K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2022

Tham khảo


Đề bài

Em hãy so sánh Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với Phong trào cách mạng 1936 - 1939?

Trả lời

Nội dungPhong trào CM 1930 - 1931Phong trào CM 1936 - 1939
Kẻ thùĐế quốc Pháp và địa chủ phong kiếnThực dân Pháp phản động và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp
Mục tiêu (nhiệm vụ)Độc lập dân tộc và người cày có ruộng (có tính chiến lược)Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình (có tính sách lược)
Chủ trương, sách lượcChống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Chống địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc và phản động tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Tập hợp lực lượngLiên minh công nôngMặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước và tiến bộ.
Hình thức đấu tranhBạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh.Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá....
Lực lượng tham giaChủ yếu là công nôngĐông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị.
Địa bàn chủ yếuChủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công nghiệpChủ yếu ở thành thị

 

 

 

Kẻ thù:

1930-1931: Pháp và phong kiến tay sai

1939-1945: Pháp-Nhật, phong kiến tay sai

Mục tiêu:

1930-1931: Giành độc lập cho Đông Dương

1939-1945: Giành độc lập cho Việt Nam(nhất là sau khi bác Hồ về nước hồi 28-1-1941 thì bác đã lập ra 3 mặt trận ở 3 nước đông dương để lãnh đạo riêng cho mỗi nước)

Lực lượng tham gia:

1930-1931: công dân-nông dân-binh lính

1939-1945: công dân-nôngdân-binh lính, trung tiểu địa chủ(sau ngày 9-3-1945)

Lãnh đạo:

1930-1931: Đảng cộng sản đông dương

1939-1945: Mặt trận Việt Minh(1941-1945), đảng cộng sản đông dương(1939-1941)

Mối quan hệ: Chặt chẽ với cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới

26 tháng 2 2021

26 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

 

so sánh phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 kẻ thù, mục tiêu, chủ chương, lực lg tham gia, địa bàn, hifnhthuwsc-phương pháp, mặt trận - Hoc24

20 tháng 3 2022

Có 2 câu nhé các bạn :))))

25 tháng 12 2016

a. Nguyên nhân phong trào cách mạng 1930 – 1931.

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách vơ vét bóc lột của thực dân Pháp đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng.
- Sau khởi nghĩa Yên Bái, Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước, làm cho mâu thuẩn xã hội giữa nhân dân ta với đế quốc phong kiến thêm gay gắt.
- Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa mới ra đời (đầu năm 1930) đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.

 

b. Diễn biến của phong trào cách mạng 1930 -1931,
- Phong trào cả nước.
+ Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, có nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra.
+ Tháng 5/1930, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động.
+ Tháng 6 đến tháng 8, phong trào liên tục nổ ra sôi nổi.
- Ở Nghệ An – Hà Tĩnh.
+ Tháng 9/1930, phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất với những cuộc biểu tình của nông dân kéo đến huyện lị, tỉnh lị, được công nhân Vinh – Bến Thuỷ hưởng ứng.
+ Tiểu biểu là cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên, kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường…
+ Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã.
 
c. Sự ra đời và hoạt động của Xô – Viết (Xô – Viết Nghệ tĩnh là đỉnh cao của PT 1930 – 1931)
* Hoàn cảnh:
- Tại Nghệ An, tháng 9/1930 Xô viết thành lập các xã thuộc huyện Thanh Chương,Nam Đàn.
- Tại Hà Tĩnh, cuối 1930 đầu 1931, Xô viết thành lập các xã thuộc huyện Can Lộc, Hương Khê.
- Các Xô viết thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội, với chức năng của một chính quyền cách mạng.
* Chính sách của Xô viết.
- Chính trị, thực hiện các quyền tự do, dân chủ. Thành lập các đội tự vệ, lập toà án nhân dân.
- Kinh tế, tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ,..
- Văn hoá – xã hội, xoá bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới, mở lớp dạy chữ Quốc ngữ,
* Ý nghĩa: Chính sách của Xô viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao phong trào cách mạng 1930 – 1931.
 
d. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
* Ý nghĩa:
- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
- Khối liên minh công - nông được hình thành.
- Phong trào 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là 1 bộ phận trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
- Đây là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
25 tháng 12 2016

hổng biết bạn hỏi phần nào nên mk gửi cho lô trên lun đấyleuleu

good luck!

4 tháng 1 2019

Đáp án B

Điểm khác biệt cơ bản của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX so với phong trào đấu tranh sau chiến tranh thế giới thứ nhất là giai cấp lãnh đạo.

- Đầu thế kỉ XX, phong trào do các sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào do giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo. Nói cách khác, phong trào đấu tranh thời kì này mới mang đúng chất tư sản

28 tháng 4 2017

Đáp án A

Phong trào cách mạng 1930-1931 là phong trào cách mạng đầu tiên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là điểm khác biệt cơ bản của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào đấu tranh ở các giai đoạn trướcSự khác biệt này quy định đến sự khác biệt về đường lối, phương pháp đấu tranh.

2 tháng 7 2023

Trong thời kỳ đầu thế kỉ XX, Thái Bình đã đóng góp nhiều người con ưu tú cho các phong trào yêu nước. Dưới đây là một số tên những người con Thái Bình nổi tiếng tham gia các phong trào này:

Nguyễn Thị Minh Khai: Nữ anh hùng dân tộc, là một trong những nhân vật quan trọng của phong trào Cần Vương và Đông Du. Bà đã cống hiến cuộc đời và hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc.

Nguyễn Trãi: Một trong những danh nhân văn hóa lớn của Việt Nam, ông đã có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng chính sách, văn hóa và giáo dục trong thời kỳ Trần.

Trần Hưng Đạo: Vị tướng vĩ đại của quân đội nhà Trần, ông đã dẹp tan cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông và bảo vệ thành công độc lập của đất nước.

Phan Đình Phùng: Là một trong những nhà lãnh đạo và chiến sĩ kiên cường trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế và đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập của dân tộc.

Về phong trào mà em yêu thích, em có thể trình bày về phong trào Cần Vương. Đây là một phong trào quan trọng trong lịch sử Việt Nam, nhằm chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và bảo vệ độc lập của dân tộc. Phong trào Cần Vương đã góp phần tạo nên sự đoàn kết và sự tổ chức của người Việt trong cuộc chiến chống thực dân. Các nhân vật như Phan Đình Phùng, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều người khác đã hy sinh và đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ quê hương. Phong trào này đã truyền cảm hứng và tinh thần yêu nước cho thế hệ sau và là một phần quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

25 tháng 2 2017

Đáp án B

Điểm khác nhau về nhiệm vụ/ mục tiêu đấu tranh giữa phong trào dân chủ 1936 - 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 là: phong trào dân chủ 1936 - 1939 chưa chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc mà chỉ nhằm mục tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Nhiệm vụ này được đề ra phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, nhiệm vụ chiến lược (chống đế quốc và chống phong kiến) không bị xóa bỏ.