K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2016

Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.  

K hay nên bạn đừng chê. Bài này mk học 1 năm trc nên quên r, copy paste mạng đóa.

học tốt nhé hihi

19 tháng 10 2016

Mình gợi ý cho bạn dàn bài nhé :)
MB : 
Sân trường em được bao trùm bởi 1 màu xanh ngắt của cỏ cây .
Cây phượng thì ....... Cây Sứ thì ...... ( bạn nêu những đặc điểm nổi bật của nhữg cây có trong sân )
Vậy mà em lại xao động trước một loài cây bình dị nhưng thân thương : cây bàng

TB : 

1/. tả bao quát 
Dáng cây cao to ... cành đưa bốn phía tạo bóng mát rộng 
cảm giác giống như là bác bảo vệ canh gác . ( bạn nêu một vài cảm xúc hay sử dụng những từ miêu tả có tính biểu cảm )

2/. tả chi tiết 

Rễ : cắm sâu xuống đất tìm dưỡng chất -> tính cần cù , chăm chỉ chắt chiu dưỡng chất
Thân : xù xì , màu nâu ( như đất mẹ ) -> nhỏ chưa = vòng tay 2 , 3 đứa trẻ nhưng cây vẫn đứng vững vàng chống chọi ới mưa bão -> Mạnh mẽ , kiên cường 
Cành : chia nhiều nhánh 
Lá : to hơn bàn tay của em ... màu sậm , gân lá trồi lên -> dù to nhưng mảnh mai -> dáng vẻ dù bên ngoài mạnh mẽ nhưg bên trong rất yếu ớt cần che chở 
.........
( bạn có thể tả thêm hoa quả và bỏ cành nhưng coi chừng lộn qua miêu tả bạn nhé :) )
3/. : kể về 1 kỉ niệm
 
_ phần này là phần biểu cảm gián tiếp nên bạn chọn lọc những câu chuyện cảm động nêu bật được tình yêu của mình đối với cây là ổn 
vd : bị điểm kém , chạyxuống gốc cây ngồi khóc , cảm giác đc cây an ủi và bảo vệ .............
hay là trèo cây hái trái bàng té nhưng có cành bàng đỡ ,cành bàng hy sinh để em đc lành lặn v..v..v

KB : Cảm nghĩ về cây bàng ( yêu , thương , quý , ... )
 
gợi ý cho bạn nè : dù mọi ng` vẫn thường bảo Phương mới là cây gắn bó với tuổi thơ khi đi học nhưg đối với em thì Bàng mới chính là Cây-Học-Trò giữ biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn ...

7 tháng 11 2016

- Nhà tranh vách đất: nhà có mái bằng tranh, tường làm bằng đất = > Cảnh nghèo xơ xác.

- Thuần phong mĩ tục: Phong tục, tập quán, lối sống tốt đẹp, mang bản sắc riêng của một dân tộc.

- Vững như bàn thạch: Bàn thạch tức bàn được làm bằng đá = > Rất vững vàng, không gì lay chuyển được.

- Gan vàng da sắt: Biểu thị phẩm chất cao quý của con người trung thành kiên định không gì lay chuyển. - Chó cắn áo rách: đã nghèo khổ lại còn gặp thêm tai nạn.

- Ruột nóng như cào: rất sốt ruột, bồn chồn không yên lòng.

- Nhắm mắt làm ngơ: cố tình lảng tránh, làm ra vẻ không hay biết gì về sự việc đang diễn ra.

- Mèo mù vớ cá rán: sự may mắn bất ngờ ngoài khả năng.

- Thả hổ về rừng: hành động nguy hiểm, tiếp tay cho kẻ ác có cơ hội tồn tạo.

- Chuột chạy cùng sào: hết sự lựa chọn, không còn lối thoát.

24 tháng 11 2016

1.ăn cháo đá bát
nghĩa : thái độ vong ơn bội nghĩa,sống chỉ nghĩ cho mình.
tương tự như câu qua câu rút ván
2.ném đá giấu tay
nghĩa: hành động lén lút,nói chung là hòng hại người khác.
3.ngậm máu phun người
nghĩa : hành động vu oan cho người khác
4.vạch lá tìm sâu
nghĩa : soi mói,dò xét một việc hoặc một người nào đó một cách quá mức
5.mò kim đáy bể
nghĩa : tìm kiếm một thứ gì đó trong sự mơ hồ,

6.Vắng như chùa Bà Đanh
nghĩa : sự vắng vẻ yên tĩnh gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh

7. há miệng chờ sung
nghĩa : kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may.

