Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giống :
Ca dao tục ngữ đều là những câu nói từ đời này sang đời khác truyền lại với nhau .Là bài học ,kinh nghiệm sống ,giúp chúng ta hiểu biết thêm về cách phòng tránh lũ lụt,tai họa,hay trong thời tiết để thuận lợi mùa màng
Khác :
Ca dao thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn
Tục ngữ không rườm rà như ca dao,gắn gọn nhưng xúc tích ,không trữ tình giống ca dao.
~ chúc bạn học tốt :)
Câu 2
1.
Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp
2.
Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.
3.
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.
4.
Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.
5.
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.
6.
Ngày xưa , ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt và hay đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm. Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn ( các bạn quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường )
7.
Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là "ao chuôm đầy nước".
8.
Câu tục ngữ này phản ánh thực tiễn về hiện tượng tự nhiên, gió thổi là đổi trời dễ dàng nhận biết để giữ gìn cơ thể.
9.
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.
Câu tục ngữ này có lẽ muôn đời đúng. Ám chỉ những thanh niên lười biếng. Điều đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”.
10.
Thế nào cũng có mưa rào rất to
Loài kiến đen hoặc kiến lửa có tập tính sống dưới đất. Khi trời sắp mưa. độ ẩm môi trường lớn, nên độ ẩm dưới đất sẽ rất cao. Vì thế, loài kiến phải đi tránh những không khí ẩm đấy bằng cách di chuyển lên vùng cao hơn, cũng là để bảo vệ trứng. Do kinh nghiệm quan sát, ông cha ta kết luận và tạo thành câu ca dao này
11.
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ, gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm lịch. Khoảng tháng 2 tháng 3 khi mùa mưa bắt đầu, có nhiều sấm sét là điều kiện quan trọng giúp cố định một lượng lớn nitơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, đặc biệt nó là là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa
12.
Lợn ăn xong lợn réo lợn gầy.
Đây là 2 câu thơ cho thấy kinh nghiệm nuôi lợn của ông cha ta, 2 câu thơ lột tả thực sự cách nuôi heo làm sao để béo tốt.
13.
Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời đang ở vào lúc mùa hè.
14.
Ông bà ta thường dựa vào Trăng quầng, trăng tán để đự báo thời tiết. Tuy nhiên, hiện tượng tán và quần có thể xảy ra cùng một lúc chứ không phải là không đội trời chung.
15
Giờ Ngọ từ 11 giờ đến 13 giờ. Giờ Mùi từ 13 giờ dến 15 giờ. Một kinh nghiệm về thời tiết.
16.
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều
Ý muốn nhắn nhủ người trồng lúa cần phải cày sâu và bón phân nhiều và đầy đủ thì cây lúa mới tươi tốt.
17.
Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ. Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, để lo liệu làm ăn:
18.
Các biến đổi bất thường về cây cỏ, sâu bọ, chim chóc, loài vật... là những hiện tượng, qua đó nhân dân lao động đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ có giá trị thực tiễn to lớn. Dự báo thời tiết của dân gian rất phong phú
19.
Câu tục ngữ này được truyền lại với quan niệm là tháng 3 âm lịch (thường tương đương với tháng 4 dương lịch), trong lịch sử đã xảy ra những đợt rét vào thời kỳ này.
20.
“Ráng” là đám mây phản chiếu ánh mặt trời về buổi sáng hay buổi chiều, thường có màu sắc rất thắm, đẹp và nên thơ. Nhìn ráng mây người ta có thể đoán ra thời tiết theo câu tục ngữ .
Chúc bạn học tốt!
Tham khảo:
Gò Công giáp biển, nổi tiếng mắm tôm chà
Mắm tôm chua ai ai cũng chắt lưỡi hít hà
Sài Gòn, chợ Mỹ ai mà không hay.
Bỏ xứ Gò Công thẳng xông chợ Mỹ
Đến chốn Sài Gòn làm ***** nuôi thân.
