Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ ;
- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ ;
- Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do ;
- Không đi nhờ xe người lạ ;
- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình ;
- Về sớm khi trời còn sáng, không đi một mình vào buổi tối,...
1*ko đi một mình nơi tối tăm vắng vẻ
2*ko để người lạ vào nhà
3*ko đi nhờ xe người lạ
4*ko đăng quá nhiều hình ảnh của mk lên các trang mạng xã hội như facebook
5*ko nhận quà hoặc bất cứ thứ gì từ người ạ mà ko có lí do
mình sẽ tuyên truyền với mọi người và tất nhiên là chăm sóc bản thân mình
Đề 1:
Ngày này, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường vừa và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về chuyện môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh và cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Đề 2:
Ngày nay, túi nilon đã trở lên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở của hàng bán cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em cũng là mặt hàng khá quen thuộc. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến.
Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, và các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu - những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống của con người. Do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi.
Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh, bên cạnh đó túi nilon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan
Trong trào lưu chung của thế giới các túi nilon chủ yếu sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường với số lượng ngày một tăng. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm hoạ khôn lường cho nhân loại. Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Anh và một số bang ở Mỹ, Thuỵ Sĩ, Nam Phi, Đan Mạch. Ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi như:Uganda, Kenya, Tanzania cũng có nhưng động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường
Hiện tại nước ta có nhiều giải pháp làm giảm thiểu việc sử dụng túi nilong như:
- Hạn chế việc sử dụng túi nilong trong sinh hoạt hằng ngày của người dân.
- Đánh thuế môi trường đối với túi nilon.
- Tái chế, tái sử dụng túi nilong.
Tôi xin mạnh dạn phân tích những mặt thuận lợi và bất cập trong việc sử dụng các phương pháp nêu trên
Việc sử dụng túi nilon mang lại rất nhiều thuận lợi trong sinh hoạt hằng ngày của người dân, nên việc hạn chế nó cần phải bắt đầu từ ý thức của người dân. Thay đổi thói quen của người dân là việc làm rất khó và hiệu quả sẽ không cao.
Việc đánh thuế môi trường đối với túi nilon phần nào đánh vào kinh tế của những người tiêu dùng nhằm hạn chế việc sử dụng túi nilon nhưng lợi ích mà túi nilon mang lại thì người tiêu dùng vẫn lựa chọn sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hằng ngày của họ, đối với các doanh nghiệp lớn như thủy sản, sản xuất mì gói, xà phòng.., việc sử dụng túi nilon là hết sức cần thiết, trong đó việc đóng thuế môi trường đối với túi nilon gây ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp. Do đó việc đánh thuế môi trường cũng cần phải xem xét lại hiệu quả thực sự của nó.
Bản thân tôi, song song với hai biện pháp trên, thì tôi quan tâm đến việc tái sử dụng túi nilon nhưng bằng cách nào? Tôi xin đưa ra ý kiến của mình như sau:
Trước hết tuyên truyền cho người dân hiểu tác hại của việc sử dụng túi nilon đối với môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại và tương lai như thế nào? Công việc này cần thiết phải các bộ ban ngành liên quan trong việc tuyên truyền ý thức của người dân.
Chị em phụ nữ là nhóm đối tượng tiếp xúc với túi nion nhiều nhất, nên tuyên truyền việc sử dụng lại những túi nilon còn có thể sử dụng được trong sinh hoạt hằng ngày. Công việc này tưởng đơn giản nhưng lại hết sức cần thiết, vì giá trị của túi nilon là không cao, nên việc người dân dễ dàng bỏ đi những túi nilon mà mình tạm thời không cần thiết là lớn.