8. bắt cá hai tay
nghĩa : là những kẻ tham lam vừa muốn thứ này , lại vừa muốn thứ kia

9. được voi đòi tiên
nghĩa : là những người có tính hay vòi vĩnh

10.qua câu rút ván
nghĩa : hành động của kẻ ích kỉ vô ơn với người đã giúp mình

 

24 tháng 11 2016

Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.

 

Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba hông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mờy chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.

 

Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa… Tất cả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!

Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua

24 tháng 11 2016

Bài này bạn tự lm ak

 

26 tháng 2 2016

Dàn ý
I. Mở bài:
Để cho xã hội phát triển toàn diện con người cần phải có tri thức và việc học tập là vô cùng quan trong. Nhưng để việc học có hiệu quả thì tư tuổng mới của Nguyễn Thiếp đã thể hiện rõ trong bài" Bàn luận về phép học": Cứ theo điều học mà làm: nghĩa là học phải kết hợp với hành. Và để kế tục những tư tưởng đó, T5.1950, Bác hồ đã nói: HỌc phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Từ đó, ta thấy được tầm quan trọng giữa việc học và hành.
II. Thân bài:
1. Thế nào là học:
- Học là tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vỏ, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong cá bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học la trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ. Tóm lại học là sự thu nhận kiến thức từ người khác, rèn luyện thành kĩ năng nhận thức tri thức.
- Không có học là ko có kiến thức về KH-XH, con người- đời sống. CHo nên, "Người không học như ngọc không mài".
2. Thế nào là hành:
- Hành nghĩa là làm, là thực hành các ứng dụng, kiến thức vào thực tiễn đời sống. Ta lấy những điều đã học để làm.
- HỌc với hành phải đi đôi, không thể tách rời mà phải gắn liền.
- Học và hành là một quá trình thống nhất. Nó phải được đúc kết và nâng cao trong thực tiễn đời sống. HỌc thì dễ, nhưng học kết hợp với hành là vô cùng khó khăn, đòi hỏi hs tự có ý thức rèn luyện.
3. Tại sao học fải kết hợp với hành:
- trong thực tế học tập, hành chính là mục đích và phương pháp học tập bởi vì kiến thức học được phải được áp dụng trong cuộc sống.
- Khi người học đã có kiến thức, lý thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn, không thực hành thì học vô ích, việc học chẳng để làm gì. Vì ng` đi học fải trải qua một quá trình lâu dài, fải đầu tư vào thời gian, sức lực, tiền của. Nếu những điều đã được học mà không thực hành, áp dụng vào trong thực tiễn sẽ trở nên lãng phí.
* Nguyên nhân để việc học mà không hành:
+ Biệc học không thấu đáo, không đầy đủ, học một đằng thực hành một nẻo; hoặc người đi học không có môi trường để hoạt động.
Kiến thức chưa được trang bị dầy đủ, việc thực hành thiếu tự tin, không làm được việc gì, bị chê cười => ngại ra với thực tiễn, XH.
- Người đi học muốn thực hành mà không có lý thuyết, lí luận chỉ đạo và thiếu kinh nghiệm thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ không tránh khỏi sự vấp váp, lúng túng, gặp nh` khó khăn trở ngại, thậm chí dẫn đến sai lầm. VÌ vậy, đúng như Chủ tịch hồ chí minh đã nói: "hành mà không học thì hành không trôi chảy".
