Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Với mỗi ý thích từng người, mỗi mùa lại mang những vẻ đẹp khác nhau. Nếu như xuân mang theo những hạt mưa lất phất bay, thu đến mang theo tiết trời se se lạnh với làn gió heo may, đông về lại với cái rét cắt da cắt thịt thì hè lại gợi về một kí ức một kỉ niệm khó phai trong tâm hồn. Chắc hẳn mỗi người khi nhắc tới hè là nghĩ ngay tới cái nắng . Mùa hè là mùa của nắng, nó không yếu ớt như mùa đông, không khô hanh như mùa thu mà trái lại nó chói chang, gay gắt, nó rọi chiếu vào từng cành cây cảnh vật chan hòa sắc nắng. Nó làm cho mọi cảnh vật dường như đều được khoác trên mình chiếc áo màu vàng. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi không một gợn mây. Khi có những tia nắng tinh nghịch của mùa hè chiếu xuống thì vạn vật dường như cũng đang dần dần hay đổi. Những cây phượng đỏ rực như một mâm xôi gấc với những tán lá rộng đang che mát cho con đường. Dưới sắc nắng ấy thì màu đỏ càng trở nên tươi tắn và đẹp hơn. Trên cành cây là những chú ve kêu râm ran tạo nên một bản giao hưởng tuyệt vời- âm thanh không thể thiếu như báo hiệu hè về.Mùa hè cũng là mùa của sự chia xa mái trường quen thuộc, mùa học sinh được nghỉ ngơi thư giãn sau bao ngày vất vả.
Nhà thơ Tế Hanh trong bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” đã từng nói:
“ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Rất đậm hương và rộn tiếng chim ” Quả đúng như thế , mùa hè còn là mùa của hoa thơm trái ngọt. Những trái mít căng đầy khi nó sắp chín ta vỗ vào thì sẽ thấy tiếng kêu bộp bộp, rồi khi bổ ra thì thơm phức cả nhà ăn thật ngon miệng. Mùa của những trái na chín ngọt trông thật thích mắt. Càng thích biết bao khi được tận tay hái những trái na mang vào để ăn. Từng hương vị của mỗi loại quả như hòa quyện vào nhau tạo nên những hương vị đặc trưng riêng của mùa hè. Mùa hè trên quê hương tôi là thế đấy. Tuy gần gũi, bình dị nhưng tràn đầy cảm xúc trong tâm trí tôi, là một phần không thể thiếu trong kí ức tuổi thơ tôi
Mỗi người đều có một ước mơ của mình, người thì ước làm chú bộ đội, người ước làm cô giáo, người ước làm phi công. Và em cũng có ước mơ của mình. Ước mơ của em chính là trở thành nhà văn.
Khi em kể cho mọi người về ước mơ này, nhiều người cho rằng em là người thật lãng mạn. Làm nhà văn thì sẽ phải có tâm hồn lãng mạn, biết quan sát, sống tình cảm, chan hòa với mọi người. Từ bé em đã đọc sách của chú Nguyễn Nhật Ánh, chú ấy viết rất hay, em bị lôi cuốn bởi cách viết giản dị nhưng tình cảm của chú ấy.
Sau này em cũng muốn trở thành một nhà văn, có thể được đi đến rất nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, thăm quan nhiều nơi và có thể bắt đầu viết. Có lẽ khi đó cảm xúc sẽ rất nhiều và em sẽ có tác phẩm hay. Nếu được làm nhà văn thì em sẽ thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến, em sẽ có những cuốn sách của riêng mình, có thể mang đi khoe mọi người về sản phẩm của em.
Vì ước mơ muốn làm nhà văn nên từ bây giờ em phải đọc thật nhiều, viết thật nhiều thì sau này mới có thể viết tốt được. Em rất ngưỡng mộ những nhà văn, nhà thơ vì họ có một đời sống tinh thần rất phong phú. Họ làm đẹp cho đời bằng những trang viết, và em cũng muốn trở thành những người như vậy.
