K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2020

Kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (năm 1997), Đà Nẵng đã mở rộng không gian đô thị với biết bao đổi thay kỳ diệu.Trong đó, những cây cầu bắc qua dòng sông Hàn như những điểm nhấn kiến trúc tạo nên dấu ấn riêng của Đà Nẵng và là điểm tham quan độc đáo hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài cụ thể:

Cầu Sông Hàn – chiếc cầu quay đầu tiên của cả nước, khánh thành năm 2000. Cầu có chiều dài 487,7m và rộng 12,9m, gồm 11 nhịp nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà – hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn và đường Phạm Văn Đồng.

Kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 02 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7m, kết cấu dần và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Ngoài mục đích giao thông, cầu sông Hàn còn có giá trị to lớn về mặt thẩm mỹ mà nhiều người nói rằng, nó đẹp như một bức tranh vẽ giữa lòng thành phố. Chiếc cầu quay đặc biệt này do đội ngũ chuyên gia, kỹ sư Việt Nam thiết kế, thi công giai đoạn 1998 – 2000. Điều đáng nói hơn nữa là kinh phí xây dựng Cầu Sông Hàn được sự ủng hộ, đóng góp của nhân dân thành phố chiếm 30% trong tổng số kinh phí xây dựng là 117 tỷ đồng.

Để ghi nhận sự đóng góp của nhân dân thành phố, tên của những người có nhiều đóng góp xây cầu được khắc vào bảng đồng, gắn trang trọng trên thành cầu phía đường Bạch Đằng.

Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau. Từ đó, biểu tượng của Ðà Nẵng không chỉ có Ngũ Hành Sơn mà còn có cây cầu quay độc đáo này.

Cầu Thuận Phước là cầu dây võng phía tây sông Hàn, cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng. Cầu được khởi công xây dựng từ ngày 16/01/2003 và khánh thành vào ngày 19/7/2009.

Cầu dây võng Thuận Phước dài 1,85 km, rộng 18 m, trụ cầu cao 90m với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, là chiếc cầu treo dây văng dài nhất Việt Nam hiện nay, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà – Hội An.

Từ đó, một hệ thống giao thông – du lịch hoàn chỉnh được hoàn thiện, mở ra khả năng khai thác tiềm năng du lịch không chỉ riêng Đà Nẵng mà cho cả các địa phương lân cận như Hội An và Thừa Thiên – Huế. Nhìn từ mọi góc độ, cầu Thuận Phước đều mang một dáng vẻ hiện đại, lộng lẫy và đầy quyến rũ.

Cầu Rồng được khởi công xây dựng ngày 19/7/2009, sau gần 4 năm thi công cầu Rồng được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 29/3/2013. Cầu Rồng có chiều dài 666,5 mét, nặng gần 9.000 tấn, 6 làn xe, 5 nhịp, hai làn đường dành cho người đi bộ với tổng vốn đầu tư 1.739 tỷ đồng. Cầu Rồng bắc qua Sông Hàn tại vị trí rất đắc địa, nối sân bay Đà Nẵng với bãi biển tuyệt đẹp.

Cầu Rồng có kiến trúc độc đáo mô phỏng hình con rồng thời Lý mạnh mẽ vươn ra biển, trở thành điểm nhấn quan trọng, là biểu tượng kiến trúc của thành phố. Nét đặc trưng của cầu dễ phân biệt đó là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn, hướng ra biển. Đây được cho là thiết kế độc đáo chưa từng có trên thế giới về kết cấu chịu lực là sự kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.

Điểm nổi bật nữa của cầu Rồng là mọi người có thể chiêm ngưỡng rồng phun lửa, phun nước vào mỗi tối thứ 7, chủ nhật lúc 21h00. Một cảnh tượng rất đẹp mà du khách không nên bỏ qua.

2 tháng 4 2020

Nếu ai đã đến Đà Nẵng thì có lẽ không bao giờ quên được con sông Hàn nằm giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Không đỏ nặng phù sa như sông Hồng, không dịu dàng, hiền hòa như sông Hương, con sông Hàn vừa khỏe khoắn, vừa thơ mộng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của thành phố Đà Nẵng năng động và phát triển từng ngày.

