Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Mở bài :
– Trong các thầy cô đã dạy em trong những năm tiểu học thì em không thể nào quyên được cô Kiều – người cô đã tận tụy dạy em suốt năm học lớp Bốn.
2.Thân bài :
a) Tả ngoại hình
– Năm nay cô bốn mươi ba tuổi.
– Dáng người cao, cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp.
– Mái tóc dài và mượt, luôn buộc cao gọn gàng.
– Khuôn mặt hình trái xoan , phúc hậu với vẻ đẹp riêng đáng mến .
– Vầng trán hơi cao để lộ sự thông minh với khí chất của một người giáo đã luôn khiến chúng em yêu thương và khâm phục hơn .
– Đôi mắt sáng, có lúc nghiêm khắc có lúc dịu hiền.
– Đôi mắt ấy thường ánh lên những tia sáng hạnh phúc khi chúng em được điểm cao.
– Mũi cô thanh tú, đôi môi luôn nở những nụ cười trìu mến . Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều tăm tắp.
– Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.
– Khi cô kể chuyện hay đọc thơ giọng cô rất truyền cảm.
b) Tả tính tình :
– Cô giáo em hiền nhưng nghiêm khắc. Nhất là khi giảng bài bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập.
– Cô rất yêu thương học trò , công tâm và không thiên vị ai.
– Cô xem chúng em như con của cô vậy.
c) Tả hoạt động
– Cô giảng dạy rất tận tình và chu đáo.
– Những phần nào khó, cô thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn.
– Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ.
– Mỗi khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe.
– Cô luôn hết lòng giúp đỡ các thầy cô đồng nghiệp cùng dạy tốt.
– Cô là một giáo viên gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em yêu mến.
3.Kết bài :
– Cho dù không còn học với cô nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn cô.
– Em hứa sẽ cố gắng học giỏi để không phụ lòng cô.
Tả ngoại hình cô giáo.
* Mở bài:
Cô giáo Thương là người dạy em năm lớp Năm. Em rất yêu và kính trọng cô.
* Thân bài:
- Cô gần ba mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, cân đối, cô thường đến trường với tà áo dài màu xanh nước biển, có lẽ đây là màu mà cô ưa thích nhất.
- Mái tóc: mượt, xoã dài ngang lưng. Trên trán lất phất vài cọng tóc mai khiến cô càng duyên dáng hơn.
- Khuôn mặt: trái xoan, nổi bật là đôi mắt lúc nào cũng mở to, sáng long lanh.
- Giọng nói của cô: ấm áp, cô giảng bài rất hay, đặc biệt khi nghe cô kể chuyện ai cũng muốn câu chuyện mãi mãi không đến hồi kết thúc.
- Cô nhắc nhớ chúng em từng li từng tí. Chẳng bao giờ cô lớn tiếng la rầy chúng em cả. Cô thương yêu chúng em vậy nhưng cô cũng rất nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh. Bạn nào nghịch ngợm, lười học, cô phê hình ngay. Bạn nào ngoan, học giỏi, chăm chỉ cô khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Chúng em ai cùng yêu quý cô Thương.
* Kết bài:
Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cô. (Em rất yêu và tự hào về cô giáo của mình. Cô là người dìu dắt cho em bước vào cuộc đời học sinh. Em luôn nhớ đến cô, luôn học tốt để cô vui lòng).
Bạn Tham khảo nha:
a. Mở bài: Giới thiệu về một người mà em thường gặp (thầy cô giáo, bạn bè, bác hàng xóm, chú bảo vệ, bác lao công…)
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình:
- Tuổi tác, nghề nghiệp, tên của người đó
- Chiều cao, cân nặng, vóc dáng như thế nào?
- Miêu tả một số bộ phận tiêu biểu (khuôn mặt, đôi mắt, cái mũi, nụ cười, bàn tay…)
Trang phục của người đó có gì đặc biệt?