Em thích tự do, thích bay nhảy nên em không thích những việc phải ngồi một chỗ. Em nghĩ làm nhà văn phải đi nhiều, sống nhiều thì mới có những tác phẩm hay và ý nghĩa. Em sẽ cố gắng thật nhiều để có thể đạt được ước mơ của mình.
Dù con đường mà em đi còn rất dài nhưng em nghĩ nếu mỗi người có ước mơ, biết cố gắng và phấn đấu thì chắc chắn sẽ làm được. Em muốn viết những cuốn sách về gia đình, tình bạn, tình yêu, cuộc sống. Em sẽ giành tặng ba, tặng mẹ vì họ là những người sẽ luôn bên cạnh em, động viên cố gắng em học tập thật tốt.
Em sẽ cố gắng để đạt được ước mơ ấy.
Mỗi người đều có một ước mơ của mình, người thì ước làm chú bộ đội, người ước làm cô giáo, người ước làm phi công. Và em cũng có ước mơ của mình. Ước mơ của em chính là trở thành nhà văn.
Khi em kể cho mọi người về ước mơ này, nhiều người cho rằng em là người thật lãng mạn. Làm nhà văn thì sẽ phải có tâm hồn lãng mạn, biết quan sát, sống tình cảm, chan hòa với mọi người. Từ bé em đã đọc sách của chú Nguyễn Nhật Ánh, chú ấy viết rất hay, em bị lôi cuốn bởi cách viết giản dị nhưng tình cảm của chú ấy.
Sau này em cũng muốn trở thành một nhà văn, có thể được đi đến rất nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, thăm quan nhiều nơi và có thể bắt đầu viết. Có lẽ khi đó cảm xúc sẽ rất nhiều và em sẽ có tác phẩm hay. Nếu được làm nhà văn thì em sẽ thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến, em sẽ có những cuốn sách của riêng mình, có thể mang đi khoe mọi người về sản phẩm của em.
Vì ước mơ muốn làm nhà văn nên từ bây giờ em phải đọc thật nhiều, viết thật nhiều thì sau này mới có thể viết tốt được. Em rất ngưỡng mộ những nhà văn, nhà thơ vì họ có một đời sống tinh thần rất phong phú. Họ làm đẹp cho đời bằng những trang viết, và em cũng muốn trở thành những người như vậy.
Em thích tự do, thích bay nhảy nên em không thích những việc phải ngồi một chỗ. Em nghĩ làm nhà văn phải đi nhiều, sống nhiều thì mới có những tác phẩm hay và ý nghĩa. Em sẽ cố gắng thật nhiều để có thể đạt được ước mơ của mình.
Dù con đường mà em đi còn rất dài nhưng em nghĩ nếu mỗi người có ước mơ, biết cố gắng và phấn đấu thì chắc chắn sẽ làm được. Em muốn viết những cuốn sách về gia đình, tình bạn, tình yêu, cuộc sống. Em sẽ dành tặng ba, tặng mẹ vì họ là những người sẽ luôn bên cạnh em, động viên cố gắng em học tập thật tốt.
Em sẽ cố gắng để đạt được ước mơ ấy.
Ước mơ của mẹ em là : thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo để có thể làm việc như bình thường và giúp người khác
Cách thực hiện ước mơ đó là : em sẽ học thật giỏi để làm bác sĩ nghiên cứu căn bệnh hiểm nghèo đó để chữa bệnh cho mẹ
Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Mới mười tuổi tôi đã phải tự kiếm sống. Hàng ngày tôi đi chặt củi, cắt cỏ bán lấy tiền đong gạo. Tuy nghèo nhưng tôi rất thích học vẽ. Nhiều hôm, đi qua lớp học nhìn bọn trẻ con nhà giàu đang được thầy dạy vẽ, tôi thèm muốn được như chúng vô cùng. Một hôm, tôi đánh bạo xin theo học. Thầy giáo khinh bỉ nhìn tôi:
- Thằng kia, mày có điên không đấy? Một đứa trẻ mồ côi, nghèo kiết xác như mày cũng đòi học vẽ à?