Có lẽ, cái tên sông Hàn đã có từ rất lâu. khi tôi ra đời, biết quan sát cảnh vật xung quanh thì đã nghe người ta gọi nó là sông Hàn rồi. Tôi vẫn thường băn khoăn với bà: Bà ơi! Sao các vùng khác,sông đều mang những cái tên nghe rất đẹp như sông Hương, sông Hoài, sông Nhật Lệ ... mà con sông quê mình lại mang cài tên chẳng đẹp chút nào? Bà trầm ngâm bảo với tôi rằng: Tên sông không đẹp nhưng mang một ý nghĩa hào hùng về những ngày cha ông chống giặc. Qua lời kể của bà, tôi mới biết tên sông Hàn bắt nguồn từ chuyện ngày xưa cha ông ta đã khóa cửa sông bằng xích sắt để ngăn không cho tàu giặc vào thành phố Đà Nẵng. Từ đó, mỗi lần nhìn con sông Hàn lặng lờ trôi, tôi lại thấy yêu quý nó biết bao. Phải chăng, con sông Hàn là nhân chứng cho tinh thần kiên cường bất khuất của quê hương?

Con sông Hàn là một nhánh sông lớn từ thượng nguồn chảy xuống đổ ra biển. Sông lững lờ trôi,chảy men giữa hai bờ phố xá tấp nập. Bến bờ sông,con đường Bạch Đằng chạy dài với những hàng cây xanh ngát soi bóng xuống dòng sông. Vẻ xanh mát của cây cùng với cái hiền hòa của sông Hàn tạo nên một bức tranh thật đẹp, thanh bình, thoát ra ngoài nhịp sống tấp nập của thành phố.

Vào những buổi sáng sớm, sông Hàn dịu dàng như người thiếu nữ. Phố xá xây nồng trong giấc ngủ bỏ lại con sông Hàn thao thức cùng ánh đèn đường mờ ảo. Trong làn sương nắng mỏng, sông dường như không trôi, đứng lặn ngắm nhìn vẻ đẹp yên ả thanh bình của quê hương. Mặt sông phẳng lặng như không muốn làm tỉnh giấc những con tàu đang ngủ yên sau một ngày vất vả, chỉ có những con sóng vỗ nhẹ như đang hát khúc ca êm ái ngợi ca vẻ đẹp của thành phố. Giữa không gian yên ả, sông như một dãi lụa bạc thật đẹp .

Thế nhưng, vào những buổi trưa, khi ông mặt trời đang mỉm cười rải những tia nắng vàng xuống mặt sông trở nên rực rỡ, khỏe khoắn hẳn. những tia nắng tinh nghịch nhảy nhót, đùa giỡn trên mặt nước. Trong phút chốc, gương mặt sông trở nên hồng hào, lấp lánh thật nên thơ. Sông như một chiếc gương khổng lồ soi bống những con tàu viễn dương to lớn. Đó đây, tiếng còi vào cảng, tiếng còi ra khơi vang lên giữa khung cảnh trưa hè. Thỉnh thoảng chị gió đi qua vuốt ve mặt sông. Sông vui vẻ cười vang, vỗ sóng rì rào vào mạn thuyền, hoà cùng nhịp điệu sôi động của thành phố.

Chiều về, những tia nắng chạy trốn trở về nhà, để lại dòng sông trong bộ áo tím thẳm. Sông Hàn trở nên lặng lẽ hơn. Phải chăng, sông buồn vì phải chia tay người bạn nắng tinh nghịch? Thế nhưng, không để sông buồn lâu, thành phố thắp đèn khoác lên sông chiếc áo thật rực rỡ. Ánh sáng từ các nhà cao tầng, các biển quãng cáo, các cột đèn cao áp soi xuống mặt sông, ánh lên thật lộng lẫy với nhiều mảng sắc màu. Lúc này, nom mặt sông như nàng công chúa diện bộ cánh đẹp đẽ nhất để dự buổi dạ hội. Cứ thế, sông vươn mình khoe sắc, phô hết tất cả vẻ đẹp của mình cho mọi người chiêm ngưỡng. Trên sông, chiếc cầu sông Hàn hiện đại bắc qua với những dây cáp to, sáng lấp lánh như một chiếc vương lớn tô điểm thêm cho vẻ đẹp dòng sông. Lúc này, được đứng bên bờ sông mà tận hưởng nhũng ngọn gió mát rượi thổi vào thật là sảng khoái. Sông trở thành người bạn giúp con người xua đi những căng thẳng, mệt mỏi của một ngày làm việc vất vả.

