Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a/ Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
=> Câu trần thuật dùng để kể và bộc lộ cảm xúc
b) Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh,em sung sướng reo lên:
=> Câu trần thuật để kể
-Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!
=> Câu trân thuật bộc lộ cảm xúc
a) Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
=> Đây là câu trần thuật
=>Chức năng : bộc lộ cảm xúc "thương lắm"
b) Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh,em sung sướng reo lên:
=> Câu trần thuật
=> Chức năng : Dùng để kể lại lời nói nhân vật
-Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!
=> Câu trần thuật
=> Chức năng : bộc lộ cảm xúc "quá!"
- Dế Choắt nói với Dế Mèn: Việc muốn đào thông sang hang nhà Dế Mèn với mục đích làm thế phòng thủ cho căn nhà Dế Choắt đang ở.
- Dế Choắt đã sử dụng câu hỏi để hỏi ý của Dế Mèn vì Dế Choắt rất khiêm nhường, Dế Choắt tự coi mình có vai giao tiếp thấp hơn Dế Mèn.
- Dế Choắt không đưa ra những câu " Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!" hay " Đào ngay giúp em một cái ngách.
→ Bởi vì Dế Choắt yếu đuối, nhút nhát hơn, muốn đi nhờ vả Dế Mèn thì không thể yêu cầu ra lệnh được.
Đây là câu trần thuật.Hành động kể,trình bày với chức năng bộc lộ cảm xúc thương, hối lỗi.
Tác dụng của dấu hai chấm:
a, Dấu hai chấm dùng để dẫn lời nói nhân vật, lời đối thoại
b, Dấu hai chấm trích dẫn lời nói trực tiếp
c, Dấu hai chấm ở đây để giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.
a, Câu nghi vấn: "Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?"
b, " Tại sao con người lại phải khiếm tốn như thế?
c, " Văn là gì?", "Chương là gì?"
d, + "Chú mình muốn cùng tớ vui đùa không?"
+ "Đùa trò gì?"
+ "Cái gì thế?"
+ " Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?"
- Đặc điểm của các câu nghi vấn:
+ Hình thức: Có dấu hỏi chấm khi viết, có các từ nghi vấn: gì, không, hả, gì thế
+ Nội dung: Mục đích dùng để hỏi
Các câu cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:
- Song, anh cho phép em mới dám nói.
( Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn)
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
( Lời nói bề trên, hách dịch)
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…
( Lời đề nghị nhờ giúp đỡ nhã nhặn, khiêm nhường)
- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
( Lời mắng nhiếc vô tình, hống hách)
a, Câu ca dao bộc lộ sự thương xót, đồng cảm với thân phân của những con người nhỏ bé trong xã hội.
b, Sự than thân, trách phận đã đẩy người chinh phụ tới cảnh đơn chăn gối chiếc, cô đơn.
c, Nỗi buồn đau, sự cô đơn chán trường vẫn ngự trị thường trực trong lòng tác giả khi mọi người đang mong chờ xuân tới.
d, Sự hối hận muộn màng của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.
→ Đây đều là những câu nói bộc lộ cảm xúc tuy nhiên không có câu nào là câu cảm thán vì không chứa từ ngữ cảm thán, và không có dấu chấm than kết thúc cuối câu.
a, Dế Choắt tắt thở.
→ Câu trần thuật kể lại chuyện Dế Choắt chết
Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
→ Bộc lộ niềm thương xót, hối hận của Dế Mèn trước tội lỗi gây ra với Dế Choắt.
b, Câu trần thuật: " Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên:"
→ Thuật lại sự việc Mã Lương có cây bút thần.
- Câu cảm thán: " Cây bút đẹp quá!"
→ Bộc lộ cảm xúc vui sướng trước cây bút đẹp.
- Câu trần thuật: "Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!"
→ Bộc lộ cảm xúc biết ơn người đã tặng bút thần.