Rồi thầy đuổi tôi ra khỏi trường.
Bọn học trò nhìn tôi, cười ồ lên. Tôi chạy ra khỏi trường, những giọt nước mắt tủi hờn lăn trên gò má. Sau lưng tôi, tiếng cười chế nhạo của bọn học trò con nhà giàu vẫn vang lên. Tôi tự nghĩ “nghèo thì có tội gì mà không được học vẽ?”
Về nhà, tôi quyết tâm tự học vẽ. Khi kiếm củi trên núi, tôi nhìn chim bay trên đầu lấy que vạch xuống đất vẽ chim. Lúc cắt cỏ ven sông, tôi nhìn tôm cá bơi dưới nước rồi nhúng tay vào nước, vẽ chúng trên đá. Khi về nhà tôi vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ, trông thật ngộ.
Năm tháng trôi qua, tôi không ngừng học vẽ, không bỏ phí ngày nào. Mọi người đều khen tôi vẽ chim cá giống hệt như thật. Thế nhưng tôi vẫn chưa có nổi một cây bút vẽ. Tôi chỉ mong sao có được một chiếc.
Một đêm, trong giấc ngủ, tôi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho tôi một cây bút và nói:
- Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.
Tôi nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, sung sướng reo lên:
- Ôi, cây bút đẹp quá! Con xin cảm ơn cụ! Cảm ơn cụ!...
Tôi chưa nói dứt lời, cụ già đã biến mất. Tôi giật mình tỉnh dậy mới biết là mình nằm mơ. Nhưng lạ chưa, cây bút thần vẫn nằm trong tay tôi.
Tôi lập tức vùng dậy, lấy bút ra vẽ. Tôi vẽ một con chim, chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Tôi vẽ tiếp một con cá, cá quẫy đuôi trườn xuống nước, bơi tung tăng. Tôi thích thú vô cùng.
Từ đó, tôi dùng cây bút thần vẽ cho tất cả người nghèo trong làng, nhà nào không có cày, tôi vẽ cho cày, nhà nào không có cuốc, tôi vẽ cho cuốc, nhà nào không có đèn, tôi vẽ cho đèn, nhà nào không có thùng, tôi vẽ cho thùng,...
Một hôm, tôi đang vẽ thì có mấy tên đầy tớ của tên địa chủ giàu có trong làng ập đến. Chúng xông vào bắt trói tôi lôi đi. Thì ra chuyện cây bút thần lọt đến tai tên địa chủ. Hắn bắt tôi vẽ theo ý muốn của hắn. Tôi tuy nhỏ nhưng cũng hiểu bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, nên không vẽ bất cứ thứ gì, mặc cho hắn hết dụ dỗ lại đe doạ. Tức giận, hắn nhốt tôi vào chuồng ngựa, không cho ăn uống gì.
Trời rét căm căm, nhìn qua khe hở, tôi thấy bên ngoài, tuyết rơi dày đặc. Tôi bèn vẽ một cái lò sưởi để chống rét. Tôi vẽ mấy cái bánh, đặt lên lò sưởi nướng. Mùi bánh nướng bốc lên thơm ngào ngạt.
Được ba hôm, ngồi bên lò sưởi ăn bánh tôi bỗng nghe thấy la hét bên ngoài. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mười mấy tên đầy tớ cùng hung hăng tiến về phía chuồng ngựa. Tay chúng lăm lăm những con dao. Tên địa chủ thét:
- Giết chết tên Mã Lương cho tao! Cướp lấy cây bút của hắn!
Tôi bèn vẽ một cái thang, trèo qua tường trốn thoát. Thoát ra khỏi nhà tên địa chủ, tôi vẽ tiếp một con ngựa rồi nhảy lên ngựa phóng ra khỏi làng. Đi chưa được bao xa, chợt có tiếng huyên náo sau lưng, tôi quay lại nhìn. Trong ánh đuốc sáng rực, tôi thấy tên địa chủ cưỡi trên lưng một con tuấn mã, tay vung dao sáng loáng dẫn khoảng hai chục tên đầy tớ, đang đuổi theo. Khi bọn chúng đến gần. Tôi lặng lẽ rút cây bút thần vẽ chiếc cung và mũi tên. Tôi giương cung. Vút. Mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất. Tôi ra roi thúc ngựa, ngựa tung vó phóng như bay.
