K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2016

Câu 1 :

Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tế bào gai độc, có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

26 tháng 10 2016

Câu 4 :

* Trình bày :

Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.
Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.
Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

* Biện pháp :

- Tránh để phân tươi rơi vào nước , không bón phân tươi ( ủ phân )

- Tiêu diệt vật chủ trung gian gây bệnh

- Cho trâu , bò ăn uống định kì

- Tảy sán định kì

- Tránh để chất thải của trâu , bò rơi vào

- Không sử dụng cây thủy sinh sống

- Cách li điều trị kịp thời với các môi trường nhiễm sán

19 tháng 12 2021

Tham khảo

 

STTTên loài giáp xácLoài địa phương đã gặpNơi sốngCó nhiều hay ít
1Mọt ẩmMọt ẩmẨm ướtÍt
2Con sunKhôngỞ biểnÍt
3Rận nướcRận nướcỞ nướcÍt
4Chân kiếmKhông cóỞ nướcÍt
5Cua đồngCua đồngHang hốcNhiều
6Cua nhệnKhôngỞ biểnÍt
7Tôm ở nhờKhôngỞ biểnÍt
28 tháng 3 2021

* Vai trò của lớp chim:
- Lợi ích:

+ Cung cấp thực phẩm (VD: gà, vịt,...)
+ Nuôi để làm cảnh (VD: vẹt, yểng,...)
+ Cung cấp lông làm chăn đệm hoặc đồ trang trí (VD: lông vịt, lông ngan, lông đà điểu,...)
+ Diệt sâu bọ hoặc động vật gặm nhấm (VD: cú mèo, chim sâu,...)
+Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch (VD: chim ưng, đại bàng,...huấn luyện để săn mồi; vịt trời, ngỗng trời,...phục vụ cho du lịch.

- Tác hại:

+ Ăn hạt, quả gây hại cho nông nghiệp (VD: chim sẻ ăn hạt vào mùa sinh sản,...)
+ Là động vật trung gian truyền bệnh (VD: gà truyền bệnh H5N1,...)

Chúc bạn học tốt!! ^^

28 tháng 3 2021

Có lợi:

- Trong tự nhiên:

+ Ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm, làm hại cho nông, lâm nghiệm và gây bệnh cho con người

+ Phát tán cây

+ Thụ phấn cây

- Đối với con người:

+ Cung cấp thực phẩm

+ Làm cảnh, đồ trang trí, làm chăn, đệm

+ Phục vụ du lịch, săn bắt

+ Huấn luyện săn mồi

28 tháng 3 2017

1.Nêu vai trò của động vật nguyên sinh vs đời sống con người &thiên nhiên

Vai trò của động vật nguyên sinh:

+ Với con người:

- Giúp xác định tuổi địa tầng tìm mơ dầu: trùng lỗ

- Nguyên liệu chế biến giấy nhá: trùng phóng xạ

- Gây hại cho con người: trùng kết lị, trùng sốt rét.

+ Với thiên nhiên:

- Làm sạch môi trường nước: trùng biến hình, trùng giày,..

- Làm thức ăn cho động vật nước, giáp xác nhỏ, động vật biển: trùng biến hình, trùng roi giáp.

- Gây bệnh cho động vật: trùng cầu, trùng bào tử.

3.Các động vật thuộc lớp giáp xác có vai trò thực tiễn nt đối vs tự nhiên và con người

Vai trò:

- Lợi ích:

+ Là thức ăn cho cá: tôm, tép...

+ Là nguồn cung cấp thức phẩm: tôm, cua,..

+ Có giát trị xuất khẩu: tôm hùm, tôm sú,..

- Tác hại

+ Có hại cho giao thông đường thủy: sun

+ Truyền bệnh giun sán:

+ Có hại cho việc đánh bắt cá: chân kiếm kí sinh.

4.nêu đạc điểm nổi bật của ngành động vật có xương sống để phân biệt vs ngành động vật không xương sống

Đặc điểm: ngành động vật có xương sống thì có xương cột sống còn ngành động vật không xương sống thì không có.

