Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hoàn cảnh: trong nhà
Nhân vật : người em gái biết dùng máy tính online.
..................
Em Minh là một cô bé 12 tuổi sống cùng ông bà nội. Ba mẹ mất trong tai nạn xe. Em không thường đi ra ngoài do khu xóm Minh là khu xóm đông người và phức tạp. Em đi đến trường học và về nhà là hai khu vực hoạt động. Tuổi thơ luôn là quan trọng cho từng người, nên ông bà cho em những thoải mái nhất mà em có thể có.
Hằng ngày em có thể làm bất cứ việc gì em muốn, chỉ cần online với mình, một gia sư online. Cô bé có những câu hỏi rất tư vị và khôi hài ...đến nỗi : " ồ lạ nghe!"
Hôm nay em lại hỏi :
Tại sao phải giúp đỡ bạn Tí , trong khi bạn Tí không làm theo yêu cầu của em?
Học là phải đem điểm 8, 9, 10 về. Vậy nếu không có điểm cao thì sao?
Khi em không hiểu thầy, thì thầy có biết là em đang không hiểu thầy không? Vậy em đang hiểu hay không hiểu đây?
Em nói liến thoắng và cúp máy cái rẹt ! Nhắn tin và gọi ...vẫn không nghe trả lời. Mình phải gọi ông đem Minh trước camera online trần nhà một lần trong ngày. Học tập hay giúp ai đó tốt thì trước hết : phải giũ đúng lời hứa" gặp mặt!"
Phần truyện:
Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.
Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
Phần bài học rút ra:
Tranh thủ mọi cơ hội để học, Người đã tiến bộ không ngừng, và như chúng ta đã biết, Người có thể nói được rất nhiều thứ tiếng chính là do cách học tập kiên trì như vậy. Tự học với một tinh thần cầu tiến, cộng với sự khắc khổ và phương pháp đúng, Bác đã thành công!
=> Chúng ta cần phải học theo tấm gương đạo đức học tập của người.
a) Mở bài:
– Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
– Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.
b) Thân bài:
– Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
+ Hoàn cảnh gia đình.
+ Thành tích học tập.
+ Lối sống.
+ Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
– Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
– Học được điều gì kho chơi với người bạn đó?
c) Kết bài:
– Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
– Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
Dàn ý về một tấm gương tốt trong học tâpf
a. Mở bài
- Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
- Giới thiệu khái quát về thành tích trong học tập hay việc tốt mà bạn ấy đã làm để giúp đỡ những bạn bè cùng lớp
b. Thân bài
- Kể về người bạn tốt của em:
+ Hoàn cảnh gia đình.
+ Tính cách.
+ Thành tích học tập.
+ Quan hệ với các bạn trong lớp, trong trường, với các thầy cô giáo và mội người ra sao?
- Kể về một kỉ niệm sâu sắc (nếu có) của bản thân với người bạn đó.
- Chơi với người bạn đó, em học được điều gì?
c. Kết bài
- Suy nghĩ của em về người bạn đó. (tự hào, thán phục).
- Nêu bài học về việc giao kết bạn bè. (Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
Tham khảo
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người một. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội. Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Được chứng kiến những hành động và lời nói biểu hiện tình thương và đạo đức cao cả của Bác Hồ, em thấy được bài học về lối sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn những người đã làm nên những thành quả cho mình hưởng thụ. Đồng thời, mỗi người cũng cần luôn yêu thương những người xung quanh mình. Mỗi người trẻ ngày nay cần tránh xa lối sống vô cảm, ích kỷ.
Nguyễn Ngọc Ký,Tô Lịch,Cao Bá Quát,...
Ngày nào em cũng làm xong bài tập trước khi đi ngủ
Để Việt Nam có thể bây giờ sống trong hòa bình, vui vẻ, hạnh phúc và ấm no, tất cả đều nhờ các anh hùng chiến sĩ đã hi sinh cứu nước. Nhưng công lao lớn nhất mà trên thế giới đều công nhận thì chỉ có mỗi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có một nhà báo nước ngoài từng viết: “Người ta không thể trở thành một Hồ Chí Minh, nhưng ở Hồ Chí Minh, người ta có thể học được một điều gì đó để làm cho mình trở thành tốt hơn”.
Thật đúng như vậy, không ai có thể thay thế và trở thành một Hồ Chí Minh khác được, nhưng từ ở những tấm gương của Bác thì mọi người có thể học theo để trở thành một con người tốt hơn và có ích cho đời hơn.!
