Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
4.
Tham Khảo:
Dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện
Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.
b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện
Điều gì đã xảy ra?Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?
3. Kết bài
Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.
Tham khảo bài viết sau của một bạn học sinh nha!
"Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh"
Tết về mang theo không khí hân hoan với những nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu. Tết năm nay, em đã có một trải nghiệm thú vị đó là được gói bánh chưng cùng ông bà- một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc
Chiều hai mươi tám Tết, mẹ em đã đi chợ để mua các nguyên liệu để gói bánh: gạo nếp, đỗ xanh, thịt, hàng, lá dong, lạt buộc. Sau khi mua về, lá dong, gạo nếp, đỗ xanh được vo rửa sạch sẽ, để vào rổ cho ráo nước. Thịt mỡ được mẹ đem đi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, rồi mẹ còn ướp thêm một chút muối, tiêu và hành.
Tới chiều, cả nhà em cùng nhau gói bánh chưng trước hiên nhà, không khí thật đầm ấm. Ông nội làm từng bước rất chậm để em quan sát và làm theo. Những chiếc lá dong được ông căn gấp rồi cắt gọn gàng. Trước tiên em em đặt lạt dưới khuôn, lấy hai chiếc lá xếp vào khuôn theo sự hướng dẫn của ông, sau lót thêm một vài chiếc lá bên dưới. Sau đó, lần lượt cho các nguyên liệu là một lớp gạo nếp, một lớp đỗ và vài miếng thịt rồi lại tiếp tục phủ một lớp đỗ, gạo nếp lên, đặt thêm mấy lá dong rồi gói lại, vừa gói vừa nắn sao cho chiếc bánh thật vuông vức. Bước cuối cùng là lấy lạt tre buộc lại sao cho thật chắc, tránh khi luộc lá bị bung ra.
Sau một khoảng thời gian khá lâu, em mới gói xong chiếc bánh của mình. Bà ngồi bên cạnh hỗ trợ em buộc lạt, bà còn kể lại câu chuyện bánh chưng bánh giầy xa xưa. Chiếc bánh đầu tiên em gói không được cân đối cho lắm nhưng em vẫn thấy rất vui vì được tham gia cùng ông bà, bố mẹ chuẩn bị Tết. Ông bà vẫn dành cho em lời khen ngợi, chiếc bánh sau chắc chắn em sẽ gói được đẹp hơn.
Trải nghiệm gói bánh chưng giúp em hiểu hơn về Tết cổ truyền của dân tộc. Cũng nhờ có trải nghiệm này, em đã có những giây phút vui vẻ, ấm áp bên gia đình mình. Tết năm nay thật đáng nhớ đối với em.
cả nhà em đang gói bánh chưng thì em lên chúng tâm thần lâu năm nên hất cả thịt lẫn gạo bay
Bố mẹ em cầm phóng lợn xiên em
Em ko còn sống để tả nx:>
Bài viết tham khảo:
“Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi”. Đúng như vậy, cha mẹ thường nói với em dù ở đâu, đi đâu cũng phải luôn hướng về quê hương, nguồn cội. Cuối tuần vừa rồi, cả gia đình em đã cùng nhau về quê thăm ông bà ngoại. Đây là chuyến đi vô cùng vui vẻ và ý nghĩa đối với em.
Quê ngoại em là một ngôi làng nhỏ ở miền núi thuộc tỉnh Lạng Sơn. Sau gần bốn tiếng ngồi xe xóc nảy, cả gia đình em cũng về đến cổng làng. Từ xa, em đã nhìn thấy bác cả đứng chờ ở đầu làng. Thấy bố mẹ và em xuống xe, bác vui mừng bắt tay từng người một. Trên đường về nhà bà, ai đi qua cũng dừng lại hỏi thăm và gửi đến gia đình em những nụ cười thật hiền lành. Điều đó giúp em cảm nhận được sự ấm áp của tình làng nghĩa xóm chốn thôn quê. Về đến nhà bà, em nhận ra ngay hình dáng quen thuộc đang đứng chờ ở trước sân. Thế là, em liền chạy lại, ôm chầm lấy bà ngoại. Khi mọi người đều đã tề tựu đông đủ thì kéo nhau vào nhà để tiện hàn huyên tâm sự. Ông bà hỏi thăm về đủ thứ chuyện, nào là mọi người có khỏe không, chuyện học tập như thế nào, công việc ra sao… Tất cả thể hiện sự quan tâm, lo lắng của ông bà dành cho con cháu. Tình cảm ấy thật đáng quý biết bao.