Chợ nào nhiều rau bằng chợ Thầy Phó
Chợ nào đánh võ bằng chợ Nhà Đài
Chợ Tân Quới mua bán nhiều khoai
Chợ Mỹ Tho đem cả ghe chài đến mua.
Gái Mỹ Tho mày tằm mắt phụng
Giặc đến nhà chẳng vụng huơ đao.
Sớm mai đi chợ Gò Cát
Cây cao bóng mát, cát nhỏ dễ đi
Gái như em, mặt tròn như bông hoa lý
Trai như anh, thấm ý vừa lòng
Em với anh thương thiệt, sao ông tơ hồng không xe?
Rạch Gầm – Xoài Mút tăm tăm
Xê xuống chút nữa tới vàm Mỹ Tho.
Đồn rằng chợ Bỏi vui thay
Đằng đông có miếu, đằng tây có chùa
Giữa chợ lại có đền thờ
Dưới sông nước chảy, đò đưa dập dìu.
Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ..
Chúc bạn học tốt!
1)Mỹ Tho cảnh đẹp người xinh
Quyện lòng du khách gợi tình nước non.
2)Ở chợ Thủ về Mỹ Tho buôn bán,
Gia Định , Sài Gòn không phải quê quán của anh.
3)Phong cảnh vui xem hạt Định Tường
Tàu xe đông đảo mỗi đầu đường
Cồn Rồng đất nổi che tiền viện
Cổ lịch đồn xây trấn Viễn phương.
4)Nước chảy re re con cá he nó xòe đuôi phụng
Cả tỉnh Mỹ Tho nầy anh đành bụng có mình em ….
5)Đồng Nai, Châu Đốc, Định Tường,
Lòng anh sở mộ con gái vườn mà thôi.
Bước xuống bắc Mỹ Tho thấy sóng xônước đẩy,
Bước lên bờ Rạch Miễu thấy nước chảy cây xanh,
Anh biết chắc đây là đất châu thành,
Sao tìm hoài không thấy trong đám bộ hành có em
6)Đất linh bồi đắp đất Ba Giồng
Cảnh Thuộc Nhiêu nhiều khách ngợp trông
Đường thẳng ngựa biêu chân ngán bước
Rạch cùng cá lội mến ven sông.
7)Sầm Giang là chốn rất cao kỳ
Danh tiếng vang lừng xóm phú thi
Chợ giữa nhiều trang văn Ngọc Diệp
Vĩnh Kim lắm kẻ học Liên Trì…
8)Đây kẹo chuối thơm tình xứ Mỹ
Mận Hồng Đào ngọt ý quê hương
9)Vú sữa Sầm giang căng dáng mộng
Nấm rơm Long Định ủ ngàn sương
10)Trung Lương:
Nước dạt bèo trôi; ba nẻo đường
Nụ cười thêm nếp mận Trung Lương
Nửa trưa lãng tiếng gà eo ốc
Lạc Hồng
Viếng thăm vườn cảnh Lạc Hồng
Màu hoa thắm đươm say lòng
Sóng nước Cửu Long hừng chí
Cồn rồng gợi nhớ Thủ Khoa Huân
11)Đêm Lạc Hồng thuyền trôi ngả nghiêng
Hoa đèn, sóng nhạc gói công viên
Sao em áo trắng buồn thương nữ
Đôi má lên hồng theo dáng men
Cồn Rồng:
Một dải bần xanh, xanh dáng Xuân
Phù sa nhuộm máu Thủ Khoa Huân
Thương hồ mấy nẻo đường xuôi ngược
Nghe gió Kỳ Hôn nhớ một lần …
U buồn hơn:
Sông Mỹ năm xưa tràn giọt máu
Cồn Rồng đêm vắng gió buồn thiu
Chùa Vĩnh Tràng:
Mây tím rêu còn phủ dấu xưa
Những ngày chuông nối những đêm mưa
Cành đa, ngọn tháp, vườn râm đó
Trăng Vĩnh Tràng em mấy độ mờ
12)Mỹ Tho, trên ô tô, dưới thời ca nô
Nằm giườnh lèo, đắp thêm nệm ấm
Đi giày là giày Gia Đinh, ngồi ghế là ghế Phượng Loan
Cậu bịt thêm ba cái răng vàng,
Trên đầu cậu xịt dầu thơm, dầu thơm...
