Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài: giới thiệu về món quà thời thơ ấu
- Đó là món quà gì?
- Ai tặng cho em ?
- Tặng trong dịp nào ?
- Tình cảm của em dành cho món quà ấy ?
Thân bài :
- Tả biểu cảm về món quà : hình dáng, công dụng…
- Tặng quà với tình cảm như thế nào ? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.
- Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào ? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…
- (Người tặng quà bây giờ ở đâu ? Đang làm gì ?)
- Em gìn giữ món quà ấy như thế nào ?
Kết bài :
Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.
Lời hứa của bản thân.
Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi.
Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.
Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.
Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quí giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chựng lên rồi này". Thế là tôi nính khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắo sách tới trường , món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó.
Nhìn thấy nó tôi tháy như được mẹ ở bên, dang nhắc nhở , động viên tôi : " hãy cố gắng lên con, đừng nãn lòng , nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy nôi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con".
Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.
1)
Mở bài:
- Giới thiệu về những vui buồn tuổi thơ.
- Những tâm tư tình cảm của mình mỗi khi nhớ lại…
Tham khảo: Nhiều năm đã trôi qua nhưng trong lòng tôi vẫn còn giữ mãi khoảng trời thơ ấu ngày nào. Thật vậy!Làm sao có thể quên được những vui buồn thuở ấy bên mẹ, bên cha và cuộc sống khó khăn vất vả trăm bề.
Thân bài:
Đoạn 1: biểu cảm về nỗi buồn:
- Gia đình khó khăn, thiếu thốn…
- Mẹ cha vất vả thức khuya dậy sớm…
- Không có quần áo đẹp…
- Thèm những đồ ăn ngọn nhưng…
- Bị bạn bè coi thường…
- Không có đồ chơi…
Đoạn 2: biểu cảm về niềm vui:
- Tuy nghèo nhưng căn phòng đầy ấp tiếng cười…
- Mỗi lần mẹ đi chợ về mua bánh …(những chiếc kẹo nhỏ nhưng… ăn ngon, vui mừng…)
- Bố đi làm vẫn không quên ngày sinh nhật (chiếc bánh kem nhỏ không đủ một người ăn, vài ngọn nến lung linh nhưng sao mà vui thế!)
- Bố mẹ luôn động viên, nhắc nhở dạy bảo… con đạt điểm 10 vui về khoe, mẹ vui, bố cười…
- Mỗi đêm, mẹ thường kể chuyện con nghe, đưa con vào thế giới những câu chuyện thần tiên…
- Niềm vui trẻ thơ là những đồ chơi do bố tự làm…
Đoạn 3: biểu cảm trực tiếp
- Giờ đã lớn…
- Cuộc sống khá hơn…
- Nhưng không còn những niềm vui như thuở ấy…
- Bố mẹ tất bật tiếp khách, công tác…
- Quên hỏi thăm con…
- Bố không còn làm lồng đèn…
- Sinh nhật đôi khi bị quên…
Chính vì thế mà tôi thèm trở lại thuở trước đây….
Kết bài:
- Những vui buồn ấy là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ mà suốt đời tôi không thể nào quên. Đó còn là hành trang…
- Nếu có một điều ước tôi xin ước “Cho tôi một vé về lại tuổi thơ”…
2)a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
Tết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.
Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Tuy nhiên, để gói được một chiếc bánh chưng ngon, đẹp mắt thì không đơn giản chút nào. Gạo để làm bánh chưng phải là gạo nếp ngon, hạt to và dẻo, thông thường người ta thường làm bằng gạo nếp Điện Biên, đó là loại gạo ngon đặc trưng. Gạo được đãi qua nước, sau đó để ráo và chúng ta trộn thêm vài hạt muối để khi bánh chín có vị đậm đà. Chúng ta chọn đỗ xanh là nguyên liệu để làm nhân bánh cùng với thịt lợn. Đỗ xanh cũng phải được làm rất cẩn thận để không lẫn các viên sạn, còn thịt lợn thì chúng ta chọn thịt ba chỉ có cả mỡ và nạc sẽ mang lại vị béo cho nhân bánh. Riêng thịt để làm nhân bánh chúng ta thường thái miếng dài và ướp thêm gia vị: nước mắm, hạt tiêu để thêm vị đậm đà và thơm ngon. Điều đặc biệt của bánh chưng là được gói bằng lá dong, trước khi gói lá phải được rửa sạch và để ráo nước. Sau đó chúng ta cắt bỏ cuống lá và sống lưng để lá bớt cứng và dễ gói. Lạt buộc bánh chưng thường dùng từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói
Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Công đoạn cuối cùng là luộc bánh. Thời gian luộc bánh phụ thuộc vào số lượng bánh nhiều hay ít nhưng thông thường từ 8 – 12 tiếng. Lửa nấu bánh không nên cháy to quá, vì như vậy bánh sẽ chín không đều, ta nên đun với lượng nhiệt vừa phải.
Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.
Ấu thơ trong tôi là những kỉ niệm vui, buồn với bè bạn. Chao ôi! Mỗi lần nhớ lại tuổi thơ đó, những kí ức trong tôi lại hiện lên thật rõ như vừa mới hôm qua. Làm sao tôi có thể quên được góc trời tươi đẹp ấy! Giờ đây, tôi ngồi nghĩ lại những gì đẹp đẽ nhất của tuổi học trò chúng tôi nghịch ngợm ngày nào. Tuổi thơ của tôi trôi đi thật nhanh với nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Dẫu biết vậy nhưng sao tôi lại lưu luyến đến thế! Dù buồn, dù tiếc nhưng tôi vẫn phải chia xa! Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi mãi là cô học trò nhỏ ngày xưa, để tôi vẫn sống mãi với thời ấu thơ. Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh tan biến không thể trở lại nhưng tôi mong rằng sẽ tìm lại được một góc chốn thân thương trong tâm hồn sâu thẳm của mình.
Chẳng đẹp như một miền cổ tích nhưng tuổi thơ tôi là những tháng ngày đáng nhớ. Có thể tôi là một trong hàng ngàn vạn cô bé may mắn được ông trời ban tặng cho một khoảng trời tuổi thơ với biết bao niềm vui chan chứa dù đôi khi cũng có những nỗi buồn nho nhỏ nhưng chẳng thấm tháp gì so với những niềm vui mà tôi có được.
May mắn hơn những đứa trẻ thành thị, lớn lên trong sự chăm chút quá kĩ lưỡng của gia đình. Cả ngày chỉ ăn, ngủ, học, vui chơi trong môi trường hiện đại cùng những món đồ chơi xa xỉ, đắt tiền. Tôi thường được bố mẹ cho về thăm bà ngoại ở một làng nhỏ, yên bình nép mình bên dòng sông Hồng, quanh năm nước đỏ. Với tôi, đó là những ngày tuyệt vời nhất với những niềm vui mà chẳng mấy ai có được. Tôi thích mê những buổi sớm tinh mơ thức dậy, rón rén đi giữa những vòm cây ướt sương trong vườn nhà. Tôi rình những con chim chích chòe có tiếng hót lảnh lót và những quả ổi chín bị chim khoét rụng. Tôi mê mải ngắm nhìn lũ chim thân ái, trìu mến rỉa lông cho nhau. Tôi ngồi hít hà mùi hương lạ lùng, kì bí của bụi hoa móng rồng từ giàn hoa nhà cô Lý trùm sang. Chẳng còn gì vui hơn khi được theo chân mấy anh chị trong xóm ra ngoài bãi sông chơi. Không gian thơm ngát. Các bụi cây vòi voi đung đưa chùm hoa tím, các loài cúc áo đơm hoa dọc bờ cỏ. Thỉnh thoảng lại gặp một dây lạc tiên hiếm hoi với những chùm quả như chiếc đèn lồng nhỏ. Tôi không biết ăn quả lạc tiên nhưng mấy đứa trẻ nông thôn tranh nhau ăn không kịp thở nhìn rất buồn cười. Tôi chỉ thích các anh chị bắt chuồn chuồn và cánh cam rồi buộc chỉ lại để chơi. Lúc đó tôi thấy rất hãnh diện vì là một đứa trẻ thành thị về quê nên ai cũng cưng chiều. Nhớ những ngày tháng Tư, khi hoa gạo nở bung sắc đỏ như chao nghiêng cả bầu trời trên cây gạo đầu làng, tôi lại cùng các bạn và các anh chị lớn hơn ngồi quanh gốc gạo để nhặt những bông gạo rụng, kết thành vòng hoa cài đầu rồi chơi trò cô dâu, chú rể. Lần nào tôi cũng được làm cô dâu và chú rể là thằng Tý Sún nhà cô Lý. Chuyện cách đây đã ba năm, giờ nhớ lại, tôi vẫn thấy vui nhưng buồn cười và xấu hổ quá đi thôi. Rồi những đêm trăng, nằm trong lòng bà ngoại, nghe bà kể chuyện cổ tích ngày xưa hoặc ngước nhìn trời cao mà để tìm xem chòm sao Đại Hùng nằm ở đâu trên bầu trời xa thẳm mà đi vào giấc ngủ mê mệt từ lúc nào chẳng rõ.
