Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Phát hiện và sửa lỗi về ngữ pháp trong những câu sau
Câu đã cho |
Phát hiên và sửa lỗi |
Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ. |
Người viết không phân định rõ các thành phần trạng ngữ và chủ ngữ. Kiểu sai này có những cách chữa như sau: + Bỏ từ “qua” ở đầu câu; + Bỏ từ “của” và thay vào đó bằng dấu phẩy; + Bỏ các từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy. |
Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình. |
Cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ các thành phần chính. Kiểu sai này có những cách chữa như sau: + Thêm chủ ngữ thích hợp, ví dụ: “Đó là lòng tin tưởng...”', + Thêm vị ngữ thích hợp, ví dụ “Lòng tin tưởng... đã dược biểu hiện trong các tác phẩm”. |
b. Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu văn sau:
(1) Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
(2) Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
(3) Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn.
(4) Ngôi nhà đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống của bà.
Câu (1) sai vì không phân định rõ thành phần phụ ở câu đầu với chủ ngữ, các câu sau đều đúng.
c. Xem đoạn văn mục 3c. SGK trang 66
Từng câu trong đoạn văn sau đều đúng, nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất, chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi và chữa lại.
Cái sai của đoạn văn chủ yếu ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu. Sự sắp xếp các câu lộn xộn, thiếu lôgíc. Cần sắp xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ để ý của đoạn mạch lạc, phát triển hợp lý. Có thể sửa như sau:
Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm đềm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.
Cô à, những ời này có lẽ con đã phải nói từ rất lâu nhưng con không đủ can đảm để bộc bạch suy nghĩ. Con viết, có thể đây là bài viết cuối cùng trong quyển tập san của lớp, có thể cô sẽ không đọc nhưng con mong các bạn lớp 8C qua bài viết này có thể hiểu cô hơn, đỡ nghịch và chăm chỉ hơn để không phụ lòng cô.
Năm nay con học lớp 8, có nghĩa là ba năm cô làm chủ nhiệm lớp con…
- Ba năm, cô chăm lo cho từng hoạt động của lớp.
- Ba năm, cô quan tâm đến từng cá nhân học sinh, tổ chức các buổi học cho các bạn học yếu, tổ chức lớp học chuyên cho các bạn học giỏi.
- Ba năm, những bài học cô dạy cho chúng con… vềcả kiến thức, kỉ luật, những bài họcc cuộc sống và những bài học làm người.
- Ba năm, cô dõi theo chúng con trưởng thành, những vấn đề của tuổi mới lớn, tâm tư, tình cảm của chúng con.
Vậy mà chúng con đã quên điều đó chăng?
Cô có biết không, những lần vào lớp, nhắc nhở về? vấn đề vệ sinh, khăn đỏ, trực nhật. Các bạn trong lớp bảo rằng, cô khó tính và rất cầu kì, luôn luôn không hài lòng về lớp. Nhưng các bạn có biết đâu cô đã quan tâm đến lớp rất nhiều. Mỗi lần nhắc học sinh nô nghịch, phá phách, đã có bạn lầm bầm nói xấu cô, cô vẫn cười và giảng giải cho cả lớp. Liệu các bạn ấy có hiểu, hay chỉ đơn giản nghĩ rằng cô rất ác, hay phạt trực nhật sau mỗi buổi chiều và những lời trách móc…?
Và các bạn càng không biết, mỗi lần lớp bị nêu trước toàn trường vềtội vệ sinh không sạch, ý thức kỉ luật chưa nghiêm túc… cô bị người khác nhìn vào, Ban Giám hiệu khiển trách vì chưa chăm sóc, nhắc nhở, quan tâm đến lớp ư?
Từ chiếc túi đựng gối cô mua cho lớp vì sợ gối sẽ nhiễm bụi bẩn và sức khỏe bị ảnh hưởng. Từ những hoạt động văn nghệ, mua đồ trang trí, 20/10, 8/3… những việc nhỏ nhặt như quét lớp, nhặt rác, cô đều từng làm cho chúng con, vậy mà lớp vẫn cứ bừa bộn. Có lẽ cả 26 con người trong tập thể lớp nhiều lúc đã vô tâm vậy sao?
Tập thể lớp chúng con là một tập thể đoàn kết, vậy mà vẫn để xảy ra tình trạng cãi vã, mất cắp, thậm chí là đánh nhau và bị Ban Giám hiệu khiển trách… cô vẫn bao dung và tha thứ cho tất cả, tất cả lỗi lầm, ngỗ nghịch của tuổi trẻ. Tuổi mới lớn là vậy, thích làm người lớn, ra vẻ ta đây… Con biết nhiều lúc cô rất mệt mỏi về những trò đùa nghịch của lớp. Nhưng con tin rằng, một ngày nào đó các bạn sẽ tự nhận ra những gì mình đã sai, những gì mà mình đã bỡ lỡ và lúc ấy chính các bạn sẽ phải xin lỗi cô rất nhiều…
Đối với riêng con, cô luôn là một người đặc biệt. Từ đầu năm lớp 6, con hay nói chuyện, làm việc riêng, lười mặc đồng phục và thường xuyên bị cô nhắc nhở. Năm lớp 7 cũng vậy, nhiều lúc con đã có suy nghĩ cô thật khó tính và có cả suy nghĩ cô rất ghét con… Những việc đã làm: ý thức trách nhiệm với tập thể lớp, những lần chưa làm bài tập Sinh của cô, hay những hôm quên khăn quàng đỏ. Tất cả, cô đều quan tâm từng li, từng tí, và để rồi hôm nay con nhận thấy mình đã sai.