Chiều hôm ấy, trong khi bà và mẹ đang chuẩn bị bữa tối, thì ông dẫn em đi dạo vòng quanh xóm. Ông dẫn em ra hồ sen ở sau làng, có gió mát lồng lộng và những bông sen nở rộ. Ông dẫn em đến ngắm ruộng lúa xanh tốt, cạnh đó còn có cả bãi mía nữa. Ông thoăn thoắt chặt vài cây mía rồi cùng em kéo về để tráng miệng sau bữa tối. Trên đường về, trời đã dần tối. Nhìn ngắm những dãy núi xa xa lẫn sau màn mây khói tía; nhìn từng đàn chim đang vội bay về tổ, em thấy lòng mình bình yên lạ kì. Lúc ấy, em mới thấu hiểu thật sự ý nghĩa của quê hương. Đó là nơi để con người ta được trở về, được nghỉ ngơi, được là chính mình.
Tối hôm đó, em được ngủ cùng với bà ngoại. Bà kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích từ ngày xửa ngày xưa. Những câu chuyện đó em đều đã nghe hết rồi. Thế nhưng có lẽ chính ánh trăng thanh, làn gió mát rượi, tiếng ve kêu, tiếng lá xào xạc, cùng giọng kể hiền từ của bà đã khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, và làm em dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Ngày hôm sau, sau khi ăn cơm trưa thì cả nhà em vội lên xe để trở về Hà Nội. Trên xe mang theo những món quà như trứng gà, rau xanh, ổi, mít… Tất cả là do ông bà ngoại, cùng bà con láng giềng đem sang cho. Tuy không quá đắt đỏ hay quý hiếm, nhưng chúng vẫn có giá trị vô cùng to lớn, bởi được mạ lên lớp vàng của tình người.
Trên đường rời xa quê ngoại, lòng em cảm thấy tiếc nuối vô cùng. Em mong sao thời gian trôi nhanh, để lại lần nữa được về quê thăm ông bà. Và những chuyến về quê ấy đã nuôi dưỡng, vun đắp cho tâm hồn em phong phú hơn.
Thank you bạn BEBH nhiều lém lun á . chúc bạn ngày một thành công nhé
Dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: bánh chưng ngày tết.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Bánh chưng theo dân gian ta có xuất phát từ câu truyện cổ tích “Bánh chưng bánh giầy”, người phát minh là Lang Liêu, con vị vua Hùng thứ 6. Nhờ 2 món bánh này mà chàng đã trở thành vua, từ đó bánh chưng trở thành một món ăn không thể thiếu vào dịp lễ tết.
b. Thuyết minh chi tiết
Bánh chưng có hình vuông, được gói từ lá dong xanh và buộc bằng lá giang hoặc dây lạt.
Nguyên liệu làm bánh chưng: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn (thịt ba chỉ), lá dong, lạt buộc và một số gia vị (muối, tiêu,…).
Chuẩn bị: lá dong rửa sạch, cắt bỏ cuống cho vuông vắn bằng nhau, gạo nếp sau khi ngâm thì rửa sạch, đậu xanh bỏ vỏ, đồ nhuyễn, thịt lợn cắt miếng khoảng hai đột ngón tay, lạt giang chẻ nhỏ.
Quy trình gói bánh: lấy chiếc khuôn hình vuông sau đó xếp lá theo 4 góc vuông của khuôn, đổ lần lượt gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, đậu xanh, gạo nếp vào trong khuôn đã xếp lá cho thật vuông vắn sau đó gấp phần lá còn lại cho chê hết được nguyên liệu bên trong rồi dùng lạt buộc chặt bánh lại.
Để nấu bánh chưng, người ta chuẩn bị một chiếc nồi bên dưới phủ lá dong còn thừa rồi xếp bánh ngay ngắn, đổ nước ngập bánh rồi bắc lên bếp đun trong khoảng 8-12 tiếng tùy kích cỡ to nhỏ của bánh. Trong quá trình đun, cần phải thường xuyên xem nước trong nồi đã cạn chưa và đổ thêm nước để tránh tình trạng bánh bị cháy.
Sau khi bánh chín, vớt ra để ráo rồi lấy khăn lau sạch bề mặt bánh, chỉnh lại dây lạt cho bánh đẹp nhất có thể, để cho bánh nguội là có thể sắp lên bàn thờ, mang đi biếu hoặc ăn luôn.
c. Ý nghĩa của bánh chưng ngày tết
Bánh chưng là nét đẹp văn hóa, là một trong những biểu tượng của ngày tết cổ truyền Việt Nam. Nó không chỉ là món ăn mà còn là tinh thần được lưu truyền bao năm tháng.
3. Kết bài
Khái quát lại những giá trị, ý nghĩa của bánh chưng ngày tết và nêu lên trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn nét đẹp này.
Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 2
Dàn ý như mỗi bài văn đều gồm 3 phần mở bài, thân bài và kết bài.