Với người:

- Cung cấp thực phẩm cho con người.

-Nhiều loại chim để nuôi làm cảnh , làm xiếc.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất.

- Chim góp phần thụ phấn và phát tán cho cây rừng và cây ăn quả.

 

Với tự nhiên:

-Tạo đa dạng sinh học

-Bảo tồn được nguồn gen quý hiếm

..................

25 tháng 4 2021

còn nữa ko

 

7 tháng 4 2021

- Tập tính của thỏ: thỏ sống bình thường thì đào hang làm nơi trú ẩn và sinh sản, và dễ dàng nhận biết mùi của chính nó, thỏ sống thành bầy và thông thường số cái nhiều hơn đực, thông thường sự rụng trứng của thỏ cái xảy ra trong lúc phối giống, thỏ cái thường dùng các vật liệu kết hợp với lông ở bụng để làm ổ trước khi đẻ, thỏ ăn và uống bất kỳ thời gian nào trong 24 giờ, chúng không ăn thức ăn đã dơ bẩn, đã rơi xuống đất, v..v..

- Cách nuôi:

+ Điểu kiện nhiệt độ:

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất và ảnh hưởng trực tiếp đối với thỏ. Khi nhiệt độ thấp hơn 10ºC thỏ cuộn mình để giảm diện tích chống lạnh, nhưng khi nhiệt độ từ 25 – 30ºC thì chúng sẽ nằm dài soài thân thể ra để thoát nhiệt. Tuyến mồ hôi ở thỏ thường không hoạt động. Tai được xem là bộ phận phát tán nhiệt và nhịp thở cũng được tăng cường thoát nhiệt khi nhiệt độ môi trường nóng. Nếu nhiệt độ môi trường trên 35ºC thỏ sẽ bị stress nhiệt do thân nhiệt tăng cao. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp, trời nóng quá thì thỏ thở nhanh nếu nhiệt độ lên 45ºC thì thỏ có thể chết nhanh. Thỏ rất nhạy cảm với ẩm độ thấp (40 – 50%), nhưng ẩm độ quá cao cũng không thích hợp. Ẩm độ trong không khí từ 70 – 80% là tương đối thích hợp đối với thỏ.

+ Điều kiện môi trường:

Lồng thỏ ở phải dọn sạch sẽ tránh bụi bặm, cần được vệ sinh lồng chuồng thường xuyên. Hết sức chú ý đến các loại thức ăn rau cỏ còn dư lại trong lồng làm cho bị ẩm mốc và ẩm độ cao trong lồng dễ gây bệnh đường hô hấp cho thỏ. Trường hợp muốn ghép thỏ sơ sinh vào thỏ mẹ khác để nuôi ta nên sử dụng một số chất có mùi thoa trên cả thỏ con của thỏ mẹ và thỏ con ghép vào để thỏ mẹ không phân biệt được, để sau một giờ nhốt chung mà thỏ mẹ không phân biệt được thì coi như là sự ghép thành công.

+ Điều kiện về âm thanh:

Cơ quan thính giác thỏ rất tốt. Thỏ rất nhạy cảm với tiếng động dù là rất nhẹ chúng cũng phát hiện và chúng cũng rất nhát dễ sợ hãi, do vậy trong chăn nuôi tránh tiếng động ồn ào cho thỏ. Trong đêm tối mắt vẫn nhìn thấy mọi vật, do vậy thỏ vẫn có thể ăn uống ban đêm cũng như là ban ngày.

