K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chính thức nằm ở thị trấn Mộc Châu, trên lối rẽ vào xã Mường Sang  di tích lịch sử Lưu niệm Trung Đoàn 52 Tây Tiến (Lâm viên Tây Tiến) là nơi di tích ghi dấu ấn đoàn quân Tây Tiến anh hùng. Trong  lịch sử, Mộc Châu là nơi những chiến sỹ của Trung đoàn 52 Tây Tiến dừng chân để huấn luyện và chuẩn bị nhận nhiệm vụ vượt núi, băng rừng sang nước bạn Lào chiến đấu.
 
Một thời oanh liệt đã qua đi, song những chiến công khắc tên mình bằng cả đời trai trẻ vẫn còn mãi. Để tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã quên mình vì đất nước, xin đừng quên dâng một nén hương tỏ lòng thành kính trước đài tưởng niệm.
Thiết kế của Di tích lưu niệm Tây Tiến lấy ý tưởng từ bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng. Đến thăm quan di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến chúng ta sẽ được cảm nhận một cách chân thực về những người lính cùng chung lý tưởng sống “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” nhưng cũng đầy hào hoa và lãng mạn bằng chất giọng vô cùng truyền cảm của thuyết minh viên.
 
Hơn thế nữa du khách sẽ được sử dụng hệ thống ống nhòm để quan sát đồn Mộc Lỵ- Di tích lịch sử cấp Quốc gia
 
Vé thăm quan: 20.000đ/người.

Thác Dải Yếm

Cách trung tâm huyện chừng 8km, dọc theo quốc lộ 43 hướng về cửa khẩu Lóng Sập.

Thác Dải Yếm-cái tên tưởng chừng như rất mềm mại nhưng lại mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ với dải nước trắng xóa dài khoảng 100m.
Đến đây du khách sẽ được thỏa thích chiêm ngưỡng và khám phá "tiên cảnh". Cùng nhau tận hưởng những "cơn mưa phùn" mát lạnh từ dòng thác để quên đi ngày tháng của tiết trời oi ả, bỏ lại sau lưng những lo toan, bộn bề và cho mình được đắm mình trong thư giãn. Chẳng gì có thể lột tả được cái cảm giác ấy ngoài việc hãy tự mình đến trải nghiệm.

Giá vé 10.000đ/1 người

Di tích Chùa Vạt Hồng

Khi thăm quan thác Dải Yếm xong, đi ngược trở lại quốc lộ 43 khoảng 300m rồi rẽ phải, đi tiếp chừng 600m du khách sẽ đến Bản Vặt-nơi tọa lạc của di tích chùa Chiền Viện (hay chùa Vạt Hồng).

Đây là một kiến trúc Phật giáo lớn của miền Tây Bắc từ thế kỷ XIII do đồng bào Thái xây dựng. Khi mới đến thăm ngôi chùa nhìn qua bên ngoài du khách có thể thấy được quang cảnh hoang sơ, do trước đây, trong thời kỳ chiến tranh, kẻ thù tìm cách dội bom để tiêu diệt di tích này.

Nhưng khi đi sâu vào phía trong và quan sát tỉ mỉ bạn sẽ được khám phá một nền kiến trúc Phật giáo thật tinh xảo của thời xưa để lại. Bên trong gồm có 1 pho tượng lớn, 8 pho tượng vừa, 56 pho tượng nho nhỏ được đúc bằng đồng, bên cạnh đó còn có 2 pho tượng bằng thiếc và một pho tượng hơi nhỏ làm bằng ngà. Đặc biệt hơn là còn có một tấm bia đá, một nửa khắc chữ Thái, một nửa khắc chữ Hán.

Mặc dù di tích chùa Chiền Viện ngày nay đã bị đổ nát, hoang sơ nhưng lại là chốn thiêng của đất Mộc. Bởi ngày trước, đây chính là khu vực trung tâm hình chính của huyện Mộc Châu bây giờ. Và quan trọng hơn nữa, ngôi chùa rất thiêng và được nhiều tín đồ cũng như bà con địa phương thành tâm đến dâng hương vào ngày tuần.

Khu du lịch Mộc Châu Happy Land

Rời "chốn thiêng" để tiếp tục hành trình, trên trục đường quốc lộ 43 trở ngược lại quốc lộ 6 sẽ gặp một ngã 3 lớn (lối rẽ đi xã Chiềng Khừa, đối diện UBND xã Mường Sang)  tại đây rẽ trái đi sâu vào trong chừng 2km là đến được điểm thăm quan du lịch Happy Land.
Dù mới đưa vào hoạt động nhưng chỉ tính duy nhất trong ngày 2/9 vừa qua đã thu hút hơn hai vạn người đến thăm quan. Một con số cho thấy sức hấp dẫn của khu du lịch này.

Với thảm hoa đa sắc màu trải dài trong một thung lũng của Bản Lùn với diện tích 5ha, nhiều khu chụp hình đẹp được bố trí như một phim trường vô cùng mãn nhãn hẳn sẽ hấp dẫn rất nhiều du khách đến đây để lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời cùng "xứ Mộc". Ngoài ra du khách còn được trải nghiệm với trò chơi cảm giác mạnh như lăn bóng Zorb Ball. Hơn nữa khu du lịch Happy Land còn có khu lưu trú là những phòng ngủ hình ống tròn vô cùng độc đáo dành cho ai yêu khám phá.