Biện pháp cuối cùng là phân loại tại nguồn thải, trong sinh hoạt của người dân cần phải có hai thùng rác gắn liền với nhau, có thể dùng 2 màu xanh và đỏ khác nhau để phân biệt, màu xanh đựng những loại rác dễ phân hủy, màu đỏ đụng túi nilon và những vật khó phân hủy, đây là quy định bắt buộc đối với từng hộ gia đình. Cách này đã được áp dụng đối với một số hộ gia đình nhưng hiệu quả chưa cao, nhưng chúng ta cần có biện pháp mạnh và làm triệt để có như thế mới giảm thiểu được việc sử dụng túi nilon. Đối với nhân viên thu gom rác cũng cần có nguyên tắc nhất định trong công việc, những hộ gia đình nào không thực hiện sẽ có những biện pháp xử lý đối với hộ gia đình đó, biện pháp mạnh nhất là không thu gom rác tại hộ gia đình đó. Sau vài lần như thế bản thân hộ gia đình đó phải tự ý thức được hành động của mình. Sau khi túi nilon đã được phân loại thu gom lại và có biện pháp xử lý riêng. Theo tôi được biết, hiện Viện khoa học Thủy lợi có sáng kiến là dùng máy nén túi nilon và bắn ra dưới dạng viên, có thể tái sử dụng vào những mục đích khác, viện thủy lợi sẵn sàng mua sản phẩm dạng hạt được bắn ra từ túi nilon. Nên quá trình xử lý rác thải từ nilon trở lên đơn giản mà không phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc, hơn nữa có thể mang lại hiệu quả về mặt kinh tế.
Trong bài viết này tôi chưa đi sâu về vấn đề tái chế túi nilon dưới dạng hạt, nếu được quý báo chọn tôi sẽ tìm hiều và đi sâu hơn về vấn đề này.
Việc sử dụng túi nilon tràn nan như hiện nay gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, rất mong những ban ngành liên quan sớm có những biện pháp làm giảm thiểu vì một môi trường xanh sạch đẹp, chúng ta hãy chung tay góp sức bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta và con em chúng ta.
a.
-Mùa thu,lá rơi xào xạc
-Lá rơi xào xạc vì mùa thu đã đến
b.
-Trong lớp,bạn Lan học giỏi
-Lan học giỏi vì đã cố gắng
-Năm nay,Lan học giỏi
Bài 1:
Trong kí ức của mỗi người, nhất là đối với những người học sinh như em thì một người bạn thân lại càng không thể thiếu. Thật đặc biệt là Đan- cô bạn thân từ hồi lớp 1 đến giờ vẫn học với em.
Đan là một cô bé có vóc dáng nhỏ bé cùng với nước da trắng trẻo, mịn màng. Khuôn mặt trái xoan với ánh mắt ngây thơ của một đứa trẻ, Đan luôn làm mềm lòng mọi người chỉ với một ánh nhìn. Đôi môi thì đỏ mọng, miệng lại luôn nở một nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, tưởng chừng như những hạt ngọc trai. Cô bạn này lại có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Giọng nói nghe rất ngọt và dịu dàng. Chính vì thế mà ở mỗi cuộc thi hát của trường, sự có mặt của bạn ấy là không thể thiếu. Giọng ca "cây nhà lá vườn" này đã đưa về cho lớp, trường rất nhiều giải nhất, nhì.
Trong lớp thì Đan có vẻ rất hiền lành, dễ tính nhưng trong học tập lại rất nghiêm túc. Những hoạt động của trường, lớp thì bạn luôn đứng đầu. Dù vậy, Đan vẫn coi việc học là cần thiết nhất. Với một cái đầu thông minh và tính toán nhanh nên bạn học môn toán rất giỏi. Đan luôn được thầy cô và bạn bè quí mến bởi học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè. Về nhà, ngoài giờ học, Đan luôn giành thời gian giúp đỡ cha mẹ. Ngoài sở thích đọc sách, Đan có một sở thích hơi bị kì quái là thích xem phim ma. Mỗi lúc rảnh rỗi là hai đứa lại hỏi thăm chuyện học tập, tâm sự chuyện buồn vui. Lần mà em bị cảm, Đan đã thể hiện mình thực sự là một người bạn tốt. Em đã phải nghỉ học hết hai tuần. Dù vậy Đan vẫn đến nhà em và giảng cho em từng bài toán, bài văn. Điều này đã làm em thực sự làm em cảm động. Khi em hết bệnh cũng là lúc hai đứa lại cùng nhau bước đi trên con đường đến trường. Con đường in lại những kỉ niệm vui, buồn của đôi bạn thân.
Đan luôn là một người bạn tốt không chỉ đối với em mà với cả mọi người. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để hai đứa mãi là bạn thân, đôi bạn cùng tiến.
Bài 2: kHÔNG BT
bÀI 3:
Cảm giác khi lần đầu bước vào lớp học mới, cả lớp bắt đầu làm quen với nhau. Đám con gái ngại ngùng chỉ dám nói chuyện thật khẽ, còn bọn con trai thì như đã quen nhau từ rất lâu rồi, xúm xít chạy khắp nơi làm ồn ào cả một lớp học. Rồi thầy chủ nhiệm bước vào và cả bọn lại ngoan ngoãn vào chỗ ngồi ngay ngắn.
