Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Các vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm ở nước ta được hình thành nên do tác động của các yếu tố (nguyên nhân)
chính sau:
+ Các vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm được hình thành trước hết là do có sự phân hoá lãnh thổ sâu sắc về các điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên khí hậu, đất đai, nguồn nước.
+ Là do có sự khác nhau về trình độ thâm canh lương thực, thực phẩm cuỉa người lao động giữa các vùng trong cả nước.
+ Là do khác nhau về mức độ quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước với vấn đề phát triển lương thực, thực phẩm giữa các
vùng.
+ Sự hình thành các vùng chuyen canh lương thực, thực phẩm còn phụ thuộc vào nhu cầu xuất khẩu luơng thực của cả nước
và khả năng tiêu thụ trên thị trường thế giới.
Vì vậy các vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm ở nước ta được hình thành lên do tác động tổng hợp của các yếu tố
trên.
*Các vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm quan trọng hiện nay ở nước ta:
- Đồng bằng sông Hồng là vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm quan trọng và lớn nhất ở miền Bắc và lớn thứ 2 ở nước
ta, được hình thành nên trong những điều kiện chính sau đây:
+ Diện tích trồng lương thực của vùng khoảng từ 1,2 đén 1,3 triệu ha mà chủ yếu là đất phù sa ngọt ven sông Hồng, sông
Thái Bình, rất mầu mỡ, rất thích hợp để trồng lương thực, thực phẩm .
+Trong vùng có khoảng 1 vạn ha là mặt nước mặn, lợ, có thể dụng để nuôi trồng thuỷ sản
+ Khí hậu trong vùng là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 với nhiệt độ trung
bình năm là 25- 260 C . Vào mùa đông có thể xuống tới 13- 160 C, là điều kiện cho phép hình thành một hệ thống cây lương thực,
thực phẩm đa dạng gồm các cây ưa nóng điển hình là Lúa, Mía, Lạc và các cây ưa lạnh điển hình như rau vụ Đông: Su hào, Cải bắp,
Súp lơ.
+ Nguồn nước trong vùng khá phong phú vì có 2 hệ thống sông lớn: Sông Hồng, sông Thái Bình có tổng trữ lượng nước
trong vùng khoảng 30 tỷ m3/năm là điều kiện cung cấp thoả mãn cho nhu cầu về nước tưới cho sản xuất lương thực, thực phẩm .
+ Nguồn lao động trong vùng rất dồi dào, có 13,5 triệu dân trong đó 80% là lao động nông nghiệp, lại có truyền thống và
kinh nghiệm lâu đời trong sản xuất lương thực và ngày nay họ đã có trình độ thâm canh lúa cao nhất cả nước.
+CSVTKTHT trong vùng khá phát triển mà điển hình là có hệ thống đê điều kiên cố, nhiều cơ sở nghiên cứu về giống cây,
con và kỹ thuật bảo vệ thực vật rất tiên tiến . Đồng thời vùng này từ lâu đã được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm hàng đầu để phát
triẻn, nhằm biến vùng này thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước.
+Trên cơ sở các điều kiện thuận lợi trên mà Đồng bằng sông Hồng đã phát huy được nhiều thế mạnh trong sản xuất lương
thực, thực phẩm trong đó là sản xuất 2 vụ Lúa chính trong năm, với hệ thống cây lương thực, thực phẩm rất đa dạng, ngoài lúa còn
Mía, Lạc, Đậu Tương và đặc biệt có hệ thống cây rau ôn đới rất phong phú; chăn nuoi gia súc, gia cầm , đặc biệt là Lợn, Gà, Vịt và
nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt hải sản.
- Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm lớn của cả nước, được hình thành trong
các điều kiện thuận lợi sau đây:
+Diện tích trồng lương thực, thực phẩm trong vùng rất lớn, gấp 3 đồng bằng sông Hồng, hiện nay có thể đạt tới mức 3,2
triệu ha, trong đó có hơn 1 triệu ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu rất màu mỡ, là địa bàn chính để sản xuất lương thực,
thực phẩm trong vùng.
+ở đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 0,5 triệu ha là mặt nước, mặt lợ để nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có khoảng 10 vạn
ha rất tốt với nuôi tôm, cá xuất khẩu.
Khí hậu trong vùng là khí hậu nhiẹt đới cận xích đạo, nóng nắng quanh năm với nhiệt độ trung bình năm 28- 290 C, là điều
kiện rất tốt để sản xuất 1 hệ thống cây lương thực, thực phẩm nhiệt đới đa dạng điển hình là Lúa, Mía, Lạc, Đậu tương...
