K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2019

áo dài VN rất xấu ngược lại

Bài làm:

Vẫn giữ mãi nét duyên dáng của con người Việt Nam, chiếc áo dài đã khắc sâu hơn vào tiềm ẩn của duy sản văn hóa phi vật thế của Việt Nam. Với bài văn miêu tả chiếc cáo dài Việt Nam sẽ làm ch bạn hiểu sâu hơn về nó. Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.

Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh…

Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

4 tháng 8 2019

Tham khảo:

I. Mở bài: Giới thiệu cây nhãn.

- Vườn nhà ngoại trồng thật nhiều nhãn.

- Những cây nhãn này đã được 10 tuổi.

II. Thân bài:

Tả cây nhãn theo thời kì

- Mùa xuân, nhãn ra lá xanh um, bóng lưỡng.

- Dáng cong nghiêng, uốn lượn của thân như khoe dáng sắc của cây trong thời kì phát triển.

- Hè về, từng chùm hoa vàng hươm, li ti đậu kín vòm cây.

- Chim chóc, ong bướm rủ nhau đến thưởng thức hương sắc của hoa.

- Chớm thu, vô số quả nhãn kết chùm treo lủng lẳng, trĩu cành kín cả cây.

- Vài tuần sau, quả nhãn từ xanh non chuyển sang nâu đất.

- Từ trong vườn, hương thơm ngọt lan tỏa cả một vùng.

III: Kết bài

- Quả nhãn ngọt và thơm.

- Mỗi khi đến mùa nhân, em đều nhớ về ngoại.

4 tháng 8 2019

Tả cây nhãn

I. Mở bài: Giới thiệu cây nhãn.

- Vườn nhà ngoại trồng thật nhiều nhãn.

- Những cây nhãn này đã được 10 tuổi.

II. Thân bài:

Tả cây nhãn theo thời kì

- Mùa xuân, nhãn ra lá xanh um, bóng lưỡng.

- Dáng cong nghiêng, uốn lượn của thân như khoe dáng sắc của cây trong thời kì phát triển.

- Hè về, từng chùm hoa vàng hươm, li ti đậu kín vòm cây.

- Chim chóc, ong bướm rủ nhau đến thưởng thức hương sắc của hoa.

- Chớm thu, vô số quả nhãn kết chùm treo lủng lẳng, trĩu cành kín cả cây.

- Vài tuần sau, quả nhãn từ xanh non chuyển sang nâu đất.

- Từ trong vườn, hương thơm ngọt lan tỏa cả một vùng.

III: Kết bài

- Quả nhãn ngọt và thơm.

- Mỗi khi đến mùa nhân, em đều nhớ về ngoại.

17 tháng 3 2017

bạn học lớp 4 à

17 tháng 3 2017

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

1 tháng 3 2017

Thơ về tình bạn:

Từng ngày băn khoăn
Từng ngày suy nghĩ
Trầm ngâm thắc mắc
Bạn bè là chi?
Trong những kí ức
Kỉ niệm buồn vui
Bạn bè là người
Ta luôn chia sẻ
Từng ngày từng ngày
Từng năm từng tháng
Bạn bè thân thiết
Luôn ở bên ta
Chưa hề ghi nhớ
Chưa hề khắc ghi
Mà hình ảnh bạn

Tình bạn chúng ta
Như ngàn vì sao
Trên bầu trời cao
Tinh tú sáng ngời

Tình bạn chúng ta
Như vạn lời ca
Ca vang ca mãi
Trên bầu trời xanh

Tình bạn chúng ta
Xiết chặt vòng tay
Gắn kết bè bạn
Để cùng tiến tới

Tình bạn chúng ta
Tinh tú sáng ngời
Ôi thật tuyệt vời
Tình bạn của ta

----------------------------------------------------------

Thơ 4 chữ hay về mái trường:
Em yêu trường lắm
Mái trường Thành Công
Sân trường rộng lớn
Có hai hang cây
Hàng cây xanh mát
To ra mỗi lúc
Cao lên mỗi ngày.


Mỗi lúc chuông reo
Là báo ra chơi
Sân trường nhộn nhịp
Bao giờ có dịp
Mời bạn đến thăm.

