Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thuyết trình cắm hoa 8/3: Vươn xa phụ nữ Việt
Cách cắm hoa:
Đầu tiên ta cần chọn một cái bình để cắm hoa hình chiếc thuyền nhằm thể hiện ý nghĩa vươn xa ra thế giới ra đại dương. Và loài hoa phù hợp nhất cho chủ đề này đó chính là hoa sen, ta sẽ chọn những bông sen vừa chớm nở và có cả nụ sen. Sau đó, cắm chúng vào trung tâm bình hoa. Xung quanh, ta có thể trang trí bằng những bông hồng có thể màu đỏ, màu cam hay màu hồng trên chiếc thuyền để tạo nên một vẻ đẹp đầy dịu dàng nhưng cũng thật độc đáo.
Bài thuyết trình:
Kính thưa quí vị ban giám khảo!
Kính thưa quí thầy cô giáo đồng nghiệp thân mến!
Tôi tên là :..................... Đại diện cho trường: .......................
Đến với hội thi: Cắm hoa nghệ thuật chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/20..., tôi xin phép được trình bày phần thi thuyết trình về ý tưởng cắm hoa của tôi.
Hoa sen là loài hoa tượng trưng cho phẩm cách con người Việt Nam vươn lên mọi hoàn cảnh và được đề cử là quốc hoa Việt Nam. Hoa sen là một biểu tượng cho vẻ đẹp cao sang mà đầy thuần khiết của dân tộc Việt.
Ca dao có câu:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."
Ngoài ra, loài hoa này còn là tượng trưng cho vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ Việt:
"Cổ tay em trắng như ngà
Đôi mắt em liếc như là dao cau
Nụ cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen."
Chính vì thế, trong cuộc thi cắm hoa lần này, chủ đề mà tôi muốn gửi gắm và chia sẻ, đó chính là "Vươn xa phụ nữ Việt" thông qua hình tượng những bông sen.
Trọng tâm của bình hoa đó chính là những bông sen: sen nở có, sen nụ có và đài sen cũng có. Đây là biểu tượng cho các thế hệ phụ nữ Việt từ trẻ cho tới già. Những bông sen trên con thuyền tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người phụ nữ Việt ra ngoài thế giới, để khẳng định tài trí cũng như sắc đẹp cùng với bạn bè năm châu. Đó một vẻ đẹp thuần khiết, đầy hoàn mỹ, dịu dàng, thướt tha đậm đà bản chất Việt mà không nơi đâu sánh được.
Cũng giống như câu nói "Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ” - Victor Huygo.
Thật vậy, ánh sáng êm dịu và đầy chất nữ tính ấy vẫn đã và đang lan tỏa rộng khắp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không chỉ lấp lánh vẻ đẹp mà còn tỏa sáng bởi phẩm chất trí tuệ, tài năng của người phụ nữ hôm nay. Ánh sáng nhẹ nhàng mà đầy huyền bí đó đã góp phần to lớn vào việc tạo nên ánh sáng rực rỡ của một xã hội tương lai văn minh, tốt đẹp hơn và phụ nữ Việt cũng vậy. Họ đang chứng tỏ với cả thế giới rằng, phụ nữ Việt Nam không những trung hậu đảm đang, mà còn đầy bản lĩnh để có thể vững bước trên đường đời, vươn cao và vươn xa hơn nữa..
Vâng, tôi xin cảm ơn Ban Giám Khảo, quí thầy cô giáo, cùng toàn thể các giáo viên đồng nghiệp đã lắng nghe bài thuyết trình ý tưởng cắm hoa nghệ thuật của tôi, một lần nữa xin chúc sức khỏe, chúc hội thi thành công tốt đẹp...
Trân trọng cảm ơn và kính chào!
tham khảo :
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"
Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.
Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.
Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.
Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.
Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.
Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.
Gợi ý cho em dàn ý chung:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận
TB:
Em hãy nêu ra các hoạt động trong lễ hội đó:
+ Lễ hội đó diễn ra khi nào?
+ Quy mô của lễ hội?
+ Diễn ra trong bao lâu?
+ Các hoạt động trong lễ hội là gì?
Cảm nhận của em về lễ hội đó?
Bày tỏ tình cảm của em với lễ hội đó?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Em tham khảo:
Một cái Tết nữa sắp đến. Trong những ngày này, việc chuẩn bị chào đón năm mới diễn ra náo nhiệt ở khắp mọi nơi. Học sinh trường tôi cũng tổ chức hội chợ xuân truyền thống trong sân trường.