+ Điều kiện về thức ăn:

Manh tràng lớn gấp 5 đến 6 lần dạ dày và nhu động của ruột yếu do đó thức ăn nghèo chất xơ hoặc chứa nhiều nước (thức ăn thô xanh, củ quả) dễ phân huỷ tạo thành các chất khí làm thỏ dễ chướng bụng đầy hơi, ỉa chảy. Thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh (rau, lá, cỏ) điều này phù hợp với yêu cầu sinh lý tiêu hoá, bảo đảm thường xuyên chất chứa trong dạ dày và manh tràng tránh được cảm giác đói và gây rối loạn tiêu hoá. Lượng nước trong cơ thể thỏ chiếm khoảng 60 – 90% thể trọng, nước rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, phát triển thai và sản xuất sữa… Vì vậy cần phải cung cấp nước uống đầy đủ cho thỏ.

 
các bạn có thể làm giúp mình được ko ạ mai mình thi r.:Câu 1:Nêu đặc điểm quan trong nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương.Câu 2:Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày.Câu 3:Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu, ý nghĩa sinh học của từng đặc...
Đọc tiếp

các bạn có thể làm giúp mình được ko ạ mai mình thi r.:

Câu 1:Nêu đặc điểm quan trong nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương.

Câu 2:Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày.

Câu 3:Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu, ý nghĩa sinh học của từng đặc điểm. Đặc điểm chung của lớp chim.

Câu 4:So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người và vượn.

Câu 5:Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với đẻ trứng với noãn thai sinh.

Câu 6:Hãy so sánh hình thức sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính. Cho vd sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính.

Câu 7:Hãy minh hoạ bằng những vd cụ thể về vai trò của lớp thú. Biện pháp bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Câu 8:Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

Câu 9:Nguy cơ suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

Câu 10:Nêu ưu điểm và những hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho vd.

1
5 tháng 5 2021

câu 1;Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn và cá xương là:

+ Cá sụn có bộ xương bằng chất sụn, da trần, nhám, miệng nằm ở mặt bụng, khe mang hở.

+ Cá xương có bộ xương bằng chất xương, xương nắp mang che các khe mang, da phủ vảy xương có chất nhầy, miệng nằm ở đầu mõm.

câu2

1. Vai trò của lưỡng cư:

- Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi,...
- Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong môn sinh lí học.
- Hiện nay số lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt đế’ làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
2. Nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày vì sâu bọ bị lưỡng cư tiêu diệt sẽ giảm về số lượng còn những loài có khả năng ngụy trang khéo léo sẽ ngày 1 phát triển và trở thành con mồi của loài chim vì chim thường kiếm ăn vào ban ngày trừ 1 số loài lưỡng cư chủ yếu kiếm ăn ban đêm nên bổ sung cho nhau

6 tháng 2 2021

Lợi ích của chim:

Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm: chim sâu, chim chích, gà, vịt, ngan, đại bang, chim cắt,…

Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh: gà, vịt, ngan, ngỗng,…

Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).

Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng).

Chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô...).

Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng, chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây ...). 

Tuy nhiên chim cũng có một số tác hại:

Chim ăn các sản phẩm nông nghiệp: chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá ...

Chim di cư là nguyên nhân lây truyền một số bệnh.

Một số chim là nguồn gây bệnh cho con người: cúm gà.

6 tháng 2 2021

Lợi ích của chim:

-Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm: chim sâu, chim chích, gà, vịt, ngan, đại bang, chim cắt,…

-Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh: gà, vịt, ngan, ngỗng,…

-Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).

-Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng).

-Chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô...).

-Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng, chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây ...).

Chim cũng có một số tác hại:

-Chim ăn các sản phẩm nông nghiệp: chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá ..

.-Chim di cư là nguyên nhân lây truyền một số bệnh.

-Một số chim là nguồn gây bệnh cho con người: cúm gà.

 

26 tháng 12 2021

Làm thực phẩm: nhộng tằm

- Thụ phấn cây trồng: Ong, bướm

- Làm thức ăn cho động vật khác: Châu chấu

- Diệt các sâu hại: Ong mắt đỏ

- Hại hạt ngũ cốc: Sâu mọt

- Truyền bệnh: Ruồi muỗi

- Làm sạch môi trường: Bọ hung

Ong mắt đỏ