Mỗi khi ra về
Lòng sao vương vấn
Vương vấn mái trường
Mái trường Thành Công.

------------------------------------------------------

Yêu lắm trường lớp ơi

Yêu lắm trường lớp ơi
Em yêu mái trường
Có hàng cây mát
Xôn xao khúc hát
Rộn vang tưng bừng
Những giờ ra chơi
Sân trường nhộn nhịp
khi nào có dịp
Mọi bạn ghé thăm
Nơi đây biết bao
Bạn bè trang lứa
Thầy cô dạy bảo
Cho em bước vào
Lời cô ngọt ngào
Thấm tung trang sách
Cô dạy bao cách
Giảng bài thật hay
Những ngày nghỉ học
Em thấy nhớ trường
Nào các bạn ơi
Gắng đi học đều
Có đêm trong mơ
Bỗng cười khúc khích
Thích ơi là thích
Ngỡ đang ở lớp
Cùng bạn đùa vui.

25 tháng 7 2018

Viết về dòng sông quê mẹ, Tế Hanh có bài thơ "Nhớ con sông quê hương", Hoài Vũ có bài "Vàm cỏ Đông", Vũ Duy Thông có bài "Bè xuôi sông La"... Đó là những bài thơ hay mang nặng tình quê hương. Bài thơ "Dòng dông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một bài thơ đem đến cho ta nhiều thương mến.

"Dòng sông mặc áo" gồm có 14 câu thơ lục bát, làm hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.

Con sông làng ta trong ca dao uốn lượn "như hình con long" con sông Cầu "nước chảy lơ thơ"; con sông Thương "bên lở bên bồi... dòng trong dòng đục..." từng làm bao người xưa nay say mê.

Ta hãy đến chiêm ngưỡng "Dòng sông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo.

Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới. Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm"ngẩn ngơ" lòng người:

"Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ

Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa

Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai..."

Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.

25 tháng 7 2018

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thiết tha
Trưa về trời rộng bao la
Ao xanh sông mặc như là mới may.
Chỉ bốn câu thơ lục bát mộc mạc, giản dị. Một dòng sông quê, dòng sông thơ hiện lên lung linh, huyền ảo, thật đẹp, thơ mộng và đầy chất trữ tình. Nguyễn Trọng Tạo thật tài tình khi có sự liên tưởng thú vị: “ Dòng sông mặc áo”, một sự phát hiện rất sáng tạo và có lý của nhà thơ.
Khổ thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả dòng sông có những cử chỉ và tính cách như một con người. Sông như cô gái trẻ biết làm điệu, làm duyên và trau chuốt cái đẹp cho mình. ánh nắng hồng đào rạng rỡ toả xuống dòng sông làm tác giả cứ ngỡ như mặc cái áo lụa đào, cái nắng vàng làm cho sông thêm dáng thướt tha,yểu điệu.
Buổi trưa, nắng trong veo nhìn trời rộng và bao la hơn. Cái nắng chuyển sang màu sáng long lanh, bầu trời trở nên cao hơn. Dòng sông thay áo mới, một màu xanh của đất trời, cỏ cây hoa lá. Tác giả dùng biện pháp so sánh và nhân hoá, dòng sông trong thơ Nguyễn Trọng Tạo hiện lên như một thiếu nữ xinh tươi, duyên dáng trong mầu áo mới của nắng và mây trời mà thiên nhiên ban tặng.