Tuổi thơ của tôi đã lớn lên bên con sông Hàn rộng lớn đẹp đẽ. Con sông bắc ngang thành phố, nối nhịp đôi bờ ngày ngày đua đón bao nhiêu người qua lại.Sông mãi là người bạn gắn bó với tuổi thơ của tôi. Mai đây, dù cố đi đến những miền xa, gặp những con sông mênh mông, hùng vĩ thì sông Hàn vẫn mãi là con sông mà tôi yêu quý nhất.

Một đoạn thơ nói về sông Hàn

Con sông Hàn chảy giữa lòng thành phố

Như dải lụa mềm quấn quít bờ yêu

Đà Nẵng bên sông Hàn bên biển xanh sóng vỗ

Lộng gió muôn phương ấp ủ bao điều.



2 tháng 4 2020

Kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (năm 1997), Đà Nẵng đã mở rộng không gian đô thị với biết bao đổi thay kỳ diệu.Trong đó, những cây cầu bắc qua dòng sông Hàn như những điểm nhấn kiến trúc tạo nên dấu ấn riêng của Đà Nẵng và là điểm tham quan độc đáo hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài cụ thể:

Cầu Sông Hàn – chiếc cầu quay đầu tiên của cả nước, khánh thành năm 2000. Cầu có chiều dài 487,7m và rộng 12,9m, gồm 11 nhịp nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà – hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn và đường Phạm Văn Đồng.

Kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 02 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7m, kết cấu dần và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Ngoài mục đích giao thông, cầu sông Hàn còn có giá trị to lớn về mặt thẩm mỹ mà nhiều người nói rằng, nó đẹp như một bức tranh vẽ giữa lòng thành phố. Chiếc cầu quay đặc biệt này do đội ngũ chuyên gia, kỹ sư Việt Nam thiết kế, thi công giai đoạn 1998 – 2000. Điều đáng nói hơn nữa là kinh phí xây dựng Cầu Sông Hàn được sự ủng hộ, đóng góp của nhân dân thành phố chiếm 30% trong tổng số kinh phí xây dựng là 117 tỷ đồng.

Để ghi nhận sự đóng góp của nhân dân thành phố, tên của những người có nhiều đóng góp xây cầu được khắc vào bảng đồng, gắn trang trọng trên thành cầu phía đường Bạch Đằng.

Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau. Từ đó, biểu tượng của Ðà Nẵng không chỉ có Ngũ Hành Sơn mà còn có cây cầu quay độc đáo này.

Cầu Thuận Phước là cầu dây võng phía tây sông Hàn, cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng. Cầu được khởi công xây dựng từ ngày 16/01/2003 và khánh thành vào ngày 19/7/2009.

Cầu dây võng Thuận Phước dài 1,85 km, rộng 18 m, trụ cầu cao 90m với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, là chiếc cầu treo dây văng dài nhất Việt Nam hiện nay, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà – Hội An.

Từ đó, một hệ thống giao thông – du lịch hoàn chỉnh được hoàn thiện, mở ra khả năng khai thác tiềm năng du lịch không chỉ riêng Đà Nẵng mà cho cả các địa phương lân cận như Hội An và Thừa Thiên – Huế. Nhìn từ mọi góc độ, cầu Thuận Phước đều mang một dáng vẻ hiện đại, lộng lẫy và đầy quyến rũ.

Cầu Rồng được khởi công xây dựng ngày 19/7/2009, sau gần 4 năm thi công cầu Rồng được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 29/3/2013. Cầu Rồng có chiều dài 666,5 mét, nặng gần 9.000 tấn, 6 làn xe, 5 nhịp, hai làn đường dành cho người đi bộ với tổng vốn đầu tư 1.739 tỷ đồng. Cầu Rồng bắc qua Sông Hàn tại vị trí rất đắc địa, nối sân bay Đà Nẵng với bãi biển tuyệt đẹp.