Nói đến niềm vui tuổi thơ thì trẻ con thành thị hay nông thôn đều không thể bỏ qua đêm Trung Thu thần tiên. Năm nào cũng thế, cứ đến ngày mười ba, mười bốn âm lịch là tôi lại thấy sướng như điên. Tôi thắc thỏm mong trời nhanh tối để được bố mẹ cho đi chơi phố Hàng Mã. Tôi mê mải ngắm nhìn thế giới đồ chơi đa dạng đủ sắc màu. Từ những cô búp bê Barbie xinh xắn, đến những con thú bông dễ thương và cơ man là những chiếc đèn lồng đủ kiểu dáng, màu sắc, lúc nào cũng phát ra những âm thanh du dương đầy mê hoặc. Còn gì vui hơn đối với một đứa bé con như tôi khi được tham gia phá cỗ trông trăng rồi cùng đám trẻ con rồng rắn rước đèn trong tiếng trống, tiếng ca làm náo nhiệt cả con ngõ nhỏ. Những niềm vui đó, những hạnh phúc đó chắc chắn sẽ là những kỉ niệm in sâu trong tâm thức tôi chẳng thể xóa mờ.
Tuổi thơ cũng có những nỗi buồn nho nhỏ, nhiều khi còn là những nỗi buồn vô duyên cớ. Có thể tôi là một cô bé đa cảm quá chăng? Tôi đã từng thấy lòng buồn vô hạn khi phải ngồi bên cửa sổ hàng giờ nhìn mưa rơi. Mưa cứ rơi mãi, làm sao mà ra ngoài chơi với các bạn được. Những lúc như thế tôi thấy ghét ông trời ghê lắm. Hay có những buổi chiều mùa đông u ám, không gian xám xịt, đường ngõ vắng hoe không có bóng đứa trẻ con nào. Thỉnh thoảng chỉ có tiếng anh con trai què nhà bác Bồng ở cuối ngõ gào lên:
" Rồi thu sang lá vàng rơi đầy
Hàng bạch dương buồn im xác xơ ven đồi"
Tiếng hát sai lạc rơi vào không gian cô tịch của ngõ xóm càng làm cho đứa bé con là tôi thêm buồn. Nhưng những nỗi buồn vớ vẩn đó thường qua đi rất mau vì hết mưa lại nắng, mùa đông qua thì mùa xuân nồng nàn, mùa hạ tươi vui, mùa thu dịu dàng lại tới và những trò chơi có thể mang đến niềm vui cho tuổi thơ thì lại nhiều vô kể.
Dẫu biết rằng quanh ta vẫn còn có những số phận đáng thương, những cô bé, cậu bé không may mắn có được những ký ức ngọt ngào thời niên thiếu. Những đa phần tuổi thơ đều chất chứa sự hồn nhiên trong sáng. Ôi tuổi thơ quả là tuyệt diệu! mà người lớn ai cũng đôi lần có những giấc mơ về miền ký ức đã qua. Tôi thầm cám ơn cuộc sống đẹp tươi, cám ơn cha mẹ đã sinh ra tôi và ban cho tôi một tuổi thơ tuyệt đẹp.
So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San:
- Giống nhau:
+ Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát.
+ Sát với bản dịch nghĩa.
- Khác nhau:
+ Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con.
+ Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.
1. Cảm nghĩ và thấy , cô giáo, những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai
Mở bài: Nêu cảm xúc sâu đậm của em về thầy cô giáo.
Thân bài:
- Hình ảnh thầy cô hiện lên với những nét thân thương nhất mà em không bao giờ quên.
- Nhớ lại những kĩ niệm em đã gắn bó với thầy cô giáo.
- Sự cảm phục, lòng kính trọng với thầy cô.
- Những mong muốn hoặc hứa hẹn của em về tình cám dành cho thầy cô trong hiện tại và tương lai.
Kêt bài: Khẳng định lại tình cảm của em đối với thầy cô giáo.
câu
Phát biểu cảm nghĩ về “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh hoài-Văn lớp 7
Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.
Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.
Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.
Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.
Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?
câu cNgười ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng kbCâu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Mở bài: Giới thiệu về món quà thời thơ ấu
Thân bài:
Kết bài:
Tuổi thơ của tôi trôi qua êm đềm với vô vàn những kỉ niệm đẹp mà trong đó có những kỉ niệm tưởng chừng in sâu trong tâm trí tôi cho đến tận về sau. Và mỗi lần mở lại hộp đồ chứa đựng những vật kỉ niệm ấy, lòng tôi không thể nào vơi đi sự xúc động khi trông thấy cuốn nhật kí đã cũ- một món quà sinh nhật ngày ấu thơ mà bà nội đã tặng cho tôi.
