Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật Đặc điểm | Người anh | Người em |
Hành động | + Lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. + Chiếm hết của cải, ruộng vườn chỉ để lại cho em một gian nhà lụp xụp và 1 cây khế ngọt. + Thấy chim lạ đến thì hớt hải chạy ra. + Tru tréo lên: “Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn ráo ăn tiệt thì tôi cậy vào đâu”. + Cuống quýt bàn cãi may túi. Mới đầu định mang nhiều túi nhưng sợ chim không ưng nên chỉ may 1 túi nhưng to gấp 3 lần túi của người em. + Người chồng tót ngay lên lưng chim còn người vợ vái lấy, vái để chim thần. + Hoa mắt vì của quý. Vào trong hang lại càng mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải, dồn cả vào ống tay áo, ống quần, lê mãi mới ra khỏi hang. Đặt tay nải dưới cánh chim rồi lấy dây buộc chặt vào lưng chim và cổ mình. | + Thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. + Không ta thán. + Đợi cho chim ăn xong bay đi mới lên cây hái. + Người vợ nói: “Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!” + Nghe lời chim may một túi vải, bề dọc, bề ngang vừa đúng ba gang. + Trèo lên lưng chim. + Thấy hang sâu và rộng không dám vào chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra hiệu cho chim bay về. |
Kết cục | Vì mang nặng lại gặp cơn gió mạnh nên chim và người anh đều rơi xuống biển. Người anh bị sóng cuốn đi mất. | Chim đưa người em về đến nhà. Từ đấy, hai vợ chồng người em trở nên giàu có. |
- Ngoại hình:
+ Nhỏ bé.
+ Mặt mày, quần áo luôn bị bôi bẩn bởi nhọ nồi và các vật màu.
- Lời nói:
+ Rất hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ.
+ Không hề tỏ ra bực bội với người khác.
- Hành động:
+ Hoạt bát, vui vẻ.
+ Chăm chỉ, say mê vẽ tranh.
+ Vừa làm, vừa hát.
- Tính cách:
+ Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng.
Nhân vật kiều phương là 1 nhân vật thông minh nhanh nhẹn, tình nết dễ ưa,dễ chiều chuộng, hãy tích đúng cho mình nha
Mình cảm ơn các bạn nhiều
Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Sự đối lập đó là:
- Người anh: kẻ tham lam, ích kỉ, lười biếng, lợi dụng lòng tin và sự tốt bụng của người khác để chuộc lợi cho bản thân mình.
+ Người anh đã chiếm hết mọi ruộng đất và chỉ để lại cho người em mỗi túp lều và cây khế. Bao nhiêu ruộng đất chiếm được, anh ta cho cày thuê nên ngày càng giàu có hơn. => Tham lam và ích kỉ
+ Anh ta xum xoe, nịnh nọt người em đổi cho cây khế ngọt để lấy vàng. => Mưu mô và tính toán.
+ Anh ta mặc bộ quần áo thùng thình, vai khoác chiếc túi mười hai gang cùng cái bụng phệ loay hoay leo lên lưng chim ra đảo lấy vàng. => Tham lam, dại dột.
+ Tham lam vơ vét, cố ních, cố nhét vào túi và ì ạch vác túi vàng nặng trĩu trên vai leo lên lưng chim để trở về. => Tham lam và không có tình người.
- Người em: tốt bụng, thật thà, lương thiện
+Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, người em chỉ ngày ngày chắm chút cho cây khế, mong cây đơm quả ngọt. => Lương thiện và biết suy nghĩ
+ Người em đã chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người và đặc biệt là anh trai của mình. Khi anh trai nổi long tham muốn đổi gia tài của mình để lấy cây khế ngọt, người em cũng sẵn sàng chia sẻ điều đó với anh trai của mình. => Thật thà, ngay thẳng.
+ Hai vợ chồng người em được sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa là cái kết có hậu cho những người "ở hiền gặp lành", "không tham lam".
Nhân vật người anh xấu xa, tham lam và đã phải chịu sự trừng phạt thích đáng. Còn người em ở hiên nên gặp lành, những điều tốt đẹp luôn đón chờ.
#POPPOP
Tham khảo!
a)
- Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi.
- Bởi lẽ Lợi là bạn thân của tác giả và đang được tác giả hồi tưởng lại tuổi thơ trong đó có Lợi.
b) Dế lửa là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn.
- Khi chú dế chết Lợi khóc như mưa bấc, bình thường là trùm sỏ nhưng bấy giờ cậu cũng yếu đuối, các bạn mới cảm nhận được sự đồng cảm trong con người Lợi "Khi thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa." hay "đám tang chú dế bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm."
a. Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi. Bởi lẽ mọi diễn biến chính của câu chuyện đều xoay quanh nhân vật này.
b. Dế lửa lúc đầu là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và sau này là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn. Vì lúc đầu các bạn tìm mọi cách để phá chú dế của Lợi, để Lợi không còn thắng trên trường đua nhưng sau đó họ đã hối lỗi và cùng Lợi cử hành tang lễ nghiêm trang cho chú dế.
