Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình 1:Viễm phổi mãn tính
Triệu chứng:
-Khó thở, thở nhanh, thở gấp, khi thở thì cánh mũi phập phồng
-Đau ngực vùng phổi, đau nhức toàn thân, nhất là vùng ngực
-Ho, khi ho thì cảm thấy đau vùng lồng ngực, nhiều đờm và đờm có thể có màu vàng đục, người bệnh nặng có thể ho đờm kèm với máu.
-Khi vận động thì sẽ thấy rất mệt mỏi. Vận động một lúc thì thấy khó thở, nhiều khi chỉ có thể thở bằng miệng.
Biện pháp phòng tránh:
Để có thể phòng tránh được bệnh viêm phổi, bạn cần chú ý vệ sinh đường hô hấp thật sạch sẽ, giữ ấm cho cơ thể vào những ngày trời lạnh, khi làm việc trong môi trường ô nhiễm cần có đồ bảo hộ đúng chuẩn và một điều rất quan trọng nữa là bạn phải hạn chế hút thuốc lá. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt để thành công trong công việc và cuộc sống.
Hình 2:Phổi tắc nghẽn
Triệu chứng:
Ho: Ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số trưường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không ho.
Khạc đờm: Với số lượng nhỏ đàm dính sau nhiều đợt ho.
Khó thở: Là triệu chứng quan trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và bệnh nhân không thể đi bộ được hay không thể mang một xách đồ ăn, cuối cùng là khó thở xảy ra trong những hoạt động hằng ngày (mặc áo quần, rửa tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi)
Cách phòng tránh:+ Khi nghi ngờ bị COPD cần gặp bác sỹ sớm để được khám, đo hô hấp ký nhằm có chẩn đoán và khởi động điều trị COPD sớm. + Khi đã được chẩn đoán COPD cần phải xây dựng được mối quan hệ đồng hành với bác sỹ để cùng tiến hành điều trị COPD. + Khi đã được điều trị COPD cần tuân thủ các chế độ điều trị về thuốc men, tập luyện, ăn uống dinh dưỡng và thời gian tái khám để đạt hiệu quả điều trị COPD cao nhất. Phòng tránh các yếu tố nguy cơ là việc làm đầu tiên để điều trị COPD: + Cai thuốc lá là công việc phải thực hiện ngay, cai thuốc lá giúp làm chậm diễn biến nặng lên của COPD, làm COPD ổn định hơn, ít vào đợt cấp hơn. Trong trường hợp cai thuốc lá khó khăn nên đến gặp bác sỹ để được tư vấn cai nghiện thuốc lá. + Sắp xếp lại nơi làm việc và sinh hoạt đảm bảo thông gió tốt làm một biện pháp làm giảm thiểu tiếp xúc chất độc hại từ môi trường sống và làm việc.
Hình 3:Viêm phế quản
Triệu chứng:– Ho thường là ho có đờm: màu trắng trong, hoặc xám, xanh, vàng,…
– Sốt và cảm giác ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi kèm theo hiện tượng tức ngực.
– Người bệnh khó thở, thở khò khè.
– Đối với viêm phế quản mãn tính thường gặp ở đối tượng người hút thuốc lá nhiều, các cơn viêm phế quản cấp tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Thông thường, nếu triệu chứng ho kéo dài mỗi ngày ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp thì lúc này đã chuyển qua giai đoạn mãn tính khó chữa, có thể dẫn đến ung thư phổi.
– Đặc biệt đối với trẻ em, trẻ sơ sinh, khi chưa thể diễn đạt bằng lời thì cha mẹ cần hết sức lưu ý các dấu hiệu chẩn đoán viêm phế quản là: triệu chứng ho và sốt kéo dài trong vòng từ 2 -3 tuần, trẻ ban đêm khó thở, thở khò khè có thể nghe tiếng thở ran rít, bỏ bú, nôn trớ,… Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sùi bọt mép, thở khó, sắc mặt tím tái,…cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất vì lúc này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Cách phòng bệnh:
– Điều quan trọng đầu tiên khi bị viêm phế quản đó là uống nhiều nước để làm loãng dịch nhày nhắm tống đờm ra dễ dàng hơn. Nên uống trên 2 lít nước mỗi ngày.
– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt cổ họng, tay chân nếu là vào mùa đông. giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định trung bình khoảng 24-26 độ C.
– Hạ sốt nhanh bằng cách mặc áo quần thông thoáng, chất liệu thấm hút mồ hôi. Có thể sử dụng acetaminophen hay ibuprofen đúng liều dùng nếu bị sốt cao.
– Tránh xa khói thuốc, những người có thói quen dùng chúng phải từ bỏ ngay nếu muốn việc điều trị mang lại kết quả.
– Thực phẩm tốt cho người bệnh là thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt: có thể dùng cháo hành, cháo hạnh nhân sẽ rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị.
Chúc bạn học tốt
VIÊM PHỔI MÃN TÍNH:
- Triệu chứng: Khó thở, thở nhanh, thở gấp, đau vùng phổi, ho thì cảm thấy đau, nhiều khi ho ra máu
- Biện pháp:
+ Vệ sinh đg hô hấp
+ Giữ ấm cơ thể
+ Ko hút thuốc lá
+.....
PHỔI TẮC NGHẼN (COPD)
- Triệu chứng: Ho, hay khạc đờm, khó thở
- Biện pháp:
+ Cần gặp bác sĩ nếu nghi ngờ mình bị
+ Nếu bị thì fai kịp thời chữa
+ Tuân thủ các chế độ bác sĩ đặt ra
+ Cai thuốc lá
+ ....