Hội chợ này đã được nhà trường chuẩn bị suốt hai tuần. Các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, cùng với hội phụ huynh và nhiều học sinh, sau mỗi buổi học, lại cùng bắt tay vào các công việc như: trang trí sân khấu chính, dựng các gian hàng, sắp xếp các vật dụng cần thiết, tập nấu các món ăn cổ truyền, sắm sửa các món hàng truyền thống của địa phương,… Đây là hoạt động thường niên của nhà trường, nhưng năm nay là năm đầu tiên tôi được tham gia nên cảm thấy rất hào hứng.
Sáng ngày 20 tháng Chạp, gần như toàn bộ các thầy cô giáo và học sinh cùng nhiều phụ huynh đã có mặt trong sân trường. Mọi người ai vào việc nay hết sức khẩn trương. Đúng 8 giờ, lễ khai mạc chính thức bắt đầu. Sau màn tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu của hai bạn dẫn chương trình, thầy Hiệu trưởng lên sân khấu phát biểu khai mạc hội chợ. Liền sau đó là một số tiết mục văn nghệ chào mừng như: hát múa quạt, nhảy sạp, hát dân ca,… Ấn tượng nhất là màn sân khấu hoá các tác phẩm văn học dân gian, trong đó vở kịch Bánh chưng, bánh giầy được khen ngợi hơn cả. Vở kịch giúp tôi hình dung rõ hơn, sinh động hơn về nguồn gốc của loại bánh cổ truyền trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Đồng thời, các gian hàng cũng chính thức mở cửa chào đón người mua với nhiều mặt hàng phong phú. Có lớp bán bánh trôi, bánh chay; có lớp bán bánh chưng, bánh tét, bánh giầy; lại có lớp bán con tò he hay các sản phẩm gốm thủ công xinh xắn; cũng có lớp bán mũ nan, nón lá, tăm tre; thậm chí có lớp bày bán cả các bức thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ,… Các mặt hàng rất phong phú, đẹp mắt nhưng giá cả lại rất rẻ, vừa với túi tiền của đa số học sinh. Đó cũng là những món đồ mà trong những ngày thường, nhiều người không dễ tìm mua. Nhiều thứ tôi được thấy lần đầu tiên và phải hỏi kĩ người bán mới biết tên và cách dùng. Không chỉ có các gian hàng cố định, trong sân trường còn xuất hiện cả những gánh hàng rong y như những gánh hàng rong ở quê mà thỉnh thoảng tôi còn được nhìn thấy. Mọi người tham gia đều cố gắng đi hết các gian hàng, hoặc dừng lại ở những gánh hàng rong và mua cho mình một món đồ gì đó để ăn hoặc làm kỉ niệm. Tiếng rao hàng, tiếng trả giá, tiếng cười nói râm ran cả sân trường.
Cứ như thế, hội chợ kéo dài đến 6 giờ chiều mới tan. Ai cũng có vẻ mệt nhưng đều rất vui vẻ.
Hội chợ lần này đã để lại cho tôi ấn tượng rất sầu sắc. Qua hội chợ, tôi biết thêm được nhiều món đồ mà ngày xưa tổ tiên ta đã làm ra và sử dụng. Tôi cũng được sống trong một bầu không khí rộn rã, vui tươi, đầy màu sắc. Nó cho tôi cảm nhận được sự đầm ấm, yên vui của những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Nhất định, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của tôi.