Đi suốt mấy ngày đêm ròng rã không nghỉ. Sau cùng, tôi quyết định dừng chân ở thị trấn nhỏ. Không có việc làm, tôi bèn vẽ tranh đem bán ở phố. Sợ lộ, nên tôi vẽ các bức tranh đều dở dang: chim thì thiếu cái mỏ hoặc một chân...
Một hôm, khi vẽ một con cò trắng không mắt. Vì sơ ý, tôi đánh rơi một giọt mực vào bức tranh. Giọt mực rơi đúng vào mắt cò. Lập tức cò mở mắt, xoè cánh bay đi. Chuyện đó chấn động cả thị trấn. Rồi chẳng hiểu có kẻ nào mách lẻo đến tố giác với nhà vua mà vua phái một vị đại thần đến đón tôi về kinh đô.
Vốn đã nghe nhiều chuyện đồn đại về tên vua độc ác đó nên tôi nhất định không chịu đi. Bọn chúng liền gông cổ tôi lại, cho vào cũi đưa tôi về hoàng cung.
Tên vua bảo tôi vẽ một con rồng, tôi liền vẽ một con cóc ghẻ. Hắn bắt vẽ con phượng, tôi lại vẽ con gà trụi lông. Hai con vật xấu xí, bẩn thỉu đó nhảy nhót bên cạnh nhà vua. Hắn tức giận, cho quân lính xông vào cướp cây bút thần của tôi, rồi nhốt tôi vào ngục.
Nghe nói tên vua tham lam đó đã dùng cây bút thần để vẽ núi vàng, nhưng núi vàng biến thành núi đá. Rồi những tảng đá từ trên đỉnh lăn xuống, suýt đè gẫy chân hắn. Hắn lại vẽ những thỏi vàng dài, nhưng những thỏi vàng lại biến thành con mãng xà suýt nuốt chửng hắn.
Biết không có tôi thì không thể làm được gì, tên vua đành thả tôi ra, dùng bạc vàng dỗ dành và hứa gả công chúa cho tôi.
Để có thể thoát thân cùng cây bút thần, tôi vờ đồng ý. Hắn mừng lắm, liền trả bút thần cho tôi.
Tên vua bảo tôi vẽ biển cả. Tôi đưa hai nét bút, biển cả rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt đã hiện ra trước mặt. Tên vua ngắm nhìn biển và bảo tôi:
- Sao biển lại không có cá?
Tôi chấm vài chấm, biển hiện ra bao nhiêu là cá, đủ màu sắc, uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Đàn cá bơi xa dần, xa dần. Tên vua thích quá, vội ra lệnh:
- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá.
Tôi vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần xuống thuyền. Tôi đưa thêm vài nét bút, gió nổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn. Thuyền từ từ ra khơi.
Thấy thuyền còn đi chậm quá, tên vua đứng trên thuyền kêu lớn:
- Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!
Tôi đưa thêm mấy nét bút đậm, sóng biển liền nổi lên, buồm căng phồng, chiếc thuyền lao khỏi bờ nhanh vun vút.
Tôi lại tô thêm những nét bút đậm nữa, gió mạnh nổi lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Tên vua cuống quýt kêu lên:
- Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!
Tôi vờ không nghe thấy, tiếp tục vẽ những đường cong lớn. Biển động dữ dội, sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Tên vua bị sóng biển làm ướt cả người, tay ôm chặt cột buồm, gào to bảo tôi thôi không vẽ nữa. Mặc, tôi cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mầy đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ.
