Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình ảnh nhân hóa trong khổ thơ là :
+ Đất nước được nhân hóa với con người (cụ thể là những người mẹ tần tảo) ''Vất vả và gian lao''
Tác dụng của phép tu từ nhân hóa trong khổ thơ là : Làm cho hình ảnh đất nước cụ thể, gần gũi, sống động và gợi cảm. Đồng thời cho ta thấy giang sơn gấm vóc đã thấm biết bao máu mủ và mồ hôi qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử.
Trần Việt Hà27 tháng 4 2016 lúc 16:50
Hình ảnh Mặt Trời trong :
- Câu 1 : là Mặt Trời của thiên nhiên kì vĩ , vĩnh hằng mang lại ánh sáng sự sống cho muôn loài
- Câu 2 : là ẩn dụ về Bác Hồ → Ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ - người tìm ra con đường giải phóng dân tộc , mang lại cuộc sống ấm no , hạnh phúc cho dân tộc
→ Ẩn dụ phẩm chất
- Câu trên sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.Mặt trời trong câu thơ không chỉ là vầng thái thái dương sáng chói, chỉ mặt trời ấm áp cho muôn loài ngày ngày mang ánh sáng cho con người cũng như vạn vật tự nhiên trên trái đất. Mặt trời trong câu thơ này là mặt trời của Bác. Bác Hồ chính là người đã soi đường chỉ lối cho toàn dân tộc ta trong cuộc cách mạng tìm đường cứu nước thoát khỏi ách nô lệ lầm than, thoát khỏi cảnh làm thuộc địa, mất nước.
- Câu thơ "Đất nước như vì sao" là một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian, và thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp. Hành trang đi tới tương lai của dân tộc ta không một thế lực nào có thể ngăn cản được: "Cứ đi lên phía trước". Ba tiếng "cứ đi lên" thể hiện chí khí, quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh".
a) Đoạn thơ sử dụng phép tu từ : so sánh và điệp ngữ
+ So sánh " quê hương " với những hình ảnh thân thuộc " chùm khế ngọt " , " đường đi học " , " cánh diều biếc " , " con đò nhỏ "
+ Điệp ngữ " quê hương là "( lặp lại 4 lần ) , điệp ngữ cấu trúc ngữ pháp
- Tác dụng : Gợi h.ảnh quê hương gần gũi , quen thuộc bình dị với mỗi người ( miền quê thanh bình , yên ả )
+ Gợi cảm xúc : tình yêu quê hương được thể hiện
b)Tác giả sử dụng BPTT hoán dụ , nhân hóa , so sánh , điệp ngữ
+ Hoán dụ : " đất nước " chỉ con người , nhân dân
+ Nhân hóa : " vất vả và gian lao " " cứ đi lên phía trước "
+ So sánh : " đất nước " như " vì sao "
+ Điệp ngữ : " đất nước " được lặp lại hai lần
- Tác dụng : Gợi hình ảnh đất nước vượt qua " bốn nghìn năm '' " vất vả và gian lao " đấu tranh dành độc lập và vững bước đi lên
+ Gợi tình cảm yêu nước nồng nàn , nguyện ước cháy bỏng của nhà thơ về sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước
Còn phần c bạn tự làm nốt nha
a)
Tìm:
Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phép tu từ: ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt Nam); nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng/ Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con).
Phân tích:
Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.
b)
Biện pháp tu từ: nhân hóa: " vất vả và gian lao" ; so sánh:" đất nước như vì sao" ; ẩn dụ:" cứ đi lên phía trước"
tác dụng: Trong 4 câu thơ được trích từ bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ " củaThanh Hải:
" Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"
Tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa đất nước " vất vả và gian lao" kết hợp với biện pháp so sánh" Đất nước như vì sao" , ẩn dụ: "Cứ đi lên phía trước" như thể hiện được :đất nước việt nam ta đã trải qua những thời kì kháng chiến ác liệt thảm khốc nhưng điều đó không xóa đi được 1 đất nước Việt Nam anh hùng. Việc so sánh đất nước như 1 vì sao cho thấy sự tự hào của người dân Việt Nam với đất nước của mình một thời làm nên sử vàng và ngày nay đnag đi lên phía trước để phát triển tầm cao mới ,để sánh vai với các cường quốc năm châu như lời vị cha già đã căn dặn.
+ Các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.
TK
Một trong những bài thơ lục bát mà em thích nhất chính là bài thơ Việt Nam quê hương của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết để lại cho em ấn tượng sâu sắc : " Việt Nam đất nước ta ơi...... sớm chiều". Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình. Đánh đổi cho sự thanh bình ấy chính là máu, là nước mắt của biết bao những người con anh dũng kiên cường chiến đấu hết mình bảo vệ đất nước. Chỉ bằng 4 dòng thơ đầu thôi, cũng đủ khơi gợi cho chúng ta niềm tự hào về thiên nhiên, về mảnh đất Việt Nam yêu dấu
Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được tình yêu thương vô bờ của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những lời ru tiếng hát đem đến cho con những giấc ngủ yên bình, những hiểu biết đầu tiên về thế giới. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ mang đến cho con. Ý nghĩa của việc xuất hiện của mẹ đó là vì đứa trẻ cần tình yêu thương, sự chăm sóc. Với giọng thơ tự nhiên, ngọt ngào, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con thật đặc biệt, thiêng liêng, kì diệu và tràn ngập màu sắc.
Câu 1 :
Đêm nay bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Câu 2 :
a)
- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
- Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Thuyền xuôi giữa lòng con sông rộng hơn ngàn thước.
- Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
b)
→ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
c)
- Nên vứt rác đúng nơi quy định.
- Không chặt ,phá rừng.
-Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường.
Câu 3 :
Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại yêu nước, yêu dân. Bài thơ '' Đêm nay Bác không ngủ '' đã nói lên tất cả.Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm,ngọn lửa hồng,mái tóc bạc,chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẻ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước của Bác.Đoạn văn, hình ảnh Bác Hồ hiện lên rất rõ. Câu thơ '' đêm nay Bác ko ngủ '' được lặp đi lặp lại như một điệp khúc như thể hiện sự ko ngủ là chuyện trái bình thường nhưng đối với Bác thì đây lại là một chuyện rất bình thường . Cuộc đời đầy bận rộn của Bác. Bác ko ngủ là vì lo cho dân, cho nước. Đó là cái lẽ thường tình của một bậc vĩ nhân đại trí, đại nhân, đại dũng.
{ CÓ GÌ MONG MẤY BN BỔ SUNG THÊM -.-
*Ryeo*
Anh đội viên thức dậy
Thấy ba lô mất rồi
Mà sao bác vẫn ngồi
Anh nghi ngờ bác lấy