Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phân tích hình ảnh thầy giáo Ha-men trong truyện:
- Thầy Ha-men dạy buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp trước khi rời đi mãi mãi.
- Diện mạo bên ngoài của thầy (bộ trang phục đẹp thường mặc vào dịp long trọng: mặc bộ rơ-đanh-gốt, cổ diềm lá sen,…)
- Thái độ dịu dàng khác hẳn ngày thường.
- Giọng nói nghẹn ngào, thiết tha khi bày tỏ cảm xúc đau buồn vì học sinh không được học ngôn ngữ dân tộc; sôi nổi khi khẳng định vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc; nỗi xúc động tột cùng trong giây phút cuối,…
- Hành động bất ngờ khi viết lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”.
Những chi tiết miêu tả thầy giáo ha-men trong buổi học cuối cùng:
- Trang phục: Thầy mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thái độ đối với học sinh: dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.
- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm".
- Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
Đền Tiên La là ngôi đền thờ Bát Nàn tướng quân (tướng quân phá nạn cho dân, có nơi gọi là "bát nạn" hay "bát não") Vũ Thị Thục (sinh năm 17, mất năm 43), một nữ tướng của Hai Bà Trưng có công đánh Tô Định.
Đền Tiên La tọa lạc tại thôn Tiên La, xã Đoan Hùng (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) trên một diện tích khoảng 4000 m². Mặt trước đền hướng ra phía con sông Tiên Hưng.
Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô lớn và đẹp, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền... Tòa điện bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ long - lân - quy - phượng, đan xen với thông - trúc - cúc - mai.
Tòa điện trung tế là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng theo kiểu phương đình, kiến trúc theo lối "chồng diêm cổ các". Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng ở tòa bái đường đều làm bằng đá như hệ thống cột, xà, kèo... Tất cả đều được chạm trổ công phu. Ngoài ra, đền Tiên La còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí có giá trị thẩm mỹ niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần thời Lê đến thời Nguyễn, bia đá, minh chuông.
Lễ hội đền Tiên La để tưởng nhớ công ơn Bát Nạn Tướng Quân, được tổ chức vào các ngày 15 đến 17 tháng 3 âm lịch. Ngày nay để phục vụ đông đảo du khách về dự hội ban tổ chức lễ hội đã mở hội từ ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch. Chính hội là ngày 17, trùng ngày hy sinh của bà tướng là ngày 17 tháng 3 năm Quý Mão (năm 43)[1]. Phần hội có trò chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử, đặc biệt là phần rước kiệu và một số trò chơi dân gian khác như đánh đáo, trọi gà, thổi sáo trúc.Ngoài ra, vào dịp lễ hội còn có nhiều đoàn văn hoá nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận cũng đến biểu diễn các tiết mục văn hoá đặc sắc như các vở chèo: Quan âm Thị Kính; Lưu Bình - Dương Lễ, Phạm Tải - Ngọc Hoa...
Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.
Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.
Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.
Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.
Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.
Tờ mờ sáng, sau một giấc ngủ dài, phố xá như bừng tỉnh dậy. Các dãy nhà cao tầng ở hai bên đường đứng sừng sững như đang thách đố với ông mặt trời. Những cánh cửa sắt khổng lồ như một chiếc lá chắn từ từ được xếp lại để lộ ra bên trong là những gian hàng mua bán. Nơi đây bày bán bàn ghế, chỗ kia thì bán dày dép, bán quần áo,....Gần như nhà nào cũng trở thành buôn bán.
Ông mặt trời bắt đầu hé, những tia nắng dịu dàng, từ từ chiếu xuống đường phố và ở khắp các nơi. Những tia nắng tuy hình dạng yếu ớt nhưng cũng xóa dần được bóng đêm. Và đường phố xuất hiện bóng người. Những hàng cây ven đường khẽ lay động vẫy tay chào một ngày mới. Trên lề đường, khách và người đi bộ thong thả bước chân chầm chậm để hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Rẽ về phía tay trái, nhà nào cũng có cửa rào và có trồng nhiều loại cây hoa như: Cây phượng, cây bàng, cây xoài,...Cây phượng cho hoa vào mỗi dịp hè về, còn cây bàng thì giảm được cái nắng gay gắt của ông mặt trời. Đối với các khu phố khác, nơi này yên tĩnh hơn nhiều.