Người đó thường để kiểu tóc gì? (màu sắc, kiểu dáng) - Người đó thường mang theo đồ dùng gì? (cặp, balo, chổi, chùm chìa khóa…)
- Tả hoạt động, tính cách:
- Tính cách người đó như thế nào? Nét tính cách đó được thể hiện qua những hành động nào?
- Khi gặp em người đó thường có hành động gì? Em có thích hành động đó không?
Người đó đối xử với mọi người như thế nào? - Mọi người xung quanh nhận xét như thế nào về người đó?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho người mà mình hay gặp.
1. Mở bài: giới thiệu chú cảnh sát giao thông
2. Thân bài:
- Tả ngoại hình của chú công an
- Chú là cảnh sát giao thông, nên luôn mặc một bộ đồ màu cam
- Năm nay chú 35 tuổi
- Thân hình chú rất vạm vỡ và răn chắc
- Chú có khuôn mặt tròn và làn da đen ngăm vì do đứng ngoài nắng nhiều
- Mái tóc chú được cắt gọn gang với màu đen huyền
- Đôi mắt chú to tròn và long lánh, phía trên là bộ long mày rậm rạp
- Mũi chú rất cao và đôi môi dày
- Tả tính tình của chú công an
- Chú rất vui tính
- Rất nghiêm khắc và trung thành với công việc
- Chú ân cần chỉ dẫn người dân khi họ gặp khó khan, ngay cả khi không liên quan đến công việc của chú
- Tả công việc của chú công an
- Chú điều khiển giao thông lưu thông rất an toàn và trật tự
- Dù nắng hay mưa chú vẫn đứng đó, nơi ngã tư quen thuộc
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chú công an
- Chú luôn tận tâm quan tâm và chăm sóc những người xung quanh
- Em sẽ cố gắng để trở thành một chú công an mẫu mực như chú Phong
tham khảo nhé
1. Mở bài : Giới thiệu người định tả (tên gì ? ở đâu ? em gặp gỡ lúc nào ?
2. Thân bài : Tả cô giáo cũ của em.
- Ngoại hình (tuổi tác, hình vóc, khuôn mặt, mái tóc, hàm răng).
- Tính tình (giản dị, dịu dàng, thương yêu học trò hết mực, giảng bài dễ hiểu, sẵn sàng giảng lại và là một người nhiệt tình với đồng nghiệp).
- Cô để lại cho em những ấn tượng khó quên.
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em.
- Em luôn yêu kính cô giáo.
- Mong cô có sức khỏe tốt. Cố gắng học tốt để xứng đáng là học trò của cô.
a. Mở bài: Giới thiệu về một người mà em thường gặp (thầy cô giáo, bạn bè, bác hàng xóm, chú bảo vệ, bác lao công…)
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình:
- Tuổi tác, nghề nghiệp, tên của người đó
- Chiều cao, cân nặng, vóc dáng như thế nào?
- Miêu tả một số bộ phận tiêu biểu (khuôn mặt, đôi mắt, cái mũi, nụ cười, bàn tay…)
Trang phục của người đó có gì đặc biệt?
Người đó thường để kiểu tóc gì? (màu sắc, kiểu dáng) - Người đó thường mang theo đồ dùng gì? (cặp, balo, chổi, chùm chìa khóa…)
- Tả hoạt động, tính cách:
- Tính cách người đó như thế nào? Nét tính cách đó được thể hiện qua những hành động nào?
- Khi gặp em người đó thường có hành động gì? Em có thích hành động đó không?
Người đó đối xử với mọi người như thế nào? - Mọi người xung quanh nhận xét như thế nào về người đó?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho người mà mình hay gặp
a) Mở bài:
Giới thiệu cụ già em kính yêu. Em hiểu được hoàn cảnh, tính tình của cụ (lời văn cần chân thực thể hiện được tình cảm, sự kính yêu của em).
b) Thân bài:
Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính tình của cụ già mà em kính yêu.
- Hình dáng: Cụ già đã ngoài bảy mươi tuổi, nước da hồng hào, gương mặt phúc hậu, nhiều nếp nhăn. Tóc hớt cao bạc trắng. Đôi mắt hiền từ, bao dung.
