K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2022


tk
Mỗi năm, hàng ngàn loài động vật hoang dã bị tuyệt chủng. Những loài vật đã có thời từng lang thang khắp Trái Đất hàng đàn thì nay đã vĩnh viễn biến khỏi hành tinh của chúng ta với một tốc độ nhanh khủng khiếp. Các nhà khoa học ước tính rằng tốc độ tuyệt chủng hiện thời cao hơn 1000 lần so với tốc độ bình thường chỉ bởi một yếu tố. Điều gì đã gây ra tốc độ tuyệt chủng tăng nhanh đến thế? Câu trả lời đơn giản nhưng đáng lo ngại là: con người. Điều không ổn ở đây là gì? Chúng ta đang tiêu thụ các tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất nhanh hơn so với mức có thể tái tạo được chúng. Chúng ta đang hủy hoại môi trường sống của động vật, thức ăn, nước và không khí của chúng, và tiêu diệt chính bản thân các loài vật, với một tốc độ không thể chống lại. Càng nhiều tổ chim bị phát quang đi để xây những tòa nhà chọc trời, nhiều con sông bị san lấp để làm bãi đỗ xe và nhiều đàn voi bị tàn sát để làm đồ trang sức rẻ tiền, thì số lượng và tính đa dạng của động vật càng bị giảm sút. Ngoài việc tiêu thụ quá nhiều tài nguyên, một xu hướng đáng lo ngại hơn đang đe dọa động vật hoang dã; đó là nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Nạn buôn lậu các loài động vật hoang dã và các bộ phận cơ thể chúng trên thị trường chợ đen đang tăng lên. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ một số loài động vật trên cạn điển hình như voi, tê giác và hổ không chỉ đe dọa những loài động vật đó mà còn đe dọa cả sự yên bình, sức khỏe và sự thịnh vượng của cư dân sống gần chúng. Tại sao chúng ta phải quan tâm Khi toàn bộ một loài vật đi đến tuyệt chủng thì tổn thất gây ra không chỉ dừng lại ở tổng số con vật bị mất đi. Mặc dù chúng ta có thể coi thế giới động vật là tách biệt với chúng ta, nhưng cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của chúng lại liên kết chặt chẽ, gắn kết với nhau bằng cả triệu sợi dây vô hình. Cây cối, động vật, con người và - 3 - môi trường cùng nhau cấu thành một cộng đồng sinh học – một hệ sinh thái – mà trong đó mỗi bộ phận này đều phụ thuộc vào các bộ phận kia để tồn tại. Khi một bộ phận của cộng đồng đó bị rơi vào tình trạng mất cân bằng hoặc bị loại bỏ thì toàn bộ hệ sinh thái đó sẽ gánh chịu hậu quả. Hơn nữa, việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã còn làm suy giảm an ninh của người dân và các nguồn lợi thu được từ việc kinh doanh hợp pháp. Mọi người đều có thể giúp sức Mặc dù con người là mối đe dọa lớn nhất của động vật hoang dã, nhưng chúng ta cũng là niềm hy vọng duy nhất của chúng. Trên khắp thế giới, các cá nhân và các nhóm nhỏ cũng như các tổ chức lớn, các tập đoàn và các chính phủ đang góp phần vào việc đảm bảo một tương lai an toàn hơn cho các loài động vật hoang dã của chúng ta và cho cả chúng ta. Từ việc kiềm chế nhu cầu đối với các sản phẩm được chế ra từ động vật hoang dã, việc xây dựng và thực thi luật lệ chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp, và tình nguyện đứng trong các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, những người anh hùng trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã đang chiến đấu với các mối đe dọa tới các động vật hoang dã theo nhiều cách thức khác nhau. Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào là quá nhỏ nhoi, mỗi hành động đều có ý nghĩa. Chúng ta không thể phục hồi các loài đã mất, nhưng còn có nhiều loài nữa đang bên bờ vực tuyệt diệt; chúng cần sự quan tâm và hành động tức thì của chúng ta. Đừng tiếp tay cho vấn nạn này mà hãy giải quyết nó: Hãy quan tâm và bảo vệ động vật hoang dã trên Trái Đất.  

bạn đang trl cho hoidap247 đúng ko

15 tháng 4 2022

     ...     ...     ...     ...     ...

15 tháng 4 2022

hihi

5 tháng 8 2018

“Có loài hoa ở trên đồng xanh, cũng có loài hoa khoe sắc trên cành, mỗi loài hoa, mỗi sắc hương… Không là hoa của những buồn đau, tôi là hoa của những nụ cười” (Trích “Sống như những đóa hoa”). Dẫu đến từ nơi nào, ở đâu, bạn đều có quyền được tỏa sáng và cống hiến. Hoa sen đã, vẫn sống để chứng minh điều đó.

