Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(...) "Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới."
Tham khảo
Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978 và được đưa vào tập thơ “Ánh trăng. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. Trong đó, khổ thơ cuối cùng mang nhiều ý nghĩa đưa tới chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. Trăng không trách móc, hờn giận “người vô tình”vì đó là vầng trăng độ lượng, khoan dung, là truyền thống nhân hậu của dân tộc. Hình ảnh “Ánh trăng im phăng phắc” cũng là hình ảnh của lương tâm nghiêm khắc nhắc nhở từ chính sự im lặng của mình về sự thủy chung, gắn bó với quê hương, với thiên nhiên và con người. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người. Mạch cảm xúc của bài thơ lắng kết trong cái “giật mình” cuối bài thơ. Đây là sự ăn năn tự trách để nhắc nhở mình phải sống có nghĩa tình đừng quên ân tình của quá khứ dù bất kì hoàn cảnh nào. Qua đó, ta thấy được bài thơ đi dần về những triết lí sâu sắc của cuộc đời. Nó là lời nhắc nhở ta về một đạo lí sống từ ngàn xưa của dân tộc ta – lối sống ân nghĩa, thủy chung, uống nước nhớ nguồn. Ta không được phép quên đi những mất mát hi sinh của những người đi trước, những người đã hi sinh mồ hôi và xương máu cho chúng ta ngày nay được hưởng một cuộc sống bình yên, độc lập. Bởi thế, mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ phải biết sống có trách nhiệm, sống sao cho xứng đáng với những gì mình được hưởng.
- Khổ thơ cuối mùa thu đã hiện ra rõ nét hơn và nhà thơ đã cảm nhận bằng cả chiều sâu kinh nghiệm, bằng những suy tư sâu lắng chứ không chỉ là những giác quan như khổ 1. |
- Vẫn là nắng, mưa, sấm chợp như mùa hạ nhưng khi kết hợp với các phó từ đã, vẫn, cũng thì mức độ đã khác, nó lắng dần, chừng mực và ổn định hơn. + Nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng đã bớt oi ả, gay gắt + Đã vơi ần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ + Những tiếng sấm cuối hạ cũng thưa và nhỏ dần => Hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn - 2 câu thơ cuối vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ sâu xa. Đúng như lời Hữu Thỉnh tự bạch: “Có thể hiểu hàng cây đã lớn, đã trải qua bao mùa thay lá, sẽ vững vàng hơn trước những tiếng sấm bất ngờ. Đồng thời, phép nhân hóa và hình ảnh ẩn dụ ... thấy, sấm là những vang động bất thường gợi đến những khó khăn của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi chỉ như người từng trải, họ sẽ vững vàng hơn trước những tác động, những sóng gió của cuộc đời. Đến đây, ta nhận ra không chỉ có thiên nhiên sang thu mà còn có cả sự sang thu của đời người. Nhìn lại cả bài thơ, ta càng thấm thía vì sao lại có sự chùng chình, bịn rịn lúc sang thu, vì sao lại vừa dềnh dàng mà lại vừa vội vã. Con người lúc sang mùa thu của đời mình không còn bồng bột, xốc nổi như lúc còn thanh xuân mà sâu sắc, chín chắn, điềm đạm hơn. Sang thu, ta lại càng lưu luyến, bịn rịn khi chợt nhận ra mái tóc đã pha sương và ta càng khẩn trương, vội vã để sống có ích cho đời. * Tổng kết Như vậy sang đến kết thúc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, cả thiên nhiên và ông đều hòa một nhịp với thu sang. Đồng thời khổ thơ cũng thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh. |