K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2019

Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

7 tháng 3 2019

Qua thơ văn,bút ký,hồi ký của rất nhiều người,không chỉ riêng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ,ai cũng đã biết về tấm lòng quảng đại,yêu thương vô bờ của Bác đối với nhân loại,đối với đồng bào,và nhất là với những chiến sĩ trong quân đội giải phóng của mình . Tình cảm đó như của 1 người Cha đối với con,như 1 người Ông với cháu và hơn hết là của 1 vị tư lệnh đối với những người lính của mình trước giờ xung trận . Người Cha,người ông,vị tư lệnh thương yêu binh sĩ hết lòng đó có ngủ ngon được không khi ngày mai con,cháu hoặc những người lính của mình có thể sẽ không trở về? câu trả lời là không! Bác sẽ không ngủ ngon chừng nào quê hương chưa được tự do,đất nước vẫn còn bóng giặc

8 tháng 5 2016

Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

28 tháng 4 2021

1. Hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ Lượm và Đêm nay Bác không ngủ :

- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Và trong hồi kí của mình, nhà thơ đã kể lại cuộc gặp gỡ với một chú bộ đội vừa từ Việt Bắc trở về. Trong cuộc gặp gỡ ấy, tác giả đã lắng nghe kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm hành quân đi chiến dịch Biên giới của chú bộ đội. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

- Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.

2. Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

3. Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác Hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiến đấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

29 tháng 3 2018

Tôi thấy là bác thương yêu chúng tôi như người cha đối với con . Hành động của bác làm tôi xúc động đó là những hành đọng cao cả của bác là : Bác đi dém chăn, sợ cháu mình giật thột bác nhón chân nhẹ nhàng. Tôi thấy rằng bác hồ là người có tấm lòng bao dung cao cả và vĩ đại

21 tháng 4 2016

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ kính
yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã
gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại trong em niềm kính
yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho
việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ
huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ…
trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong
khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh.
Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con
thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi
dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương
từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người”
trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ.
Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình
thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.
Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của
Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng
lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được
truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy
Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho
mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”,
“im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta
có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ
đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo
toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải
ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức
suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiến sĩ xúc động:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương.
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu.
Ánh lửa rừng Bác đã nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên
tấm lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng
khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài
trí tưởng tượng của người chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho các anh chiến sĩ
đang ở trong mái lều cùng Bác mà Bác còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân
công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Mặc dù đã ba lần người đội viên thiết tha
mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn cứ thức. Bác còn động viên anh chiến sĩ:
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho anh đội viên cảm phục. Hiểu được
tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo
toan với Bác và anh thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và chiến sĩ đã đạt tới đỉnh cao.
Tình cảm ấy cũng được đáp lại, tình yêu được đền đáp bằng tình yêu.
Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là một
bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người
chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng
chừng như chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng
thực, một sự kiện có thực trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm rung
động trái tim muôn triệu con người. Tấm gương đạo đức của Bác soi sáng
cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.

21 tháng 4 2016

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhièu bài thơ viêt về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụcua3 đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.

Câu 1: Cái hay của nhan đề bài thơ '' Đêm nay Bác không ngủ '' là : chính xác ra, để viết về 1 đêm không ngủ của Bác Hồ, nhan đề bài thơ sẽ phải là '' Đêm ấy Bác Hồ không ngủ '' hoặc gắn gọn hơn '' Đêm Bác Hồ không ngủ '' nhưng tác giả lại chỉ viết Bác không ngủ, vì trong tấm lòng trìu mến của nhân dân Việt Nam, chữ Bác viết hoa dành thân thiết chỉ Bác Hồ. Một đêm nhưng viết '' Đêm nay '' như là đêm hiện tại, và đêm sắp tới. Nghĩa là Bác đã không ngủ và sẽ còn không ngủ, còn thao thức vì tình yêu lớn với nhân dân, với đất nước. Vì thế bài thơ không chỉ hay về âm điệu mà còn mang ý nghĩa khái quát, thể hiện tình yêu lớn của Bác. 