Bạn sẽ không thể tìm thấy hoa sen ở những nơi đô thị ồn ào và tấp nập, hoa sen ưa những nơi thanh bình, yên ả ở đồng quê, nơi ao hồ tĩnh lặng. Tôi luôn tự hào vì làng mình có một hồ sen đẹp như thế.

Những búp sen bắt đầu nở theo tiếng gọi của mùa hạ. Những lá sen xanh thẫm, xòe ra như những chiếc nón che rợp cả mặt nước. Những đường gân nối nhau, đẩy nhau lan tỏa ra mặt lá. Thân sen vươn cao làm bệ đỡ cho phần tinh hoa nhất của nó. Bông sen kiêu hãnh, vươn mình lên đón ánh mặt trời. Những buổi sớm hạ, những cánh sen trong hình dài những giọt nước khổng lồ từ từ hé mở để hứng lấy ánh nắng sớm bình minh. Dần dần, nhụy hoa e lệ lộ ra, hòa mình với nắng mới bằng màu vàng tươi của mình. Khi chàng gió lướt qua nhẹ nhàng trêu ghẹo, cánh hoa khẽ khàng rung rinh như cái e lệ của người con gái mới lớn.

Hương thơm nương theo gió lan tỏa khắp không gian. Không phải cái nồng nàn của hoa sữa, hương hoa sen nhẹ nhàng, mát lạnh dễ đi vào lòng người. Cũng không rực rỡ như hoa phượng, sen nhẹ nhàng, tao nhã mà thu hút biết bao nhiêu ong bướm bay lượn khắp mặt hồ. Dưới nước, từng tiếng cá quẫy nước bì bõm mà không thấy hình, tiếng ếch nhái văng vẳng gần đâu đây. Nhìn sao cũng thấy giống như một ngày hội của các loài vật vậy. Đông vui quá! Bức tranh có hài hòa về màu sắc, mùi hương và cả âm thanh. Có phải là “sơn thủy hữu tình” mà người xưa vẫn nói hay không?

Lũ trẻ chúng tôi thích nhất là đi chơi vào mùa sen. Đứng bên hồ, chúng tôi với theo, chỉ trỏ bông sen to nhất, về chiếc thuyền nhỏ đang rẽ lá để hái sen. Chiếc thuyền trông mới uyển chuyển và nhẹ nhàng làm sao! Rồi người đến ngắm hoa, đến thưởng thức và chụp ảnh rất nhiều. Rồi hết mùa, lá sen rụng dần, hồ sen chỉ còn trơ trọi những thân sen khẳng khiu và mặt hồ xanh lục, cùng những tiếng ếch xa xa.

Sen đi vào cuộc sống chúng tôi từ những từ những bát chè với hạt sen, ngó sen; trong những hạt cốm đồng nội ủ trong lá sen thơm ngát. Sen in trong tâm trí lũ trẻ là những trưa hè chơi đùa trong nắng. Sen sống trong lòng người từ những câu ca dao, dân ca mẹ hát ru con. Và rồi, sen bất tử, là biểu tượng của con người Việt Nam giản dị, bình tâm mà thanh cao, trang nhã, cho những con người vượt lên “bùn đất” để “tỏa ngát hương thơm đời”, tự viết lên câu chuyện của riêng mình.

Không ai biết hoa sen có từ bao giờ và họ cũng không biết khi nào không có sen. Và chắc sẽ không bao giờ. Từ trong câu ca của mẹ, trên những mái chùa cổ kính, sen đã vươn xa ra thế giới, năm châu:

  • “Sen đi vào chiêm bao
  • Trắng tinh chiều hương lạ
  • Đất cố đô, mùa hạ
  • Sông hoá làn nhung rêu”
  • (Xuân Hoàng)
5 tháng 8 2018

bài văn mạng lm s cho vào bài kiểm tra dc hả tr

15 tháng 10 2021

tham khảo nhé

Một buổi chiều, em đã được gặp hai người bạn mới đến từ phương xa, là mây và sóng. Hai bạn kể cho em nghe về những điều thú vị mà họ đã trải qua. Bạn mây đã rong chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bạn ấy chơi với bình minh vàng và cả vầng trăng bạc nữa. Còn bạn sóng thì ca hát từ sáng sớm cho đến tận hoàng hôn. Rồi lại ngao du nơi này nơi nọ, không biết từng đến nơi nao. Hai bạn ấy có rủ em cùng rong chơi khắp bốn bể, nhưng em đã từ chối. Bởi em tuy cũng rất thích được đi chơi khắp nơi, nhưng hơn cả điều đấy, em vẫn muốn được ở cạnh mẹ hơn. Chỉ cần được ở cùng mẹ, thì chơi gì, làm gì em cũng thấy vui và hạnh phúc.