Đến Happy Land để cảm nhận không khí ngọt lành, trong trẻo tựa chốn "bồng lai" yên bình với mức phí chỉ 20.000đ/người.
Hợp tác xã Nấm Thảo nguyên Mộc Châu

Nằm ngay gần thác Dải Yếm, với quy mô trang trại trên 1ha. Du khách sẽ có rất nhiều trải nghiệm thú vị khi đến với Hợp tác xã Nấm thảo nguyên Mộc Châu. Đó là trải nghiệm hái nấm, tìm hiểu quy trình sản xuất nấm, ngắm thác Dải Yếm từ trên cao, thưởng thức 32 món ăn đặc sắc từ nấm.
Trên cung đường dài 5km nhưng hội tụ đủ từ danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, mô hình sản xuất nông nghiệp, khu thăm quan nghỉ dưỡng..quả là xứng danh "con đường du lịch".
11 tháng 3 2018

Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lại thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn NguyễnTuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ .

Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao trùm cả mặt biển , không nom thấy đảo xa chỉ thấymột màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt nhưmột bản tình ca không lời bất tận.

Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả nhữngngười dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao.Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển. Nước biển lại sóng sánh đổi màu, Một màu thật tuyệt.

Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đặm đà. Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt , lấy nước ngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày.Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ hết. Màu xanh của da trời , hòa quyện cùng màu xanh củanước biển tạo thành một màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô.Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muôn thuở, thỉnh thoảng lại xô bờ cát bọt tung trắng xóa.

Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như một bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô.

11 tháng 3 2018

Trả lời

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh  rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả ttrứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mám bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửtig hồng ". Những so sánh thật bất ngờ, thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng sau đây thì mới thực sự tài hoa ‘Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực rỡ “đò hồng, bạc, ngọc trai”; chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, đường bệ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.

~Hok tốt~

17 tháng 9 2018

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.

Sơn Tinh : vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi

Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

Theo các sự kiện này mình nghĩ bạn sẽ tóm tắt được:

1.Hùng Vương kén rể.

2. Hai người đến cầu hôn Mị Nương.

3.Điều kiện kén rể.

4.Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về núi.

5. Thủy Tinh đến sau, tức giận,dâng nước đánh đuổi Sơn Tinh.

6.Cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh.

15 tháng 4 2018

Hàng năm mỗi độ xuân về, tôi lại hồi hộp chờ bữa cơm mẹ nấu vào sáng ngày mùng Một tết. Ngày đầu tiên của năm mới, cả nhà được thưởng thức bữa cơm do chính tay mẹ nấu.

Có thể các bạn sẽ ngạc nhiên vì muốn ăn cơm mẹ nấu lúc nào mà chẳng được, chỉ cần mè nheo một chút mẹ sẽ chiều mình thôi. Nhưng với gia đình tôi thì khác, gần như cả năm nhà chúng tôi mới được ăn cơm mẹ nấu một lần vào ngày mùng một. Và cha tôi thể nào cũng sẽ nói điều gì đó về bữa cơm khiến mẹ tôi phải hét lên, như: “món canh mặn quá!”, “món thịt kho tàu trắng quá, thịt chưa mềm”, “cơm hơi khô!”… Các bạn đừng vội lấy điều đó để đánh giá về mẹ, coi chừng lầm to, bởi mẹ tôi không vì thế mà thiếu đảm đang trong nhà. Mẹ là người phụ nữ “vừa xây nhà, vừa xây tổ ấm”!

Mẹ tôi hiếm khi nấu cơm do quá bận rộn với việc bán tạp hóa tại nhà. Hoặc nếu có nấu, mẹ chỉ phụ “vòng ngoài”, nhặt rau, vo gạo hay đặt cơm. Hầu như cả năm, mẹ chưa bao giờ có thời gian để chăm chút cho một bữa ăn trọn vẹn. Nhìn mẹ tất bật, chúng tôi vừa thương vừa giận. Thương bởi mẹ suốt năm suốt tháng gắn chặt với cái quán, giận bởi vì mẹ không biết thương… mẹ. Chúng tôi chưa bao giờ phát hiện ra mẹ ghiền cái gì ngoài quán tạp hóa đó. Đi đâu mẹ cũng vội về ngay với nó, kể cả những ngày tết, chỉ ngoại trừ buổi sáng mùng 1 hiếm hoi. Thời điểm chị em tôi tốt nghiệp đại học, đứa nào cũng muốn mẹ chia vui, gọi về nói mẹ tranh thủ đi thành phố một ngày, nhưng mẹ nói ngay, không hề suy nghĩ: “đi thì ai coi quán”! Nhiều khi chúng tôi… ganh tỵ cả với cái quán tạp hóa. Vậy mới thấy giá trị bữa cơm mẹ nấu mùng Một tết, chỉ buổi sáng hôm ấy, mẹ tôi thật sự được thảnh thơi để nấu ăn cho cả nhà.

Những ngày thường nhật, mẹ dậy từ 4g30 sáng để chuẩn bị 5 giờ đi chợ đầu mối cùng với cha tôi, 7 giờ mẹ về, ăn qua quýt một chút rồi lao vào bán lai rai cho đến 22 giờ đêm. Lúc không có khách thì mẹ phân hàng, xếp rau quả và đồ bán lại cho ngay ngắn, không lúc nào ngơi tay. Buổi trưa vắng khách, mẹ vừa nằm võng ngủ… vừa bán hàng. Khách đến gọi là mẹ dậy một cách ngon ơ, đang ăn có khách mẹ tôi cũng đứng lên, đang ngủ có khách gọi cửa mẹ cũng phải dậy bán… “Người ta đến mua hàng lắt nhắt: điếu thuốc lẻ 500 đồng, cục nước đá 1000 đồng, bịch đậu phộng 2000 đồng, không đáng công mình đứng lên ngồi xuống. Nhưng những thứ đó người ta đang cần, không lẽ người ta đã đến quán mà mình không bán?”. Những năm tháng trẻ trâu, tôi không hiểu chuyện bởi đi học đi làm cả tháng trời ở xa về, muốn ăn với mẹ một bữa cơm cho tử tế, cũng không xong vì đang ăn mẹ lại đứng dậy bán hàng. Tôi làm mình làm mẩy: “mẹ thương cái quán hơn con!”, rồi chạy ra đằng sau mà khóc.