Sau đó, tôi đã rời khỏi kinh đô. Tôi đi khắp nơi để vẽ cho những người nghèo khổ.
tích
Ngay từ nhỏ em đã có ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành họa sĩ. Đó là niềm mơ ước mà em ấp ủ bấy lâu nay.
Ngay từ khi đi học mẫu giáo hay cấp một, khi em nhìn thấy những bức tranh, những bức vẽ vẽ lại những khoảnh khắc đẹp, những chân dung của ai đó khiến em cảm thấy người tạo nên nó thật kỳ diệu và tài năng. Mỗi khi nhìn thấy một khoảnh khắc nào đẹp trong cuộc sống em đều muốn vẽ nó thành một bức tranh. Muốn biết những cảnh thực đó dưới ngòi bút, dưới bảng màu trong hội họa trông sẽ như thế nào. Trong các môn học em đặc biệt thích thú với môn mỹ thuật. Từ nhỏ mỗi khi học môn tô màu của mẫu giáo thì em luôn chăm chú, cẩn thận từng chút một để tô sao cho màu không lem ra bên ngoài. Thậm chí còn lấy giấy khác để bắt chước vẽ lại hình ảnh mà mình vừa tô. Lớn hơn, khi bước vào cấp một thì môn mỹ thuật là môn học mà em yêu thích nhất, dùng khá nhiều thời gian để luyện vẽ.
Có thể nói, mới ban đầu, bố mẹ em chưa biết em có sở thích đặc biệt với hội họa. Những cuốn tạp chí, những cuốn sách có bài viết về hội họa hoặc có tranh ảnh minh họa em đều thích và sưu tầm lại. Từ việc vẽ theo sách vở thì em bắt đầu vẽ những thứ em thấy trực tiếp ở bên ngoài. Bắt đầu với những bức chân dung vẽ bố mẹ, vẽ ông bà, sau đó là vẽ cả gia đình, vẽ ngôi nhà của chính em. Từ ấy em rất thích ngắm nhìn cảnh vật, con người xung quanh để lấy đó làm đề tài cho những bức vẽ của em. Mặc dù ban đầu những bức tranh với nét vẽ còn non nớt và không được coi là đẹp được. Nhưng cô giáo thường hay khen ngợi em khiến em rất vui. Đặc biệt năm lớp hai em đã tham gia một cuộc thi vẽ về những điều gần gũi xung quanh ta do một tờ báo của thiếu nhi tổ chức. Em và mấy bạn trong lớp cùng rủ nhau tham gia và được cô giáo giúp gửi bài. Điều bất ngờ đó là khi em quên bẵng đi là mình đã tham gia bởi phải mất năm tháng mới có kết quả thì vào cuối học kỳ hai của năm lớp hai thì cô giáo có thông báo cho em rằng tác phẩm của em đã đạt được giải nhất cuộc thi vẽ. Khi ấy em rất bất ngờ và vui mừng. Hơn nữa báo đó còn tổ chức trao giải thưởng ở trường của em. Khi em về báo tin cho mẹ, bố mẹ đã rất bất ngờ và vui mừng.
Khi bố mẹ biết em có sở thích về hội họa, bố mẹ đã không ngăn cấm em mà còn nói rằng nếu em không để sở thích làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các môn khác thì năm em tốt nghiệp cấp một bố mẹ sẽ cho em học thêm một lớp năng khiếu về hội họa. Khi ấy em rất bất ngờ và vui mừng trước quyết định và sự ủng hộ của bố mẹ em và cũng có động lực hơn trong học tập cũng như trong việc theo đuổi mơ ước của mình. Cũng từ khi em nhận được giải thì mỗi năm vào ngày sinh nhật của em bố mẹ lại sắm cho em rất nhiều những dụng cụ để vẽ tranh. Em cũng có nhiều thời gian để luyện vẽ để thực hiện ước mơ của mình. Có những cuối tuần rảnh rỗi, bố mẹ lại đưa em đi đến một vài nơi có phong cảnh đẹp để cho em có cơ hội trải nghiệm, rồi đến những bảo tàng mỹ thuật, những cuộc triển lãm tranh. Đó là những dịp em cảm thấy vui vẻ nhất, hạnh phúc nhất. Mỗi ngày em lại biết thêm được rất nhiều điều hay, thú vị trong nghệ thuật hội họa và càng yêu thêm nó hơn nữa. Ngoài ra em còn rất thích đọc những cuốn sách về hội họa, thích đọc truyện tranh và bắt chước vẽ theo những nhân vật trong truyện tranh. Mỗi khi có nhiều thời gian rảnh rỗi, nhất là vào những dịp nghỉ hè thì em lại vẽ và sáng tác những mẩu chuyện tranh ngắn, những bức vẽ hài hước và tất cả đều được bố mẹ em xem và cẩn thận nhận xét, bình luận.