30 tháng 10 2021

ok cảm ơn nhé

 

23 tháng 10 2021

Một buổi chiều, em đã được gặp hai người bạn mới đến từ phương xa, là mây và sóng. Hai bạn kể cho em nghe về những điều thú vị mà họ đã trải qua. Bạn mây đã rong chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bạn ấy chơi với bình minh vàng và cả vầng trăng bạc nữa. Còn bạn sóng thì ca hát từ sáng sớm cho đến tận hoàng hôn. Rồi lại ngao du nơi này nơi nọ, không biết từng đến nơi nao. Hai bạn ấy có rủ em cùng rong chơi khắp bốn bể, nhưng em đã từ chối. Bởi em tuy cũng rất thích được đi chơi khắp nơi, nhưng hơn cả điều đấy, em vẫn muốn được ở cạnh mẹ hơn. Chỉ cần được ở cùng mẹ, thì chơi gì, làm gì em cũng thấy vui và hạnh phúc.

23 tháng 10 2021

Tình cảm gia đình luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ, nhà văn thỏa sức sáng tạo, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và những bài học làm người quý giá. Nếu tình cha con thường được khắc họa một cách mạnh mẽ, hùng tráng, có phần đanh thép, cứng rắn, tình chị em máu mủ ruột rà sẻ chia, bao bọc giúp đỡ nhau thì tình mẫu tử luôn mang màu sắc thiêng liêng, cao quý mà gần gũi, thân thương. Với đại thi hào Ta - go, tình mẫu tử của ông xuất phát từ tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp, trước quê hương, con người trong cuộc sống. “Mây và sóng”, một kiệt tác trong sự nghiệp văn chương của ông chính là bản hòa ca ngọt ngào, là lời tâm sự thủ thỉ của một em bé với mẹ, qua đó thể hiện cái hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ, đồng thời là tình cảm thắm thiết, mặn nồng của người con dành cho mẹ.

Bài thơ mang giai điệu trữ tình, ngọt ngào như một bài hát về vùng đất thần tiên mơ mộng, sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú dưới suy nghĩ non nớt của trẻ thơ. Những sự vật xuất hiện trong tác phẩm đều mang hình hài, sắc thái của con người, mang đến cảm giác trong trẻo, đáng yêu.

Tác giả xây dựng bài thơ dưới hình thức một cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con, là lời em bé kể cho mẹ về sóng nước, mây trời mà em đã gặp khi đi chơi. Dưới góc nhìn non nớt và trí tưởng tượng phong phú của em, mây trời biết nói, biết cười, biết rủ em tham gia những cuộc vui bất tận.

Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao.
Họ bảo: “Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”
Con hỏi: “Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được?”
Họ trả lời: “Con hãy đi đến hết cõi đất, rồi giơ tay lên trời con sẽ bay bổng lên mây”
Nhưng con nói: “Mẹ tôi đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi”
Họ bèn mỉm cười, và lơ lửng họ bay đi mất

27 tháng 4 2020

                                                                                         Bài làm 

       Bác Hồ đối với mỗi người chúng ta chắc đã không còn xa lạ gì. Nhà thơ Minh Huệ thông qua bài thơ ' Đêm nay Bác không ngủ ' đã thành công trong việc miêu tả hình ảnh Bác Hồ. Trong chiến dịch kháng chiến giành lại độc lập cho dân tộc, Bác là người đã lãnh đạo quân dân ta đứng dậy đấu tranh vì cuộc sống hòa bình , hạnh phúc sau này. Tuy vậy, Bác vẫn luôn dành tình cảm yêu mến cho những người chiến sĩ đang chiến đấu trên mặt trận. Vì vậy, tất cả mọi người đều đối xử với Bác như một người cha già. Trong chiến dịch, Bác không ngủ vì lo cho những người dân công, lo cho cuộc chiến đấu ngày mai, xa hơn nũa là lo cho vận mệnh tương lai của đất nước ta. Bác quan tâm đến những người đang chiến đấu giành lại độc lập nói riêng và lo cho tất cả mội người trên đất nước ta nói chung. Qua đó, chúng ta có thể thấy được Bác là một người lãnh tụ tuyệt vời.