Ừ thì khóc, mẹ chẳng bao giờ dỗ. Không chỉ mình tôi mà ba chị em tôi đều như vậy, tủi thân tự khóc rồi tự nín, nhiều lúc yếu lòng lại đi giận cái quán của mẹ. Nhưng hơi sức đâu mà mẹ để tâm dỗ dành chúng tôi. Mẹ đã lo hết cho cái “nồi cơm – manh áo” của gia đình thông qua cái quán tạp hóa này rồi. Thời buổi khó khăn, những năm 90 của thế kỷ trước mà con đứa nào cũng đòi học… đại học. Chúng tôi hạnh phúc nhất là cha mẹ cho chúng tôi toàn quyền lựa chọn ngành nghề mình thích, cha mẹ cứ vờ như vô tâm, tụi bây muốn làm gì thì làm, muốn học ngành nào thì học, cha mẹ lo điều kiện cho tụi bây học được là mừng lắm rồi. Nên chị em tôi tự tìm tòi, tự bảo ban nhau học hành, học những ngành mình yêu thích để khỏi chán mà “bỏ ngang hông!”

Còn chuyện nấu ăn thì khỏi phải bàn, tôi là chị lớn trong nhà nên phải chu toàn tất cả, tôi không nhớ mình biết nấu ăn từ khi nào, nhưng toàn một mình tôi đảm nhiệm. Đi học về, dù trưa trật hay tối mịt, chui vào bếp nấu ăn là nhiệm vụ hàng đầu, nếu trễ quá thì có mẹ tôi phụ lặt rau (vừa lặt rau vừa trông quán), khi tôi đi học xa, thì đến em gái út, em gái út đi học xa luôn thì nhiệm vụ này giao cho cha tôi. Ông vừa là tài xế của bà chủ hàng tạp hóa, vừa làm ở Ủy ban nhân dân phường và kiêm luôn việc nấu ăn. Nhiệm vụ hàng đầu của mẹ tôi vẫn là cái quán! Cái quán ồn ào, cái quán thị phi, cái quán là nguồn nuôi sống của cả gia đình tôi. Tôi ghét nó hay yêu nó cũng không quan trọng! Quan trọng là nó đã khiến mẹ tôi bận suốt cả năm trừ sáng ngày mùng Một tết.

Ngay cả thời khắc gần giao thừa, khi tôi đã sắp bánh trái, hoa rượu lên bàn để hối mẹ vào cúng Tất niên, tôi vẫn còn phát bực… với khách của cái quán ấy. Họ cứ lắt nhắt đến mua hàng: lúc ít rượu, lúc ít giấy tiền vàng bạc, lúc vài lon gạo, lúc ít dầu hôi… vân vân và vân vân… nhà họ hết cái gì họ liền chạy đến cái quán của… mẹ! Nó chỉ thiếu mỗi quần áo và thịt bò là thành cái chợ! Nhưng cũng chính cái quán ấy và sự bận rộn của mẹ, làm cho tôi phải tự biết mọi điều trong cuộc sống. Hình ảnh bươn chải của mẹ đã làm cho tôi trở nên mạnh mẽ khi thất bại, biết mím môi lại lúc khóc, biết tự lau nước mắt mà đứng lên. Tôi học được từ mẹ, ai cũng từ tay trắng mà làm nên, cần kiệm và bền chí thì có cơ nghiệp, dù nhỏ hay lớn thì nó cũng là do chính mình tạo dựng.

NHIỀU NGƯỜI ĐỌC

by Mgid

Cương cứng cả đêm! Chỉ với vài giọt

Một cô gái từ Cần Thơ kiếm hơn 30 triệu đồng trong một ngày!

Tất cả những điều đó từ mẹ làm cho bữa cơm vào buổi sáng mùng 1 thật ý nghĩa! Dù cho mẹ có nấu mặn món canh, thịt kho tàu không nhừ hoặc quên bỏ tiêu, hay cơm có hơi khô do cả năm không nấu ăn, thì đó cũng là bữa cơm ngon nhất trong năm của gia đình tôi, và là kí ức đẹp của tuổi thơ tôi cho đến bây giờ. Sáng sớm ngày mùng một, tôi nằm ngủ nướng trên chiếc giường nhỏ cùng cái gối mềm, không phải nghe tiếng mẹ lách cách bận rộn chuẩn bị đi chợ sớm. Cha mẹ cũng ngủ nướng một chút, vì hôm qua thức cúng giao thừa và những ngày bận rộn buôn bán trước đó. Cả 4 cha con chúng tôi, có thể đã thức nhưng cứ đua nhau nằm. Mẹ sẽ dậy trước nhất và nấu cơm cúng. Sau đó mẹ lấy đồ tôi đã để sẵn trong tủ lạnh từ tối hôm qua ra… chế biến và nấu. Cả năm không nấu ăn, buổi sáng mùng một mẹ nấu… một mình (vì rất có thể 1 trong 4 cha con tôi mà dậy, vai trò bếp trưởng của mẹ sẽ yếu đi). Và chỉ có hôm đó mẹ tôi không “la”, mẹ dịu dàng, mẹ từ tốn. Trước khi ăn cơm, mẹ ấm áp phát tiền lì xì cho chúng tôi, chúng tôi chúc tết, nếu đã đi làm có tiền rồi thì chúng tôi mừng tuổi lại cho cha mẹ. Mẹ cả năm không nghe lời ngọt ngào, ngày tết nếu nghe sẽ đỏ mặt vì… mắc cỡ. Cha tôi có cái tật hay đùa, biết mẹ tôi thế nào cũng mắc cỡ nên khoái trêu chọc. Thế là cả lũ ba đứa chúng tôi được thể cười vang.