Hay lê-nin có câu: Ngu *** + nhiệt tình = kẻ phá hoại.
- Trong thực tế cuộc sống đã không có ít trường hợp vô tình trở thành kẻ phá hoại chỉ vì người đó hành mà không học.
- Dẫn chứng : Bạn hãy lấy trong nhà trường, việc học.... hay như vụ việc Ngân Thương bị dính doping tại Omlympic 2008 ở Bắc Kinh.v.v...
- Vì vậy việc học để có tri thức, tích lũy tri thức là vô cùng quan tọng vì nó là yếu tố quyết định cho việc hành.
4. Học ntn cho có hiệu quả?
- Khi sinh ra ta bắt đầu tiếp xúc với môi trường xq, con người ta đã bắt đầu học :Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Đến tuổi đến trường thì được học kiến thức trong nhà trường (TNXH, cuộc sống...)
- Đến khi trưởng thành, rời ghế nhà trường, bước vào thực tế cuộc sống vẫn tiếp tục fải học những ng` xq: HỌc, học nữa, học mãi (Lenin)
- Đối với hs đi học, ngoài những kiến thức mà thầy cô cung cấp trong nhà trường phải cố gắng trau dồi kĩ năng học tập, phải biết tự học có phương pháp, học tập phải toàn diện và có mục đích rõ ràng.
- Phạm vi học tập là rất rộng lớn, học Phổ thông - đại học.... rồi lên cao nữa, nhưng ko bao h` được coi mình là ng` đã có đầy đủ tri thức. Một người tri thức chân chính luôn tự coi mình còn kém cỏi, luôn muốn học thêm nữa.
- XH ngày càng tiến bộ, con ng` càng có nh` đ/kiện học tập để lam chủ vũ trụ, làm chủ thiên nhiên và cuộc sống của mình. " Việc học tập là quyển vở không trang cuối cùng". Việc học của chúgn ta cần fải tiến sát với tiến bộ của nhân loại.
- Học phải kết hợp với hành. Học một làm mười cho thành thạo. Trong quá trình học phải biết sáng tạo để thực hành, không chỉ biết làm theo các khuôn mẫu cứng nhắc và phức tạp để việc hành được dễ dàng (cái này là mình viết nha/ chẳng biết thế nào?)
III. Kết bài;
Những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp về việc kết hợp học với hành đã trở thành một nguyên lí, phương châm giáo dục và đó cũng là một phương pháp học tập của chúng ta.
- Nhớ ng` xưa, vâng lời bác Hồ dạy, ng` hs fải biết học kết hợp với hành để đủ trình đọ nhận thức, đóng góp cho XH, kế tục sự nghiệp của các bậc đàn anh.
Quan hệ giữa học và hành
BL 2 Nước Việt Nam ta từ trước vốn đã xưng nền văn hiến từ lâu đời. Thật vậy, Từ bao đời nay ta đã có truyền thống hiếu học, học để giỏi, giỏi để làm quan, làm ông nọ bà kia mà xem thường cái “hành”. Như vậy, mục đích chân chính của việc học có còn được giữ nguyên không? Không! Ta có thể thấy rõ điều đó qua văn bản “luận học pháp” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp và qua đời sống hang ngày.
“Luận học pháp” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nói rõ được mục đích chân chính của việc học. Không chỉ vậy mà còn nêu ra được phương pháp học đúng đắn cũng như kết quả của việc học. Vậy thì trước tiên học là gì? Nói đơn giản thì học là quá trình thu nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng do người khác truyền lại. Hay nói cách khác học là quá trình trau dồi kiến thức và vận dụng nội lực của mình để tạo nên nền tảng vững chắc khi lần đầu tiên ta bước vào đời. Vì thế, ta có thể học mọi lúc mọi nơi hay mọi hoàn cảnh và có thể không cần đến người hướng dẫn mà tự học.