Một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích:
- Yếu tố kì ảo: 5 lần quẹt diêm.
- Kiểu nhân vật: những người hiền lành.
- Truyện có ý nghĩa khuyên răn, dạy bảo không chỉ chúng ta mà còn nhiều người: sống cần quan tâm sẻ chia.
Đừng bận tâm câu trả lời đó của tớ! Chẳng qua là có một sự nhầm lẫn nhỏ nhoi ở đây!!!
1,Trong các nhân vật mà em biết, em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh. Kiều Phương bị người anh trai gọi là " Mèo " vì khuôm mặt của Kiều Phương luôn lem nhem. Mèo là một cô bé nhỏ nhắn với hai bím tóc xinh xinh luôn được cột gọn. Dù khuôn mặt Mèo luôn lem nhem nhưng cô bé lại có tài năng vẽ được chú Tiến Lê - bạn của bố Mèo thẩm định. Anh trai của Mèo hay khinh thường em gái nhưng Mèo lại rất yêu quý anh trai mình nên cô bé mới vẽ anh trai trong cuộc thi vẽ. Khi biết được điều đó thì người anh trai rất xúc động. Kiều Phương là một cô bé hiền hậu, khéo tay. Em rất yêu quý nhân vật Kiều Phương.
2,Truyện buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
hững đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
3,
Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
CHÚC BẠN HOK TỐT!!!!!!
Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải cao nhất (giải nhì) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong. Tác giả Tạ Duy Anh, một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của đông đảo người đọc. Tác phẩm kể một câu chuyện khá gần gũi với đời sông bình thường. Câu chuyện xảy ra trong một gia đình có hai anh em: người anh và cô em gái tên Kiều Phương.
Truyện Bức tranh của em gái tôi đã mở ra một tình huống hấp dẫn, có kịch tính và đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật người anh qua cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Cả hai nhân vật trong chuyện - người anh và cô em gái - đều được miêu tả rất sống động, rất thật, gần gũi vớt cuộc sống tuổi thơ của các em. Câu chuyện cuốn hút người đọc qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh qua ba thời điểm.
Mở đầu, Tạ Duy Anh đã để cho người anh tự giới thiệu về em gái mình với cái tên có ý để chê bai: “Mèo” và thể hiện thái độ “khó chịu” với sự lục lọi của .“Mèo”:
Này, em không để chúng nó yên được à?.
Khi phát hiện thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả với thái độ coi thường, không cần đế ý đến việc “Mèo con” đã vẽ những gì - thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào cái đít xoong, chảo bị nó cạo trắng cả.
Qua lời nhận xét của người anh, người đọc thoáng thấy trong suy nghĩ người anh “Mèo thì vẽ vời gì?”.
Câu chuyện tưởng chừng như xảy ra bình thường. Một tình huống bất ngờ đã xảy ra, kịch tính của chuyện bắt đầu từ đây : nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ... Tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì tâm trạng người anh cũng bị biến đổi. Trong khi cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng sung sướng thì người anh lại cảm thấy buồn và thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó mà nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm tự ti đã khiến cho người anh đau khổ: những lúc ngồi học bên bàn, tôi chỉ muốn gục xuông khóc. Đến nỗi vẻ mặt đáng yêu của cô em gái Kiều Phương trừ kia, bây giờ cũng làm cho cậu khó chịu, cảm thấy như đang bị “chọc tức”... Dẫu vậy, tâm lí tò mò vẫn xui khiên cậu ta xem trộm những bức tranh của cô em gái, để rồi khi xem xong thì khiến cậu lén trút ra một tiếng thở dài... Phải chăng đó là giây phút đầu tiên mà người anh cảm phục tài năng của Kiều Phương? Đến đây, người đọc chắc có lẽ đã hài lòng hơn với thái độ của người anh. Độ “căng” của truyện dường như được chùng xuống.
Truyện vẫn tiếp tục hấp dẫn người đọc với những bất ngờ liên tiếp mà người anh được chứng kiến khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình. Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: Trong tranh, một chú bẻ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế, sau cái “giật sững mình” là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế. Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thoả mãn mà đã thấy “xấu hổ”. Đây chính là lúc nhân vật đã nhận ra được những yếu kém cùa mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư. Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều sâu sắc: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái. Và đây cũng là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.
Kiều Phương với biệt danh là “Mèo” rất hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ hiếm có. Đặc biệt “Mèo” có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, đây mới là đáng quí của em. Lòng nhân hậu của em thể hiện rõ trong bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, giúp cho người anh tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti.
Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.
Với cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tỉnh tế, Tạ Duy Anh đã cuốn hút người đọc vào truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Truyện có tác dụng truyền cảm để rồi mỗi người tự rút ra bài học một cách tự nhiên, thấm thía: hãy lấy “nhân hậu” làm tiêu chuẩn để soi sáng cho tâm hồn của chính mình.