Ngoài đường xe cộ qua lại nườm nượp, đầy tiếng còi xe leng keng, lách tạch,...Lẫn với tiếng rao ở chợ rất vui tai. Cửa hàng tuy đã vào buổi sáng nhưng vẫn bật đèn sáng rực, người mua ra vào lũ lượt. Âm thanh rất lớn được đặt ở xã là tiếng thông báo của Ủy ban. Mọi người càng đông vui, nhộn nhịp hơn khi trời sáng hẳn.
Con đường này đã để lại cho em rất nhiều kỉ niệm sâu sắc. Cho dù có đi nơi nào xa, em vẫn nhớ mãi con đường này. Em hứa sẽ giữ gìn nó thật sạch sẽ.
k đúng cho mk nha
Chuông đồng hồ reo. Bố gọi em dậy. Sáng nào cũng vậy, cứ gần 5 giờ rưỡi là bố cùng em lên sân thượng tập thể dục buổi sáng.
Từ trên sân thượng nhà em, có thể nhìn rõ con đường Trần Hưng Đạo lúc sáng sớm như dài hun hút. Ánh đèn chiếu xuống mặt đường nhựa phẳng lì sáng loáng. Đường phố không một bóng người. Chỉ thi thoảng mới có một chiếc buýt chạy từ chợ Bến Thành về chợ Bình Tây, xe không một hành khách. Một vài chiếc xe ba gác máy, chở hàng ra chợ, phóng trên đường, tiếng máy nổ trong đêm thanh vắng càng đinh tai nhức óc. Một vài chiếc xích lô chất hàng cao ngất, người chủ ngồi ngất ngưởng trên đống hàng, miệng phì phèo điếu thuốc, bõm bẽm nhai trầu trong khi người phu xe gò người đạp. Tiếng chổi quét rác của chị công nhân vệ sinh vang lên quèn quẹt. Đèn đường vụt tắt, em biết đã 5h45. Đường phố chìm trong bóng tối mịt mờ. Chỉ một vài cửa tiệm thắp đèn chiếu hắt một vùng sáng phía trước. Bóng tối tan dần. Đã nhìn rõ mặt người. Xe cộ qua lại nhiều hơn. Có xe của những người đưa báo, chạy ngay trên hè, dừng lại ở trước cửa một nhà nhét vội tờ báo vào khe cửa rồi lại hấp tấp lao đi. Có xe của công nhân đi làm sớm, mũ bảo hiểm sùm sụp trên đầu. Một vài tốp các cụ gọn ghẽ trong quần áo thể thao, giầy vải thung thăng vừa đi đến công viên vừa trò chuyện vui vẻ. Đường phố đã nhiều thêm những xe máy của phụ huynh chở con đến trường. Các quán đã có người ngồi ăn sáng. Những lò than nướng thịt bốc khói thành vệt đen dài toả lan trên đường phố làm những người đi đường phải bịt mũi, né tránh.
Đã 6 giờ hơn. Em vội vã theo ba xuống nhà đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, rồi chuẩn bị đến trường.
Bài làm
Trong mấy năm gần đây, phong trào từ thiện được nhân lên rộng rãi trên khắp đất nước ta và đã góp phần không nhỏ vào việc giảm bớt nỗi khổ của những người bất hạnh trong xã hội.
Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện. Thấm nhuần tinh thần ấy, học sinh chúng em đã có những hoạt động từ thiện phù hợp với khả năng và lứa tuổi. Tuần qua, trường em phát động phong trào quyên góp giúp đỡ học sinh và đồng bào lũ lụt. Tất cả các bạn lớp 6B đều nhiệt tình hưởng ứng.
Giờ sinh hoạt lớp, thầy chủ nhiệm nhắc nhở, động viên chúng em tích cực tham gia phong trào này. Chúng em rất xúc động khi nghe thầy nói về cuộc sống thiếu thốn, vất vả của đồng bào vùng bị lũ lụt. Những cánh đồng lúa ngâm dưới nước sâu. Những ngôi nhà, mái trường bị đổ nát, cuốn trôi theo dòng lũ. Hàng ngàn người không có chốn nương thân, các bạn học sinh không có nơi học tập. Rồi đói rét, bệnh tật… trăm ngàn nỗi khổ do thiên tai gây ra mà con người phải gánh chịu… Những lúc hoạn nạn như thế này, tình làng nghĩa xóm đáng quý biết bao!