Ngày trước, khi chúng tôi chưa đi học xa thì không sao, cũng ít khi để ý đến việc biểu lộ tình cảm của mẹ dành cho mình. Nhưng khi ở xa… nhớ lắm. 1 tuần tôi gọi về, 2 tuần tôi gọi về, rồi 1 tháng tôi gọi về… mẹ nhận điện thoại cũng không bao giờ thắc mắc tại sao ít gọi. Tôi đâm nổi quạu, “mẹ không nhớ con?! Con không gọi, mẹ cũng không sốt ruột mà gọi cho còn à?” –  “nhớ nhung cái gì, lo mà học đi!”… tôi tủi thân mắc khóc. Nghe lũ bạn kể chuyện nó được mẹ âu yếm, vuốt ve, nói ngon nói ngọt mà thèm, nhưng mẹ mình là mẹ mình. Mình yêu mẹ bởi mẹ là chính mẹ. Tôi cũng không biết từ đâu, mẹ có thể cứng cỏi được như vậy, nên là con gái mẹ, cũng sớm biết chân cứng đá mềm!

Thằng em tôi thì không chịu vậy. Có lần nó về nhà, đi học xa về nên sà xuống ôm ngang hông mẹ. Mẹ tôi la lối đẩy nó ra, “ôm iếc gì, cái thằng này! Đi ra cho tao bán quán” – “Này thì bán quán!” – Em trai tôi lúc đó học năm nhất đại học, cao lớn nên không chịu thua như tôi, nó canh giữa lúc quán đông người, nó ẵm mẹ tôi lên! Chao ôi, mẹ tôi mắc cỡ đỏ cả mặt, sau “la” thằng nhỏ cả tuần trời. Nhưng tôi lén nhìn, khi ở một mình, mẹ lại tủm tỉm vì hành động đó của thằng con trai tinh nghịch.

Việc biểu lộ tình thương của mẹ với lũ chúng tôi cũng vô cùng đặc biệt, không lời ngọt ngào, không cử chỉ âu yếm, không nấu ăn ngon hay chăm sóc nọ kia. Nhưng cả ba chúng tôi đều biết, mẹ đã quên mình chỉ để sống cho chúng tôi và cha. Bằng cách này hay cách khác, chúng tôi biết, mẹ không can thiệp ý muốn của mình vào nghề nghiệp, bạn bè hay việc chọn người yêu, chồng/ vợ của chúng tôi. Mẹ gốc là nông dân phương Đông, cả đời không đi khỏi nơi mình sống, nhưng lại biết ứng xử như những người trí thức phương tây – để các con tự lựa chọn những gì có thể chọn. Mẹ không bao giờ nói ra những điều đó, nhưng mà mẹ đã làm được chúng một cách rất tự nhiên.

Ngày tôi dẫn người yêu đầu đời về nhà ra mắt, cha mẹ tôi vui vẻ đón chào, tôn trọng mọi quyết định của tôi. Sau khoảng thời gian tôi và người đó không hợp nên chia tay, tôi nói với mẹ quyết định này, mẹ mới nói: “mẹ không thích cậu ta”. “Trời, sao mẹ không nói từ đầu để con đỡ mất thời gian”. Mẹ tôi chỉ im lặng… lo bán hàng. Nhưng tôi biết, mẹ tôn trọng mọi quyết định của tôi, dù mẹ có không thích người tôi chọn. Mẹ đã lẳng lặng nhìn tôi lớn lên, đi bằng chính đôi chân và vấp vã bằng chính quyết định của mình, để tôi trưởng thành, và cả hai em tôi cũng vậy. Mẹ tôi quả là người phụ nữ can đảm thì mới làm được như vậy, phải không?

Với mẹ, không có việc lớn hay việc nhỏ, việc nào đến tay thì mẹ làm, rất cần mẫn và tròn vai. Có thể việc lớn là cái quán, việc nhỏ là những bữa cơm thường nhật, nhưng với tôi, tình yêu lớn lao của mẹ đã được thể hiện qua hành động trong suốt cuộc hành trình sống với gia đình, nơi ấy, có bữa cơm ngày mùng một tết mà dù cho tôi có ở đâu, làm công to việc lớn gì cũng mong trở về để được ăn với gia đình.

15 tháng 4 2018

Hàng năm mỗi độ xuân về, tôi lại hồi hộp chờ bữa cơm mẹ nấu vào sáng ngày mùng Một tết. Ngày đầu tiên của năm mới, cả nhà được thưởng thức bữa cơm do chính tay mẹ nấu.

Có thể các bạn sẽ ngạc nhiên vì muốn ăn cơm mẹ nấu lúc nào mà chẳng được, chỉ cần mè nheo một chút mẹ sẽ chiều mình thôi. Nhưng với gia đình tôi thì khác, gần như cả năm nhà chúng tôi mới được ăn cơm mẹ nấu một lần vào ngày mùng một. Và cha tôi thể nào cũng sẽ nói điều gì đó về bữa cơm khiến mẹ tôi phải hét lên, như: “món canh mặn quá!”, “món thịt kho tàu trắng quá, thịt chưa mềm”, “cơm hơi khô!”… Các bạn đừng vội lấy điều đó để đánh giá về mẹ, coi chừng lầm to, bởi mẹ tôi không vì thế mà thiếu đảm đang trong nhà. Mẹ là người phụ nữ “vừa xây nhà, vừa xây tổ ấm”!