Ai trong đời cũng có những ước mơ, khát vọng và em cũng vậy. Cho dù tương lai em có trở thành họa sĩ hay không cũng không quá quan trọng, em chỉ biết rằng mình thích hội họa và ngay từ nhỏ mình đã cố gắng làm những điều để biến ước mơ thành hiện thực. Sau này dù ra sao thì cũng sẽ không hối hận.
Em ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch trong tương lai.Sở dĩ em có ước mơ này là vì xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự nâng cao về đời sống vật chất lẫn tinh thần, nhu cầu của con người cũng từ đó mà cao hơn. Em nhận thấy rằng du lịch là một ngành kinh tế khá phát triển, có nhiều tiềm năng, em thấy đây là một nghề phù hợp để mình có thể lo cho cuộc sống sau này. Lý do trên chỉ là lý do nhỏ trong nhiều lý do em hướng đến nghề này, lý do lớn nhất chính là tình yêu đất nước của em. Em muốn quảng bá hình ảnh tươi đẹp, truyền thống lịch sử vẻ vang và đức tính kiên cường, ý chí bất khuất và tinh thần mến khách, lòng thương người của Tổ quốc ta tới bạn bè năm châu. Em muốn những du khách khi đến với ViệtNamsẽ có những ấn tượng tốt đẹp và hơn nữa là em muốn hình ảnh đất nước ta sẽ in sâu trong họ. Còn gì hạnh phúc bằng khi được nói với bạn bè năm châu một cách tự hào rằng “ViệtNam, quê hương tôi đó”.
Tham khảo:
Với mỗi ý thích từng người, mỗi mùa lại mang những vẻ đẹp khác nhau. Nếu như xuân mang theo những hạt mưa lất phất bay, thu đến mang theo tiết trời se se lạnh với làn gió heo may, đông về lại với cái rét cắt da cắt thịt thì hè lại gợi về một kí ức một kỉ niệm khó phai trong tâm hồn.
Chắc hẳn mỗi người khi nhắc tới hè là nghĩ ngay tới cái nắng . Mùa hè là mùa của nắng, nó không yếu ớt như mùa đông, không khô hanh như mùa thu mà trái lại nó chói chang, gay gắt, nó rọi chiếu vào từng cành cây cảnh vật chan hòa sắc nắng. Nó làm cho mọi cảnh vật dường như đều được khoác trên mình chiếc áo màu vàng. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi không một gợn mây. Khi có những tia nắng tinh nghịch của mùa hè chiếu xuống thì vạn vật dường như cũng đang dần dần hay đổi. Những cây phượng đỏ rực như một mâm xôi gấc với những tán lá rộng đang che mát cho con đường. Dưới sắc nắng ấy thì màu đỏ càng trở nên tươi tắn và đẹp hơn. Trên cành cây là những chú ve kêu râm ran tạo nên một bản giao hưởng tuyệt vời- âm thanh không thể thiếu như báo hiệu hè về.Mùa hè cũng là mùa của sự chia xa mái trường quen thuộc, mùa học sinh được nghỉ ngơi thư giãn sau bao ngày vất vả.