Nghe lời thầy, chúng em tích cực chuẩn bị cho đợt quyên góp. Ai có gì góp nấy, tùy theo hoàn cảnh của mình. Ban cán bộ lớp giúp thầy thu nhận tiền và quà của từng học sinh. Nhiều bạn nhịn ăn sáng mấy ngày liền để lấy tiền đóng góp. Một số bạn có tiền dành dụm vui vẻ đem lên bỏ vào thùng lạc quyên. Cảm động nhất là mấy bạn nghèo trong lớp cũng cố gắng đóng góp. Của ít lòng nhiều, tình cảm của các bạn thật đáng trân trọng. Bạn Xuân mồ côi cha, hằng ngày phải phụ mẹ bán hàng ở chợ để kiếm sống và nuôi các em. Cuộc sống của gia đình bạn khá chật vật. Ngay sau ngày phát động phong trào, Xuân trao cho bạn Hương lớp trưởng một gói nhỏ: "Mẹ mới may cho mình bộ quần áo, mình chưa mặc đến. Cho mình gửi tặng các bạn vùng lũ lụt". Bạn Cẩm phải nhận vé số để bán kiếm thêm tiền ăn học cũng hăng hái đóng góp mười ngàn đồng và nói: "Mình vẫn còn sướng hơn các bạn vùng bị thiên tai nhiều lắm! Cần chia sẻ khó khăn với các bạn ấy!".
Sau ba ngày, số tiền và hàng quyên góp được khá nhiều. Các bạn nữ đóng gói cẩn thận từng thứ cho vào trong thùng giấy, túi xách. Công việc bận rộn nhưng ai cũng vui vẻ. Chúng em muốn những mói quà nhỏ này sớm đến tay những người bạn sống trong cảnh gieo neo.
Nhìn chuyến xe tải lớn chở hàng lên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, chúng em bồi hồi xúc động. Em càng thấm thía hơn ý nghĩa câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Đạo lí của dân tộc Việt Nam ta lấy chữ nhân làm gốc. Hơn lúc nào hết, trong cảnh tai ương, hoạn nạn, đạo lí ấy càng được khơi dậy mạnh mẽ trong lòng mọi người.
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
“Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.
Có rất nhiều những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống để lại nhiều ấn tượng trong tôi. Mỗi ngày mới là một niềm vui bởi khi tôi thức dậy tôi được thưởng thức không khí trong lành trong khu vườn rợp bóng cây xanh của nội tôi. Khu vườn vào mỗi buổi sớm mai thật đẹp làm sao!
Sáng sớm có lẽ là thời không khí trong lành nhất. Ánh nắng vàng ban mai trùm lên khu vườn.Vô số giọt sương đọng lại trên cây lá nhìn long lanh như muôn vàn viên ngọc sang. Những chị mây tung tăng đi dạo trên bầu , cô gió tốt bụng cũng nhè nhẹ lướt qua khu vườn. Khu vườn không rộng nhưng cũng đủ để ông tôi trồng các loại hoa, cây ăn quả và rau sạch.Tất cả cây trong vườn đều vươn vai đứng dậy khỏe khoắn.
Trong vườn lúc này, các thứ rau quả đều đang độ non tươi. Từ ngoài vào là những luống cải ngọt vươn cao, lá xanh tròn loăn xoăn, bẹ to trắng nõn. Bên cạnh là bắp cải lá dầy dặn cồm cộm đường gân ôm chặt lấy nhau , cuộn tròn nhau lại như quả bóng, trông đến ngộ. Qua các luống cải là đến các luống hành. Từng cọng hành to như chiếc đũa, mơn mởn một màu xanh, tua tủa đâm thẳng lên trời . Ông tôi còn trồng các thứ rau , quả làm gia vị : đâu chừng năm bảy bụi gừng , ba bốn cây ớt trái sai chín đỏ nặng trĩu trịt đầy cành . Rồi cả ngò gai , rau quế , rau tần , cần tàu , cần nước ,…nói chuyện gì với nhua cười đùa vui vẻ. Mỗi cây đều có một dáng vẻ riêng nhưng thứ nào cũng tươi tốt, xanh non và tràn đầy sức sống. Cây cối được ông chăm sóc cẩn thận, chúng thích thú và biết ơn lắm. Chúng nghiêng mình vui đùa với nhua, với trời đất, với mấy gió…
Nổi bật nhất vẫn là cây mít được trồng ở góc vườn. Bác mít vui nhộn hẳn lên, nô đùa cùng lũ con, những cánh tay sải dài, vươn ra xa. Thân cây nâu , dáng vươn thẳng hiên ngang, hướng lên bầu trời. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn, xanh, dày, che được cả mênh mông. Thỉnh thoảng có chiếc lá vàng theo chị gió rơi nhẹ xuống mặt đất. Những quả mít thơm ngon, treo lơ lửng. Lúc đầu chúng còn bám dọc thân cây. Sau chúng lớn dần bằng nắm tay, bằng quả dưa rồi bằng cái nồi…nằm cuộn tròn im lìm trên cây. Hương mít chin thơm lựng lan tỏa khắp không gian. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát nhạt dần.Buồng chuối to và dài hàng chục nải. Những nải chuối úp sát lại với nhau. Quả chuối xanh nhạt, to bằng hai ngón tay người lớn khép lại, dáng cong cong, quả nào quả nấy cũng mập mạp. Chuối mẹ, con con, sum vầy hứa hẹn một màu sai quả.