Cũng như chúng ta biết, Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà giáo dục lớn, là người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam.Không những thế Người là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến lược tài ba, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất.Bác đã trải qua một cuộc đời rất oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh, vô cùng phong phú và cao đẹp. Bác đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc. Sự hi sinh của Bác đã làm cho đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách nô lệ. Bác là tấm gương sáng cho mọi thế hệ người Việt Nam noi theo. Tên tuổi Bác, sự nghiệp cách mạng của Người sống mãi cùng non sông, đất nước. Tất cả những việc làm của Bác xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn, lòng thương dân, thương những kiếp người lầm than cực khổ. Và Bác đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh. Thời đại Hồ Chí Minh là gia tài vô cùng đồ sộ, là thực tiễn đang hiển hiện trước mắt chúng ta.
Những phẩm chất tốt đẹp nhất có thể nói tất cả đều có ở Bác Hồ, để trở thành một công dân tốt và càng tốt hơn, tấm gương mà chúng ta nên noi theo có lẽ không ở đầu xa, mà ngay chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gây dựng nước Việt Nam. Trách nhiệm của chúng ta và các thế hệ mai sau là phải mãi mãi giữ gìn, bảo vệ, kế thừa và phát huy một cách tốt đẹp nhất những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người và bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta ngày càng tươi đẹp, để dân tộc ta mãi mãi trường tồn và phát triển. Vì vậy, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết, không chỉ là yêu cầu của cách mạng, mà còn là tình cảm, nguyện vọng của nhân dân ta, của Đảng ta và mọi người Việt Nam yêu nước.
Ngay từ khi Người còn sinh thời, đã có rất nhiều phong trào thi đua học tập, làm theo Bác. Sau khi Bác qua đời, chúng ta có một khẩu hiệu hành động, một phong trào rất sâu rộng: Sống, chiến đấu, lao động, học tập và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Nơi nào cũng có phong trào làm theo lời Bác, thanh niên làm theo lời Bác, phụ nữ làm theo lời Bác...
Nhưng chúng ta nên học gì từ Bác? Câu trả lời là có rất nhiều điều cần học, nên học, phải học.! Bởi vì Bác Hồ là tấm gương sáng về mọi mặt. Cả cuộc đời Bác là biểu tượng cao đẹp về ý chí cách mạng kiên cường; tinh thần độc lập tự chủ; lòng yêu nước, thương dân tha thiết; trí tuệ anh minh, mẫn tiệp, có tầm nhìn xa rộng, sâu sắc; có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tác phong, phong cách khiêm tốn, giản dị; có tấm lòng nhân hậu, tình cảm chan chứa yêu thương con người; là một mẫu mực tuyệt vời về cách sống, cách nghĩ, cách viết, cách nói, cách làm việc, được cả thế giới ca ngợi, ngưỡng mộ. Cuộc sống của Người vô cùng cao đẹp. Đây là kết tinh những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, với tinh hoa văn hóa thế giới. Bác là một người không bao giờ có ai thay thế dược Bác cả và chúng ta phải học theo Bác để trở thành và làm cho mình ngày càng tốt hơn trong cuộc sống xung quanh, cũng như với đất nước, có ích cho bản thân, gia đình và đất nước. Muốn vậy, mỗi người phải phấn đấu, tu dưỡng không ngừng trong học tập và công tác. Trước hết, nên xác định cho mình một lí tưởng cao đẹp: phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Từ đó, định hướng cho mọi hành động trong suốt cuộc đời.
Học Bác, là phải giữ gìn phẩm chất chính trị, kiên định lý tưởng cách mạng, con đường cách mạng, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; tinh thần lạc quan tin tưởng, phẩm chất kiên cường bất khuất giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục. Vào lúc này, chúng ta học Bác, càng phải kiên định, tin tưởng vào mục tiêu, lý tưởng thể hiện ở Cương lĩnh, đường lối của Đảng.
Học Bác là học về đạo đức cách mạng trong sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, học về tư cách người cách mạng, đặc biệt là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân - kẻ thù ở trong mỗi con người, đấu tranh với cái ác, nâng cái thiện lên để giảm cái ác đi... Bác phê phán những cái xấu, quan liêu, xa dân... Bác dạy đối với mình, với người phải thế nào; đối với Đảng, với dân phải thế nào; đối với địch thế nào...
Học Bác là học phong cách, lối sống giản dị, khiêm tốn, thanh bạch, gần dân, không quan liêu, quan cách, từ ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc, xuống với dân thì thế nào... Bác dạy từ cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, công an, thanh niên, phụ nữ, đến cả người già, các thiếu nhi,.. rất cụ thể, rõ ràng, sâu sắc . Học tập, làm theo Bác thì có rất nhiều việc để học, học ngay trong cách học, trong thái độ đối với việc học, trong cách nói, cách viết, cách làm, cách ăn, ở, đối nhân xử thế, cách ngoại giao của Bác.