+ Nguồn nước tưới trong vùng rất dòi dào vì có 2 sông lớn Tiền Giang, Hậu Giang với trữ lượng 5,5 tỉ m3/năm với lượng
phù sa 1000 tỉ tấn/năm là nguồn nước tưới và phân bón rất màu mỡ để cung cấp phát triển lương thực, thực phẩm .
Nguồn lao động trong vùng rất dồi dào, với dân số khoảng hơn 15 triệu dân , trong đó có khoảng hơn 12 triệu dân làm nông
nghiệp và cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lương thực, thực phẩm . Đặc biệt, họ rất quen với tác phong công nghiệp
sản xuất lúa gạo xuất khẩu.
+CSVTKTHT trong vùng đang được Nhà nước đầu tư phát triển nhằm biến vùng này trở thành vùng lương thực, thực phẩm
lớn cả nước.
Trên cơ sở tác động tổng hợp của các điều kiện thuận lợi nêu trên mà đồng bằng sông Cửu Long phát huy được nhiều thế
mạnh trong sản xuất lương thực, thực phẩm mà điển hình là sản xuất lúa từ 1 đến 3 vụ trong năm với sản lượng lương thực chiếm
40% cả nước. Sản xuất các loại cây thực phẩm nhiẹt đới điển hình như Mía, Lạc, Đậu Tương; chăn nuôi gia súc, gia cầm mà điển
hình là nuoi vịt và đánh bắt nuo trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ.
-DHMT cũng được coi là vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm lớn thứ 3 trong cả nước, được hình thành trong điều
kiện thiên tai khắc nghiệt, mà điển hình là khí hậu thất thường, nhiều bão lụt, gió nóng... nhưng trong vùng có dải đất phù sa pha
cát ven biển rất tốt với trồng Mía, Lạc, đậu tương và đặc biệt có tới 160 ngàn ha đầm, phá cửa sông, điển hình như phá tam Giang,
đầm Cầu hai.. rất tốt để nuôi trồng thuỷ sản. Và, trong vùng có tới 180 km bờ biển, có vùng biển rộng, 2 ngư trường lớn Ninh
Thuận- Bình Thuận; Hoàng sa- Trường Sa , cho nên DHMT có có nhiều thế mạnh trong sản xuất lương thực, thực phẩm, là trồng
các loại câyhoa màu,lương thực như Ngô, khoai, Sắn,Mía, Lạc... Chăn nuôi gia súc gia cầm, mà điển hình là nuôi Trâu, Bò, cho nên
vùng này có đàn Bò lớn, chiếm khoảng 48% đàn bò của cả nước, nhờ có vùng gò đồi trước núi miền Trung có nhièu đồng cỏ tự
nhiên và đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản (chỉ tính riêng 2 tỉnh cực Nam Trung Bộ đã đạt sản lượng cá biển từ 120 đén 150 ngàn tấn
/năm.
- Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm quan trọng, được hình thành trong điều kiện
thuận lợi điển hình là đất đai rộng lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Đông lạnh, có nhiều đồng cỏ tự nhiên, nên thế mạnh
trong sản xuất lương thực, thực phẩm ở trung du miền núi phía Bắc là chăn nuôi gia súc, gia cầm (nuôi Trâu, Bò, vì có diện tích tự
nhiên rộng cho nên có đàn Trâu lớn, chiếm khoảng 40% đàn Trâu cả nước). Nuôi lợn lớn cả nước vì có sản lượng ngô, khoai, sắn
rất phong phú và trồng các loại cây thực phẩm ôn đới (rau vụ đông) và các lợi hoa quả cận nhiệt đới và ôn đới như Mận, Lê...
-ĐN bộ cũng là vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm nhưng về thế mạnh sản xuất chính là trồng các loại cây lương
thực, thực phẩm như Mía, Lạc; chăn nuôi Bò sữa, bò thịt và đánh bắt nuôi trồng hải sản.
- T Nguyên cũng là vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm nhưng với thế mạnh sản xuất chính là chăn nuôi Bò Sữa, Bò
thịt (Đức Trọng-Lâm đồng) và sản xuất cá loại rau quả ôn đới nổi tiếng ở Đà Lạt.
a) Những thay đổi trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn
- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.