Ngày còn bé, tôi rất thích được nhận quà và vì là một cô bé được cả nhà rất mực yêu thương nên những ngày tết, ngày lễ, sinh nhật và ngay cả ngày thường tôi vẫn hay được nhận nhiều món quà từ những người thân yêu nhưng chỉ có cuốn nhật nhật kí bà tặng là món quà đặc biệt và lớn lao nhất đối với tuổi thơ tôi.
Đó là câu chuyện của năm tôi lên bảy và bà nội đã dành tặng tôi cuốn sổ nhỏ nhân ngày sinh nhật. Tôi vẫn còn nhớ như in nụ cười hiền từ và đôi mắt long lanh trìu mến của bà khi bà đưa vào tay tôi cuốn sổ nhỏ đáng yêu ấy:
- Cháu gái bà năm nay viết thạo rồi nhỉ, bà tặng cháu quyển sổ nhỏ này để viết nhật kí, cháu có thích không?
Tôi tròn xoe mắt thích thú trước cuốn sổ lạ, trông nó không hề giống những cuốn vở mà mẹ mua cho tôi để viết bài ở trường. Cuốn sổ nhỏ nhưng dày, bìa cứng màu hồng phấn- màu tôi ưu thích nhất. Giữa bìa là hình một bông hoa hướng dương vàng óng đang hướng mình dưới ánh hào quang của bầu trời. Đặc biệt, để mở được cuốn sách thì cần có mật mã được nhập vào bằng cách đẩy những chiếc “nút ấn” trên gáy sách. Giấy bên trong cũng lạ, không hề có ô li như giấy viết ở trường mà là những dòng kẻ nằm ngang trên màu giấy hơi phai vàng thơm mùi giấy mới. Bên mỗi góc giấy còn có hình những bông hoa rất đẹp. Tôi tò mò cầm cuốn sổ mà hỏi bà:
- Bà ơi, cuốn sách đẹp quá, cháu thích lắm ạ, nhưng nhật kí là gì vậy ạ?
- Nhật kí là những ghi chép hàng ngày của cháu, cháu có điều gì muốn nói, muốn tâm sự mà không muốn nói cho ai thì viết nó vào đây coi như tâm sự nhưng vẫn giữ được bí mật.- Bà mỉm cười rồi ôn tồn giảng giải cho tôi nghe.
- À, vậy cháu hiểu rồi, cháu sẽ viết nhật kí mỗi ngày bà nhé!- Tôi reo lên vui sướng khi hiểu ra điều bà nói.
Vậy là từ ngày đó, tôi có thói quen viết nhật kí mỗi ngày. Cuốn nhật kí đã trở thành một người bạn tâm tình không thể thiếu trong những năm tháng tuổi thơ của tôi. Cuốn nhật kí thực sự có quyền năng xua tan đi mọi suy nghĩ u ám trong tôi, chỉ cần tôi đem hết tâm trạng vào đó là lòng tôi như nhẹ tênh, hồn tôi lại trở nên hiền hòa hơn bao giờ hết dù trước đó có bao nhiêu giông bão. Đặc biệt, khi bà tôi qua đời, cuốn nhật kí lại càng trở nên có ý nghĩa sâu sắc với tôi. Nó không chỉ còn là một người bạn mà là một kỉ niệm gợi nhắc tôi nhớ về bà, về tình cảm của bà, về ánh mắt, nụ cười của bà. Chính nó là niềm an ủi tôi trong nỗi đau nỗi bà ngày ấy. Và để cho hiện tại, mỗi lần mở chiếc hộp kì diệu của ấu thơ, nhìn lại món quà kỉ niệm dấu yêu, tôi lại khôn nguôi nhớ về bà với những nét đẹp đẽ, hiền từ nhất. Nhìn cuốn nhất kí, mở nó ra, đọc lại từng trang in dấu những ý nghĩ non dại của một thời thơ ngây đôi lúc tôi bật cười về một thời đáng nhớ. Cuốn sổ nhật kí chính là cuốn ghi lại hết thấy tuổi thơ tôi, lưu giữ một cách hết sức kĩ càng, làm cho mỗi khi nhớ về nó lại hiện lên là một vùng rất đỗi thiêng liêng trong kí ức và là hành trang cho những bước trưởng thành tiếp theo của cuộc đời tôi.
Ai cũng có tuổi thơ, có những kí ức mà ta không bao giờ quên được, có những món quà để lại dấu ấn đậm nết trong lòng ta, không phải vì giá trị vật chất mà là vì giá trị tinh thần. Tôi yêu món quà thời thơ ấu của mình đó là bởi đó là món quà mà bà dành tặng cho tôi, bởi món quà ấy là liều thuốc tinh thần cho tâm tư tuổi ngây dại của tôi và là vùng trời lưu giữ tuổi thơ êm đềm mãi mãi của tôi.