Không chỉ có cây ăn quả, rau mà khu vườn còn có những loại hoa đẹp. Sáng sớm hoa đua nhau khoe sắc. Hương vị ngọt ngào đã quyến rũ những nàng ong, nàng bướm đến sớm. Dưới đất, mấy chú giun cũng tập thể dục. Những khóm hoa mười giờ màu hồng nhàn nhạt chỉ nở vào lúc mười giờ trưa và tàn trong ngày. Đến hôm sau nó lại nở thêm những bông hoa khác rực rỡ hơn. Mười giờ là loài hoa dại, gần gũi, thân thuộc đối với nhiều gia đình. Hoa nở theo mùa, mỗi mùa dành cho một loài hoa khác nhau. Đẹp. Tươi tắn. Đầy sức sống… Đặc biệt nhất vẫn là hoa hồng. Hoa hồng nở quanh năm, cứ mỗi lần tươi tốt là nó lại đơm bông và tỏa hương thơm ngát. Bụi hồng đang ra hoa, những nụ hoa chúm chím nở, e ấp dưới nắng mai. Đôi bông hồng trắng, hồng nhung chớm nở tỏa hương thơm ngát, hòa lẫn mùi nắng mới khiến người ta ngây ngất. Mỗi loài hoa đều có màu sắc riêng, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp cho khu vườn của gia đình em. Dường như dưới nắng mai, được nạp thêm năng lượng, chúng khỏe mạnh hơn nhưng vẫn mềm mại và yêu kiều,…
Tô điểm thêm cho bức tranh là chú mèo mướp xinh đẹp đang nằm dưới gốc mít. Đôi mắt chú lim dim. Hai cái tai thì vểnh lên, cái đuôi không ngừng phe phẩy. Đâu đó một vài chú chim cùng chú ve mùa hè tấu lên bản nhạc giao hưởng quen thuộc. Ông nội vừa tỉa lá vừa đọc thơ cổ. Tôi đứng bên mà thấy lòng hạnh phúc ngập tràn khi được song trong không gian tươi mới như vậy…
Tôi rất thích khoảnh khắc của khu vườn vào buổi sáng, đó là những khoảng không gian đẹp mà tôi từng có trong cuộc sống. Khu vườn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi. Nó mát dịu, ngọt ngào như dòng sữa mẹ. Ở nơi đó lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm.
Có rất nhiều những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống để lại nhiều ấn tượng trong con người tôi. Mỗi ngày mới là một niềm vui bởi khi tôi thức dây cái mà tôi ấn tượng nhất đó là khu vườn trước nhà tôi vào những buổi sáng sớm.
Vào mùa xuân khi cây cối đâm chồi nảy lộc, tất cả những mầm non của cây đều đâm chồi và tràn đầy sức sống. Những cánh hoa đào nở rộ khi mới lập xuân, đỏ lòe cả một khu vườn nhà tôi. Trong khu vườn có rất nhiều những cây cối do bố mẹ tôi trồng: từ cây cảnh đến rất nhiều những loài cây khác như cây ăn quả.