- Kinh tế trang trại có bước phát triển mới
- Kinh tế trang trại thúc đẩy sản xuất - nông lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa
b) Giải thích Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước.
- Thuận lợi về tự nhiên :
+ Địa hình cận xích đạo, nguồn nước phong phú thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp
+ Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ (nhất là đất bazan) thích hợp cho phát triển cây công nghiệp quy mô lớn.
- Thuận lợi về kinh tế - xã hội :
+ Nguồn lao động dồi dào, có trình độ và kinh nghiệm sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường,...
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật khá hoàn thiện, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp, thị trường, vốn đầu tư.
- Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến trước hết là để cho công nghiệp xích
lại gần nông nghiệp để củng cố khối liên minh công nông là để giảm bớt chi phí vận chuyển các nguồn nguyênliệu đến các máy
chế biến vừa để làm tăng thêm hiệu quả , vừa tăng thêm sản phẩm cây công nghiệp , đặc biệt là đối với sản phẩm cây công nghiệp
khó bảo quản lâu, khó vận chuyển đi xa như chè búp, Sơn, Hồi, đặc biệt là hoa quả .
- Là để tạo ra nhiều việc làm ở các vùng nông nghiệp . đồng thời là cơ hội để giảm dần nguồn lao động thuần nông, tăng dần
nguồn lao động công nghiệp và phi nông nghiệp trong nông thôn.
- Là để từng bước góp phần khai thác sử dụng hợp lý các tài nguyên đất, rừng, lao động và từng bước thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông thôn. Từ đó sẽ tạo cơ hội để xây dựng ở nông thôn những liên hợp sản xuất nông - công nghiệp .
* Các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến hiện nay ở nước ta.
- ĐN Bộ được coi là vùng chuyên canh công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến lớn nhất cả nước với hướng chuyên môn
hoá và cơ cấu cây trồng chính là: Cao su, cà phê, Tiêu, Điều, Lạc, Mía
Các xí nghiệp công nghiệp chế biến gắn với vùng này là:
+ Chế biến Cao su thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà
+ Chế biến cà phê Biên Hoà. Lạc , Mía, Tiêu, Điều, trong các thành phố lớn trong vùng .
*Các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến hiện nay ở nước ta như cây cao su, chè búp, dâu tằm. Các nhà máy chế biến gắn với vùng này là:
+Cà phê: sơ chế ở Buôn Ma Thuật, Plâycu, tinh chế ở Biên hoà
+Chế biến Cao su: sơ chế ở Buôn Ma Thuật, tinh chế ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
+Chế biến chè búp: so chế ở Bắc cạn, Biển Hồ (tỉnh Gia lai) và Bảo lộc (lâm đồng)
+Chế biến dâu tằm: ở Bảo Lộc (tại đây có nhà máy tơ tằm hiện đại nhất Đông nam á .
* Trung du, miền núi phía Bắc cũng là vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến quan trọng.Hướng
chuyên môn hoá của vùng này là chè búp, Sơn, Hồi, Thuốc lá...
Các nhà máy chế biến gắn với vùng này là:
+Chế biến Chè Búp : thái nguyên, Phú Thọ, Yên bái...
+Chế biến Sơn: sơ chế ở Phú Thọ, Tinh chế ở HN
+Chế biến Hồi : Lạng Sơn
+Chế biến Thuốc lá: Thăng Long (hà nội)
-Đồng bằng sông Hồng, DHMT và đồng bằng sông cửu Long cùng là những vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với
công nghiệp chế biến. Hướng chuyên môn hoá chính là các cây công nghiệp ngắn ngày: đay, cói, Mía, Lạc, đâu tằm. Các nhà máy
chế biến cây công nghiệp trong vùng đều phân bố trong các thành phố, thị xã, tỉnh lỵ.
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta
- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.
- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.
+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...
+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...
+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...
+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...
+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.
+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...
- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.
- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.
b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:
- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.
- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.
Giải thích: Mục 2, SGK/177 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: A
a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.
+ Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch .
# Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng
# Đáp Cầu - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, phân hóa học)
# Đông Anh - Thái Nguyên ( cơ khí, luyện kim)
# Việt Trì - Lâm Thao ( hóa chất, giấy)
# Hòa Bình - Sơn La ( thủy điện)
# Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng)
b) Đồng bằng sông Hồ và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước vì :
- Vị trí địa lí thuận lợi : Giáp với trung du và miền núi phía Bắc Bộ, Trung Bộ, biển Đông, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Có nguồn nguyên liệu có công nghiệp dồi dào từ nông nghiệp và thủy sản
- Tài nguyên khoáng sản phong phú (nhất là than), tập trung chủ yếu ở vùng phụ cận.
- Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt. Có thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời
Nhận xét:
– Do sự khác nhau về nguồn lực nên cơ cấu giá trị sản xuất CN không đều giữa các vùng:
+ Vùng có tỉ trọng lớn nhất là: Đông Nam Bộ (55,6%- 2005)
+ Vùng có tỉ trọng nhỏ nhất là: Tây Nguyên (0,7% – 2005)
– Có sự thay đổi tỉ trọng giữa năm 1996 và 2005 đối với từng vùng:
+ Các vùng có tỉ trọng tăng là: Đông Nam Bộ tăng 6%, Đồng bằng sông Hồng tăng 2%
+ Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng trong đó giảm mạnh là ĐBSCL từ 11,8% còn 8,8%
Sự phân hóa lãnh thổ ở nước ta trước hết thể hiện là sự phân bố công nghiệp cả nước hiện nay chỉ tập trung ở một vài khu
vực lớn nhất định như Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam bộ cùng các vùng phụ cận của chúng và dải ven biển miền Trung.
- Đồng bằng Sông Hồng và các vùng phụ cận của nó được coi là khu vực có công nghiệp tập trung lớn nhất nước ta hiện
nay. Tại khu vực này công nghiệp được hình thành và phát triển từ 5-7 hướng sau đây:
+ Khu vực này có Hà Nội được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất và từ Hà Nội công nghiệp phát triển được tỏa ra xung
quanh như hình sao. Công nghiệp phát triển theo hướng Hà Nội - Quảng Ninh dọc theo quốc lộ 18 với các ngành công nghiệp quan
trọng là khai thác than, cơ khí mỏ, chế biến hải sản, VLXL, du lịch, nghỉ mát, thắng cảnh...
+ Hà Nội - Hải Phòng dọc theo quốc lộ 5: Công nghiệp cơ khí, đóng tàu, SXVLXD, chế biến hải sản và du lịch, nghỉ mát...
+ Hà Nội - Đáp Cầu - Bắc Giang - Lạng Sơn (dọc theo quốc lộ 1A): Công nghiệp hóa chất, Công nghiệp sản xuất kính, chế
biến gỗ và vận chuyển hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn.
+ Hà Nội - Thái Nguyên dọc theo quốc lộ số 3: Công nghiệp luyện kim đen, luyện kim mầu, cơ khí nặng (cơ khí sông Công)
chế biến chè búp, du lịch, thắng cảnh (hồ núi Cốc, hồ Ba Bể, hang Pác Pó).
+ Hà Nội - Việt Trì - Sông Thao dọc theo quốc lộ số 2: Công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất giấy, giấy sợi.
+ Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La - Lai Châu dọc theo quốc lộ số 6: Thuỷ điện, khai thác gỗ lâm sản, chế biến chè búp, sữa bò,
du lịch, thắng cảnh.
+ Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa - Vinh: Công nghiệp sản xuất dệt, xây dựng, chế biến nông sản và du lịch
nghỉ mát thắng cảnh. Khu vực này có công nghiệp tập trung lớn như nêu trên là do những nguyên nhân chính sau:
Trước hết khu vực này có vị trí địa lý thuận lợi, có thủ đô Hà Nội- trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất cả nước, nên
nó có sức lôi cuốn mạnh các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, nhân lực từ mọi miền đất nước. Khu vực này lại có cửa
thông ra biển là cảng Hải Phòng lớn nhất cả nước, lại có phía Bắc tiếp giáp vùng Đông Nam Trung Quốc được coi là vùng kinh tế
năng động, nên rất dễ dàng mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế với Trung Quốc và thế giới.
Khu vực này còn tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên ,điển hình là mỏ than lớn ở Quảng Ninh, tiếp giáp
vùng Đông Bắc như Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang rất giàu về quặng sắt, chì, kẽm, thiếc... Tiếp giáp vùng Tây Bắc rất giàu về
NL thuỷ điện, tiếp giáp Đồng bằng Sông Hồng rất giàu vể nhân lực và nguồn lương thực thực phẩm.
Khu vực này có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao dân trí cao, hiện đang là động lực
chính để thực hiện công nghiệp hóa trong vùng. Khu vực này vì có thủ đô Hà Nội nên được cả Thế giới quan tâm đầu tư, hợp tác phát triển.