Cầu Rồng có kiến trúc độc đáo mô phỏng hình con rồng thời Lý mạnh mẽ vươn ra biển, trở thành điểm nhấn quan trọng, là biểu tượng kiến trúc của thành phố. Nét đặc trưng của cầu dễ phân biệt đó là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn, hướng ra biển. Đây được cho là thiết kế độc đáo chưa từng có trên thế giới về kết cấu chịu lực là sự kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.

Điểm nổi bật nữa của cầu Rồng là mọi người có thể chiêm ngưỡng rồng phun lửa, phun nước vào mỗi tối thứ 7, chủ nhật lúc 21h00. Một cảnh tượng rất đẹp mà du khách không nên bỏ qua.

14 tháng 2 2018

a)Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước,... và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp - một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!

Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988.

Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: Nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường,... Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa,...

Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp như thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: Lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép nối. Chất liệu thì có rất nhiều ***** phù hợp với yêu cầu của người dùng: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, gải da,... Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi.

Một số lời khuyên về việc sử dụng cặp cho đúng cách: Chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều cần thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,...

Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao,... phổ biến ở khắp mọi nơi như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó, chẳng hạn như quăng chúng ình ình mỗi khi gặp chuyện bực mình hoặc ham vui mà quăng nó đi. Thế nên, chúng ta không nên quăng cặp bừa bãi, mạnh tay, thường xuyên lau chùi cặp cho sạch sẽ.

Nói tóm lại, cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể được coi là người bạn luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước

14 tháng 2 2018

a) bài làm

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, đối với người học sinh, ngoài những người bạn thân quen như sách vờ, bút thước... chúng em còn có thêm một người bạn đặc biệt khác: máy vi tính.

Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất lớn, nó to bằng cả một căn phòng và chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản.

Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.

Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. Vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn... Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy... Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.

Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.

Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.

Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và ... chơi game!

Để sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng “W” (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu... nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.

Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập... Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính...

Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận của máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt “virus” - tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.


23 tháng 10 2018

1/ Tác giả : Ai - ma - tốp

- Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên Xô trước đây

- Có nhiều tác phẩm quen thuộc vs bạn đọc VN : Cây Phong non trùm khăn đỏ , Người thầy đầu tiên ,Con tàu trắng

2/Tác Phẩm

-Trích phần đầu truyện Người thầy đầu tiên

- Được đặt bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan giữa năm 20 của thế kĩ trước

..... (bạn chú ý vào sgk để tóm tắt nội dung VB vì nó dài)

23 tháng 10 2018

1/ Tác giả : Ai - ma - tốp

- Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên Xô trước đây

- Có nhiều tác phẩm quen thuộc vs bạn đọc VN : Cây Phong non trùm khăn đỏ , Người thầy đầu tiên ,Con tàu trắng

2/Tác Phẩm

-Trích phần đầu truyện Người thầy đầu tiên

- Được đặt bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan giữa năm 20 của thế kĩ trước

..... (bạn chú ý vào sgk để tóm tắt nội dung VB vì nó dài)

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
22 tháng 10 2018

Ai-ma-tốp là nhà văn nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư- xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát- xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan. Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963). Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: Cánh đồng mẹ (1963), Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1967), Con tàu trắng (1970),... Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.

Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng,...

Phần trích Hai cây phong trong sách giáo khoa do người biên soạn đặt. Bối cảnh của truyện là một vùng quê hẻo lánh thuộc Cư-rơ-gư-xtan giữa những năm 20 của thế kỉ XX khi nơi đây tư tưởng phong kiến và gia trưởng, còn nặng nề, do đó phụ nữ và trẻ mồ côi bị coi thường và rẻ rúng.

Hình ảnh hai cây phong được miêu tả với một tâm trạng đầy xúc động của người kể chuyện. Nó dẫn dắt người đọc trở lại với 40 năm trước để chứng kiến những tình cảm sâu nặng giữa thầy Đuy-sen và cô trò nhỏ An-tư-nai. Người kể chuyện xưng "tôi" (có lúc là "chúng tôi") cũng là người gắn bó với làng quê Ku-ku-rêu, nơi có hai cây phong thân thuộc, gắn với bao kỉ niệm tuổi thơ của mình.