Mẹ tôi hiếm khi nấu cơm do quá bận rộn với việc bán tạp hóa tại nhà. Hoặc nếu có nấu, mẹ chỉ phụ “vòng ngoài”, nhặt rau, vo gạo hay đặt cơm. Hầu như cả năm, mẹ chưa bao giờ có thời gian để chăm chút cho một bữa ăn trọn vẹn. Nhìn mẹ tất bật, chúng tôi vừa thương vừa giận. Thương bởi mẹ suốt năm suốt tháng gắn chặt với cái quán, giận bởi vì mẹ không biết thương… mẹ. Chúng tôi chưa bao giờ phát hiện ra mẹ ghiền cái gì ngoài quán tạp hóa đó. Đi đâu mẹ cũng vội về ngay với nó, kể cả những ngày tết, chỉ ngoại trừ buổi sáng mùng 1 hiếm hoi. Thời điểm chị em tôi tốt nghiệp đại học, đứa nào cũng muốn mẹ chia vui, gọi về nói mẹ tranh thủ đi thành phố một ngày, nhưng mẹ nói ngay, không hề suy nghĩ: “đi thì ai coi quán”! Nhiều khi chúng tôi… ganh tỵ cả với cái quán tạp hóa. Vậy mới thấy giá trị bữa cơm mẹ nấu mùng Một tết, chỉ buổi sáng hôm ấy, mẹ tôi thật sự được thảnh thơi để nấu ăn cho cả nhà.

Những ngày thường nhật, mẹ dậy từ 4g30 sáng để chuẩn bị 5 giờ đi chợ đầu mối cùng với cha tôi, 7 giờ mẹ về, ăn qua quýt một chút rồi lao vào bán lai rai cho đến 22 giờ đêm. Lúc không có khách thì mẹ phân hàng, xếp rau quả và đồ bán lại cho ngay ngắn, không lúc nào ngơi tay. Buổi trưa vắng khách, mẹ vừa nằm võng ngủ… vừa bán hàng. Khách đến gọi là mẹ dậy một cách ngon ơ, đang ăn có khách mẹ tôi cũng đứng lên, đang ngủ có khách gọi cửa mẹ cũng phải dậy bán… “Người ta đến mua hàng lắt nhắt: điếu thuốc lẻ 500 đồng, cục nước đá 1000 đồng, bịch đậu phộng 2000 đồng, không đáng công mình đứng lên ngồi xuống. Nhưng những thứ đó người ta đang cần, không lẽ người ta đã đến quán mà mình không bán?”. Những năm tháng trẻ trâu, tôi không hiểu chuyện bởi đi học đi làm cả tháng trời ở xa về, muốn ăn với mẹ một bữa cơm cho tử tế, cũng không xong vì đang ăn mẹ lại đứng dậy bán hàng. Tôi làm mình làm mẩy: “mẹ thương cái quán hơn con!”, rồi chạy ra đằng sau mà khóc.

Ừ thì khóc, mẹ chẳng bao giờ dỗ. Không chỉ mình tôi mà ba chị em tôi đều như vậy, tủi thân tự khóc rồi tự nín, nhiều lúc yếu lòng lại đi giận cái quán của mẹ. Nhưng hơi sức đâu mà mẹ để tâm dỗ dành chúng tôi. Mẹ đã lo hết cho cái “nồi cơm – manh áo” của gia đình thông qua cái quán tạp hóa này rồi. Thời buổi khó khăn, những năm 90 của thế kỷ trước mà con đứa nào cũng đòi học… đại học. Chúng tôi hạnh phúc nhất là cha mẹ cho chúng tôi toàn quyền lựa chọn ngành nghề mình thích, cha mẹ cứ vờ như vô tâm, tụi bây muốn làm gì thì làm, muốn học ngành nào thì học, cha mẹ lo điều kiện cho tụi bây học được là mừng lắm rồi. Nên chị em tôi tự tìm tòi, tự bảo ban nhau học hành, học những ngành mình yêu thích để khỏi chán mà “bỏ ngang hông!”

Còn chuyện nấu ăn thì khỏi phải bàn, tôi là chị lớn trong nhà nên phải chu toàn tất cả, tôi không nhớ mình biết nấu ăn từ khi nào, nhưng toàn một mình tôi đảm nhiệm. Đi học về, dù trưa trật hay tối mịt, chui vào bếp nấu ăn là nhiệm vụ hàng đầu, nếu trễ quá thì có mẹ tôi phụ lặt rau (vừa lặt rau vừa trông quán), khi tôi đi học xa, thì đến em gái út, em gái út đi học xa luôn thì nhiệm vụ này giao cho cha tôi. Ông vừa là tài xế của bà chủ hàng tạp hóa, vừa làm ở Ủy ban nhân dân phường và kiêm luôn việc nấu ăn. Nhiệm vụ hàng đầu của mẹ tôi vẫn là cái quán! Cái quán ồn ào, cái quán thị phi, cái quán là nguồn nuôi sống của cả gia đình tôi. Tôi ghét nó hay yêu nó cũng không quan trọng! Quan trọng là nó đã khiến mẹ tôi bận suốt cả năm trừ sáng ngày mùng Một tết.