- Tính tình: Cụ già thường làm những việc lặt vặt trong nhà như chăm sóc cây cối trong vườn. Thương yêu em, hay kể chuyện ngày xưa cho em nghe. Giọng nói trầm và ấm. Hay để phần trái cây cho em. Cụ già hiền từ hay giúp đỡ người khác nên được bà con hàng xóm kính trọng, yêu quý.
c) Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em đối với cụ già bằng tình cảm yêu mến, kính trọng, tin cậy (sử dụng từ ngữ, lời văn chân thành, cảm động).
* Mở bài:
Cô giáo Thương là người dạy em năm lớp Năm. Em rất yêu và kính trọng cô.
* Thân bài:
- Cô gần ba mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, cân đối, cô thường đến trường với tà áo dài màu xanh nước biển, có lẽ đây là màu mà cô ưa thích nhất.
- Mái tóc: đen, mượt, xoã dài ngang lưng nhìn rất dịu dàng và duyên dáng.
- Khuôn mặt: trái xoan, nổi bật là đôi mắt lúc nào cũng mở to, sáng long lanh.
- Giọng nói của cô: ấm áp, cô giảng bài rất hay, đặc biệt khi nghe cô kể chuyện ai cũng muốn câu chuyện mãi mãi không đến hồi kết thúc.
- Cô nhắc nhở chúng em từng li từng tí. Chẳng bao giờ cô lớn tiếng la rầy chúng em cả. Cô thương yêu chúng em vậy nhưng cô cũng rất nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh. Bạn nào nghịch ngợm, lười học, cô phê bình ngay. Bạn nào ngoan, học giỏi, chăm chỉ cô khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Chúng em ai cùng yêu quý cô Thương.
* Kết bài:
Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cô. (Em rất yêu và tự hào về cô giáo của mình. Cô là người dìu dắt cho em bước vào cuộc đời học sinh. Em luôn nhớ đến cô, luôn học tốt để cô vui lòng).
Ai ai trong cuộc đời học sinh cũng có một người thầy hay một người cô giáo mà mình yêu mến, kính trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiểu học, có nhiều cô dạy em và cô nào em cùng yêu mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai.
Cô Mai là giáo viên chủ nhiệm của em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học. Lương Thị Tuyết Mai là tên cô. Ôi! Cái tên mới đẹp làm sao! Cô có vóc dáng hơi mập nhưng khá cao. Em được biết cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của mình. Khuôn mặt cô hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cô dài, óng ả, có màu đen nhánh thường được cô buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với khuôn mặt hình trái xoan của cô. Cô có một đôi mắt rất đẹp, nổi bật trên khuôn mặt. Dưới đôi mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú làm sao! Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tẳp đằng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp. Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cô một chút thôi cũng được.
Cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; đi dạy đã gần hai mươi năm. Cô Mai rất thương yêu học sinh và lúc nào cũng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quả tốt. Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn và cô không nhận một đồng nào từ phụ huynh. Cô còn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với chúng em. Không những vậy, cô còn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Bằng chứng là cô Mai đã đến tận nhà các bạn nghèo để tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất cảm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng phải nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và chúng em rất cảm động trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của cô đối với học sinh. Mẹ em bảo rằng: "Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cô dạy học.". Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vì cô Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em không hiểu chỗ nào là cô sãn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn khi được vào học lớp cô.
Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẽ, cởi mở và cô luôn dìu dắt các đồng nghiệp trẻ. kính trọng các thầy cô lớn tuổi hơn mình. Em được biết rằng, gia đình cô chẳng khá giả gì. Chồng cô là thương binh luôn yếu ớt và bệnh tật. Cô còn có hai con nhỏ nên gia đình luôn gặp khó khăn nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để mua quà thưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em thấy cô thật đáng khâm phục. Hôm có kết quả thi cuối kì hai, cô đã thưởng cho các bạn cao điểm nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ.
Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến người giáo viên dạy mình năm lớp Năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa thể về trường cũ thăm cô được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 không về thăm cô. Cô Mai là người em yêu mến, kính trọng vì cô là giáo viên hết sức thương yêu học sinh. Em luôn mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh yêu mến. Cô Mai ơi, một ngày nào đó em sẽ về thăm cô!
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, những người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh - cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi.
Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê.
Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn "clip" ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi tham quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời. Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi bị ốm nên vào học muộn hơn so với các bạn. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!
Chu văn an tên chữ là linh triệt, tên hiệu là tiều ẩn, người làng văn thôn, xã quang liệt, huyện thanh đàm (náy là huyện thanh trì, hà nội), sinh năm nhâm thìn (1292) và mất năm canh tuất (1370).
Chu văn an từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đỗ thái học sinh, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông. Trong số môn đệ của ông có rất nhiều người thành đạt, thi đỗ, làm quan to trong triều như phạm sư mạnh, lê quát... Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao và học vấn sâu rộng làm cho đanh tiếng của ông ngày càng lan xa, học trò đến theo học ngày càng nhiều và có đủ các loại. Tương truyền trong số đó có cả thần nước theo học, sau giúp dân trừ hạn hán.
Đến đời vua trần minh tông, ông được mời vào làm tư nghiệp ở quốc tử giám để dạy thái tử học. Ông đã cùng với mạc đĩnh chi, phạm sư mạnh, nguyễn trung ngạn tham gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi vào con đường suy thoái. Đến đời dụ tông, chính sự càng thối nát, bọn gian thần nổi lên khắp nơi. Chu văn an nhiều lần can ngăn dụ tông không được, bèn dâng sớ xin chém bảy kẻ nịnh thần đều là người quyền thế được vua yêu. Đó là thất trảm sớ nổi tiếng trong lịch sử. Nhà vua không nghe, ông bèn treo mũ bỏ quan về ở ẩn tại núi phượng sơn thuộc làng kiệt đắc, huyện chí linh, tỉnh hải dương, lấy hiệu là tiều ãn (người ở ẩn đi hái củi). Sau ông mất tại đó.
Theo thư tịch cũ thì chu văn an viết nhiều sách, ông đã kể lại cho đời sau các tác phẩm: quốc ngữ thi tập bằng chữ nôm và tiều ẩn thi tập bằng chữ hán. Ông còn viết một cuốn sách giản ước ề tứ thư nhan đề tứ thư thuyết ước. Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây thì chu văn an còn là một nhà đông y đã biên soạn quyển y học yếu giản tập chú di biên gồm những lí luận cơ bản về chữa trị bệnh bằng đông y. Khi ông mất, vua trần đã dành cho ông một vinh dự lớn-bậc nhất đối với một trí thức là được thờ ở văn miếu. Vua còn ban tặng tên thụy cho ông là văn trinh. Ngô thế vinh, một văn nhân nổi tiếng thế kỉ xix trong bài văn bia ở đền phượng sơn đã giải thích nghĩa hai chữ “văn trinh” như sau: “văn, đức chi biểu dã; trinh, đức chi chính cố dã” (văn là biểu hiện bề ngoài (thuần nhất) của đức); trinh là sự chính trực, kiên định của đức). Tên thụy như vậy nhằm biểu dương một người đã kết hợp được hai mặt của đạo đức: bên ngoài thuần nhã, hiền hòa với bên trong chính trực, kiên định. Trong lịch sử giáo dục nước nhà, ông cũng giành được địa vị cao quý bậc nhất, xứng đáng đứng đầu các nhà giáo từ xưa tới nay. Ông đã vượt qua ngưỡng người làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới người làm thầy giáo giỏi của muôn đời như phan huy chú đã ngợi ca ông: “học nghiệp thuần túy, tiết tháo cương thượng, làng nho nước việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được”.
Ngày nay, để tưởng nhớ tới đạo đức và sự nghiệp của ông, nhân dân thủ đô đã lấy tên ông để đặt tên cho một đường phố và một trường trung học lớn của hà nội. Đó là phố chu văn an và trường trung học phổ thông chu văn an.