Câu 2: Trong bài thơ '' Đêm nay Bác không ngủ '' tác giả lại không kể về lần thứ 2 thức dậy của anh đội viên là bởi vì để tạo sự bất ngờ cho người đọc. Hơn thế nữa, nó nhấn mạnh được tâm trạng hốt hoảng, giật mình của anh đội viên trong lần thứ ba thức dậy. Từ đó, ta thấm thía hơn sự thao thức, quên mình vì dân vì nước của chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng kính trọng, yêu mến, cảm phục của anh đội viên đối với vị Cha già của dân tộc. 

Câu 3: Bài làm:

Bài thơ '' Lượm '' của nhà thơ Tố Hữu đã để lại cho em nhiều bài học ấn tượng thật sâu sắc, nhất là bài học về tinh thần trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (1) . Mặc dù còn rất nhỏ tuổi nhưng Lượm lại là một chú bé vô cùng gan dạ, dũng cảm (2). Giữa mặt '' trận đạn bay vèo vèo '', chú liên lạc đã xông lên vượt qua (3). Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình '' Thư đề thượng khẩn '' Lượm đã sẵn sàng đối mặt với những hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ được giao (4). Em thực sự cảm phục trước tinh thần trách nhiệm với công việc của chú bé Lượm (5). Qua nhân vật Lượm, em đã hiểu được rằng, trong cuộc sống mỗi con người cần phải có tinh thần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao dù nhiệm vụ đó khó khăn, nguy hiểm đến chừng nào và khi được giao việc gì, bất kỳ việc to, nhỏ, khó hay dễ chúng ta đều phải dồn hết tâm huyết để làm (6). Hình ảnh chú bé Lượm đã nhắc nhở cho em dù làm bất kì chuyện gì từ những công việc nhỏ nhất cũng cần phải có trách nhiệm, hãy làm hết sức mình, hãy làm thật tốt những gì mà người khác giao cho (7). Có lẽ bởi vậy mà cho đến tận nagyf hôm nya, hình ảnh chú bé Lượm với tinh thần trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vẫn luôn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng em học tập và noi theo (8)

4 tháng 8 2020

MK nghĩ câu 2 bạn hắc tử nguyệt phong thiếu

Câu 2

lấn thức dậy thứ nhất thể hiện một lần con lần thứ ba thể hiện cho nhiều lần

=> ý của tác giả Minh Huệ là bác hồ đã ko ngủ nhiều lần và mãi mãi

=> thể hiện tinh yêu bác với nhân dân

+ với câu 2 của bạn hắc tử nguyệt phong

26 tháng 2 2016

- Nếu kể lần thứ 2 thì bài thơ sẽ quá dài và thiếu sự cô động cần thiết

- Giữa lần 1 và lần 3 có một khoảng cách dài hơn, sự thay đổi tâm trạng và nhận thức của người lính sẽ hiện lên rõ rệt hơn

tick nhéeoeo

26 tháng 2 2016

vì bài thơ không kể lần thức dậy thứ hai của anh đội viên mà từ lần thứ nhất chuyển ngay sang lần thứ ba : Điều này cho thấy trong đêm ấy, anh đội viên đã nhiều lần thức giấclần nào cũng thấy Bác không ngủ.

PHẦN I: VĂN BẢN1.      Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào, được làm theo thể thơ gì?2.      Khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” gợi cho em suy nghĩ cà cảm xúc gì về Bác?3.      Văn bản “Cô Tô” của tác giả nào? Trong văn bản có những cảnh nào?4.      Bức tranh mặt trời lên trên biển “Cô Tô” sử dụng...
Đọc tiếp

PHẦN I: VĂN BẢN

1.      Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào, được làm theo thể thơ gì?

2.      Khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” gợi cho em suy nghĩ cà cảm xúc gì về Bác?

3.      Văn bản “Cô Tô” của tác giả nào? Trong văn bản có những cảnh nào?

4.      Bức tranh mặt trời lên trên biển “Cô Tô” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chép lại một câu văn có sử dụng một trong những biên pháp tu từ mà em vừa nêu.

5.      Câu văn “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là cây tre nứa.”nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?

6.      Trong văn bản có câu văn trên, tác giả cho biết tre gắn bó với người trong những lĩnh vực nào? Theo tác giả, vì sao cây tre lại trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam?

