tính trạng do gen trên NST X quy định thường cho kết quả khác nhau. Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, sự phân li tính trạng không đều ở hai giới.

(3) sai vì phép lai thuận nghịch dùng để xác định vị trí của gen trong tế bào chất, không dùng để xác định hiện tượng hoán vị gen. Để xác định hoán vị gen người ta thường sử dụng phép lai phân tích.

(4) đúng.

Quá trình hình thành loài lúa mì (T.aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm...
Đọc tiếp

Quá trình hình thành loài lúa mì (T.aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm

A. Bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.

B. Bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.

C. Ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.

D. Ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.

1
5 tháng 10 2018

Đáp án C

monococcum (2nA) × T. Speltoides(2nB)

Con lai: nA + nB

Gấp đôi bộ NST → 2nA + 2nB  A. Squarrosa)

squarrosa (2nA + 2nB) ×      T. tauschii (2nC)

Con lai: nA + nB + nC.

Gâp đôi bộ NST → 2nA + 2nB + 2nC  (T.aestivum)

Con lai này mang 3 bộ NST lưỡng bội của 3 loài

21 tháng 6 2017

Đáp án A

Phép lai tế bào đây được sử dụng để tạo ra những cơ thể lai có nguồn gen rất khác xa nhau mà không cần phải trải qua sinh sản hữu tính, tránh hiện tượng bất thụ của con lai.