Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Châu Á là một bộ phận của lục địa Á- Âu
Tiếp giáp: với hai châu: châu Âu, châu Phi
với 3 đại dương:Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
Địa hình: đa dạng, chia cắt phức tạp, có nhiều hệ thống núi và cao nguyên đồ sộ, nhiều đồng bằng sông lớn nhất thế giới
- Núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm
Khoáng sản: nguồn khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn: dầu mỏ, khí đốt, than sắt, crôm và một số kim loại màu như: đồng, thiếc, ...
Khí hậu: đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau như đới cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt xích đạo.
Sông ngòi: có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đồng đều, chế độ nước phức tạp.
Cảnh quan: phân hóa đa dạng như rừng lá kim, rừng cận nhiệt, thảo nguyên.
2. Kinh tế đang có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa song trình độ kinh tế giữa các nước và các vùng lãnh thổ không đồng đều.
tham khảo:
+ Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào ?
+ Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào ?
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.
- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.
- Chế độ nước:
+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.
+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á:
Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...
Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
tham khảo:
Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại
- Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi- bia) nơi có khí hậu ôn đới.
- Rừng cận nhiệt ẩm ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.
- Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
* Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu:
- Tương ứng kiểu khí hậu ôn đới lục địa có rừng lá kim ở Bắc Á -
Tương ứng kiểu khí hậu cận nhiêt gió mùa có rừng cận nhiệt ẩm ở Đông Á
- Tương ứng khậu nhiệt đới gió mùa có rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á
- Tương ứng kiểu khí hậu núi cao có cảnh quan núi cao
1- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu.
- Diện tích phần đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2.
- Tiếp giáp:
+ Châu Á giáp với châu Âu ở phía Tây ranh giới tự nhiên là dãy Uran, giáp châu Phi ở phía Tây Nam.
+ 3 đại dương: Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Thái Bình Dương phía Đông và phía Đông Nam, Ấn Độ Dương phía Nam.
2
Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm3 ,2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
a) Các kiểu khí hậu gió mùa
- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu :
+ Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.
+ Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
- Kiểu khí hậu gió mùa: trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông gió từ nội đị thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng, ẩm mưa nhiều.
+ Hai khu vực Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa nhiều nhất thế giới.
b) Các kiểu khí hậu lục địa
- Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á: ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô.
- Phân bố: các vùng nội địa, khu vực Tây Nam Á.
- Đặc điểm: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng khô, lượng mưa trung bình 200-500 mm, độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.
4.- Sông ngòi ờ châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
5
Tập trung đông ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á bởi những nơi này có khí hậu thuận lợi, giao thông thuận tiện, sông ngòi phát triển, cảnh quan tự nhiên thích hợp để sinh sống, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào,...
* Thuận lợi
- Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở Đông Á, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp biển Nhật Bản. Với vị trí đó, Nhật Bản có điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển và giao lưu dễ dàng với các châu lục bằng đường biển.
- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khá tốt, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng.
- Nơi dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá hồi...).
- Nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng và nhiều loại cây trồng.
- Sông ngòi: nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.
- Có nhiều suối khoáng nóng (do có nhiều núi lửa hoạt động) và phong cảnh thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện để phát triển du lịch.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi với hệ đất feralit, khí hậu gió mùa tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.
* Khó khăn
- Nghèo khoáng sản (ngoài than đá và đồng, các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể).
- Thiên tại thường xảy ra: núi lửa, động đất, bão và sóng thần.
tk
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.
=> Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
- Sông ngòi:
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.
=> Điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
- Khí hậu:
+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.
=> Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
- Biển:
+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).
=> Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Hệ sinh vật phong phú, với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú, số lượng lớn.
=> Thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.
* Khó khăn:
- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…
- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.