13)Đèn Mỹ Tho ngọn xanh, ngọn đỏ
Đèn Châu Đốc ngọn tỏ, ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu, chín trăng em đợi …hò ơ ới
Chín trăng em đợi …ờ, mười thu em cũng chờ...
Hò ơi ới, Đèn Châu Đốc không khơi mà tỏ
Đèn Mỹ Tho gió thổi không mờ
Anh về trải chiếu bàn thờ. rước em về lạy hò ơi ới
Rước em về lạy ông bà để cưới em.
Dẫu rằng:
Đã mang lấy tiếng bán vàm
Bán thì có bán điếm đàng thì không.
14)Tàu xúp lê một còn thương còn nhớ
Tàu xup lê hai còn đợi còn chờ
Tàu xúp lê ba tàu ra miền khác
Anh đi rồi nước mắt em rơi …
15)Anh về em nắm vạt áo em la làng
Phải để chữ thương chữ nhớ lại giữa đàng cho em…
16)Chiều chiều ông Chánh về Tây
Cô Ba ở lại lấy thầy thôn ngôn ….
17)Nước ròng chảy thấu Nam Vang
Mù U chín rụng cho chàng biệt ly
18)Ngó lên chợ thành có nhiều nam thanh nữ tú
Ngó về Chợ Cũ có đủ các thứ chim
Trách ai mọn dạ kiếm tìm
Đem lời huyển hoặc đổi niềm tóc tơ
19)Cúc mọc dưới sông kêu bằng cúc thủy,
Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa
Gởi thơ thăm hết nội nhà
Trước thăm ba má sau là thăm em.
Sài Gòn xa, chợ Mỹ không xa
Anh đi phải ghé vô nhà
Nghèo em em chịu, làm gà đãi anh .
1.Một mặt người bằng mười mặt của.
-> Người sống, đống vàng.
Hoặc Người ta là hoa đất.
2. Cái răng, cái tóc là góc con người.
-> Tông mặt mà bắt hình dong.
3. Đói cho sạch, rách cho thơm.
-> Chết vinh còn hơn sống nhục
Hoặc Giấy rách phải giữ lấy lề.
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
-> Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
5.Không thầy đố mày làm nên.
-> Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
6.Học thầy không tày học bạn.
-> Thua thầy một vạn, không kém bạn một li.
7. Thương người như thể thương thân.
-> Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Hoặc Lá lành đùm lá rách.
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
-> Uống nước nhớ nguồn.
9. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
-> Năng nhặt chặt bị.
Hoặc Góp gió thành bão.
Chúc bạn học tốt nhé !