23 tháng 5 2022

ko bt nữa ko có nhớ

 

24 tháng 12 2016

khó wá, để mk nghĩ xíu

24 tháng 12 2016

Mẹ thiên nhiên đang bị tàn phá bởi chính sự vô trách nhiệm của con ng. Chính tôi đây cx cảm thấy thương xót cho thiên nhiên xinh đẹp đang dần bị mất đi, như đag cắt một phần thân thể của tôi vậy.

Tôi là một chú Nai nhỏ bé đag sốg trog một khu rừg rộg lớn. Cuộc sốg của tôi cx bình thườg như bao loài độg vật khác. Điều tôi chứg kiến hằg ngày là sự vô ý thức của con ng mỗi khi ra khỏi khu rừg nơi tôi sốg, tôi càg thêm tức giận tại sao cn ng lại có thể vứt rác bừa bãi đến vậy, một điếu thuốc lá họ quẳg vào trog khu rừg của tôi cx đã đủ cháy cả nơi tôi sinh sốg. Tôi tự hỏi vậy ý thức ở đâu khi họ còn không biết ý thức là gì chứ! Sự ô nhiễm càg lớn thêm từg ngày không chỉ trên đất liền, mà ở ngoài biển khơi sâu thẳm, các loài cá cx đã chết hàg loạt như kết quả cho sự vô trách nhiệm ấy. Tôi xin kêu gọi mọi ng: hãy nghĩ đến sự tồn tại của thiên nhiên, xin hãy nghĩ đến chúg tôi-nhữg loài vật còn đang sống. Chúng tôi cx giốg như con người các bạn,cũng biết đau khổ, cũng biết vui, cx biết buồn......làm ơn hãy cứu lấy thiên nhiên không chỉ của riêng chúg tôi mà còn là thiên nhiên của các bạn. Con người.... tôi tin các bạn sẽ hiểu đc nỗi lòg của một động vật nhỏ bé như tôi.

Thiên nhiên là tài nguyên vốn có nên chúng ta phải giữ lấy, vì thiên nhiên là mẹ, là ân nhân giúp chúng ta sinh tồn trên Trái Đất này.

I. TRẮC NGHIỆMCâu 1: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?A. Ông mặt trời tươi cười.B. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước.C. Tre anh hùng giữ nước.D. Bố em đi cày về.Câu 2: Có mấy sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ sau?“SấmGhé xuống sânKhanh kháchCườiCây dừaSải tayBơiNgọn mùng tơiNhảy múa”(Trần Đăng Khoa)A.1 C.3B.2 D.4Câu 3: Đáp án nào sau đây không chỉ một kiểu...
Đọc tiếp

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
A. Ông mặt trời tươi cười.
B. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước.
C. Tre anh hùng giữ nước.
D. Bố em đi cày về.
Câu 2: Có mấy sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ sau?
“Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa”
(Trần Đăng Khoa)
A.1 C.3
B.2 D.4
Câu 3: Đáp án nào sau đây không chỉ một kiểu nhân hóa?
A. Trò chuyên, xưng hô với vật như với người
B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C. Đối chiếu điểm tương đồng giữa vật với người
D. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Câu 4:So sánh, nhân hoá có chung những tác dụng gì?
A- Giúp cho việc miêu tả sự vật,sự việc được cụ thể, sinh động;
B- Biểu hiện tư tưởng, tình cảm của người viết sâu sắc;
C- Tạo ra các cách diễn đạt gợi hình, gợi cảm.
D- Cả A, B, C.
Câu 5: Nối hình ảnh nhân hóa với kiểu nhân hóa tương ứng.
a)Cây dừa xanh toả nhiều tàu 1. Dùng những từ vốn gọi người để
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng gọi vật
(Trần Đăng Khoa)
b)Núi cao chi lắm núi ơi 2. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương chất của người để chỉ hoạt động, tính
(Ca dao) chất của vật
c)Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé chổi rơm 3. Trò chuyện, xưng hô với vật như với
vào loại xinh xắn nhất. người
(Vũ Duy Thông)