Ngay cả thời khắc gần giao thừa, khi tôi đã sắp bánh trái, hoa rượu lên bàn để hối mẹ vào cúng Tất niên, tôi vẫn còn phát bực… với khách của cái quán ấy. Họ cứ lắt nhắt đến mua hàng: lúc ít rượu, lúc ít giấy tiền vàng bạc, lúc vài lon gạo, lúc ít dầu hôi… vân vân và vân vân… nhà họ hết cái gì họ liền chạy đến cái quán của… mẹ! Nó chỉ thiếu mỗi quần áo và thịt bò là thành cái chợ! Nhưng cũng chính cái quán ấy và sự bận rộn của mẹ, làm cho tôi phải tự biết mọi điều trong cuộc sống. Hình ảnh bươn chải của mẹ đã làm cho tôi trở nên mạnh mẽ khi thất bại, biết mím môi lại lúc khóc, biết tự lau nước mắt mà đứng lên. Tôi học được từ mẹ, ai cũng từ tay trắng mà làm nên, cần kiệm và bền chí thì có cơ nghiệp, dù nhỏ hay lớn thì nó cũng là do chính mình tạo dựng

Tất cả những điều đó từ mẹ làm cho bữa cơm vào buổi sáng mùng 1 thật ý nghĩa! Dù cho mẹ có nấu mặn món canh, thịt kho tàu không nhừ hoặc quên bỏ tiêu, hay cơm có hơi khô do cả năm không nấu ăn, thì đó cũng là bữa cơm ngon nhất trong năm của gia đình tôi, và là kí ức đẹp của tuổi thơ tôi cho đến bây giờ. Sáng sớm ngày mùng một, tôi nằm ngủ nướng trên chiếc giường nhỏ cùng cái gối mềm, không phải nghe tiếng mẹ lách cách bận rộn chuẩn bị đi chợ sớm. Cha mẹ cũng ngủ nướng một chút, vì hôm qua thức cúng giao thừa và những ngày bận rộn buôn bán trước đó. Cả 4 cha con chúng tôi, có thể đã thức nhưng cứ đua nhau nằm. Mẹ sẽ dậy trước nhất và nấu cơm cúng. Sau đó mẹ lấy đồ tôi đã để sẵn trong tủ lạnh từ tối hôm qua ra… chế biến và nấu. Cả năm không nấu ăn, buổi sáng mùng một mẹ nấu… một mình (vì rất có thể 1 trong 4 cha con tôi mà dậy, vai trò bếp trưởng của mẹ sẽ yếu đi). Và chỉ có hôm đó mẹ tôi không “la”, mẹ dịu dàng, mẹ từ tốn. Trước khi ăn cơm, mẹ ấm áp phát tiền lì xì cho chúng tôi, chúng tôi chúc tết, nếu đã đi làm có tiền rồi thì chúng tôi mừng tuổi lại cho cha mẹ. Mẹ cả năm không nghe lời ngọt ngào, ngày tết nếu nghe sẽ đỏ mặt vì… mắc cỡ. Cha tôi có cái tật hay đùa, biết mẹ tôi thế nào cũng mắc cỡ nên khoái trêu chọc. Thế là cả lũ ba đứa chúng tôi được thể cười vang.

Ngày trước, khi chúng tôi chưa đi học xa thì không sao, cũng ít khi để ý đến việc biểu lộ tình cảm của mẹ dành cho mình. Nhưng khi ở xa… nhớ lắm. 1 tuần tôi gọi về, 2 tuần tôi gọi về, rồi 1 tháng tôi gọi về… mẹ nhận điện thoại cũng không bao giờ thắc mắc tại sao ít gọi. Tôi đâm nổi quạu, “mẹ không nhớ con?! Con không gọi, mẹ cũng không sốt ruột mà gọi cho còn à?” –  “nhớ nhung cái gì, lo mà học đi!”… tôi tủi thân mắc khóc. Nghe lũ bạn kể chuyện nó được mẹ âu yếm, vuốt ve, nói ngon nói ngọt mà thèm, nhưng mẹ mình là mẹ mình. Mình yêu mẹ bởi mẹ là chính mẹ. Tôi cũng không biết từ đâu, mẹ có thể cứng cỏi được như vậy, nên là con gái mẹ, cũng sớm biết chân cứng đá mềm!

Thằng em tôi thì không chịu vậy. Có lần nó về nhà, đi học xa về nên sà xuống ôm ngang hông mẹ. Mẹ tôi la lối đẩy nó ra, “ôm iếc gì, cái thằng này! Đi ra cho tao bán quán” – “Này thì bán quán!” – Em trai tôi lúc đó học năm nhất đại học, cao lớn nên không chịu thua như tôi, nó canh giữa lúc quán đông người, nó ẵm mẹ tôi lên! Chao ôi, mẹ tôi mắc cỡ đỏ cả mặt, sau “la” thằng nhỏ cả tuần trời. Nhưng tôi lén nhìn, khi ở một mình, mẹ lại tủm tỉm vì hành động đó của thằng con trai tinh nghịch.

Việc biểu lộ tình thương của mẹ với lũ chúng tôi cũng vô cùng đặc biệt, không lời ngọt ngào, không cử chỉ âu yếm, không nấu ăn ngon hay chăm sóc nọ kia. Nhưng cả ba chúng tôi đều biết, mẹ đã quên mình chỉ để sống cho chúng tôi và cha. Bằng cách này hay cách khác, chúng tôi biết, mẹ không can thiệp ý muốn của mình vào nghề nghiệp, bạn bè hay việc chọn người yêu, chồng/ vợ của chúng tôi. Mẹ gốc là nông dân phương Đông, cả đời không đi khỏi nơi mình sống, nhưng lại biết ứng xử như những người trí thức phương tây – để các con tự lựa chọn những gì có thể chọn. Mẹ không bao giờ nói ra những điều đó, nhưng mà mẹ đã làm được chúng một cách rất tự nhiên.

Ngày tôi dẫn người yêu đầu đời về nhà ra mắt, cha mẹ tôi vui vẻ đón chào, tôn trọng mọi quyết định của tôi. Sau khoảng thời gian tôi và người đó không hợp nên chia tay, tôi nói với mẹ quyết định này, mẹ mới nói: “mẹ không thích cậu ta”. “Trời, sao mẹ không nói từ đầu để con đỡ mất thời gian”. Mẹ tôi chỉ im lặng… lo bán hàng. Nhưng tôi biết, mẹ tôn trọng mọi quyết định của tôi, dù mẹ có không thích người tôi chọn. Mẹ đã lẳng lặng nhìn tôi lớn lên, đi bằng chính đôi chân và vấp vã bằng chính quyết định của mình, để tôi trưởng thành, và cả hai em tôi cũng vậy. Mẹ tôi quả là người phụ nữ can đảm thì mới làm được như vậy, phải không?