Mỗi lần nhận ra lỗi sai đó, con đã thấy mình trưởng thành hơn và cần có sự thay đổi. Và năm nay con đã ý thức được mình hơn những năm trước, tuy vậy con vẫn còn nhiều thiếu sót và bất cẩn. Nhưng cô luôn bên con, quan tâm, rèn giũa con để con tiến bộ về học tập và ý thức, để con vươn xa và trở thành học sinh ngoan của trường THCS Archimedes!
Cô ơi, 20/11 cũng sắp đến rồi. Bài viết này không chỉ là tấm lòng của cá nhân con mà còn là nhiều bạn muốn gửi đến cô. Con chúc cô mạnh khẻe, vui vẻ và thành công trong sự nghiệp. Hãy luôn mỉm cười với chúng con cô nhé, con và các bạn sẽ cố gắng trở thành một tập thể lớp thật đoàn kết, thật hoàn hảo. Chúng con cũng sẽ học tập thật tốt để không phụ sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ của cô trong suốt ba năm qua!
CON VÀ TẬP THỂ LỚP YÊU CÔ RẤT NHIỀU!
Chữa lỗi sai:
- Câu (1) người viết không phân định rõ thành phần trạng ngữ, chủ ngữ
+ Cách thứ nhất: bỏ từ “qua” ở đầu câu
+ Cách thứ hai: bỏ từ “của” thay vào bằng dấu phẩy.
+ Cách thứ ba: bỏ từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy
- Ở câu (2) cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ thành phần chính. Sửa:
+ Thêm chủ ngữ thích hợp “đó là lòng tin tưởng…”
+ Thêm vị ngữ thích hợp, “lòng tin tưởng… đã được biểu hiện trong tác phẩm”
b, Câu (1) “Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn” sau vì không phân định thành phần phụ đầu câu với chủ ngữ
Các câu sau đều đúng
c, Cả đoạn văn không có câu nào sai nhưng cái sai ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu.
Các câu lộn, thiếu logic. Cần sắp xếp lại các câu các vế và thay đổi một số từ ngữ ngữ để ý đoạn mạch lạc, phát triển hợp lí
Thúy Kiều và Thúy Vân là con gái ông bà Vương Viên ngoại. Họ sống êm đềm, hạnh phúc cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, vẻ đẹp của nàng khiến hoa ghen, liễu hờn. Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu được hưởng hạnh phúc.
Người ở bến sông Châu là truyện ngắn viết về con người sau thời chiến tuy buồn mà đẹp. Buồn vì chiến tranh lấy đi thanh xuân của một cô gái trẻ đẹp, lấy đi những lời hứa hẹn của đôi lứa, lấy đi sức khỏe để lại những hậu quả nhưng lại rất đẹp về lòng vị tha, sự hi sinh. Một năm sau ngày giải phóng, Mây khoác ba lô trở về bến sông Châu với niềm vui đoàn tụ gia đình và gặp lại San – mối tình thề hẹn trước ngày ra trận. Nhưng thật trớ trêu, ngày Mây về lại là ngày cưới của San, đồng thời gia đình cũng đang chuẩn bị làm đám giỗ khi nhận được giấy báo tử của cô tròn một năm trước. Không muốn thêm một người phụ nữ nữa đau khổ, Mây từ chối ý định “làm lại từ đầu” của San. Không chỉ hàng ngày chứng kiến hạnh phúc gia đình mà Thanh - vợ San cố phô bày; sự dằn vặt, dùng dằng của người yêu cũ mà những vết thương, sự ám ảnh chiến tranh, sự hy sinh của đồng đội cũng hiện về đêm đêm ám ảnh Mây trong từng giấc ngủ. Để tránh khó xử cho cả ba người, Mây rời nhà ra bến đò, sống cô độc, cho đến ngày Quang tìm về tận bến sông Châu tìm cô. Người lính trinh sát miền Nam ở chiến trường năm ấy, vì những cơ duyên nơi chiến trận, đã rong ruổi khắp nơi tìm cô y tá ngày nào chỉ với một địa chỉ mơ hồ “ở bến sông Châu”. Quang nguyện ở lại, dùng tấm chân tình, yêu thương, chăm sóc cô suốt cuộc đời này. Nhưng nỗi buồn vẫn tiếp tục tìm đến với Mây, bởi khi cô quyết định lấy Quang cũng là ngày cô biết được sự thật: vết thương thời chiến đã lấy mất đi khả năng làm mẹ. Không muốn Quang phải chịu thiệt thòi, Mây hắt hủi, xa lánh Quang và nói dối rằng, cô vẫn còn yêu San tha thiết. Vào một đêm mưa bão, vợ San đẻ khó và Mây là người cứu cánh đỡ đẻ cho mẹ tròn con vuông. Cũng một đêm mưa gió, cám cảnh phận đời mình, Mây ra bến sông, bỏ làng, thả thuyền trôi theo dòng sông Châu vô định. Và trong mù mịt gió mưa, Quang xuất hiện, băng qua dòng nước lũ để tới được thuyền Mây. Cả hai cùng con thuyền trôi xuôi về dưới hạ nguồn.