19 tháng 4 2017

Chọn đáp án: B

Đề: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện (giờ kiểm tra).TB:a. Các lớp đang làm tiết KT- Đề tương đối dễ, nếu có học và đầu tư.- Cả lớp tập trung làm bài (miêu tả).- Em luống cuống vì đề đối với em quá khó (em đã quên không học vì lo chơi cùng các bạn vào ngày chủ nhật vừa rồi).b. Hành động của...
Đọc tiếp

Đề: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện (giờ kiểm tra).
TB:
a. Các lớp đang làm tiết KT
- Đề tương đối dễ, nếu có học và đầu tư.
- Cả lớp tập trung làm bài (miêu tả).
- Em luống cuống vì đề đối với em quá khó (em đã quên không học vì lo chơi cùng các bạn vào ngày chủ nhật vừa rồi).
b. Hành động của em
- Lén lút lật sách (tập) ra xem.
- Cô phát hiện, nhắc nhở.
- Không xem đc tài liệu, lại xem bài của bạn bên cạnh.
- Cô nhắc nhở tiếp tục.
c. Thái độ của em
- Vẫn ngoan cố hỏi bài bạn.
- Bạn không cho, giật bài của bạn để chép vào.
- Cô gọi đứng lên, lại có thái độ nghênh ngang, bất cần, không biết hối lỗi.
- Cô không nói gì nhưng rất buồn vì thái độ của em.
d. Hối hận về việc làm của mình
- Ngồi suy nghĩ và cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ trước việc làm của mình.
- Hết giờ đến xin lỗi cô, nhận khuyết điểm của mình.
- Cô tha thứ, khuyên bảo, hứa với cô.
KB:
- Cảm nghĩ của em về việc làm của mình.
- Rút ra bài học từ việc làm trên.

VIẾT THEO DÀN Ý NHÉ!

2
23 tháng 10 2017

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần mắc khuyết điểm. Nhưng có những khuyết điểm khiến ta luôn ray rứt mãi. Đó là trường hợp của tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in chuyện của ngày hôm ấy. Tôi ân hận đã khiến cô buồn phiền vì lỗi lầm của mình nhưng tôi tin rằng Cô sẵn sàng cảm thông và tha thứ cho tôi.

Tôi vốn là một học sinh giỏi Toán của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm chín, điểm mười. Mỗi lần, cô gọi điểm, tôi luôn tự hào và trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, tôi chủ quan không xem lại bài cũ. Theo thường lệ, cô sẽ gọi các bạn lên bảng làm để lấy điểm. Tôi khăng khăng nghĩ rằng cô sẽ không gọi đến tôi đâu, bởi tôi đã có điểm kiểm tra miệng rồi. Vì vậy, tôi ung dung ngắm trời qua khung cửa sổ và thả hồn tưởng tượng đến trận kéo co mà đội lớp tôi và lớp bảy năm sẽ diễn ra chiều nay. Nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra, một tin "chấn động" làm lớp tôi nhốn háo cả lên. Cô giáo yêu cầu chúng tôi lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Biết làm sao bây giờ? Tôi vẫn chưa ôn bài cũ. Mỗi khi làm bài, cô thường báo trước để chúng tôi chuẩn bị mà. Còn hôm nay sao lại thế này? Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi nhỏ Hoa ngồi cạnh huých tay vào sườn nhắc tôi chép đề và lo làm bài. Tôi loay hoay mãi cứ viết rồi lại xóa. Nhìn quanh tôi thấy các bạn chăm chú làm bài. Về phía tôi, đầu óc tôi quay cuồng như muốn vỡ tung, tôi hoàn toàn mất bình tĩnh và không thể suy nghĩ được cách làm bài. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, không yên. Tôi nghĩ đến lúc phát bài ra, bài tôi bị điểm kém tôi sẽ ra sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước lớp, lại bị cô giáo khiển trách, chưa nói đến việc thế nào bố mẹ cũng la rầy. Bố mẹ sẽ đốt sạch sành sanh kho tàng truyện tranh của tôi cho mà xem. Tôi phải làm gì đây? Tôi phải làm gì đây? Các câu hỏi dồn dập ấy đạt ra khiến tôi càng lo lắng hơn.