Cảm thụ về khổ thơ: Dòng sông mặc áo của Nguyễn Trọng Tạo

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai…
Chỉ bốn câu thơ lục bát mộc mạc, giản dị. Một dòng sông quê, dòng sông thơ hiện lên lung linh, huyền ảo, thật đẹp, thơ mộng và đầy chất trữ tình. Nguyễn Trọng Tạo thật tài tình khi có sự liên tưởng thú vị: “ Dòng sông mặc áo”, một sự phát hiện rất sáng tạo và có lý của nhà thơ.
Hình ảnh dòng sông buổi sáng thật đẹp, thật duyên dáng làm ngây ngân tâm hồn người đọc, người nghe. Cái đẹp của dòng sông hiện ra thật bất ngờ. Đó là sự “ ngẩn ngơ” bởi hương thơm nồng nàn, tinh khiết và quyến rũ. Dòng sông dần hiện ra rạng ngời, thánh thiện tràn đầy sức sống. Chiếc áo mới của dòng sông mới diệu kỳ làm sao, thơm mùi hương hoa bưởi và được dệt nên từ những bông hoa bưởi trắng ngần.
Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh. Ngôn từ trong thơ chắt lọc tinh tế, một dòng sông thơ hiện lên thật đẹp, trữ tĩnh và thơ mộng. Qua cách miêu tả sinh động ta thấy được một tình yêu thắm thiết của Nguyễn Trọng Tạo với dòng sông quê hương.

21 tháng 11 2021

hình như bài thơ viết sai thì phải

25 tháng 7 2018

undefined

25 tháng 7 2018

Đi từ NT hướng ra ND

BPTT được sử dụng trong đoạn thơ là:

- Nhân hóa:

+ Nắng: mặc áo lụa đào

+ Sông: mặc áo xanh

+ Áng mây trôi: cài lên màu áo

- So sánh: Áo xanh sông mặc như là mới may.

-Nội dung:hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới.Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.

15 tháng 11 2016

sau khi ở quê về , em cảm thấy quê hương là 1 nơi ấm áp và chứa chan tình quê hương . Em rất yêu quý quê hương em

16 tháng 11 2016

“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày....” Những câu thơ thân thương ấy mỗi lần vang lên tôi lại thấy nhớ ông bà, nhớ lần về quê với bao kỉ niệm. Và lúc đó, tôi ước mình là một cánh diều để bay ngay về với quê hương.

 

8 tháng 4 2017

Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

12 tháng 4 2017

" que huong la chum khe ngot...

cho em cheo hai moi ngay,

que huong la con do nho,

em dem khua nuoc ven song"

moi khi nhac den cau ca dao nay, em lien nghi toi que huong em. que huong em la yen son .que huong em khong toan nhung nha cao tag! cung chang nhieu nhung toa cao oc cao chot vot ! ma chi binh di nhung ngoi nha mai ngoi do tuoi, nhung con nguoi gian di, coi mo, de men ma thoi! do la dieu em tu hao ve que huong mk. que huong em co nhung hang tre xanh, moc mac, don dieu nhu con nguoi noi day ! yen son que em co dong song day hien hoa 4 mua nuoc chay, co con de dai loang ngoang nhu con tran khong lo. yen son que em co bo de, bai ruong , noi ma chug em van thuong hay hong gio, tha dieu. que huong em khong co nhung cong nhan, cong truong to lon, cung chang co nhung ki su tho dien . ma chi co nhung nguoi nong dan chat phat, can cu, cham chi , hien lanh, hieu khach ma thoi!

em rat yeu que huong em. em se hoc that gioi de 1 ngay nao do..... khi em da lon, em se giup que huong mk doi moi vs khien que huong em ngay cag tuoi dep hon !