Còn hành là gì? Hành là cách thức mà chúng ta ứng dụng những kiến thức của mình vào thực tế. Và hành đây cũng chính là sự luyên tập và rèn luyện của mỗi người chúng ta sau khi tiếp nhận tri thức từ sách vở, thực tế muôn màu muôn vẻ kia.

Chúng ta nên tìm hiểu mục đích chân chính của việc học đã thất truyền từ lâu đời ở nước ta. Người xưa có câu: “Nhân bất học bất chi lý” Có nghĩa là “người không học thì không biết” hay như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã từng nói “ngọc không mài không thành đồ vật; người không học thì cũng không hiểu rõ đạo”. “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày với mọi người. Kẻ đi học là học cái ấy.” Ý kiến ấy cho rằng đi học đầu tiên là phải biết lễ nghĩa, các hành động trong đời sống hàng ngày. Học xong thứ ấy thì mới có thể đi học văn hóa. Học văn hóa thì mới có thể có kiến thức để bước vào đời. Nhưng đừng ai hiểu nhầm học là để“hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Hậu quả của việc ấy là“chúa tầm thường, thần nịnh hót”để vậy lâu ngày sẽ dẫn đến cảnh “nước mất nhà tan”như trong sử sách.

Đó là mục đích của việc học, vậy hành có mục đích gì? Ta thường hay nói vui với nhau rằng: “Trăm hay không bằng tay quen”. Ấy vậy mà cái câu nói vui ấy lại ẩn chứa ý nghĩa lớn lao của việc hành. Hành là để cho quen tay, để có kĩ năng thành thạo. Ví dụ như như khi học về một bài học nào đó trong môn hóa học, chẳng hạn như về cách điều chế khí Hidro trong phòng thí nghiệm. Ta nên mua những dụng cụ cần thiết để tiến hành điều chế thử cho biết. Chứ nếu chỉ học theo sách giáo khoa chúng ta chưa cần thí nghiệm đã biết là phải dung dung dịch axit tác dụng với kim loại mạnh để tạo ra dung dịch muối và giải phóng khí Hidro. Nếu như vậy thì làm sao xác định thực hư thật giả thế nào? Như vậy hành còn có nhiệm vụ là làm sáng tỏ những điều ta nghi ngờ, cần được lí giải. Điều đó khiến ta sẽ tự tin hơn khi bước vào cuộc đời.
Hiểu được học và hành là gì nhưng chưa phân tích thì chúng ta chưa hiểu được tại sao học phải đi đôi với hành. Vậy tôi xin được phân tích nếu chỉ chú trọng học mà không hành thì sẽ thế nào? Học nhiều, học mãi thì cũng trở nên hiểu biết, tài giỏi nhưng chỉ là hiểu biết suông, không có hành thì chưa thể nào xác thực điều mình hiểu là đúng hay sai. Tức là chỉ giỏi lý thuyết, hiểu biết sách vở nhưng không có thực hành thì cũng chỉ là giỏi lý thuyết suông mà thôi. Nếu so sánh nước ta với các nước bạn, bạn sẽ bất ngờ làm sao khi được biết một tin giật gân sau đây. Hàng chục ông kỹ sư công nhân Việt Nam đã học lên đến tận trình độ Cao học, được cấp cho cái bằng tiến sĩ nhưng khi vào làm việc, họ mới lung túng nhận ra rằng mình còn quá non nớt để theo ngành nghề này. Ngược lại, hầu hết các kĩ sư công nhân cầu đường bên nước ngoài chỉ học đến hết Đại học, mà vào đời nhẹ nhàng như không, thành đạt vô cùng. Tức là sao, tức là Việt Nam quá nặng về lý thuyết mà quá nhẹ nhàng với việc va chạm thế giới bên ngoài khiến cho các sinh viên không phát huy được hết khả năng của mình khi vào đời.
Ngược lại, nếu chỉ có thực hành không mà không học thì sao? Câu trả lời quá đơn giản: Không học thì làm gì có kiến thức để mà thực hành cũng giống như thuyền muốn vượt biển rộng bao la mà không có buồm hay mái chèo thì làm sao băng qua được. Vì vậy nếu không học mà cắm cúi vào thực hành thì sẽ đạt kết quả thấp. Chẳng thế mà, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã từng nói “học rộng rồi tóm lược cho gọn lại, theo điều học mà làm”. Nghĩa là phải học trước rồi mới thực hành. Và cũng vì thế Lê nin mới khuyên ta “Học! Học nữa! Học mãi” Học để còn có kiến thức mà hành, mà làm việc, mà áp dụng vào trong đời sống xã hội để xã hội ngày một phát triển hơn. Đó cũng là lời nguyện ước của Bác Hồ gửi gắm cho các em học sinh: “Dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu.”