Rồi thời khắc định mệnh đã đến. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, con số ba khiến tim tôi thắc lại. Tôi đã cố không để ai nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu biết bao sóng gió đang quay cuồng, đang nổi lên trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Tôi biết ăn nói làm sao với cô, với bố mẹ, với bạn bè bây giờ? Tôi lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý... Cô giáo bắt đầu gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to "Tám ạ!". Cô giáo dường như không phát hiện. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ: "Chắc cô không để ý đâu ví có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!". Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy tôi làm lại bài khác rồi lấy bút đỏ ghi điểm "tám" theo nét chữ của cô. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc cô giáo đòi xem lại bài, tôi lạnh cả người. Trời hỡi, đúng như lời "tiên tri", trời xui đất khiến làm sao ấy, cô thật sự muốn xem lại bài chúng tôi vì điểm tám không khớp với con số cô tổng kết trước khi trả bài. Cả người tôi lạnh run, mặt tôi tái mét. Tôi chỉ muốn trốn ra khỏi lớp mà thôi. Và tôi càng hốt hoảng hơn khi nghe cô gọi tên tôi. Cô đã phát hiện ra tôi sửa điểm. Cô gọi tôi lên và đưa giấy mời phụ huynh ngay. Cả lớp tôi như bị bao trùm bởi cái không khí nặng nề, khô khốc ấy. Cô chẳng nói lời nào với tôi khiến tôi càng sợ và càng bối rối hơn. Tôi không còn tâm trạng để học các môn khác. Tôi cảm thấy "ghét" cô biết bao! Tôi mới vi phạm lần đầu đầu thôi mà sao cô không tha thứ cho tôi. Tôi sẽ ghi nhớ điều này và chỉ muốn trả thù cô. Sự việc tiếp theo đó thì ba mẹ tôi đã phạt tôi suốt mấy tuần lễ không cho xem truyện, bắt tôi làm bài tập Toán miệt mài. Tôi lại càng "ghét" cô hơn... Và thế là một ngày nọ, khi hết giờ đến giờ ra chơi, các bạn chạy lên bàn hỏi bài cô, tôi đã nhanh tay giấu đi quyển số chủ nhiệm và một quyển sổ tay của cô. Tôi chỉ nghĩ làm cô tức và lo lắng... Tôi thấy cô quay lại lớp tìm và thông báo cho cả lớp. Nhưng không một ai biết... Cô không hề mảy may nghi ngờ đến những cô cậu học trò bé bỏng của cô. Đúng như tôi dự đoán, cô phải nộp sổ chủ nhiệm cho nhà trường. Cô làm mất sổ nên bị nhà trường khiển trách. Trên môi cô không nở được nụ cười nào, trông cô buồn rười rượi. Cô phải mất thời gian làm lại quyển số ấy. Điều ấy làm tôi thấy hả dạ.