1. Mở bài
Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.
2. Thân bài
– Nguồn gốc bánh chưng
Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.
– Ý nghĩa của loại bánh này
Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.
– Cách làm thế nào
Chuẩn bị nguyên liệu:
+ Lá dong, lá chuối dùng gói bánh
+ Gạo nếp ngon
+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh
Thực hiện:
+ Công đoạn gói bánh
+ Công đoạn luộc bánh
+ Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.
Bánh chưng dùng làm gì?
+ Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.
+ Dùng chiêu đãi khách đến nhà.
+ Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.
– Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng
3. Kết bài
Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.
Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 3
a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về loại bánh chưng
b) Thân bài:
– Nguồn gốc của bánh chưng: Liên quan đến hoàng tử Lang Liêu của vua Hùng Vương thứ 6, nhắc nhở con cháu nhớ đến truyền thống dân tộc và coi trọng nền văn minh lúa nước.
– Quan niệm về loại bánh này: Bánh chưng thì tượng trưng cho đất, nhắc sự biết ơn. Tôn trọng mảnh đất đã nuôi sống con người Việt Nam cũng như nhấn mạnh nền văn minh lúa nước của dân tộc.
– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá dong, lá chuối
- Gạo nếp thơm ngon
- Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh
– Quá trình chế biến:
- Gói bánh
- Luộc bánh
- Ép và bảo quản sau khi bánh chín
– Sử dụng bánh
- Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiên
- Làm quà biếu cho người thân
- Dùng để đãi khách
- Dùng để dùng trong gia đình
– Vị trí của bánh trong ngày tết
c) Kết bài
Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam
Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 4
Mở bài: Chúng ta giới thiệu khái quát về loại bánh chưng trong ngày Tết
Thân bài:
– Nguồn gốc của bánh chưng
– Quan niệm về loại bánh chưng
– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu: Lá dong, lá chuối, gạo nếp thơm ngon, thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh.
– Quá trình chế biến: Gói bánh, luộc bánh, ép và bảo quản sau khi bánh chín.
– Sử dụng bánh
– Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiên
– Làm quà biếu cho người thân
– Dùng để đãi khách
– Để dùng trong gia định
– Vị trí của bánh trong ngày tết
Kết bài:
Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa và cảm nghĩ của bạn
Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 5
I/ Mở bài: Giới thiệu món ăn yêu thích
Vào mỗi dịp tết, chúng ta thường làm các món ăn truyền thống như: bánh tét, bánh giày, mứt,…. Những môn ăn này luôn có mặt trong tất cả các lễ tết. một món bánh truyền thống có từ lâu đời, có vào các ngày lễ. một món ăn mà em rất yêu thích là bánh chưng. Món ăn này rất ngon và bổ ích, em rất thích ăn bánh chưng.
II/ Thân bài: Thuyết minh về bánh chưng
1/ Nguồn gốc bánh chưng:
- Sự tích bánh chưng:
+ Bánh chưng được lưu truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6
+ Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến lúa nước.
- Quan niệm truyền thống của bánh chưng:
+ Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa
+ Bánh chưng tượng trưng cho trời
2/ Nguyên liệu làm bánh:
- Lá gói bánh
- Lạc buột
- Gạo nếp
- Đỗ xanh
- Gia vị khác
- Phụ màu
3/ Quy trình chuẩn bị gói bánh:
- Lá gói bánh: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi phơi khô
- Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm
- Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nguyễn, trộn với thịt
- Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướt gia vị
4/ Quy trình thực hiện:
- Gói banh: bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25 cmx 25cm
- Luộc bánh: bánh được luộc trong nước, và luộc khoảng 10 đến 12 tiếng
- Sử dụng bánh
+ Bánh được dung để cúng vào ngày tết
+ Bánh dược dung để đón tết
+ Bánh được dung để biếu người thân
III/ Kết bài: cảm nghĩ của em về món ăn em yêu thích
- Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam
- Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc
Tham khảo
Kỳ nghỉ hè năm ngoái, tôi đã đến Vịnh Hạ Long với gia đình. Lâu lắm rồi tôi mới có một kỳ nghỉ hè thoải mái như vậy. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, tôi đã bắt đầu thu xếp quần áo, đồ ăn ... từ hôm trước. Xe khởi hành lúc 5 giờ 30 sáng, nhà tôi đã có mặt tại điểm tập kết từ lúc 5 giờ. Cứ tưởng mình đến sớm nhất, không ngờ nhiều gia đình khác cũng đến trước. Bố xách túi du lịch to, mẹ xách đồ ăn, chị Mi xách ba lô nhỏ. Trên con đường từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt tôi là một bức tranh hùng vĩ đầy cảm xúc. Xe uốn lượn qua cây cầu và núi đá nhỏ, sau hơn 1 giờ đoàn du lịch bắt đầu xuống và đi thuyền tham quan động. Treo mình từ vòm đá cao nhất đến cầu vồng nhiều màu sắc xen lẫn thạch nhũ, tôi nghe nói hang đẹp nhất là hang Đầu Gỗ. Đây là cung điện có nhiều gian phòng vặn vẹo, chỉ có một giọt nước từ trên cao rơi xuống từ thạch nhũ cũng đủ để phá tan sự tĩnh lặng.
Sáng nay tôi và gia đình vừa đi thăm hang, mọi người nhanh tay chụp những bức hình cảnh đẹp nơi đây rồi vội vã lên xe về khách sạn. Đoàn người xuống xe lấy hành lý, chờ trưởng đoàn liên hệ phòng chờ, xung quanh chỉ có mấy đứa nhỏ cấp hai, cấp ba, chạy loanh quanh trong vườn hoa. CònMi nghịch ngợm nhất đang đuổi theo bạn bè, thỉnh thoảng lại được mẹ nhắc nhở nhưng mi không nghe, chỉ thích chơi với bạn và chạy lung tung. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt... được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ. Thời gian trôi qua, đoàn bắt đầu trở về Hà Nội.
Sức hấp dẫn của Vịnh Hạ Long khiến nó trở thành điểm đến quanh năm của du khách trong và ngoài nước. Mọi người đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển… Ai cũng cảm thấy sảng khoái và mãn nguyện trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.
THAM KHẢO
Năm nay, bố mẹ em có thời gian rảnh, nên đã quyết định sẽ tự mình gói bánh chưng để thờ cúng tổ tiên và ăn trong những ngày Tết.
Nghe quyết định ấy của bố, em phấn khích lắm. Bởi vì từ bé đến lớn, em đã được đọc, được nghe kể, được xem rất nhiều hình ảnh cả gia đình quây quần gói rồi nấu bánh chưng rất ấm áp, hạnh phúc. Nay cuối cùng cũng được thử, em sung sướng mãi không thôi. Hôm cùng mẹ đi mua nguyên liệu, em cẩn thận ôm bó lá dong trên tay vì sợ làm rách lá. Về nhà, em thích thú nhìn mẹ thái thịt, ướp gia vị rồi ngâm đỗ, ngâm nếp. Bố thì rửa sạch lá, rồi cắt thành các đoạn vừa đủ để sử dụng. Em thì ngồi tước và cắt các đoạn dây thành từng đoạn bằng nhau theo độ dài bố bảo. Loay hoay như thế, đế hết buổi trưa thì khâu chuẩn bị mới xong.
Tiếp theo, chính là công đoạn gói bánh. Nhìn bố gói, em cảm thấy khâm phục không thôi, bởi bố điệu nghệ quá. Bàn tay bố thoăn thoắt gấp lá, cho nhân vào rồi gói lại, thắt dây như một người thợ làm bánh vậy. Từng chiếc bánh qua tay bố đều vuông vức, to như cái đĩa. Em cũng đã được bố dạy và hướng dẫn gói bánh. Chính tay em đã gói hai cái bánh chưng đấy. Tuy không đẹp nhưng chắc chắn là nó rất ngon. Chỉ có lúc buộc dây là em chật vật mãi, phải nhờ đến sự can thiệp của bố thì mới xong được.
Khi bố mang bánh đi nấu ở sau vườn, em mong lắm. Ngồi cạnh bếp lửa, em vừa nhìn nồi bánh, vừa lắng nghe bố kể những câu chuyện về ngày Tết lúc bố còn bé. Nghe những điều vừa lạ vừa quen ấy, khiến em cảm thấy nôn nao vô cùng. Một lát sau, mẹ mang ra rất nhiều xiên thịt, rau củ để nướng. Cả nhà có một bữa tối no nê bên bếp lửa ấm nồng. Đến khuya, khi em gần ngủ quên thì bánh chín. Bố gắp từng cặp bánh ra để ở mâm cho nguội và ráo nước. Hai chiếc bánh mà em gói đã được đem ra để thưởng thức đầu tiên. Tuy hơi xấu xí, nhưng bên trong vẫn ngon và dẻo lắm. Được bố mẹ khen mà em đỏ hết cả mặt.
Trải nghiệm tự gói bánh chưng ngày hôm ấy là một trải nghiệm hết sức tuyệt vời. Em được cảm nhận rõ hơn bao giờ hết bầu không khí tấp nập, rộn ràng của ngày Tết. Có lẽ niềm vui và nôn nao ấy chỉ hiện hữu rõ nét khi ta chính tay chuẩn bị những món đồ cho ngày lễ quan trọng này.
thanks:))