Tóm lại, từ những ý trên, ta vẫn thấy học đi đôi với hành là phương pháp đúng đắn nhất. Vì sao vậy? Vì kiến thức là cơ sở lý thuyết có tác dụng chung để chỉ đạo việc thực hành, giúp thành đạt và đạt kết quả cao. Còn thực hành giúp cho việc đúc kết kinh nghiệm, bổ sung, hàn chỉnh kiến thức đã học. Như vậy học và hành luôn đi dôi với nhau như hình với bóng. Kết hợp học và hành sẽ giúp ta trở thành người toàn diện, vừa có lí thuyết, vừa có kĩ năng, làm bàn đạp cơ sở để phát triển trí óc con người một cách tối đa.
Ta hiểu phải biết áp dụng học đi đôi với hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng phải áp dụng như thế nào cho phù hợp. Cái đó là tùy thuộc ở mỗi người chúng ta. Vậy hãy sử dụng phương pháp học này một cách thật hữu ích bạn nhé!
Ngay mở đầu câu nói M.Go_rơ-ki đã đặt ra yêu cầu là" Hãy yêu sách".Tại sao vậy? Bởi sách chính là nguồn tri thức,kiến thức vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người.Vì sao như vậy?Vì ko một ai dám nói là mình ko cần sách, ko cần kiến thức cả.Tất cả mọi người dù làm gì cũng cần có kiến thức, ko có kiến thức thì ko thể làm được.M.Go-ro-ki đã nhấn mạnh "chỉ có kiến thức mới là con đường sống"bởi vì ko có kiến thức con người có khác gì một cái máy, ko co kiến thức bạn sẽ tụt hậu so với thời đại ...
Ban có thể phát triển thêm như nêu thêm vài ví dụ để chứng minh tầm quan trọng của kiến thức-sách.......
MB: - giới thiệu vấn đề. tầm quan trọng của sách trong đời sống con người.
“Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn, và mỗi cuốn sách dường như đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy bằng những dấu hiệu và những từ”. Đó là lời của Mác-xim go-rơ-ki, trong “Tôi đã học tập như thế nào”, Tuyển tập truyện ngắn, tập II, NXB Văn học Hà Nội, 1984.
Sách rất cần thiết với loài người. Ngày nay, thế giới bước vào giai đoạn mới, đã và đang có nhiều biến động xảy ra. Nhu cầu con người được nâng cao. Trong đó, nhu cầu về kiến thức chiếm vị trí quan trọng. Nhiều loại sách đã ra đời để đáp ứng lại nhu cầu ấy.
dẫn câu nói: "Hãy yêu sách ....."
TB: a/ sách là nguốn kiến thức:
b/ chỉ có kiến thức mới là nguồn kiến thức
c/ hãy yêu sách
KB: Khẳng định lại vấn đề
Không phải bất kì quyển sách nào cũng bổ ích và không một quyển sách nào có thể thể hiện toàn bộ tri thức của nhân loại. Là một trí thức trẻ của tương lai, bạn nên tích lũy cho mình một “tủ” sách nho nhỏ. Đối với các sách “hiếm”, bạn có thể photo, nhưng cần tăng cường thêm khâu bảo quản. Sách, nó là tài sản vô giá không gì đánh đổi được, cũng như Mác-xim Go-rơ-ki từng nói: “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

23 tháng 7 2017

Học là con đường duy nhất dẫn đến tri thức , học đưa con người đến với thành công . Bất cứ ai cũng đều phải học . Học rất quan trọng nhưng học đúng cách lại càng quan trọng hơn . Và 1 trong những cách học đúng và hiệu quả nhất là phải đi đôi với thực hành.

Vậy “học” có quan hệ như thế nào với “hành”? Học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ. Học là tiếp thu , đón nhận những kiến thức , kinh nghiệm trong sách vở và ngoài cuộc sống.Học là chinh phục và tìm hiểu. Còn “hành” nghĩa là là thực hành, là vận dụng những kiến thức mình đã được học vào đời sống thực tiễn. Học với hành tuy hai mà một , học với hành ko thể tách rời nhau mà phải được siết chặt. Đã có học thì phải có hành , có hành thì trước hết phải học. Những người biết “học đi đôi với hành” là những người luôn biết học hỏi, và tích cực vận dụng kiến thức của mình vào đời sống.

Quả thật, câu nói trên hoàn toàn đúng. Hành vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Một khi đã tiếp thu kiến thức mà lại không thực hành, không vận dụng thì những kiến thức đó dần sẽ bị mờ nhạt. Học mà không hành thi xem như vô nghĩa. Chỉ có thực hành mới có thể biến những kiến thức được học thật sự là của mình. Ta đã hiểu rõ việc thực hành trong học tập là điều vô cùng quan trọng. Nhưng nếu như chỉ hành mà không học, thì liệu như thế có tốt không? Một khi đã không nắm vững kiến thức mà lại áp dụng vào thực tế thì công việc sẽ không bào giờ trôi chảy, thậm chí còn có thể gặp những điều không may. Hành mà không học thì sẽ bị mọi người khinh chê là đồ vô dụng. Vì lẽ đó, ta lại càng hiểu nhiều hơn về việc học đi đôi với hành.

Học ở đây không có nghĩa chỉ là học trong phạm vi nhà trường, mà học có nghĩa là học mọi lúc mọi nơi. Bất cư ơ đâu, bất cứ khi nào và bất cứ người nào ta cũng phải học hỏi. Cuộc sống như 1 sa mạc và ta là một hạt cát, biết bao nhiêu điều ta còn phải học. Vi thế, thực hành, áp dụng, giúp ta nhớ lâu hơn và thậm chí sẽ không bao giờ quên những gì mình đã học. Học hành không những cho ta mở mang kiến thức, mà còn giúp ta trau dồi đạo đức và những phẩm chất tốt đẹp. Những con người học hành tốt, là những con người đẹp đẽ và đáng được tôn trọng. Bên cạnh những cách học tốt, thì lại có những cách học rất đáng phê phán. Học qua loa, học cho có, học đối phó, rồi học vẹt… là những cách học của một số người hiện nay. Liệu họ có nhận ra được rằng, với những cách học ấy, thì những kiến thức mà họ vừa tiếp thu xem như trống rỗng. Nếu vẫn duy trì những cách học như thế thì họ sẽ chẳng bao giờ thật sự có kiến thức cho riêng mình. Và những cách học ấy là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong thi cử, là yếu tố gây nên nhựng tật xấu.