- Khu vực tập trung lớn thứ 2 là Đông Nam Bộ và các vùng của nó. Khu vực này có thành phố Hồ Chí Minh là khu công
nghiệp lớn và từ thành phố Hồ Chí Minh cũng tỏa ra xung quanh thành nhiều hướng, nhiều dải công nghiệp khác nhau.
+ Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu (dọc theo quốc lộ 51): Công nghiệp cơ khí, hóa chất, điện tử, dầu khí, du
lịch...
+ Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh - Căm Pu Chia: Công nghiệp chế biến nông sản điển hình là mía, lạc, cà phê, du lịch
thắng cảnh (núi Bà Đen) và vận chuyển hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Tây Ninh.
+ Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Tây Nguyên: Công nghiệp du lịch, nghỉ mát, chế biến nông sản như chè búp, dâu
tằm... và khai thác gỗ lâm sản.
+ Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Đồng bằng sông Cửu Long: Công nghiệp cơ khí nông nghiệp chế biến lương thực thực phẩm,
sản xuất hàng tiêu dùng và du lịch xanh.
+ Khu vực này có công nghiệp tập trung lớn như nêu trên là những nguyên nhân sau:
. Khu vực này có vị trí địa lý thuận lợi là do có Cảng Sài Gòn là cửa thông ra biển lớn cả nước đồng thời khu vực này lại
nằm rất gần đường biển quốc tế, đó là eo biển Malacca nên rất dễ dàng mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế.
. Khu vực này tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên ở phía Nam đó là tiếp giáp thềm lục địa phía Nam có
nhiều dầu mỏ nhất cả nước, tiếp giáp với Tây Nguyên là kho tàng gỗ, lâm sản và các cây công nghiệp nhiệt đới, tiếp giáp với
Campuchia là mở rộng quan hệ giao lưu với nước bạn. Và tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước.
. Khu vực này có TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, có đội ngũ công nhân đông đảo lành nghề nhiều thợ
giỏi, thợ bậc cao nhất cả nước và rất quen với thị trường và tác phong công nghiệp nên hiện nay vùng này là một trong những vùng
có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn, dự án đầu tư quốc tế nhất cả nước.
- Khu vực tập trung lớn thứ 3 cả nước là dải công nghiệp miền Trung nằm dọc theo quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất kéo
dài từ Thanh Hóa đến Phan Thiết. Dải công nghiệp này gồm nhiều trung tâm công nghiệp cỡ trung bình và nhỏ như Thanh Hóa,
Vinh, Đà Nẵng, Huế... nhưng các trung tâm này đều có một số hướng chuyên môn hóa công nghiệp giống nhau là:
+ Đều có công nghiệp cơ khí, giao thông phát triển vì các trung tâm này đều nằm trên trục giao thông quan trọng nhất Bắc -
Nam. Các trung tâm này đều có công nghiệp chế biến hải sản phát triển vì các trung tâm đều nằm gần nguồn nguyên liệu hải sản.
Đều có công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phát triển mạnh vì các trung tâm này đều nằm ở các vùng đồng bằng ven biển
là nơi dân cư tập trung đông đúc. Các trung tâm này đều có công nghiệp du lịch phát triển mạnh vì các trung tâm này đều có cảnh
quan biển rất hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế.
* Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta được hình thành nên là do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, điển
hình là sự phân hoá lãnh thổ giữa các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước, trình độ thâm canh và tập quán sản xuất
cây công nghiệp của người lao động ở mỗi vùng...
Các vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng hiẹn nay ở nước ta là:
- Đông nam bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng lớn nhất cả nước. Được hình thành trong nhiều điều kiện thuận lợi :
- Đất đai của vùng chủ yếu là đất đỏ bazan 600 ngàn ha, đất xám 700 ngàn ha. Lại phân bố trên địa hình cao nguyên lượn
sóng đồi bát úp rất dễ khai thác .
+ Khí hậu trong vùng là nhiệt dới cận xích đạo, nóng nắng quanh năm, không có mùa Đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm là
28- 290 c, tổng nhiệt độ hoạt động 8000- 10000 rất thuận lợi với trồng các cây côngnghiệp nhiệt đới ưa nóng như Cao su, Cà phê,
Lạc, Mía...