II. TỰ LUẬN
Bài 1: Sưu tầm 5 câu ca dao hoặc câu thơ có sử dụng phép nhân hóa, chỉ rõ kiểu nhân hóa trong
những câu đó.
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới :
“Trăng ơi…từ đâu đến- Hay từ một sân chơi- Trăng bay như quả bóng- Đứa nào đá lên
trời” thể hiện cái nhìn rất ngộ nghĩnh của Trần Đăng Khoa về trăng. Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ
đã gọi trăng “Trăng ơi” và hỏi trăng “Từ đâu đến?”. Trăng đã được nhà thơ biến thành một người
bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song, chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng
thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị: “Hay từ một sân chơi- Trăng bay như
quả bóng- Đứa nào đá lên trời”. Nghệ thuật so sánh độc đáo “Trăng bay như quả bóng” đã hợp lí,
đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “Trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do”
đứa nào đá lên trời”. Từ “đứa nào” thật ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ
ngữ tự nhiên, thú vị như thế, phải sinh ra từ một “thần đồng thơ” như Trần Đăng Khoa…”
a, Đoạn văn nêu lên tác dụng của các biện pháp tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa. Đó là những biện
pháp gì? Nó có tác dụng như thế nào?
b, Từ đoạn văn trên, hãy nêu các bước viết đoạn văn nêu cảm nhận về tác dụng của các biện pháp tu
từ?
c, Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 câu, nêu cảm nhận của con về tác dụng của các biện pháp
tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một
gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn
như người cởi trần mặc áo gi-lê”. (Tô Hoài)
Bài 3: Đã hơn 2 tháng phải xa mái trường, chắc hẳn con đang rất nhớ ngôi trường thân yêu của
mình. Hãy tưởng tượng và tả lại khung cảnh sân trường mình trong những ngày này bằng một đoạn
văn ngắn khoảng 8 câu. Trong đoạn có sử dụng phép nhân hóa (gạch chân chỉ rõ).

Ai nhanh mik tick 3 cái

2
15 tháng 4 2020

1 D

2C

3 C

4D

23 tháng 1 2022

bài này cơ

   

Họ và tên: ............................................... ÔN TẬP CUỐI TUẦN 19

Lớp: 3… MÔN TIẾNG VIỆT

Bài 1: Đọc bài văn sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Tháng Giêng mưa bụi Ao làng hội xuân Anh Trê, anh Chuối Gõ trống tùng tùng Đuôi Cờ váy đỏ Lụa đào thắt lưng Uốn dẻo điệu múa Xinh ơi là xinh Cô Trôi thoa phấn Môi hồng trái tim Buông câu quan họ Lúng liếng cái nhìn.

Cậu Rô giương vây

Thịt rèo cột trơn

Leo gần đỉnh cột

Rơi xuống cái tùm. Khoan thai ông Chép Vuốt đôi râu khoằn “Hỏi làng có mở Thi vượt vũ môn” Đỗ Thanh

Câu 1: Nội dung bài thơ kể:

a. Cuộc vui chơi của loài cá b. Ngày hội xuân tại ao làng c. Cảnh vật mùa xuân

Câu 2 :Biện pháp nhân hoá trong bài thơ giúp người đọc cảm nhận điều gì?

a. Các con vật cũng có đời sống như con người.

b. Cây cối cũng có đời sống như con người.

c. Hoạt động của con vật, cây cối thật sinh động và đáng yêu.

Câu 3: Câu “Cô Trôi thoa phấn.”thuộc mẫu câu:

a. Ai - là gì? b. Ai - thế nào? c. Ai - làm gì?

Câu 4 :Từ: Lúng liếng trong cụm từ “Lúng liếng cái nhìn.” là từ chỉ :

a. đặc điểm b. hoạt động c. sự vật

Câu 5: Bộ phận gạch chân trong câu “Khoan thai ông Chép

Vuốt đôi râu khoằm.”

trả lời cho câu hỏi:

a. Làm gì? b. Như thế nào? c. Vì sao?

Bài 2. Gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu văn sau:

a. Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.

b. Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.

c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Bài 3: Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi vào ô trống thích hợp

Sáng nay ông dẫn Nam đến cạnh ruộng lúa nước Nam hỏi ông:

- Sao ruộng lúa mì không có nước mà ruộng lúa lại ngập nước hả ông

- Ruộng lúa này ngâm nước suốt ngày đêm sao cây lúa không bị thối rữa

Bài 4: Gạch một gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau; Khoanh tròn vào từ so sánh.

a. Mắt của ngôi nhà Là những ô cửa Hai cánh khép mở Như hai hàng mi. b. Sáng sáng đầu ngọn cỏ Từng giọt sương treo mình Nhìn như một thứ quả Trong suốt và long lanh.

Bài 5: Tìm những sự vật nhân hoá và những từ ngữ dùng để nhân hoá trong các câu thơ dưới đây và điền vào ô trống phù hợp

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

Bố em xách điếu đi cày

Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau

Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.

Tên sự vật Từ gọi sự vật Từ ngữ tả sự vật như tả người.

Bài 6: Ngắt đoạn văn dưới đây thành 4 câu và chép lại cho đúng chính tả:

Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ gió bắc hun hút thổi núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................