Nhà thơ Tế Hanh trong bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” đã từng nói:
“ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Rất đậm hương và rộn tiếng chim ”
Quả đúng như thế , mùa hè còn là mùa của hoa thơm trái ngọt. Những trái mít căng đầy khi nó sắp chín ta vỗ vào thì sẽ thấy tiếng kêu bộp bộp, rồi khi bổ ra thì thơm phức cả nhà ăn thật ngon miệng. Mùa của những trái na chín ngọt trông thật thích mắt. Càng thích biết bao khi được tận tay hái những trái na mang vào để ăn. Từng hương vị của mỗi loại quả như hòa quyện vào nhau tạo nên những hương vị đặc trưng riêng của mùa hè.
Mùa hè còn là mùa thu hoạch của các bác nông dân sau một vụ mùa vất vả. Cánh đồng mùa này như được khoác trên mình chiếc áo màu vàng óng . Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt . Trên lá còn đọng lại những giọt sương long lanh , dưới ánh nắng mặt trời như những viên kim cương tuyệt đẹp. Xa xa là những cậu bé mục đồng đang thổi sao vi vu vi vu cùng với những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ, có những chú trâu thì nằm hả hê khi đã no căng bụng. Trên những thửa ruộng thấp thoáng những người mẹ, người chị đang cặm cụi gặt lúa cùng với những giọt mồ hôi một phần vì vất vả nhưng cũng thể hiện niềm vui khi đang gặt hái được những thành quả sau một quá trình lao động vất vả. Bên cạnh những mảnh ruộng đã thu hoạch xong là những đàn cò trắng cũng đang miệt mài kiếm ăn. Hè đã thực sự bao trùm nên cả quê hương xinh đẹp bởi sắc vàng óng ả.
Mùa hè trên quê hương tôi là thế đấy. Tuy gần gũi, bình dị nhưng tràn đầy cảm xúc trong tâm trí tôi, là một phần không thể thiếu trong kí ức tuổi thơ tôi
dàn ý đó
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt đượcnội dung cơ bản sau. Công việc của những người thầy, người cô vô cùng vất vả, khó nhọc. Đểcó được những bài giảng hay, cuốn hút, thầy cô đã phải : đổ mồ hôi côngsức, thức bao đêm thâu, miệt mài soạn giáo án để lên lớp dạy học sinh. - Thầy cô là người nâng đỡ, chắp cánh, tiếp bước cho từng thế hệ họcsinh; giúp học sinh đạt được ước mơ, khát vọng của mình.- Từ đó, chúng ta thấu hiểu, biết ơn công lao to lớn, sự hi sinh thầm lặngcủa thầy cô đối với bản thân mình.
Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/8234642-de-va-n-6-hsg-ca-p-huye-n-huye-n-lu-c-nam.htm
Hà Nội, ngày... tháng.... năm....
Huyền Trân thân mến!
Mình mới nhận được thư của cậu sáng nay. Đọc thư cậu xong, mình rất vui. Dạo này mình rất khỏe, việc học tập cũng khá ổn. Môn Toán của mình đã khá hơn, còn môn Tiếng Việt mình đã vượt lên xếp đầu tiên của lớp đấy nhé.
Trâm còn nhớ hồi xưa chúng mình chơi trò viết ước mơ vào chai thủy tinh rồi chôn dưới gốc cây không? Hồi đó thật là vui phải không? Nhớ lúc đó mình ghi ước mơ trở thành Thủy thủ mặt trăng, nghĩ lại hồi đấy mình thật là trẻ con quá. Bây giờ lớn hơn rồi, đã hiểu biết hơn, mình rất muốn trở thành một cô giáo dạy văn giống như mẹ mình. Hằng ngày, thấy mẹ miệt mài soạn giáo án, đọc tài liệu, tập bình thơ văn, mình rất thích. Có lẽ từ bé đã được nghe mẹ kể chuyện văn chương nên nghề văn đã ăn sâu trong tâm trí mình. Mình yêu môn văn lắm, mình cũng thích đọc sách và bình luận về chúng, mình cũng rất yêu trẻ con nữa và luôn muốn nói cho các em nghe về những điều hay. Nghề giáo viên dạy văn có lẽ là hợp với mình nhất, cậu có nghĩ như vậy không? Còn cậu có ước mơ gì cho tương lai chưa? Cậu cũng viết thư kể mình nghe nhé!
