Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Chất bán dẫn tinh khiết là các nguyên tố thuộc nhóm IV. Khi pha thêm một ít tạp chất thuộc nhóm III thì sẽ trở thành bán dẫn loại p (bán dẫn lỗ trống), khi pha thêm một ít tạp chất thuộc nhóm V thì sẽ trở thành bán dẫn loại n (bán dẫn electron).
+ Hạt dẫn điện trong bán dẫn loại p chủ yếu là các lổ trống, hạt dẫn điện chủ yếu trong bán dẫn loại n chủ yếu là các electron tự do.
+ Lớp tiếp xúc giữa hai loại bán dẫn p và n (lớp tiếp xúc p – n) có tính chất dẫn điện chủ yếu theo một chiều nhất định từ p sang n.
Hai định luật giống nhau về hình thức phát biểu cũng như biểu thức toán học, và đều tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách nhưng khác nhau về nội dung (một định luật nói về lực cơ học, còn định luật kia nói về lực điện). Các đại lượng vật lí tham gia vào hai định luật đó có bản chất khác hẳn nhau
- Giống nhau: hình thức phát biểu cũng như biểu thức toán học và đều tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách
- Khác nhau: định luật cu lông nói về lực điện còn định luật vạn vật hấp dẫn nói về lực cơ học. các đại lượng vật lý tham gia vào 2 định luật có bản chất khác nhau
• Vật (chất) dẫn điện là chất mà điện tích có thể tự do di chuyển khắp mọi điểm của vật làm bằng chất đó.
• Vật (chất) Chất cách điện (hay điện môi) là những chất mà điện tích không di chuyển được từ nơi này sang nơi khác bên trong vật làm bằng chất đó.
1.Từ thông qua khung dây:
\(\phi=BS=0,05\cdot5\cdot10^{-6}=2,5\cdot10^{-7}Wb\)
2.a)Độ biến thiên từ thông:
\(\phi=BS\cdot cos\alpha=0,05\cdot5\cdot10^{-6}\cdot cos60^o=1,25\cdot10^{-7}Wb\)
b)Độ lớn suất điện động cảm ứng:
\(\left|e_c\right|=\left|\dfrac{\Delta\phi}{\Delta t}\right|=\left|\dfrac{1,25\cdot10^{-7}}{0,01-0}\right|=1,25\cdot10^{-5}V\)
c)Điện trở dây:
\(R=\rho\cdot\dfrac{l}{S}=1,75\cdot10^{-8}\cdot\dfrac{2}{5\cdot10^{-6}}=7\cdot10^{-3}\Omega\)
Cường độ dòng điện cảm ứng:
\(i=\dfrac{e_c}{R}=\dfrac{1,25\cdot10^{-5}}{7\cdot10^{-3}}=1,8\cdot10^{-3}A=1,8mA\)