Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong các truyện mà em đã được học như: Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sự tích Hồ Gươm, Thạch Sanh.
Em hãy ghi tên các truyện vào những chủ đề sau:
- Truyền thống làm thủy lợi chống thiên tai:......Sơn Tinh - Thủy Tinh.........
- Phản ánh phong tục tập quán:...........Bánh chưng bánh giầy......................
- Giải thích nguồn gốc dân tộc:..........Con Rồng cháu Tiên........................
- Truyền thống chống giặc ngoại xâm:........Sự tích Hồ Gươm...............
- Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa:....Thạch Sanh.........
Câu chuyện xảy ra từ rất lâu rồi, từ thời Hùng Vương thứ mười Tám. Đời ấy vua Hùng không có con trai. Người chỉ sinh được một người con gái tên gọi Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha rất yêu thương con, mong kén cho con một tấm chồng ưng ý.
Một ngày kia có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi Sơn Tinh. Chàng có tài: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi. Chàng trai còn lại tên gọi là Thủy Tinh đến từ miền biển. Chàng cũng có tài năng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai chàng đều tài giỏi, đều xứng làm rể của vua Hùng, làm chồng của Mỵ Nương. Vua Hùng rất băn khoăn, vua cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc, xong rồi nói:
- Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.
Rồi Hùng Vương phán tiếp, sính lễ phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi".
Hôm sau, Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến trước rồi rước Mỵ Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ bèn hô mưa gọi gió làm thành dông bão đánh Sơn Tinh. Nước tràn ngập ruộng đồng, nhà cửa, ngập cả thành Phong Châu.
Sơn Tinh không nao núng, thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Thủy Tinh sức yếu bèn chịu thua. Nhưng oán thù sâu nặng, hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước lũ đánh Sơn Tinh. Nhưng thương thay cho Thần nước, năm nào cũng bị thần núi đánh cho thất bại, phải ngậm ngùi nhục nhã rút quân về.
Dưới thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão hiền lành mà chưa có đứa con nào để nối dõi. Một hôm, bà lão ra đồng ướm thử bàn chân mình lên những vết chân lạ, về nhà mang thai đến mười hai tháng mới sinh hạ một đứa con trai khôi ngô. Nuôi đến ba tuổi, đứa bé vẫn nằm một chỗ, chưa biết đi đứng, cười nói.
Gặp lúc giặc Ân quấy nhiễu, vua sai sứ giả đi rao khắp nơi tìm bậc hiền tài ra đánh giặc cứu dân. Nghe tin, cậu bé làng Gióng bỗng bật lên tiếng nói nhờ mẹ mời sứ giả vào. Cậu yêu cầu sứ giả xin vua đúc cho ngựa sắt, roi sắt áo giáp sắt để mình dẹp tan giặc dữ. Từ đó, cậu lớn nhanh, ăn mạnh đến nỗi dân làng phải rủ nhau góp cơm gạo đến giúp.
Nhận được đủ lễ vua ban, cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai nghi lẫm liệt. Nai nịt xong, chàng lên ngựa, vung roi vun vút. Ngựa phun lửa xong thẳng vào đội hình giặc khiến chúng ngã chết như rạ.
Roi gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre bên đường. Quân giặc thua to, tan vỡ cả, đám sống sót tìm đường lẫn trốn. Tráng sĩ đuổi theo đến chân núi Sóc, cởi áo giáp bỏ lại, cả người lẫn ngựa bay vút lên trời.
Vua Hùng nhớ ơn phong làm Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Từ đó hàng năm vào tháng tư, ở đây hội Gióng được mở ra tưng bừng, nô nức, thu hút người khắp nơi về tham dự.
1)
Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.
Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Câu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ
- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh
b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam
Câu 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước
→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta
- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất
→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.
Câu 3 (Trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa của truyện:
- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm
- Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt.
Luyện tập
Bài 1 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Đọc diễn cảm truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
Bài 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ngày nay chúng ta khắc phục thiên tai, những hiện tượng lũ lụt kinh hoàng bằng việc trồng cây, đắp đê điều, cấm phá rừng…
Bài 3 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Những truyện kể dân gian liên quan tới thời đại các vua Hùng như: Chử Đồng Tử- Tiên Dung; Phù Đổng Thiên Vương, Mị Châu- Trọng Thủy…
Câu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ
- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh
b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam
Câu 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước
→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta
- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất
→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.
Câu 3 (Trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa của truyện:
- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm
- Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt.
Câu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ
- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh
b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam
Câu 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước
→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta
- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất
→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.
Câu 3 (Trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa của truyện:
- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm
- Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt.
Luyện tập
Bài 1 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Đọc diễn cảm truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
Bài 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ngày nay chúng ta khắc phục thiên tai, những hiện tượng lũ lụt kinh hoàng bằng việc trồng cây, đắp đê điều, cấm phá rừng…
Bài 3 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Những truyện kể dân gian liên quan tới thời đại các vua Hùng như: Chử Đồng Tử- Tiên Dung; Phù Đổng Thiên Vương, Mị Châu- Trọng Thủy…
Câu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ
- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh
b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam
Câu 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước
→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta
- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất
→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.
Câu 3 (Trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa của truyện:
- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm
- Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt.
Làm cho câu chuyện thêm sinh động, hâp dẫn người đọc hơn
1) Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Lonh quân và Âu Cơ là:
- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần. Âu Cơ là tiên thuộc dòng họ Thần Nông dạy nhân dân trồng trọt. Lạc Long Quân giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh,....
2) Sau khi kết duyên, Âu Cơ có mang rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100 người con hồng hào, đẹp đẽ. Rồi một hôm Lạc Long Quân cảm thấy mình không thể sống trên cạn bèn từ biệt Âu Cơ. Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển, Âu Cơ đưa 50 con lên núi. ( để xây dựng sự ngiệp)
- Theo cau truyện trên thì người Việt là con của Vua Hùng Vương
3) Yếu tố tưởng tượng kì ảo: là những chi tiết không có thật được các tác giả dân gian sáng tạo.
- Tạo nên bản sắc đặc trưng của thể loại, tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của truyền thuyết, giải thích tự nhiên và mơ ước trinh phục, khám phá tự nhiên của con người thuở ban sơ.
Chúng ta vô cùng tự hào có một truyền thuyết rất xa, rất đẹp về nguồn gốc dân tộc.