VIÊM PHẾ QUẢN
- Triệu chứng: Ho có đờm, cơ thể mệt mỏi, tức ngực, thở khò khè
- Biện pháp:
+ Uống nhiều nc
+ Giữ ấm cơ thể
+ Tránh khói thuốc
+....
Câu 2:
- có 4 loại mô chính đó là
+ mô liên kết: máu, bạch huyết, sụn...
+ mô cơ: mô cơ trơn, mô cơ vân...
+ mô biểu bì: ruột, thực quản..
+ mô thần kinh
Câu 7:
KN Miễn dịch bạn có thể trả lời
- có 2 loại miễn dịch đó là:
Miễn dịch tự nhiên /vd:
+Một số loại bệnh, cảm cúm, dịch bệnh gia súc, gia cầm khó xâm nhập vào cơ thể người
+ Người nào đã từng một lần bị bệnh nhiễm khuẩn nào đó thì sau này sẽ không bị mắc bệnh đó nữa (sởi, thủy đậu, quai bị,...)
Miễn dịch nhân tạo /vd:
+ vắc xin phòng ngừa (lao, ho gà, viêm não, uốn ván...) khi được đưa vào cơ thể, con người có thể phòng chống, ko bị hoặc tỉ lệ mắc phải thấp các bệnh đó
+ khi con người bị bệnh (cảm cúm, sốt, ho, tiêu chảy, sốt xuất huyết,..) sử dụng các loại thuốc để tăng hệ miễn dịch chống lại vi rút.
minh giup ban phan dien chu nha
cau 1:tụy
cau 2: lưỡi
cau 3:tuyến tiêu hóa
cau 4:ruột non
cau 5 :thực quản
cau 6: hệ tiêu hóa
cau 7: gan
cung phản xạ:
1:nhận cảm
2:dẫn truyền hướng tâm
3:phân tích ở trung ương
4:dẫn truyền li tâm
5:trả lời
4.
Cung phản xạ
Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng. Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc đã đầy đủ thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng.
1. vùng dưới đồi
2.tuyến yên
3. tuyển tụy
4. tuyến giáp
5.tuyến cận giáp
6.tuyến ức
7.tuyến thượng thận
8. thận
9. tuyến tụy
10. buồng trứng(tuyến sinh dục)
11. tử cung(tuyến sinh dục)
12.tinh hoàn( tuyến sinh dục)
bài 2.
hình 1: tuyến giáp
hình 2:tuyến tụy
hình 3: tuyến yên
hình 4: tuyến ức
hình 5: tuyến thượng thận
hình 6: buồng trứng
hình 7: tinh hoàn
Câu 1:
-Xương được cấu tạo bằng chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ bảo đảm tính đàn hồi của xương, chất vô cơ (canxi và phôtpho) bảo đảm độ cứng rắn của xương.
-Như chúng ta đã biết xương gồm hai thành phần chính: Cốt giao (chất hữu cơ) và chất khoáng.
+ Chất khoáng làm cho xương bền chắc.
+ Cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo.
- Xương trẻ em mềm dẻo vì ở trong xương trẻ em: Chất cốt giao chiếm tỉ lệ cao hơn, nên xương trẻ em có tính đàn hồi cao hơn nên dẻo.
- Xương người già thì chất khoáng tăng lên và cốt giao giảm đi nên xương trở nên rất giòn. Vì vậy người già rất dễ bị gãy xương.
Câu 2:
Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là:
- Hệ cơ xương ở người gồm nhiều bắp cơ. Hai dầu của mỗi bắp cơ thường có gân để bám vào xương (có khi là bám vào dây chàng hay vào da).
- Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ. Mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (còn gọi là tế bào cơ).
- Mỗi sợi cơ gồm nhiều tơ cơ mánh (trơn) và tơ cơ dày (có mấu sinh chất) xếp xen kẽ với nhau tạo nên đĩa sáng và đĩa tối (còn gọi là vân sáng và vân tối).
- Giới hạn của các tơ cơ mánh và dày giữa 2 tấm z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (còn gọi là tiết cơ).
- Tế bào cơ gồm nhiều dơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bô' trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngấn lại tạo nén sự co cơ.
( ý hai ko biết, xin lỗi bạn!)
Câu 3:
- Máu gồm: huyết tương và các tế bào máu.
- Chức năng của hồng cầu: Vận chuyển khí oxi và cacbonic.
+ Chức năng tiểu cầu: Cầm máu.
+ Chức năng của huyết tương: Duy trì máu ở trạng thái lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng.
- Bạch cầu tạo ra 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là :
+Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện
+ Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B thực hiện
+ Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limphô T thực hiện.
Câu 4:
-Theo nguyên tắc truyền máu trong nhóm máu A thì máu O cho được mọi loại máu vì trên bề mặt hồng cầu ko có kháng nguyên nên ko xảy ra phản ứng ngưng kết.
-Còn người máu A ko thể cho người nhóm máu O được vì vi phạm nguyên tắc truyền máu trong nhóm máu ABO, khi người máu Acho người máu O sẽ xảy ra phản ứng giữa các kháng nguyên và kháng thể (máu O có 2 loại kháng thể Anti A và Anti B trong huyết tương) gây ngưng kết máu.
Làm đến câu 4 thôi nha! Tham khảo, chúc bạn học tốt!