Là một học sinh, cần phải nghiêm túc trong việc học. Học là phải hiểu, và hiểu là phải thực hành. Không học vẹt, học tủ, học qua loa cho có. Khi học xong thì cần phải ôn lại bài và làm lại các bài tập vận dụng để có thể nhớ được những bài vừa học. Và một điều không thể thiếu là cần phải sáng tạo, mạnh dạn nói lên kiến thức và suy nghĩ của mình để góp phần cho việc học thêm tốt và thành công hơn.

Nói tóm lại, “học đi đôi với hành” là con đường lớn nhất dẫn ta đến với thành công. Học hành là việc vô cùng quan trọng, chi khi biết học hành đúng cách thì ta mới có thể vững bước trong học tập và trong cuộc sống...

27 tháng 9 2016

         Hoa mai là loài hoa báo hiệu khi mùa xuân về. Hoa Mai có màu vàng tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái nhưng lại mang vẻ đẹp dịu dàng, đáng yêu, gần gũi với đời thường. Ai cũng có thể trồng Mai và thưởng thức Mai. Nguời miền Nam cứ sau rằm tháng Chạp (tháng 12 lịch ta) là người ta lặt mai hy vọng Mai trổ vàng rực rở sáng mồng một Tết. Ở miền Bắc thì có hoa Đào nhưng ở miền Nam hoa tượng trưng cho ngày tết là hoa Mai. Nó mang trên mình chiếc áo màu vàng mượt mà. Vì vậy mà người miền Nam thường cho rằng hoa Mai đem lại cái may mắn cho năm mới , sức khỏe dồi dào làm ăn phát đạt, giàu sang tấn lộc tấn tài. Có lẽ nó đúng, vì màu vàng tượng trưng cho giàu sang phú quý. Hoa mai là loài hoa không chỉ đẹp mà nó còn mang trên mình quốc sắc thiên hương. Vẻ đẹp tự nhiên.

Chúc bạn học tốt!hihi

27 tháng 9 2016

Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá – một công việc mà em rất thích. Vào sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất.Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày, những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một màu vàng của cánh Mai.Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ lá không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn nhiên nở cánh trước cả nụ hoaSau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng được giao. Dưói đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên . Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm.Mai cũng “ điệu” như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai- biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh phúc.

31 tháng 10 2016

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha mẹ. Và lúc đó tôi cứ ngỡ chỉ có cha mẹ là cho tôi tình cảm nhiều nhất. Nhưng không. Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi tôi được cắp sách tới trường thì tôi đã nhận được tình cảm của thầy cô dành cho tôi. Đối với tôi cô như là một người mẹ hiền trên con đường học vấn.