0
25 tháng 5 2021

Thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn mang đầy tính giải trí và khuyên răn con người khi đánh giá về một sự vật sự việc nào đó ta không nên chỉ nhìn ở một khía cạnh mà đánh giá.

Thầy bói xem voi kể về 5 ông thầy mù cả 5 ông đều chưa biết con voi như thế nào, do các ông bị mù cho nên không thể biết nó như thế nào cho nên sờ vào các bộ phận của nó rồi phán.

Các lời nhận xét mỗi ông về con voi lại khác nhau vì vậy lại dẫn tới xung đột, tranh luận và ẩu đả. Từ những đánh giá phiến diện diện bên ngoài thì các thầy bói mù đã đưa ra những lời nhận xét không đúng. Vì vậy qua câu truyện này muốn để lại cho con người bài học nhân sinh về sự việc, cần phải tìm hiểu rõ về sự vật hiện tượng và cả những tính chất bên trong chứ không nên đánh giá phiến diện từ bên ngoài dẫn tới sai lệch không đúng với sự thực.

Khi 5 ông thầy bói này đều xem voi bằng việc sờ vì cả 5 ông mù, ông thì sờ vòi ông thì sờ ngà, ông thì sờ tai và có ông thì sờ chân , thầy khác lại sờ đuôi. Do các ông thầy bói khi sờ ở các bộ phận khác nhau cho nên con voi qua cảm nhận phán xét của các ông có sự khác nhau.

Truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi để lại người đọc những tiếng cười đặc sắc, thú vị bởi vì tình tiết câu chuyện thực sự rất hấp dẫn, qua câu chuyện này người đọc còn rút ra được nhiều bài học trong cuộc sống khi đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó cần trung thực, khách quan và nhìn nhận thật thấu đáo./ tác của bài là j ạ 

25 tháng 5 2021

Lượm-một chú bé hồn nhiên, dũng cảm, hy sinh vì nhiệm vụ cao cả. Đó là hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm và các em bé yêu nước.

20 tháng 3 2019

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhièu bài thơ viêt về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụcua3 đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiếc sĩ xúc động
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ còn khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời bác ngủ nhưng Bác vẫn thức . Bác còn động viên anh chiến sĩ
Chú cư việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho an đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan của Bác nên đã thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và các anh chị chiến sĩ đã đạt lên tới đỉnh cao. Tình cảm ấy cũng được đáp lại bằng tình yêu. Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng chừng đó chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng thật, một sự kiện có thật trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm trái tim muôn triệu con người rung động. Tấm guơng đạo đức của Bác luôn soi sáng cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.

28 tháng 1 2022

Bác Hồ vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Đến với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, hình ảnh Bác hiện lên thật dung dị, đẹp đẽ và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mở đầu bài thơ không phải chân dung hào nhoáng của một vị lãnh tụ, Bác hiện lên thật gần gũi, giản dị biết bao:

“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”

Hình ảnh Bác hiện lên trong một đêm mưa, giữa cái lạnh của núi rừng thật đẹp và đáng trân trọng. Đáng trân trọng hơn nữa, khi vị lãnh tụ ấy hòa mình vào nhịp sống chung của các chiến sĩ, cũng chịu biết bao rét mướt, khổ cực.

Không chỉ dừng lại ở đó, Bác còn là người chu đáo, ân cần khi sợ các cháu lạnh đã đi dém chăn từng người một, cẩn trọng và nhẹ nhàng để giấc ngủ của những chiến sĩ không bị gián đoạn. Ở đoạn này tác giả đã sử dụng vô cùng đắt giá hình ảnh so sánh: “Bóng bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Trái tim ấm áp, sự quan tâm của Bác đối với các chiến sĩ chính là ngọn lửa thiêng liêng bất diệt, xua tan cái lạnh giá của mùa đông. Đồng thời qua hình ảnh đó ta cũng thấy Bác chẳng khác nào một người cha đang đi chăm sóc những đứa con thân yêu của mình. Sự vĩ đại của Bác không ồn ào, khoa trương mà luôn lặng lẽ, âm thầm.