-------------------------+ ai cho nhan xet dy ak +----------------------

12 tháng 8 2017

Hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt nam là lũy tre làng, mái rêu phong và không thể không kể đến những cánh đồng bát ngát khắp nẻo đường. Ngày hè của học sinh chúng tôi trùng khớp với độ lúa chín. Đã ai từng theo mẹ ra đồng mỗi buổi chiều hè, chắc hẳn không thể nào quên được cái vẻ đẹp tuyệt vời của cánh đồng lúa chín. Đứng giữa đồng ruộng, xung quanh tôi lúc này chỉ còn là lúa. Không có một loài cây nào khác trong mắt tôi lúc này. Cả hai mắt tôi mở ra chỉ thấy một màu vàng ươm trước mắt. Không một màu sắc nào khác trong mắt tôi. Cảnh tượng hùng vĩ một màu thuần túy ấy làm tôi choáng ngợp. Dưới cái nắng gay gắt của mùa hè, cái màu của bông lúa, cây lúa, lá lúa càng trở nên chói chang hơn. Màu vàng của lúa chín không giống màu cỏ úa, nhưng cũng không tươi rực rỡ. Một màu vàng rất đặc biệt, đủ để làm cho con tim của những người yêu quê hương, yêu miền quê rung động. Những thửa ruộng uốn lượn, bao bọc cả ngôi làng đã bước vào độ chín. Cơn gió nhẹ thổi qua, cả biển lúa rung rinh rập rờn xô vào nhau. Tiếng xô, xào xạo của bông lúa va vào nhau nghe thật thích. Những hạt thóc căng mẩy tròn được nâng đỡ trên thân lúa mong manh. Thân cây lúa oằn xuống tưởng như chỉ cần một trận cuồng phong, nó sẽ đổ gục xuống. Những cây lúa nương tựa vào nhau, gối lên nhau đón nắng mặt trời để nuôi dưỡng cho những đứa con thân yêu của mình. Cánh đồng lúa vào độ chín, chúng đua nhau rủ nhau cùng trưởng thành, cùng phát triển. Bởi vậy mà không còn một thửa ruộng nào còn xanh màu lúa. Và đến khi thu hoạch, cả cánh đồng cũng được thu hoạch cùng một lúc. Chẳng mấy chốc, cánh đồng tuyệt sắc này sẽ chỉ còn lại gốc rạ vàng úa xác xơ. Tôi nhanh chóng chụp lại hình ảnh đẹp này vào trong đầu. Quả thực, tôi rất thích ngắm cánh đồng lúa chín, nó mang đến cho tôi một cảm giác thoái mái và vui vẻ đến lạ thường.

12 tháng 8 2017

Quê tôi là một vùng trung du, đồi núi nối đuôi nhau chạy mãi tới tít chân trời xa...Thỉnh thoảng có một vài thung lũng nhỏ hẹp chạy dài dưới hai chân đồi, tạo thành một cánh đồng dài, hẹp. Đó là vùng Thạch Thành quê ngoại tôi.

Cánh đồng nhỏ hẹp ấy như một dải lụa xanh chạy dài từ xã Thành Minh đến tận đường Quốc lộ 1A. "Dải lụa" ấy dã nuôi sống gần như nửa cái huyện Thạch Thành vùng trung du này. Dân đông, ruộng ít, ấy vậy mà cuộc sống ở dây không đến nỗi lam lũ, nghèo đói. Dường như quanh năm vụ nối vụ, mùa nối mùa. Hết màu xanh mơn mởn của cây lúa thời con gái thì đến màu vàng óng ả của mùa gặt, hết lúa lại khoai đến ngô, sắn, rau màu,... cứ thế luôn nhuộm mới màu sắc cho dải đất này những sắc hương của cuộc sống thanh bình đang từng ngày thay da đổi thịt.

Trước mắt, giờ lúa đang che kín cả mặt ruộng. Gió xuân từ trên các đồi cao thổi về thung lũng tạo nên những đợt sống lúa đuôi nhau vội vàng, phát ra những âm thanh dịu ngọt. Đây đó, những người đi ra thăm ruộng lúc ẩn, lúc hiện làm cho những chú chim đang bắt sâu cho lúa giật mình vọt lên cao rồi sải cánh bay về một bụi cây nào đó trên đồi cao. Ở dọc chân đồi, người ta xẻ ruộng thành những bậc thang để trồng bắp cải, su hào.. Những luống bắp cải tươi tốt đã bắt đầu cuộn lại. Có những bắp mới cuốn được một nửa mà đã to bằng phần trên của chiếc mũ cối, chắc khi cuộn hết nó phải nặng đến bốn, năm kí. Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ Quốc lộ 1A đến thị trấn Kim Tân, trung tâm của huyện Thạch Thành. Những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón cho lúa, lăn đều trên mặt đường nhựa cùng với tiếng gõ lộc cộc của những bước chân đều đặn nện xuống mặt đường tạọ ra một âm thanh vui nhộn giữa cánh đồng. Nắng đã lên cao, vậy mà tôi vẫn tần ngần ngắm mãi "dải lụa" xanh này không biết chán. Mai đây khi mùa gặt đến, cánh đồng lại rộn rã tiếng hát, cười của những người nông dân "một nắng hai sương" đi thu hoạch lúa.

Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin, của hi vọng chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.