+ Nguồn nước trong vùng khá dồi dào vì có hệ thống sông Đồng nai, với nhiều sông lớn, có trữ lượng nước trên 30 tỉ m3
nước/năm. đủ khả năng cung cấp nước tưới cho phát triển cây công nghiệp.
+ Nguồn lao động trong vùng không những dồi dào mà lại có trình độ và truyền thống thâm canh câycông nghiệp lâu đời,
nổi tiếng là kinh nghiệm trồng cao su, là động lực chính để biến vùng này thành vùng chuyên canh cay công nhiệp lớn nhất cả nước.
+ Đông Nam Bộ được coi là vùng có cơ sở vật chất hạ tầng mạnh mà điển hình là đã xây dựng được hồ chứa nước Dầu Tiếng lớn
nhất cả nước rộng 270m2 chứa 1,5 tỉ m3 nước có khả năng tưới cho 170 ngàn ha. Đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến sản phẩm cây
ông nghiệp có kỹ thuật tiên tiến như chế biến cao su, cà phê... được coi như là thị trường kích thích sản xuất cây công nghiệp phát
triển.
Trên cơ sở phát huy tổng hợp các điều kiện thuận lợi nêu trên, vì vậy ĐN Bộ thể hiện nhiều thế mạnh trong phát triển công
nghiệp điển hình là sản xuất cao su, cà phê, tiêu, điều, mía, lạc, Đậu Tương...
- Tây nguyên được coi là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 của cả nước , được hình thành trong nhiều điều kiện
thuận lợi điển hình là:
+ Đất đai của vùng chủ yếu là đất đỏ Ba Zan, lại phân bố trên địa hình cao nguyên xếp tầng rất dễ khai thác, rất thích hợp với
trồng cà phê, Cao su,
Khí hậu T Nguyên là khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nhưng lại phân bố trên độ cao 400- 500 m, cho nên mát mẻ quanh năm
với nhiệt độ trung bình năm là 25- 260 C , với tổng nhiệt độ hoạt động 9500 0 thích hợp với các cây ưa nóng điển hình là cà phê.
Nhưng do khí hậu phân hoá rất rõ theo 2 mùa mưa và khô trong đó mùa khô thì thiếu nước nghiêm trọng.
+ Nguồn lao động ở T nguyên hiện nay thực chất vẫn còn thiếu mặc dù đã tiếp nhận hàng vạn lao động tù miền Bắc vào,
đồng thời trình độ thâm canh vẫn chưa cao và kĩ thuật hạ tầng kém phát triển.
+ Trên cơ sở các điều kiện nêu trên TNguyên đã phát huy các thế mạnh của mình để sản xuất cây công nghiệp mà điển hình
là diện tích Cà phê lớn nhất cả nước. Ngoài Cà phê còn sản xuất Cao su, chè búp, Dâu tằm.
- Trung du miền núi phía Bắc cũng được coi là vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng lớn thứ 3 cả nước dược hình
thành trong điều kiện như sau:
+ Đất đai của vùng rộng lớn mà chủ yếu là đất feralit đỏ vùng đất đỏ đá vôi rất màu mỡ nhưng lại phân bố trên địa bàn hình
dốc và chia cắt rất phức tạp và rất khó khai thác, khó hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp qui mô lớn.
+ Khí hậu trong vùng là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa nhưng có mùa đông lạnh từ 11- 150 nên có thể trồng nhiều loại cây
công nghiệp cận nhiệt đới, á nhiệt Đới như chè búp, son, hồi.
+ Nguồn lao động trong vùng khá dồi dào và đã có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây công nghiệp, đồng thời trình độ
chuyên môn kỹ thuật được nâng cao... VTKTHT đã và đang phát triển điển hình là xây dựng nhà máy chế biến chè búp. Nên
trung du miền núi phía Bắc còn thế mạnh trong sản xuất cây công nghiệp điển hình là trồng chè búp, Mía, lạc, thuốc lá. và các cây
công nghiệp đặc sản như Sơn, Hồi. Trên các vùng núi cao rất tốt với cây trồng các loại dược liệu quý, các loại hoa quả cận nhiệt
đới, ôn đới và các giống rau ôn đới như su hào, cải bắp, Súp lơ.
Các vùng nêu trên cũng là các vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng nhưng chủ yếu là các cây công nghiệp ngắn
ngày như: đay, Cói, Mía, Lạc, Dâu tằm... vì vùng này có đất phù sa là chính, có nguồn lao động dồi dào và có thị trường tiêu thụ
lớn...