Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
" Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau. . .
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”
Sự truyền nối tre già măng mọc là truyền sinh tồn của tre, những búp măng mới nhú cũng đã mang những dáng hình của tre rồi. Và năm tháng qua đi cho đến mai sau thì thì đất vẫn mang một màu xanh của những cây tre xanh ấy. Điệp từ mai sau kết hợp với câu thơ cuối với điệp từ “xanh” thể hiện cảnh vật nước Việt luôn xanh màu tre xanh. Con người Việt Nam những thế hệ thiếu niên nhi đồng lớn lên cũng mang những dáng hình của ông bà tổ tiên và đến mai sau nữa thì phẩm chất con người Việt Nam vẫn mãi đẹp như cây tre ấy.
Qua đây ta thấy Nguyễn Duy không nói tre xanh như thép mới : “Tre anh hùng lao đông, tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” mà đi miêu tả sức sống bình thường của tre để qua đó vẫn thấy lấp lánh những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam ta.
Nếu để nguyên câu lục: tre xanh xanh tự bao giờ? thì sự chú ý sẽ bị giảm đi rất nhiều bởi nhịp điệu dàn trải 2/2/2 của câu thơ, không gây ấn tượng với người đọc. Tương tự như vậy, câu lục cuối bài đã tách ra làm ba dòng thơ để làm nổi bật dòng chảy của thời gian là bất tận. Và câu bát vẫn được giữ nguyên nhịp điệu 2/2/2/2 kéo dài với ba điệp từ xanh khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh sắc quê hương, sức sống mãnh liệt của dân tộc là vĩnh hằng, là muôn thuở như màu xanh của tre:
Mai sau Mai sau Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Điệp ngữ 'mai sau'=> nhằm thể hiện sự trường tồn của bóng dáng cây tre Việt Nam trong lòng mỗi thế hệ tương lai.
Xanh, qua đi : Điệp ngữ cách quãng
Mai sau : điệp ngữ nối tiếp
a)Điệp ngữ:mai sau
Kiểu:nối tiếp
b)- Giá trị :
+ Nhấn mạnh dòng chảy vô tận của thời gian không bao giườ ngừng nghỉ. Vẻ đẹp, sức sống của cây tre, của con người Việt Nam vẫn bền bỉ, bất tử trước thời gian, trước cuộc đời.
+ Qua đó thể hiện tình yêu, niềm trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.
- Chỉ ra được phép điệp ngữ: Mai sau Mai sau Mai sau - Giá trị : + Nhấn mạnh dòng chảy vô tận của thời gian không bao giườ ngừng nghỉ. Vẻ đẹp, sức sống của cây tre, của con người Việt Nam vẫn bền bỉ, bất tử trước thời gian, trước cuộc đời. + Qua đó thể hiện tình yêu, niềm trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.
- Điệp ngữ : '' qua đi '' gợi sự trôi chảy của thời gian, năm này qua năm khác, tháng này qua tháng khác
- Điệp ngữ ''mai sau'' : lặp lại như một điệp khúc, gợi thờ gian dài
- Điệp ngữ ''xanh'' trong câu thơcuối cùng nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống, sự trường tồn của màu xanh cây trecho dù năm tháng có qua đi. Cây tre chính là biểu tượng của dân tộc Việt Nam cho dù năm tháng có qua đi, mãi mãi bất diệt
mình tìm đc đáp án rồi nhưng không biết viết thành đoạn văn cảm thụ thế nào:
Chỉ ra được phép điệp ngữ :
Mai sau
Mai sau
Mai sau
- Giá trị : + Nhấn mạnh dòng chảy vô tận của thời gian không bao giờ ngừng nghỉ. Vẻ đẹp, sức sống của cây tre, của con người Việt Nam vẫn bền bỉ, bất tử trước thời gian, trước cuộc đời.
+ Qua đó thể hiện tình yêu, niềm trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.
Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi,cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ
Trong khổ thơ trên,điệp từ "vì" được điệp lại 4 lần nhấn mạnh,khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ rất cao cả,vĩ đại những cũng rất đỗi giản dị,thân quen.đó là vì Tổ quốc thân yêu xuất phát từ ngọn lửa yêu nước nhiệt thành của tác giả,vì sự bình yên của xóm làng thân thuộc,gần gũi.và cháu chiến đấu cũng vì người bà thân yêu,đáng kính,vì những kỉ niệm đẹp đẽ,thiêng liêng trong tuổi ấu thơ.tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương,đất nước
Phép điệp ngữ có tác dụng khẳng định sự trường tồn bất diệt về giá trị của tre xanh với sức sống dân tộc.