Những kỉ niệm không thể nào quên
Những ngày tháng cấp 3 cứ thế trôi qua với những môn học, nào Toán, Lý, Hóa, rồi lại đến Văn và hàng loạt những môn học khó nhằn khác. Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác bị điểm thấp và gục mặt xuống bàn khóc thút thít, hay trốn kiểm tra đầu giờ bằng cách đi trực nhật chưa?
Và còn cả môn thể dục “đáng ghét” luôn ám ảnh bạn mỗi khi đến trường. Ai rồi cũng sẽ quên nhanh đi những con điểm từng khiến họ “lao tâm khổ tứ”, những đêm thức trắng học bài mong sao được tấm giấy khen học sinh giỏi nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên khoảnh khắc cùng đám bạn trèo rào đi trà sữa hay những lần trốn học bị giám thị bắt và phải chép phạt sưng tay.
Chuyện về những ngày rực nắng thời thanh xuân
Cấp 3 cũng là khi chúng ta có những rung động đầu đời. Thích người ta lắm nhưng chỉ dám âm thầm quan tâm, chẳng đủ can đảm để tỏ tình. Từng hành động của “người ấy” đều không thoát khỏi ánh mắt của bạn. Nhìn bóng dáng quen thuộc với tà áo dài dịu dàng bước đi có thể khiến tim bạn rụng rời, hay cảm giác lo lắng mỗi lần thấy bạn ấy bị ốm… Bạn vẫn còn nhớ chứ?
Thời gian thấm thoát thoi đưa
Những ngày tháng cấp 3 trôi qua thật nhanh. Những cô cậu học trò ngày nào còn lo lắng bước vào lớp học thoáng cái đã bước vào giai đoạn cuối cấp. Số lượng bài tập ngày càng đè nặng trên vai những học sinh lớp 12. Bạn còn nhớ không những ngày lo lắng cập nhật lịch thi, những đêm thức khuya làm bài nhưng vẫn không quên động viên nhau: "Cố lên nào".
Và cuối cùng… những ngày tháng tuyệt vời ở thời cấp 3 cũng dần trôi qua. Ngày tổng kết khép lại chuỗi hành trình 3 năm gắn bó bên mái trường thân yêu để chính thức tìm cho mình một con đường mới. Có những giọt nước mắt rơi, những cái ôm thật chặt hứa sẽ không quên nhau, những dòng lưu bút chứa đầy tỉnh cảm và cả cái siết tay thật chặt… “Thành công nha!”
Ai đó đã từng nói rằng khi trưởng thành, người ta sẽ không nhớ đến những điểm số thật cao hay thành tích nổi trội ở trường học, thứ níu giữ họ nhiều nhất lại là những kỉ niệm thời học trò. Vì vậy, hãy giữ cho mình những ngày tháng tươi đẹp của tuổi trẻ, sống những ngày thật “xanh” để luôn có thể mỉm cười mỗi khi nhớ lại thời thanh xuân của mình bạn nhé!
Còn câu 4: Mình k hiểu?
kkkkkkkkkkkkkkk cho mình nhaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Học tốt
Tham khảo câu 1!
Dàn ý:
I. Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ
- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó
II. Thân bài
1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn
- Hình dạng
- Tuổi tác
- Đặc điểm mà bạn ấn tượng
- Tính cách và cách cư xử của người đó
2. Giới thiệu kỉ niệm
- Đây là kỉ niệm buồn hay vui
- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào
3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Kỉ niệm đó liên quan đến ai
- Người đó như thế nào?
4. Diễn biến của câu chuyện
- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
5. Kết thúc câu chuyện
- Câu chuyện kết thúc như thế nào
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.
III. Kết bài
Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. Nó đã cho em một bài học quí giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.
Bài làm:
Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.
- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:
- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?
- Mình cũng nghe như thế.
Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.
- Ôi! Một bà già.
Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.
- Làm sao bây giờ hả Phương?
Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:
- Cậu có mang theo dầu không?
Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:
- Cho bà chút nước.
Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:
- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!
- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:
- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.
- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?
- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.
Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc Honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:
- Cháu đi về đâu?
- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!
Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:
- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.
Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:
- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.
Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!
Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được: là trạng ngữ
Tôi :là chủ ngữ
Lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. là vị ngữ
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống khó khăn tưởng như không thể làm được / tôi / tôi lại nghĩ đến " người chạy cuối cùng "
TN CN VN
nha bạn kb với mình nha
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng muốn mình sẽ trở thành một người hoàn hảo, nhưng nếu chưa may mắn được hoàn hảo thì ta hãy làm người tốt trước đã. Bạn biết thế nào là một người tốt không? Theo mình, một người tốt là một người có trái tim yêu thương, một người biết sống vì cộng đồng và giúp đỡ người khác. Những công việc tốt luôn giúp ta trở nên tốt hơn mỗi ngày. Bởi vậy mà mình đều cố gắng làm việc tốt mỗi ngày.
Tuần vừa rồi mình cùng các bạn trong xóm tập hợp lại tới thăm cụ Tâm, người già neo đơn của thôn, đi cùng có cán bộ thanh niên của Đoàn xã. Sau khi trao tặng phần quà của xã nhà cho cụ, mình và các bạn giúp đỡ các cụ dọn lại nhà cửa, quét lại vườn nhà . Chúng mình cũng tranh thủ ở lại nấu cơm để cùng cụ ăn trưa, vừa trò chuyện cho cụ vơi đi phần nào sự cô đơn khi nhà cửa vắng vẻ.
Cụ Tâm vốn có chồng và hai người con trai nhưng vì tham gia kháng chiến nên cả chồng và hai con đều hy sinh. Đó là mất mát và nỗi đau lớn trong cụ. Vì vậy, chúng mình đều hiểu và thương cụ rất nhiều. Đặc biệt, khi được trò chuyện với cụ Tâm, mình càng thêm thương và khâm phục cụ hơn khi biết rằng cụ vẫn dành những đồng lương ít ỏi của mình để giúp đỡ những bạn nhỏ khuyết tật.
Sau bữa ăn, chúng mình tạm biệt cụ ra về. Lòng vẫn mang nặng những nghĩ suy, mình thầm hứa sẽ chăm sang nhà cụ hơn để động viên, giúp đỡ cụ.
1.Cần học về những điều cấm trên cơ thể
2.Biết cách ứng xử lịch sự và có khoảng cách
3.Học cách ứng xử phù hợp với người lạ
Chiều qua thằng em của bạn em bị một phát thế này trên cầu Thanh Trì. Sự việc thì đã được giải quyết rồi, nhưng đưa lên đây nhờ các cụ tư vấn về khía cạnh pháp luật.
Chuyện được kể lại là dư thế lày:
Thằng nhỏ đi xe máy từ quê lên, trời mưa to và đường bị ngập một phần bên phải. Chú em chạy xe 2B, khi gặp vũng nước lớn chú tạt sang bên trái đường để tránh. Ngay sau chú này là một xe tải loại 3 tấn. Chú xe tải thấy vậy đánh lái gấp lên taluy đường, xe xoay 180 độ rồi lật đè nát bét xe máy của thằng em.
Rất may không ai bị sao.
Xe thằng em bị nát hết, xe tải vỡ kính lái trước, kính bên phụ, móp một ít ở thùng xe phía sau.
Xử lý: Thằng em lúc đó điện thoại cho bạn em (nó rủ thêm em nữa) qua. Nhưng lúc bọn em đang ra thì chú xe tải đã thuê người cẩu xe lên, cẩu xe 2B lên xe chú ấy và bắt chú ấy về nhà bên Gia lâm để xử lý.
Rồi bọn em phải đi xử lý.
Các cụ bình luận về khía cạnh pháp luật giúp em với, cũng là bài học chung cho mọi người.
Em đã công nhận là em của thằng bạn kia đi ngu roài. Nó sống là may rồi. Nên các bác không cần bình luận khía cạnh này, giúp em phân tích theo luật.
như là ở trong phòng kín một mình với một người lạ
Tình huống: Khi bạn đi học về nhưng xe đạp lại bị hư. Lúc đó , có một người con trai nói đua xe đạp này về nhà anh đó để anh ấy sửa giùm. Khi bạn đến nhà anh ấy thì nguy cơ bạn bị xâm hại rất cao
Khi bạn đi chơi về khuya và bị lạc đường. Có một người đàn ông tốt bụng đưa bạn về nhà người ấy. Chuyện xâm hại cũng có thể xảy ra
Và còn nhiều tình huống khác nữa
Chúc bạn học tốt