Nồm động đất, Bấc động khơiRáng vàng thì nắng ráng trắng thì mưa“Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
Sao ló trời nắng, sao vắng trời mưa”
Đây là 2 câu ca dao ông cha ta đúc kết lại kinh nghiệm dự báo thời tiết bằng cách nhìn sao trên trời.Tháng ba bà già chết rétTháng Giêng động dài
Tháng Hai động tố
Tháng Ba nồm rộ
Tháng Tư nam non
Tháng Sáu nam dòn
Tháng Bảy mưa bãi
Tháng Tám mưa giông
Tháng Chín mưa ròng
Tháng Mười lụt lớn“Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân”
Đó là ba đợt rét đầu năm ở miền Bắc. Rét dài là đợt rét cho cây trổ hoa đấy. Sau đó là rét lộc tức là đợt rét khi cây nẩy mầm non. Rét Nàng Bân hay còn gọi rét muộn.“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Đó là một câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Với ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm. Còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.“Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”
Heo may là gió bấc thổi nhẹ đầu thu. Tháng bảy âm lịch sẽ có gió bấc thổi và chuồn chuồn bay ra nhiều là trời sắp có bão.“Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ”
Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc trong đó có Việt Nam nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao trở thành khu áp thấp hút gió khối khí ẩm từ Thái Bình dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuât hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc bộ và Bắc trung BộTháng bảy mưa gảy cành trám
Tháng tám nắng rám trái bòngTrời nồm tốt mạ
Trời giá tốt rauTrời chớp Mũi Nạy, thức dậy mà đi
Trời chớp Đề Di ở nhà mà ngủTháng Năm tháng Sáu, mặt trời đi chệch
Tháng Bảy, tháng Tám mặt trời đi xiên
Em là phận gái thuyền quyên
Đừng cho sóng dợn, đò nghiêng nước vào
Đò nghiêng sóng dợn ba đào
Trong dễ thấy đục, nhưng đục nào thấy trongTháng một là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng ba cày vỡ ruông ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.Đầu năm sương muối ,cuối nam gió nồmMây xanh thì nắng, mây trắng thì mưaMùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa
những câu ca dao , tục ngữ về đắk nông theo trật tự ABC là:
+ Biết nói người ta yêu, người ta quý
Vụng nói người ta ghét, người ta giận
+Chặt cây phải xem cành khô
Nói năng cần nhìn trên dưới
+ Chim Rling đẻ trứng thì hạn
Chim Rlang đẻ trứng thì trời âm u
+Gà rừng đẻ trứng thì rẫy đốt không cháy
Chim Rlang đẻ trứng thì lúa bị lép
+Củi cong khó đun
Người già khó chiều
+Gừng càng già càng cay
+Nghĩ trước nói sau
Người già hiểu điều hay
+Người cùng một mẹ sinh chân đạp nhau
Người cùng một mẹ sinh ra tay đụng với nhau
+Xin chiêng hỏi mẹ
Xin con dê hỏi cha
Xin người yêu thì tự kiếm
Chúc bạn học tốt
Ai qua phố Hội chùa Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu
Têm trầu bỏ đĩa kim nhung
Đôi mình ước được chào chung mẹ thầy
Thương ai chẳng nói khi đầu
Để cho thầy mẹ ăn trầu người tạ
Thương em cau tới trầu đưa
Trăm năm còn nỡ bông đùa mãi sao?
Thương nhau nhớ nhớ sầu sầu
Cơm ăn nỏ được, lấy trầu ngậm hơi
Thân em vất vả trăm bề
Sớm đi ruộng lúa tối về ruộng dâu
Có lược chẳng kịp chải đầu
Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn
Thèm trầu mà chẳng dám xin
Thương em mà chẳng dám nhìn mặt em
Tiếng ai tha thiết bên cầu
Có phải nhân ngãi ăn trầu thì sang?
Trăm năm còn có gì đâu
Miếng trầu liền với con trâu một vần
*Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm,một luân lý, có khi là một sự phê phán
*Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà nhiều người
đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn
*Ca Dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói, ranh giới giữ ca dao và dân ca không rõ
Giống: Đều là những thể loại văn học dân gian. Khác: -Ca dao là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. -Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội)
Lên voi xuống chó
Đầu chày đít thớt
Trên đe dưới búa
Xanh vỏ đỏ lòng
Trước lạ sau quen
Gạn đục khơi trong.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Thất bại là mẹ thành công
Lá lành đùm lá rách
Bên trọng bên khinh
Bán anh em xa mua láng giềng gần
Chết vinh còn hơn sống nhục
Hết khôn dồn dại
Có mới nới cũ
đề nghị hỏi rõ hơn