Với mẹ, không có việc lớn hay việc nhỏ, việc nào đến tay thì mẹ làm, rất cần mẫn và tròn vai. Có thể việc lớn là cái quán, việc nhỏ là những bữa cơm thường nhật, nhưng với tôi, tình yêu lớn lao của mẹ đã được thể hiện qua hành động trong suốt cuộc hành trình sống với gia đình, nơi ấy, có bữa cơm ngày mùng một tết mà dù cho tôi có ở đâu, làm công to việc lớn gì cũng mong trở về để được ăn với gia đình.

30 tháng 8 2018

* Trong truyện Sơn Tinh, có 3 nhân vật chính, đó là : Sơn Tinh và Thủy Tinh.

    • Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..
    • Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".
  • Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
    • Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.
    • Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
6 tháng 9 2018
Bài làm:
  • Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như:
    • Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..
    • Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".
  • Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
    • Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.
    • Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
18 tháng 2 2016

–    Tiếp đó là những thuyền bè chở đầy thức quả, nào là mít, cau tươi dây mây…

–    Rồi bao nhiêu là núi non hiện lên, những cây cổ thụ được nhân hóa nhìn trầm ngâm xuống mặt nước

=>    Chốn đây quả thật là một nơi phong cảnh hữu tình, nước non thiên nhiên hòa quyện với thuyền bè của con người tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa rất mực đời thường giản dị

–    Qua đoạn thác hiểm trở là những cây cối hiện lên

–    Những đồng bằng xanh tươi trù phú, nhưng khúc sông chảy quanh co nhịp nhàng

=>    Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ngôn ngữ gợi hình đã giúp nhà văn thành công trong việc miêu tả thiên nhiên vừa mang vẻ hiền hòa cổ xưa lại vừa mang vẻ hùng vĩ mà lại rất thơ mộng

mk liệt kê rùi đó, bn tự làm nha

18 tháng 2 2016

Dòng sông Thu Bồn-1 dòng sông mang 1 vẻ đẹp đơn sơ, giản dị nhưng trù phú. Trên sông những thuyền bè chở đầy...

thiếu j cách viết, mk bịa cug được vài câu rùi

Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm

Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà,… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…

Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyển đi vào chợ. Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc, cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi…

Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ, những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang. Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trễ mà phải chịu tay lấy mấy bó rau, con cá hàng ế cho vừa buổi chợ. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước

4 tháng 4 2018

chợ ồn ào đông đúc .

19 tháng 4 2018

Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có sự xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.

Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai. Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Chiếc áo tay dài, đôi hài,... tất cả đều trắng tinh một màu. ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.

Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.

Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị:

“ Tưởng rằng hóa đẹp như tiên

 Ngờ đâu bỗng nổi ngứa điên, gãi hoài.

Khắp mình lủng lá mọc dùi,

Thành tiên chẳng thấy, hoá loài đông sơn

Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có thể là trở nên xinh đẹp, giàu có hay đạt được những ước muốn của mình.

" Ta là Phật Tổ Như Lai,

Trời sai xuống thử lòng người trần gian,

Ai hiền la sẽ ban ơn

Cho người tích đức tu nhân nức lòng"

Để thử lòng người trần gian, ông Tiên thường biến thành những hình dáng khác nhau. Có khi là trong hình dáng một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay nguời mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ.

“Một ông cụ già nua tuổi tác,

  Râu rườm rà, tóc bạc phất phơ

Nói rằng: nhỡ bước sa cơ,

              Xin ăn một bữa, ngủ nhờ một đêm... "

Hay

"Hoá ra người mẹ tay bồng con thơ.

Gặp cơn hoạn nạn bơ vơ,

Đến xin làm giúp ăn nhờ nương thân ”

(Người hoá khi)

Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên, được ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.

hình ảnh ông tiên đã gắn liền với các chuyện cổ tích ngày xưa hay những câu truyện dân gian. ông tiên được người xưa miêu tả rất giản dị. ông có mái tóc bạc phơ, mặc bộ áo trắng và kèm theo đó là một cây gậy có nhiều phép màu. ông hiện lên với khuôn mặt đầy phúc hậu và hiền từ. ông thường giúp những ai gặp hoạn nạn, ông giupd đỡ cho những người hiền lành, chất phác và trừng trị thẳng tay đối với những kẻ độc ác, ham danh lợi. hình ảnh ông tiên sẽ luôn gắn liền với những câu truyện dân gian, hay mà ý nghĩa