Học Bác là học suốt đời, học hàng ngày, thiết thực, thiết thân. Học Bác là việc làm tự giác của mỗi người, mỗi tổ chức, không ai có thể làm thay được. Nói đi đôi với làm, học để làm theo, làm theo rồi lại học, lại bổ sung, thường xuyên liên tục, không phải một lần là xong. Học Bác bằng nhiều hình thức, phong phú, sinh động: Học qua sách báo, ở trường, lớp; qua thực tiễn công việc, trường đời; qua sinh hoạt chi bộ đảng, đoàn thể, ở cơ quan, trong gia đình; tự phê bình và phê bình; qua mạn đàm, trao đổi kinh nghiệm; qua phong trào thi đua người tốt, việc tốt, nêu gương những điển hình tiên tiến, phê phán những việc làm xấu, tiêu cực... Học Bác qua các hình thức sinh hoạt tập thể, như: chào cờ đầu tuần, tham quan du lịch về nguồn, di tích lịch sử, đăng ký chương trình công tác. Rất nhiều hình thức, nhiều con đường.
Bác còn khá là đề cao các Học sinh - Thanh niên và Tuổi trẻ. Học sinh - Thanh niên – Tuổi trẻ đối với Bác là mùa xuân, là hạt mầm, là một cái nhân quan trọng của dất nước. Đất nước có trở nên tươi đẹp hay không, có sánh bằng các cường quốc non châu hay không, tất cả đều nhờ các học sinh, thanh niên và tuổi trẻ làm nên. Là công dân nước Việt Nam, ai cũng đều phải có trách nhiệm học và làm theo tấm gương của Bác, đặc biệt là các Học sinh, Thanh niên và Tuổi trẻ! Đấy cũng là tỏ lòng biết ơn, kính trọng Bác. Chúng ta thực hiện tốt 5 điều Bác dạy và góp phần đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lúc sinh thời Bác đã từng mong ước.
Mãi mãi chúng ta cũng không thể học hết từ Bác, lúc nào cũng phải học và học làm theo tấm gương Bác để chúng ta tuy không bằng Bác nhưng cũng phải xứng đáng là con cháu của Bác và xứng đáng với những công lao mà Bác đã dành cả cuộc đời của Bác để cho chúng ta được như bây giờ. Bác là niềm tự hào của đất nước Việt Nam.
Để Việt Nam có thể bây giờ sống trong hòa bình, vui vẻ, hạnh phúc và ấm no, tất cả đều nhờ các anh hùng chiến sĩ đã hi sinh cứu nước. Nhưng công lao lớn nhất mà trên thế giới đều công nhận thì chỉ có mỗi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có một nhà báo nước ngoài từng viết: “Người ta không thể trở thành một Hồ Chí Minh, nhưng ở Hồ Chí Minh, người ta có thể học được một điều gì đó để làm cho mình trở thành tốt hơn”.
Thật đúng như vậy, không ai có thể thay thế và trở thành một Hồ Chí Minh khác được, nhưng từ ở những tấm gương của Bác thì mọi người có thể học theo để trở thành một con người tốt hơn và có ích cho đời hơn.!
Cũng như chúng ta biết, Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà giáo dục lớn, là người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam.Không những thế Người là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến lược tài ba, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất.Bác đã trải qua một cuộc đời rất oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh, vô cùng phong phú và cao đẹp. Bác đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc. Sự hi sinh của Bác đã làm cho đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách nô lệ. Bác là tấm gương sáng cho mọi thế hệ người Việt Nam noi theo. Tên tuổi Bác, sự nghiệp cách mạng của Người sống mãi cùng non sông, đất nước. Tất cả những việc làm của Bác xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn, lòng thương dân, thương những kiếp người lầm than cực khổ. Và Bác đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh. Thời đại Hồ Chí Minh là gia tài vô cùng đồ sộ, là thực tiễn đang hiển hiện trước mắt chúng ta.
Những phẩm chất tốt đẹp nhất có thể nói tất cả đều có ở Bác Hồ, để trở thành một công dân tốt và càng tốt hơn, tấm gương mà chúng ta nên noi theo có lẽ không ở đầu xa, mà ngay chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gây dựng nước Việt Nam. Trách nhiệm của chúng ta và các thế hệ mai sau là phải mãi mãi giữ gìn, bảo vệ, kế thừa và phát huy một cách tốt đẹp nhất những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người và bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta ngày càng tươi đẹp, để dân tộc ta mãi mãi trường tồn và phát triển. Vì vậy, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết, không chỉ là yêu cầu của cách mạng, mà còn là tình cảm, nguyện vọng của nhân dân ta, của Đảng ta và mọi người Việt Nam yêu nước.