Nhân ngày 20 - 11 trường em tổ chức cuộc thi cắm hoa. Lan là một cô gái khéo tay nhất trong lớp nên được cô giáo chọn là thành viên cắm hoa để dự thi. Trước khi cắm hoa, Lan mua một chiếc bình nhỏ để cắm hoa cúc xen hoa hồng. Tiếp đó, Lan chọn những bông hoa tươi và đẹp nhất trong vườn. Bạn chọn những bông nhỏ còn nụ để đến khi nộp bài hoa sẽ nở. Sau khi đầy đủ dụng cụ bạn bắt đầu cắm hoa và chỉ trong vòng 10 phút bạn đã hoàn thành xong bài thi của mình. Lọ hoa màu trắng hoa văn được bạn đặt lên bàn. Những bông hoa nhỏ và xinh được cắm xung quanh. Ở giữa nổi bật nhất vẫn là hoa hồng. Những bông hoa hồng đỏ và vàng được xen lẫn với những bông hoa trắng dại trông như tấm áo sặc sỡ màu sắc. Muốn cho đẹp hơn, những bông hoa tím nối tiếp sau những bông hoa hồng khiến cho màu sắc của lọ hoa trở nên tao nhã hơn. Cuối cùng là những chiếc lá dương xỉ cùng với là tóc tiên cắm cung quanh để tạo sự chú ý cho lọ hoa. Trước khi hoàn thành, những óng ánh được rắc lên những cánh hoa để cho những cánh hoa lấp lánh trên sân khấu. Nhìn lọ hoa, lớp nào cũng phải trầm trồ khen ngợi về bình hoa của lớp tôi. Lọ hoa đó cũng chính là lọ hoa mà bạn Lan dành cho cô Ngọc nhân ngày 20 - 11 . Tôi rất thích lọ hoa nhiều màu sắc đó và ước gì mình có thể cắm được lọ hoa đẹp như Lan.
Hướng dẫn cách cắm:
Chúng ta sẽ chọn 3 mùa sắc hoa hồng khác nhau và cấm cho chúng được hướng ra 3 mặt. Lưu ý, cần cắt cành hoa hồng sao cho có độ dài ngắn phù hợp để tạo nên thế cân bằng khi cắm vào bình. Xung quanh ta có thể trang trí với vài chiếc lá trầu bà, lá dương xỉ, hay lá cau... để tạo nên sự hài hòa về màu sắc.
Bài thuyết trình:
Kính thưa quí vị ban giám khảo!
Kính thưa quí thầy cô giáo đồng nghiệp thân mến!
Tôi tên là:..................... Đại diện cho trường: ............... .........
Đến với hội thi: Cắm hoa nghệ thuật chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/20XX, tôi xin phép được trình bày phần thi thuyết trình về ý tưởng cắm hoa của tôi.
Phụ nữ luôn chính là một sự kì diệu nhất của tạo hóa đã ban tặng cho thế giới này. Nếu cuộc sống này thiếu vắng bóng hình người phụ nữ thì cuộc đời sẽ chẳng còn những màu sắc tươi đẹp. Chính vì thế, trong cuộc thi cắm hoa lần này, chủ đề mà tôi muốn gửi gắm và chia sẻ, đó chính là "Sắc màu phụ nữ" thông qua hình ảnh của những sắc hồng tươi thắm nhất.
Nhìn tổng thể, ta có thể thấy được sự nổi bật của bình hoa đến từ những màu sắc của hoa hồng: đỏ có, vàng có, hồng có. Chúng hướng về 3 phía và mỗi một sắc hồng cũng mang một ý nghĩa rất riêng. Màu hoa hồng đỏ, tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt của người phụ nữ, màu hoa hồng vàng lại tượng trưng cho sự ghen tuông, màu hồng lại tượng trưng cho sự dịu dàng đằm thắm. Đó cũng chính là những sắc màu của người phụ nữ.
Phụ nữ mang một vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm. Trong tình yêu và cuộc sống, họ có thể hi sinh tất cả để mang lại những điều tốt đẹp cho những người xung quanh. Tuy là có đôi chút ghen tuông, nhưng điều đó chỉ làm nổi bật hơn nét đẹp riêng biệt của người phụ nữ.
Dù phải trải qua biết bao sương gió, mưa sa, bão táp, nắng gắt,... thì những bông hoa ấy vẫn vươn cao đón lấy ánh nắng mặt trời rực rỡ, luôn khoe sắc và tỏa ngát hương thơm, làm đẹp cho đời. Và phải chăng chính vì thế mà có người từng nói rằng : “Dù ta đặt phụ nữ vào vị trí nào đi chăng nữa thì họ vẫn làm đẹp cho xã hội. Họ chính là kho báu của cuộc đời.”
Vâng, tôi xin cảm ơn Ban Giám Khảo, quí thầy cô giáo, cùng toàn thể các giáo viên đồng nghiệp đã lắng nghe bài thuyết trình ý tưởng cắm hoa nghệ thuật của tôi, một lần nữa xin chúc sức khỏe, chúc hội thi thành công tốt đẹp...
Trân trọng cảm ơn và kính chào!