Chúc cậu luôn mạnh khỏe và học giỏi. Mình sẽ chờ hồi âm của cậu.
Bạn thân của cậu,
Lan Trinh
Lớn lên em sẽ làm gì? Hiện tại thì chính bản thân em cũng chưa thể trả lời được, nhưng trong thâm tâm em rất thích hình ảnh cô giáo trẻ đứng lớp, trước những con mắt ngây thơ của các em học sinh bé bỏng.
Ai đã cho em ước mơ ấy nhỉ? Hằng ngày trên đường đến trường em đã từng gặp những em bé rất dễ thương nên từ đó em rất thích làm cô nuôi dạy trẻ. Tối tối em lại hình dung cảnh em làm cô giáo và rồi ước mơ đó dã đưa em vào một giấc mơ. Em hiện ra trước cổng trường Măng Non với chiếc áo dài hồng tha thướt. Đi vào sân trường em thấy các bé đang chơi đùa. Lớp do em dạy các bé đang quét lớp, thấy em vào vội khoanh tay lại:
- Chào cô mới đến ạ!
- Chúng con chào cô ạ!
- Các con ngoan quá! Cô chào các con nhé! - Em đáp lại.
- Khi tiếng kẻng báo giờ vào học, các bé sắp hàng ngay ngắn rồi từ từ vào lớp và ngồi đúng vị trí đã qui định.
Đầu giờ học em sẽ cho các tổ trưởng kiểm tra bàn tay của các bạn trong tổ, rồi em sẽ dạy cho các bé hát, những bài hát ngây thơ, hồn nhiên, dễ mến. Giọng hát trong trẻo, lại pha vào đó giọng ngọng nghịu vui vui. Sau khi các bạn học sinh hát tập thể xong, em nói: “Các con nào tình nguyện là ca sĩ nhỏ nào?”. Vừa nói xong, em thấy có nhiều bàn tay bé xíu giơ lên “Thưa cô bé!”. “Các bé nhớ cô dặn gì không nào? Không được nói ồn ào như thế nghen”.
A! Cô mời tổ trưởng bỏ “Bướm vàng” nào?
- Xòe bàn tay trông thật xinh...
Bé tổ trưởng vừa nghiêng đầu vừa xòe tay hát véo von trông thật là xinh.
- Bạn hát hay quá các con! Các con hãy vỗ tay khen bạn đi nào!
Hàng ngày em sẽ cố gắng dạy các bé: ngoan, biết lễ phép với người lớn tuổi, biết thương yêu bạn bè. Các bé phải giữ vệ sinh, không được làm nũng mẹ. Khi ba đọc báo thì phải rót nước mời ba đó mới là đứa con ngoan. Em hỏi: “Bé nào chịu như vậy?”.
Tất cả những cánh tay đều giơ lên, tức là các bé đã đồng ý. Cuối tuần bé nào ngoan sẽ được cắm cờ...
Tiếng chuông reo vang báo hiệu hết giờ, em cho các bé ra chơi, bé nào cũng nói: “Mình sẽ làm y như lời cô dặn để mình được cờ”.
Bỗng em giật mình thức dậy thì trời đã sáng, em liền ra khỏi giường để sửa soạn đi học. Chợt nhớ lại giấc mơ vừa qua, em thấy ngồ ngộ, mắc cỡ nhưng lòng em cảm thấy vui vui. Ước gì giấc mơ ấy sẽ trở thành hiện thực.
Tham khảo thêm:
Như vậy, trong bài viết này ĐọcTàiLiệu đã giới thiệu đến các em những bài văn mẫu cho đề bài Kể về ước mơ của em làm cô giáo ở trên. Hi vọng rằng, với nội dung này các em đã có thể tự làm được một bài văn hay và đạt điểm cao.