Từ ngày đầu tiên được đi học tôi cảm thấy như mình lớn hơn. Và cô Thu là người đã dạy cho tôi đầu tiên nên tôi đã dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Được ở bên cô tôi mới cảm nhận được hết những điều ở cô. Cô có những nét thật là đáng yêu. Bởi vì vậy mà học sinh chúng tôi luôn dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Đôi mắt của cô trìu mến nhìn chúng tôi với nụ cười xinh. Cô có một làn da trắng mịn nên các thầy giáo trên trường đều thích cô. Nghe cô giảng bài thì thật là thích thú, sức hấp dẫn của bài không chỉ là do bài hay mà còn do cái giọng mượt mà của cô. Mỗi khi đến lớp trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên, cô như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt.
Tôi yêu cô nhiều lắm. Tôi luôn cố gắng để làm cô vui lòng. Càng nhìn thấy cô tôi càng thấy được sự quan trọng của cô trong lòng tôi. Đối với tôi cô như là người lái đò cần mẫn, âm thầm trên bến thời gian đưa từng thế hệ học sinh này rồi thế hệ học sinh khác đến bên bờ tri thức vô tận. Và với tôi niềm hạnh phúc lớn nhất của con người là được cắp sách tới trường, được trải qua một thời gian bên thầy cô, được nghe những lời giảng ngọt ngào của cô. Thật bất hạnh cho những trẻ em không được đi học. Họ sẽ không được người mẹ thứ hai che chở và dạy bảo. Họ sẽ không cảm nhận được những điều kỳ diệu, những tình cảm mà cô mang lại. Tôi sẽ luôn trân trọng cái tình cảm đáng quý đó và không để những nỗi thất vọng hiện lên khuôn mặt cô.
Cô luôn dành tình cảm yêu thương ngọt ngào cho tôi. Cô là người dẫn dắt chúng tôi đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng tôi. Cô như là những người thầm lặng đưa chúng tôi đến những đỉnh cao của kiến thức, cho chúng tôi một tương lai tươi đẹp. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim tôi, như sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời. Nhớ những ngày nào, khi chúng tôi mới bước vào lớp, cô đã nói rằng: “Các em hãy tự tin lên, cô tin chắc các em sẽ thành công”. Những lời đó đã khắc sâu vào tâm trí tâm.
Nhưng bây giờ lời nói đó đâu còn nữa, hình ảnh đó cũng đâu còn nữa. Chỉ còn những tình cảm mà cô dành cho tôi, được tôi cất trong tận đáy lòng. Tôi biết, bây giờ tôi không còn được gặp cô nữa bởi một tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của cô. Dù thời gian có như thế nào, dù tương lai có ra sao nhưng hình ảnh của cô vẫn mãi trong trái tim tôi cùng với những kỷ niệm xưa. Sau này khi tôi đã lớn tôi vẫn mãi mãi nhớ về cô.

Tôi yêu cô nhiều lắm. Cô mãi mãi là người đỡ đầu cho tôi. Không bao giờ tôi có thể quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của cô.

31 tháng 10 2016

Nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại, ý nghĩa nhất trong những ngày ý nghĩa. Là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thâm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước.

Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Vì vậy, khi ngày 20-11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những em thơ cắp sách đến trường, từ miền xuôi đến miền ngược, từ hải đảo xa xôi đến miền núi đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tời các thầy cô giáo của mình.

Là những học sinh đang ngồi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của đất nước, tập thể lớp 8D chúng em đã, đang và sẽ phấn đấu ra sức rèn luyện tài đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, để không phụ lòng mong mỏi của các thầy cô, để 8D là một khóm hoa đẹp trong mái trường. Điều đó được thể hiện qua từng giờ học, sự tiến bộ qua các tuần học của lớp, phấn đấu thi đua giành những bông hoa điểm 10 tươi thắm nhất kính tặng thầy cô nhân ngày 20-11.

Và hơn nữa, chúng em đang ấp ủ trong mình những ước mơ, hoài bão, đó cũng là một động lực giúp chúng em vươn lên.Với cá nhân em, em luôn có một ước mơ cháy bỏng là trở thành cô giáo để đem ánh sáng văn hoá về thắp lên những tâm hồn bé nhỏ của các em thơ tại huyện nhà, tiếp bước các thầy cô dìu dắt những em nhỏ trở thành ngưòi có ích cho xã hội.

16 tháng 10 2016

Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây " Hoa học trò." Nhìn  từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve  làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè . Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt  năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn. Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.  

17 tháng 10 2016
Trong cuộc sống chúng ta được gặp rất nhều loài cây, loài hoa. Mỗi loài cây, loài hoa lại có một nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa riêng biệt. có thể nó biểu trưng điều thiêng liêng cao cả, nhưng có thể nó lại biểu trưng cho một điều giản dị mộc mạc Và cây hoa hồng cũng không nằm ngoài quy luật đó, một loại cây, loài hoa mà ai cũng đã từng có dịp chiêm ngưỡng, ngắm nhìn.
 
Hoa hồng xuất hiện cách đây khoang 100 triệu năm vào cuối kỷ nguyên phấn trắng. Đây là một loài cây thường mọc thành bụi, rễ chùm có gai. Nhưng hiên nay đã có loài hoa hồng không có gai. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa. thưc vậy, hoa hồng có nhiều màu: đỏ, trắng, vàng, hồng… và cả hoa xếp xen kẻ lẫn nhau tạo nên một vẻ rất riêng mà không thể nhầm lẫn được. Phải chăng vì vẻ đẹp như vậy mà ngay từ thời xa xưa, các đây hàng ngàn năm mà con người đã trồng và thưỡng thức nó? Các giống hoa hồng vườn mà ngày nay ta thường thấy phát triển hơn lớn hơn nhiều so với những bà con hoang dã của chúng. cũng có lẽ bởi vì hoa hồng mọc hoang chỉ có năm cánh mà chỉ có thể ra hoa ít tuần chứ không thể không thể liên tục hàng mấy tháng như cay hoa hồng vườn.  tôi có thể chắc chắn rằng không phải ai trong chúng ta cũng có dịp nhìn thấy quả của cây hoa hồng. Quả của cây này nhỏ, hơi dẹt, có màu đỏ. Nó chứa một lượng vitamin c nhiều gấp 10 đến 100 lần so với các thức ăn khác. Đồng thời, đây cũng là một loại quả thuốc. Chúng ta có thể ngâm quả này trong nước sôi để uống, rất tốt cho bàng quang và thân, lại giúp đề phòng cảm lạnh. Hay như quả của một vài loại cây hoa hồng hoang dại cũng có thể được dùng để làm mứt.
 