Một hôm, tôi tình cờ giở quyển sổ tay của cô ra xem. Từng trang, từng trang là những ghi nhận về công việc, có cả những trang cô kỉ niệm của lớp. Cô ghi lại tên các bạn bị ốm, nhận xét bạn này cần giúp đỡ về môn nào, bạn nào tiến bộ... Tôi cảm thấy bất ngờ quá. Thì ra cô đã rất chăm chút, yêu thương chúng tôi. Tôi lật đến trang gần cuối, cô viết về bài kiểm tra Toán gần đây của lớp. Tôi hết sức ngạc nhiên khi có một đoạn nhỏ cô viết về tôi: "Không hiểu sao con bé Trinh làm bài tệ quá nhỉ? Hay nó gặp chuyện gì không vui? Mình phải tìm hiểu nguyên nhân xem có giúp em ấy được gì không? Thường trò này rất chăm ngoan, luôn giúp đỡ bạn bè và lễ phép..."Đọc những dòng tâm tình của cô, tôi thấy khóe mắt mình cay cay, lòng tôi như thắt lại. Giờ đây tôi mới biết cô luôn xem tôi là đứa trò ngoan, luôn lễ phép và tôn trọng cô. Cô luôn nghĩ vì lí do nào đó khiến tôi khiến tôi không làm bài được chứ có nghĩ vì tôi lười học bài đâu. Cô cho tôi điểm ba cũng đáng thôi. Điểm ba ấy khiến tôi khiến tôi phải nhắc nhở mình... Tôi biết làm gì để chuộc lỗi ngoài việc đem trả sổ cho cô và xin lỗi cô. Mong sao cô có thể tha thứ cho tôi. Nghĩ vậy, sáng hôm sau, tôi định đem sổ vào trả cô thì hay tin cô phải về quê gấp vì mẹ cô đang bệnh nặng không có người chăm sóc. Cô đã nộp đơn xin nghỉ việc một thời gian... Cái tin ấy làm tôi sửng sốt. Hai quyển sổ vẫn còn nguyên trong cặp của tôi. Tôi không biết làm thế nào để liên lạc với cô đây? Mọi thứ giờ đã quá muộn. Giá như lúc ấy tôi không sửa điểm thì có lẽ tôi sẽ không gây nên bao lỗi lầm, bao buồn phiền cho cô đâu. Và tôi cũng không phải ray rứt như bây giờ. Tôi chẳng biết làm gì hơn, chỉ biết dày vò chính bản thân. Bao cảm xúc đè nén trong tôi làm tôi muốn vỡ tung. Tại sao ngày ấy tôi lại có những suy nghĩ sai lầm và ngốc nghếch đến thế để rồi bây giờ ân hận mãi. Tôi không còn gặp cô nữa và chẳng biết làm sao để xin lỗi cô. Tôi chỉ còn biết gìn giữ quyển sổ của cô và mong một ngày gần đây tôi sẽ gặp lại cô, sẽ trả sổ cho cô và kèm lời xin lỗi chân thành của tôi. Cô ơi...

Thời gian không dừng lại. Giờ đây tôi đã xa cô. Chiếc ghế cô ngồi giờ đã có người thầy khác. Tôi dẫu biết người thầy ấy cũng sẽ yêu thương, lo lắng cho chúng tôi nhưng tôi chỉ mong tìm lại bóng dáng của cô ngày nào. Tôi mong có thể gặp lại cô để xin lỗi, để nhận được sự tha thứ, bao dung của cô. Cô ơi, con thật lòng xin lỗi cô...

23 tháng 10 2017

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không ít lần mắc lỗi nhưng có những lỗi lầm đã gây ra không bao giờ chúng ta quên được. Bây giờ, cứ mỗi lần nhớ đến cô giáo dạy văn năm lớp bảy, tôi lại thấy trong lòng mình ray rứt vì đã vô lễ với cô.

Tôi vốn là một đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời – tôi luôn nghĩ về bản thân mình như vậy. Mẹ tôi sinh ra tôi nhưng tôi không có bố. Từ bé tôi đã luôn bị mọi người xung quanh khinh miệt, giễu cợt là “đồ con hoang”. Nhiều bà mẹ không cho con họ chơi với tôi. Tôi sống thui thủi như thế với mẹ trong căn nhà nhỏ tồi tàn cuối xóm. Từ bé, tôi không thấy ai tốt bụng và thương tôi ngoài mẹ tôi. Hai mẹ con tôi sống trơ trọi không họ hàng trong sự khinh miệt của mọi người xung quanh. Trong mắt tôi, loài người thật xấu xa và độc ác – trừ người mẹ hiền lành mà tôi hết lòng thương yêu và kính trọng. Đến tuổi đi học, tôi không chơi với bạn nào trong lớp, luôn lãnh đạm, thờ ơ với mọi người xung quanh.

Năm ấy, tôi học lớp bảy. Trong giờ văn, hôm nay lớp học văn nghị luận chứng minh. Cô giáo giảng đề “Lá lành đùm lá rách”. Cô đã dùng nhiều lập luận và dẫn chứng gần gũi, cụ thể, thiết thực để cho chúng tôi thấy đấy là lòng nhân ái của người Việt Nam ta. Giảng xong, cô cho lớp viết bài, tiết sau cô sẽ sửa. Tiết học sau, cô gọi một số bạn nộp bài cho cô sửa – trong đó có tôi. Cô gọi tôi lên và hỏi: "Toàn, tại sao em lại không làm bài mà để giấy trắng? Em không hiểu bài à? Không hiểu chỗ nào cô sẽ giảng lại cho?"

