Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
- Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,...
- Sản xuất được phân bố khá tập trung.
- Những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã giảm sút.
- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không.ị.Nhờ liên kết với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi với yêu cầu thị trường.
- Vùng núi Đông Bắc:
+ Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và đông. Đó là các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các dòng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông Thái Bình.
+ Địa hình Đông Bắc cũng theo hướng nghiêng chung tây bắc – đông nam. Những đỉnh cao trên 2.00 m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600 m.
- Vùng núi Tây Bắc
+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn theo hướng tây bắc – đông nam.
+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung (thuộc tỉnh Lào Cai) tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143 m).
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng : sông Đà, sông Mã, sông Chu.
Đặc điểm khác nhau | vùng núi Đông Bắc | vùng núi Tây Bắc |
Phạm vi | Ở tả ngạn sông Hồng | hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả |
Hướng núi | -Vòng cung. - Với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và Đông (sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều, Bắc Sơn). |
Hướng Tây Bắc – Đông Nam |
Độ cao | - Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, trung bình 600 – 700 m. - Độ cao có xu hướng giảm dần từ Tây Bắc về Đông Nam. |
- Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước với rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m. - Điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phanxipăng cao 3143 m). |
Hình thái núi | - Một số đỉnh núi cao >2000 m, nằm ở thượng vòm sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều LiTi, Puthaca). - Trung tâm là đồi núi thấp với độ cao trung bình 500 – 600 m, ven biển độ cao <100 m. - Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng của các hệt thống sông: sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. |
Chia thành 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam: - Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao độ sộ. - Phía Tây là vùng núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, một số đỉnh: Pu-đen-đinh, Pu-sam-sao. - Ở giữa thấp hơn là hệ thống các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp đến là dãy núi đá vôi từ Ninh Bình đến Thanh Hóa (CN. Sín Chải,Mộc Châu, Sơn La…). - Cùng hướng các dãy núi là hướng các thung lũng sông: sông Đà, sông Mã |
Nền nông nghiệp cổ truyền. | Nền nông nghiệp hàng hóa. |
- Quy mô sản xuất nhỏ - Mức độ tập trung thấp - Chủ yếu sử dụng sức người và động vật
- Kĩ thuật thổ sơ, lạc hậu - Năng suất lao động thấp - Hiệu quả thấp trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp - Không quan tâm đến thị trường - Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính
- Phân bố ở nhiều nơi ở nước ta - Tập trung vào các vùng còn gặp nhiều khó khăn. - Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng | - Quy mô sản xuất tương đối lớn - Mức độ tập trung cao - Tăng cường sử dụng các loại máy móc, vật tư nông nghiệp - Kĩ thuật tương đối tiên tiến - Năng suất lao động cao - Hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp - Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa - Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa, liên kết nông – công nghiệp - Phân bố ở một số vùng - Tập trung vào các vùng có nhiều điều kiện thuận lợi.
- Người sản xuất quan tâm nhiều đến lợi nhuận |
Một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá:
Nền nông nghiệp cổ truyền | Nền nông nghiệp hàng hóa |
-Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công | - Sản xuât quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc |
- Năng suất lao động thấp | - Năng suất lao động cao |
- Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính | - Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông - công nghiệp |
- Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng | - Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận |
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-phan-biet-mot-so-net-khac-nhau-c95a9516.html#ixzz3yLR3asOP
a) Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ : Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
b) Thế mạnh về tự nhiên để phát triển thuỷ điện : các sông suối có trữ năng thuỷ điện lớn (hệ thống sông Hồng 11 triệu kW, chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước ; riêng sông Đà gần 6 triệu kW).
c) Hiện trạng phát triển thuỷ điện :
- Nhiều nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng : Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW) và hàng loạt nhà máy thuỷ điện nhỏ.
- Đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW).
* Tham Khảo
Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.
Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vinh Bắc Bộ.
Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
a. Điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đặc biệt là đất và khí hậu).
- Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, sự phụ thuộc vào tự nhiên còn lớn.
Ví dụ:
- Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. Đây là cở sở hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và cây lương thực , thực phẩm ở đồng bằng.
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phát triển nghề trồng lúa nước.
b. Nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó
- Là nhân tố tạo nên sự phân hóa trên thực tế sản xuất của các vùng.
- Với việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nước ta.
- Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, đường lối chính sách, đặc biệt là yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định hình thành các vùng nông nghiệp, khi nông nghiệp đã chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa. Điển hình như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
1. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
- Tây Nguyên:
+ Chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu)
+ Cà phê trồng nhiều ở Tây Nguyên do Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, đất badan phù hợp với cà phê.
+ Chè là cây cận nhiệt ở cao nguyên Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ.
+ Chè búp chỉ trồng trên các cao nguyên có độ cao trên 1.000 m
+ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu.
+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: cà phê, đậu tương, chè búp, cao su, trâu bò, dừa, điều
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Chủ yếu là trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi quế,…)
+ Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá,….
+ Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa và lợn.
+ Chè búp trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ do có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp với cây chè.
+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: trâu bò, chè búp, đậu tương, lợn, ….
Tuy nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè và chăn nuôi lớn hơn vùng Tây Nguyên.
2. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Chủ yếu là cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (su hào, bắp cải, khoai tây,…)
+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: lợn, gia cầm, đay, cói, lúa gạo, thủy sản nước ngọt, đậu tương, trâu bò, chè búp.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới.
+ Các sản phẩm nông nghiệp chính:lúa gạo, gia cầm, thủy sản nước ngọt, mía, lợn, đay, cói,…
Tuy nhiên, cùng là vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nhưng quy mô sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với Đồng bằng sông Hồng.
3. Nguyên nhân của sự khác nhau đó.
Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.
u