Chính vì hoa hồng xuất hiện bên cạnh con người lâu như vậy nên ý nghĩa của nó cũng dần được khẳng định. Nhận thấy được vẻ đẹp của hoa hồng mà con người dùng nó để trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà như ở trong phòng. trên bàn, …, giúp ngôi nhà trở nên sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra, mỗi màu hoa lại có một ý nghĩa riêng. Ví như hoa hồng đỏ- hay gọi là hoa hồngnhưng biểu trưng cho tình yêu, hoa hồng trắng lại thể hiện cho sự trong trắng, tinh khiết và cả niềm tiếc thương vô hạn…Trong những lúc căng thẵng, nhìn thấy hoa ta như được giải tỏa phần nào. Và chắc rằng, cây hoa hồng còn có ý nghĩa hơn nữa, to lớn hơn nữa. Bởi tôi được biết rằng ở nước anh, cách đây 500 năm, đã xảy ra một cuộc chiến tranh hoa hồng. Giới quý tộc chia làm hai phe, đều lấy hoa hồng làm huy hiệu cho mình : một phe lấy hoa hồng nhung, còn phe kia lấy hoa hồng bạch. Có thể thấy được hoa hồng có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống.
 
Đẹp và đầy ý nghĩa, nữ hoàng của các loài hoa là những gì ngắn gọn nhất để nói về hoa hồng. Cây hoa hồng gắn bó với con người tư thuở xa xưa đến tận bây giờ. Và chắc chắn rằng vẫn sẽ như vậy đến cả sau này nữa.
28 tháng 11 2016

Câu 1:Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất Bắc trong những ngày tháng giêng.
Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả: khi mùa xuân đế, tác giả bồi hồi nhớ lại mùa xuân ở miền Bắc, mùa xuân của Hà Nội trong 1 tâm trạng náo nức, tha thiết, nồng nàn và cũng rất trân trọng vẻ đẹp của đời sống, của thiên nhiên, đất nước
.


Câu 2: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính ủa mỗi đoạn và sự liên kêt giữa các đoạn

Bài văn chia làm 3 đoạn:
đoạn 1: "đầu...mê luyến mùa xuân": tình cảm của con ngđivimùaxuân.đon2:tiếp theo...m hi liên hoan:cnhscvàkokhímùaxuâncađttrivàlòngngđốivớimùaxuân.đoạn2:tiếp theo...mở hội liên hoan:cảnhsắcvàkokhímùaxuâncủađấttrờivàlòngng
đoạn 3:"phần còn lại": cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.



Câu 3: Đọc lại đoạn văn từ "Tôi yêu sông xanh, núi tím" đến "mở hội liên hoan" và cho biết :
a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miển Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b, Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến ?


a) cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được miêu tả: tác giả gợi được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân, vừa có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông còn vươn lại, có cái ấm nồng nàn của khí trời mùa xuân. đó còn là âm thanh của tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình của cô gái đẹp. không khí mùa xuân còn được thể hiện trong đời sống gia đình, trong ko khí đoàn tụ êm đềm.
b) mùa xuân đã khơi dậy ở thiên nhiên và con ng` sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ, làm bừng dậy lòng yêu đời, khao khát sống và yêu thương.
qua cách miêu tả này tác giả muốn thể hiện cảnh sắc mùa xuân ở Hà nội và miền Bắc có 1 vẻ đẹp riêng biệt, thơ mộng nhưng cũng dào dạt tình người.

28 tháng 11 2016

thank bạn nhahihi

19 tháng 4 2016

sống chết mặc bayhiuhiu

19 tháng 4 2016

Sống chết mặc bay

30 tháng 10 2016

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.


Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà


Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.


Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.


Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Bạn tham khảo nha!

30 tháng 10 2016

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả