Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK:
Bao bì nilong là vật dụng quen thuộc và hữu ích với đời sống nhưng nó cũng tồn tại nhiều tác hại. Do đó, việc thay đổi thói quen sử dụng bao bì nilong là rất cần thiết. Chính việc ý thức về những tác hại mà bao bì nilong gây ra đã thôi thúc mỗi người thay đổi. Chúng ta thay đổi dần bằng cách không lạm dụng nó. Chao ôi, sẽ thế nào khi hàng triệu năm túi nilong mới phân hủy! Hãy ý thức ngay từ trong những hành động. Khi mua thực phẩm, nếu bạn thấy không cần thiết thì hãy từ chối sử dụng túi nilon. Ý thức hơn, chúng ta hoàn toàn có thể dùng hộp, dùng túi giấy thay cho túi nilon. Việc thay đổi thói quen không dễ dàng, không phải ngày một ngày hai mà là ở ý thức của mỗi người. Dầu không dễ nhưng nó lại là cách duy nhất giúp ta bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống và giúp cuộc sống có thể phát triển tốt đẹp.
tk
Ngày nay, việc sử dụng bao bì ni lông vô cùng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tuy nhiên, việc lạm dụng bao bì ni lông gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho cuộc sống con người nói riêng và môi trường, hệ sinh thái nói chung. Bao bì ni lông không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mĩ quan đô thị, môi trường sống của con người. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ hôm nay, chúng ta phải thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của chính mình. Hiện nay, nhà nước cũng như những tổ chức, cá nhân đã có nhiều phát minh các biện pháp thay thế túi ni lông như: các sản phẩm từ mây, tre, đan; túi giấy tự phân hủy,… tuy nhiên hiệu quả chưa cao, vì vậy cần mở rộng, phổ biến những mô hình có ích này để người dân biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, mỗi người dân chúng ta cần có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông và thay thế bằng những vật khác thân thiện với môi trường để giảm thiểu những tác hại do túi ni lông gây ra. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của túi ni lông trong cuộc sống, tuy nhiên, những tác hại kinh khủng của nó đối với đời sống và môi trường là điều ai cũng nhìn thấy và nhận thức được. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải hạn chế sử dựng túi ni lông để bảo vệ môi trường không chỉ cho cuộc sống của mình mà còn cho cả thế hệ mai sau. Nếu chúng ta không thay đổi thì cuộc sống sau này sẽ trở nên tồi tệ hơn.
nhớ tick minh nha
Hồ Chi Minh sinh năm 1980 mất năm 1969.(1)Người cả đời vì nước vì dân cho tất cả dành tặng cho nhân dân(2)Trong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm 1955 Người nói:"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?(2) Mình phải làm thế nào cho ích nước, lợi nhà nhiều hơn?(3). Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh, phấn đấu đến chừng nào?...(4)"Hồ Chí Minh đã mang lại chỗ nước nhà kho tàng muôn vàn điều hay(5).Có người nói:Bác đã ra đi rồi(6). Không!(7) Bác vẫn sống,sống mãi trong lòng chúng ta là điểm sáng mãi trên bầu trời muôn ngàn tinh tú kia..(8) Ôi bác hồ là niềm tự hào của dân tộc ta (9)
Câu nghi vấn:4
Câu cầu khiến:2,3
Câu trần thuật:1,5,8
Câu phủ định:7
Câu cảm thán :9
" Chị " có thích tạo p2 ở đây k ? Chuyện ng ta yên lành rồi tự nhiên xía vô ! Cái đạo đức của " chị " cũng vào loại giỏi đấy chứ k vừa đâu !
( P/S : Ai k biết chuyện đừng xen vào nha, kẻo nhận đủ gạch đá xây luôn cái biệt thự như " chị " đó !)
tham khảo
Chao ôi! Phải chăng thu đã về? Tiết trời trở nên mát dịu không còn cái nắng gay gắt nóng nực của mùa hè nữa. Cái se lạnh đặc trưng của mùa thu cùng làn sương sớm mờ ảo bao trùm khắp không gian. Thoang thoảng, mùi ổi chín cùng mùi thơm của từng khóm cúc vàng trong vườn tỏa hương thơm lan tỏa khắp không gian. Ao thu nước trong veo, từng đàn cá nối đuôi nhau kiếm mồi, thỉnh thoảng vài chú cá còn ưỡn mình vươn khỏi mặt nước đớp mồi đánh động cả không gian tĩnh lặng. Những anh gọng vó thân người gầy gò kẽ lướt mình trên mặt nước như những nghệ sĩ múa ba lê điêu luyện. Mùa thu trên quê hương thật đẹp, chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận nhưng điều xung quanh bạn nhé!
Câu cảm thán: Chao ôi!Câu nghi vấn: Phải chăng thu đã vềCâu phủ định: Tiết trời trở nên mát dịu không còn cái nắng gay gắt nóng nực của mùa hè nữa. Câu cầu khiến: Mùa thu trên quê hương thật đẹp, chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận nhưng điều xung quanh bạn nhé!Câu trần thuật: Những anh gọng vó thân người gầy gò kẽ lướt mình trên mặt nước như những nghệ sĩ múa ba lê điêu luyện-Hè này Tú có đi đâu chơi không? Tuấn hỏi tôi
- Tú không đi đâu cả Tôi cau có đáp lại
- Chắc là phải đi học thêm chứ j? Hè này Tuấn được đi biển đó.
- Sẵn đang bực nghe nó nói vậy tôi phát cáu lên: ôi trời ông phiền quá!
nó ngơ ngác nhìn tôi đang nổi nóng, rồi như hiểu ra điều j nó cười phì rồi nhìn ra phía xa xăm:
- Hè đến đứa nào cũng cắp sách đi học thêm cả.
Như thể nó đg muốn an ủi tôi vậy đó
chú thích
nghi vấn: Hè này Tú có đi đâu chơi không?, Chắc là phải đi học thêm chứ j
cảm thán: ôi trời ông phiền quá!
trần thuật: Hè đến đứa nào cũng cắp sách đi học thêm cả.
tham khảo
Kiểu câu | Chức năng | Hình thức |
Câu nghi vấn (câu hỏi) | Chức năng chính: để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn thực hiện các chức năng khác như để chào xã giao (Bác đi đâu đấy ạ?, Chị có khỏe không ạ?…), để cầu khiến, ra lệnh (Bạn có thể giúp tớ đóng cửa sổ được không?), để đe dọa, để khẳng định/phủ định, để bộc lộ cảm xúc (“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”). | Hình thức: thể hiện thông qua các từ để hỏi như: à, ư, này, chưa, không, có không, khi nào, ở đâu, vì sao…và có dấu chấm hỏi cuối câu. |
Câu cầu khiến | Chức năng chính: để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh… ai đó làm gì. | Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hoặc cuối câu có dấu chấm than hoặc câu có ngữ điệu cầu khiến. Ví dụ: Bạn hãy giữ gìn sức khỏe. Chúng ta cùng làm việc nào. |
Câu cảm thán | Chức năng chính: để bộc lộ cảm xúc. Ví dụ: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…(Nam Cao – Lão Hạc)
| Dấu hiệu nhận biết: có các từ cảm thán như trời ơi, than ôi, ôi, thương thay...hoặc cuối câu có dấu chấm than. |
Câu trần thuật | Đây là kiểu câu phổ biến nhất trong giao tiếp. Nó có chức năng chính là kể, tả, thông báo, giới thiệu…Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện một số chức năng khác như yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc… Ví dụ: Ngày hôm qua tôi gặp một chuyện buồn. Hoặc câu: Tôi thấy phòng này rất nhỏ, anh không nên hút thuốc ở đây. | Kết thúc câu là dấu chấm câu. Học sinh lưu ý trường hợp đặc biệt của câu trần thuật là câu phủ định. Câu phủ định là câu có từ phủ định (không, chẳng, chưa, đâu có, đâu…). Có 2 kiểu câu phủ định: câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ. Một số mẫu câu thể hiện ý nghĩa phủ định: – A gì mà A (Học giỏi gì mà học giỏi.) – Làm gì có A. (Làm gì có chuyện như anh nói). (trong đó A là một cụm từ) |