19 tháng 3 2020

Vào một buổi sáng chủ nhật, ba cho em và em trai đi chơi công viên. Khung cảnh buổi sáng ở đây thật là đẹp.
Bầu trời cao vút, trong xanh như một chiếc màn khổng lồ bao bọc khắp thế gian, được trang trí bởi nhứng đám mây trắng, xốp trôi bồng bềnh như một đàn cừu non đang gặm cỏ. Nắng lên, vạn vật như bừng tỉnh, những chú chim bắt đầu cất tiếng hót trong trẻo, líu lo tạo nên bản giao hưởng "Chào đón ngày mới bắt đầu".
Những luống hoa Mào Gà, Cúc, Thược Dược...thi nhau khoe áo mới, những chiếc áo rực rỡ sắc màu, hẵng còn đọng đầy sương làm mê hoặc lũ ong bướm dập dờn tới lui. Hai bên đường đi là những tán lá cây xanh mát đang rì rào chuyện trò với nhau trong làn gió sớm. Ông mặt trời tươi cười rạng rỡ, không còn cảm giác uể oải sau một đêm dài ngủ say, ông thả vài tia nắng non tinh nghịch chạy đuổi nhau trên trên những bãi cỏ xanh quanh chiếc hồ lớn ở giữa công viên. Những tia nắng sớm của ông chiếu xuống mặt hồ trong vắt, phản chiếu thành vô số những đốm tròn lấp lánh như những đồng tiền bạc. Trong làn gió nhè nhẹ của buổi sớm mai, mặt hồ lăn tăn những con sóng nhỏ nhìn như nước đang rung rinh làm cho bóng cây, ghế đá...in trên mặt nước cũng như rung rinh theo.
Đằng xa các bà, các cô đang cùng tập luyện bài múa quạt tập thể, những cánh quạt lên, xuống trông như những cánh bướm dập dờn bay. Còn các ông, các chú đang tập Thái cực quyền với những dộng tác dẻo dai, khỏe mạnh. Em và em trai cùng các bạn nhỏ khác cùng chạy quanh hồ, thi nhảy dây, rồi cùng chơi bập bênh, xích đu và chơi cầu trượt, trò mà em trai em rất thích. Khi nắng lên cao, sau những hoạt dộng thể thao, thư giãn chúng em theo chân ba cùng các bà, các ông ra về.
Đi công viên vào sáng sớm thật thích, được ngắm cảnh đẹp, được hít thở không khí trong lành và thao hồ chạy nhảy, đùa vui. Em rất thích công viên và mong vào mỗi buổi sáng ngày nghỉ sẽ được ba cho đến đây.

19 tháng 3 2020

Nếu ai đã từng đến Hà Nội du lịch, ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, chắc nhiều người đã tới Công viên nước Hồ Tây - một địa điểm vui chơi, giải trí đầy hấp dẫn. Nhìn từ xa, công viên nước nổi bật với chiếc đu quay khổng lồ, sừng sững. Từ cách cổng công viên vài chục mét, ta có thể bất ngờ khi thấy cái cổng cao, to nổi bật dòng chữ sặc sỡ “Chào mừng quý khách đến với Công viên nước Hồ Tây”. Vào trong công viên, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều chiếc phao xanh, đỏ, tím, vàng chất thành từng đống. Ở công viên có rất nhiều trò chơi dành cho cả người lớn và trẻ em. Nhưng vui vẻ và hào hứng nhất là khu vui chơi dành cho trẻ em. Vào đây, bạn nhỏ nào cũng mê ngay bởi có bao nhiêu là trò chơi. Nào là trò rồng thép Thăng Long, ai chơi cũng phải hãi hùng; trò bạch tuộc khiến người ta chóng mặt, quay cuồng; trò đu quay khổng lồ mà chỉ cần ngồi trên đó là có thể nhìn thấy toàn cảnh công viên và xa hơn nữa... Trong công viên, các hồ nước đều xanh ngắt một màu. Ô kìa! Tại các hồ đầm dành cho trẻ em, các cô bé, cậu bé đang nô đùa ầm ĩ, chạy đuổi nhau dưới nước. Đằng kia hồ tạo sóng như một bãi biển thu nhỏ, thích thú làm sao. Những con sóng nhấp nhô, xô vào bờ khiến ai cũng có cảm giác như mình đang ở biển. Lại còn dòng sông lười nữa chứ! Chỉ cần mượn một cái phao, ôm lấy nó rồi nhảy tõm xuống nước là tự dòng nước uốn lượn như con rắn ấy sẽ đưa mình đi... Trưa, ông mặt tròn, to, lơ lửng trên không, tuôn những tia nắng nóng như đổ lửa làm nền gạch nóng ran. Nhưng cái nắng ấy không làm cho bọn trẻ ngần ngại. Đến khi phải có người lớn ra nhắc nhở, các bạn nhỏ mới chịu nghỉ để ăn uống. Em thấy các trò chơi trong công viên nước dều được bày biện hợp lí, đẹp mắt. Chính các trò chơi ấy đã tạo cho công viên nước khung cảnh rực rỡ sắc màu khiến ai đến đây cũng đều cảm thấy thích thú và vui vẻ. Đất nước ta ngày càng đổi mới, văn minh, hiện đại. Không chỉ ở Hà Nội mà nhiều thành phố, trẻ em bat đầu được hưởng những dịch vụ giải trí hoàn hảo. Em ao ước, mọi nơi trên đất nước ta đều có khu vui chơi giải trí thú vị và tuyệt vời dành cho trẻ em.

Học tốt

12 tháng 4 2018

Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có sự xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.

Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai. Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Chiếc áo tay dài, đôi hài,... tất cả đều trắng tinh một màu. ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.

Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.

Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị:

“ Tưởng rằng hóa đẹp như tiên

 Ngờ đâu bỗng nổi ngứa điên, gãi hoài.

Khắp mình lủng lá mọc dùi,

Thành tiên chẳng thấy, hoá loài đông sơn

Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có thể là trở nên xinh đẹp, giàu có hay đạt được những ước muốn của mình.

" Ta là Phật Tổ Như Lai,

Trời sai xuống thử lòng người trần gian,

Ai hiền la sẽ ban ơn

Cho người tích đức tu nhân nức lòng"

Để thử lòng người trần gian, ông Tiên thường biến thành những hình dáng khác nhau. Có khi là trong hình dáng một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay nguời mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ.

“Một ông cụ già nua tuổi tác,

  Râu rườm rà, tóc bạc phất phơ

Nói rằng: nhỡ bước sa cơ,

              Xin ăn một bữa, ngủ nhờ một đêm... "

Hay

"Hoá ra người mẹ tay bồng con thơ.

Gặp cơn hoạn nạn bơ vơ,

Đến xin làm giúp ăn nhờ nương thân ”

(Người hoá khi)

Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên, được ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.



 

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.