Sáng sớm có lẽ là thời khắc mà tôi không thể quên được khi lúc đó không khí trong lành, con người cũng bước vào một ngày mới với bao nhiêu sức sống và niềm vui. Khoảnh khắc mỗi khi thức dậy cái đầu tiên mà ta nhìn thấy đó là khung cảnh lãng mạn của khu vườn cũng góp phần cho ta thêm sức sống. Khi bước chân ra ngoài không khí trong lành của cây cối xung quanh khiến cho tâm hồn con người thấy thoải mái và dễ chịu, ánh mắt trìu mến khi ngắm những cành lộc non của những cây xanh trước nhà, đưa tay ra sờ những cành nụ non đó thấy thật mụ mẫm và căng tràn sức sống. Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, đây là mùa đầu tiên của một năm mới đã đến người người nhà nhà đều về và hưởng thụ những không khí ấm áp của gia đình, với những nồi bánh chưng xanh và những câu đố đầu xuân mới.
Khi ngắm nhìn những khung cảnh xung quanh cuộc sống của tôi, tôi thấy yêu nó. Nó cũng giúp cho tôi có thêm nghị lực để làm việc tốt hơn. Nào là những cánh đào nở rộ, đóa hòe trước cửa nhà, cùng với những làn gió heo may đang bay phấp phới trước những khung cảnh của tiết trời mùa xuân. Những rặng cây hoa đổi màu trước cửa nhà vào buổi sáng sớm. Nó có màu trắng hồng, long lanh trước những giọt sương đêm. Những cánh hoa to, đang chen nhau đua sắc trước khu vườn. Cả những cây ăn quả đang nảy những mầm xanh non để sắp cho ra những trái hoa quả mới. Những cây cảnh phong phú trước nhà khiến tôi cảm thấy trong cuộc sống có khá nhiều điều thú vị.
Khu vườn vào buổi sáng sớm là thời khắc đẹp nhất của một ngày. Trong khu vườn không chỉ có không khí của thiên nhiên xung quanh mà còn có sự sống của những loài chim trên bầu trời trong xanh. Chúng thi nhau cất tiếng kêu làm vang vọng cả không gian.
Tôi rất thích khoảnh khắc của khu vườn vào buổi sáng sớm, đó là những khoảng không gian đẹp mà tôi từng có trong cuộc sống, mọi thứ xung quanh tôi giường như đang hòa vào thiên nhiên xung quanh cuộc sống của mình.
Sáng chủ nhật tuần trước bố mẹ cho em đi chơi công viên ngoài bãi trước. Ở đó em khám phá được biết bao điều thật thú vị.
Sáng sớm công viên còn rất yên tĩnh. Không khí thật trong lành mát mẻ. Bao trùm cả công viên là màu xanh thật dễ chịu. Trên bầu trời, thỉnh thoảng điểm những đám mây xốp trôi bồng bềnh. Gió nhè nhẹ thổi nhưng cũng đủ để các cành phải rung lên nhè nhẹ. Trên các bãi cỏ xanh mượt, những giọt sương còn đọng lại long lanh trong nắng sớm. Những bồn hoa bắt đầu tỉnh dậy vươn mình uống những giọt sương mai, sẵn sàng khoe sắc. Xa xa, gần giáp biển, hàng dừa kiêu hãnh xòe những đám lá đón làn gió biển mát rượi. Phía đằng đông, một vệt hồng rạng lên góc chân trời, vệt ấy cứ lớn dần cho đến khi dải thành một đường hồng thắm. Sóng biển lấp lánh những giải màu hồng. Rồi như trong phép lạ, một quả cầu lửa tròn, to và đỏ nhô lên khỏi biển, oai vệ tỏa sáng khắp công viên.
Cả công viên như bừng tỉnh dậy. Mọi người bắt đầu đổ vào rất đông. Người lớn, trẻ em, cụ già hay thanh niên đều chăm chỉ luyện tập. Trên một khoảng đất rộng, các cô, các chú đang tập múa kiếm. Ở chỗ khác, các anh thanh niên đang tâp Thái Cực Quyền với những động tác dẻo dai, khỏe mạnh. Phía bên kia, các cụ già đang tập dưỡng sinh. Nhiều nhất là những người đi bộ quanh công viên.
Mặt trời dần lên cao, công viên ngập tràn trong nắng sớm. Những chú chim bắt đầu cất tiếng hót líu lo để đón chào một ngày mới. Mọi người dần ra về trả lại sự yên tĩnh trong công viên.