Phản ứng của tôi bất ngờ đến mức làm cả lớp sững sờ nhìn tôi. Tôi gân cổ lên trả lời cô: "Em không làm vì em không thèm làm chứ không phải không hiểu. Toàn là nói dối, bịa đặt, trên đời này làm gì có lòng nhân ái, người yêu thương người. Tại sao em lại chứng minh điều dối trá như thế là đúng cơ chứ?" Tôi nói mà không biết mình đang nói gì. Có lẽ đó là những điều uất ức dồn nén từ lâu hôm nay bộc phát. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt ngỡ ngàng về phía tôi. Còn cô giáo thì mặt tái xanh, tôi thấy cô giận đến run người. Cô không nói lời nào mà bước nhanh ra khỏi lớp. Tôi biết cô rất giận. Cô sợ không kìm chế được cảm xúc nên bước ra ngoài chăng? Tôi thoáng ân hận vì quá lời với cô nhưng tôi không thấy mình sai. Lớp trưởng đến bên tôi nhẹ nhàng: "Tại sao cậu vô lễ như thế? Đi theo xin lỗi cô đi!" Tôi giận dữ: "Tớ không nói sai. Tớ không có lỗi!".

Sau sự việc trên, tôi đinh ninh mình sẽ bị đuổi học hoặc chí ít là mời phụ huynh. Tôi chỉ lo mẹ sẽ buồn. Cuối giờ, cô gọi tôi lên gặp riêng cô. Tôi biết mình sẽ bị khiển trách rất nặng. Tôi bước vào phòng giáo viên, cô ngồi đó vẻ mặt buồn rười rượi. Trên đôi mắt đen lay láy của cô còn ngân ngấn nước. Tôi đoán cô vừa khóc và thấy ngạc nhiên. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi cô không trách mắng tôi mà nhẹ nhàng phân tích cho tôi thấy rằng tôi nghĩ như thế là lệch lạc. Các bạn đã luôn gần gũi và giúp đỡ tôi, cô đã luôn quan tâm và yêu thương tôi,... Tôi vô cùng ân hận. Tôi lí nhí xin lỗi cô. Cô dịu dàng xoa vào đầu tôi và bảo: "Em hiểu được như thế là tốt và đừng nên mất niềm tin vào tình người như thế! Cô không giận em đâu". Dù cô nói vậy nhưng tôi vẫn thấy mình thật có lỗi khi vô lễ với cô.

Tôi thật biết ơn cô vì đã dạy tôi bài học về tấm lòng độ lượng và giúp tôi lấy lại niềm tin về tình người

19 tháng 8 2021

Tham khảo:

Nguyễn Trãi ( 1380-1442 ) là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử nước nhà, là danh nhân văn hóa thế giới nhưng đồng thời cũng là người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Cha ông là nhà nho nghèo, mẹ thuộc dòng dõi quý tộc nhà Trần. Nguyễn Trãi sớm mồ côi mẹ, thuở nhỏ được sự nuôi dạy cẩn thận của của ông ngoại Trần Nguyên Đán. Ông thi đỗ và làm quan cho nhà Hồ cùng với cha năm 1400. Đến 1407, giặc Minh sang xâm lược, cha bị bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi cũng theo cha nhưng đến biên giới, nghe lời cha, Nguyễn Trãi quay lại tìm cách rửa nhục cho nước. Ông bị giặc Minh giam lỏng 10 năm ở thành Đông Quan, sau đó trốn thoát được, tìm vào Lam Sơn phò tá Lê Lợi tiến hành cuộc kháng chiến chống Minh đến toàn thắng năm 1427. Ông tái thiết xây dựng đất nước nhưng bị gian thần ghen ghét, nghi ngờ, không được trọng dụng nhiều. Năm 1439, ông về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”. Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự, giáo dục, tài ba của dân tộc ta. Không chỉ vây, ông còn là cây đại thụ đầu tiên của văn học Việt Nam. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông ra đi để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”… Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Các tác phẩm chính luận có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông. Nguyễn Trãi có đóng góp lớn vào việc phát triển chữ Nôm và Việt hóa thơ Đường qua việc sử dụng thuần thục thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Nguyễn Trãi đưa vào thơ những hình ảnh dân dã quen thuộc một cách tự nhiên, tinh tế.Thơ văn ông hội tụ đủ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.