Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.
cây cối trong vườn nhà em vào mùa hè héo úa như chưa bao giờ được uống nước . cây cối như đẫn người ra chờ thời gian trôi nhanh cho đến tối để mát mẻ hơn ko hanh khô nữa . cái cây chuối nhà em vì nóng quá nên bao nhiêu lá khô rụng xuống . cây bưởi thì bao lá vàng trên cây . đất khô cằn và nứt nẻ .
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
Câu 1:-Bác Hồ như một vị Cha già của dân tộc
_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"
+Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lìa qua.
+Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc.
+Cái chàng Dế Choắt, người gầy và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
+Chú mày hôi như cú mèo.
+ Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Sông nước Cà Mau"
+Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
+Dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
+Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng
+Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
+Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của xóm chợ ... như ... thuyền lưới , thuyền buôn dập dềnh trên sóng.
+Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên như những khu phố nổi.
Câu 3 bạn tự làm nhé
nhớ k cho mình nhé
Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây.Thế là mùa hè đã đến!Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng.Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch.Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc,kết trái thơm ngon.Những chú,cô chim thi nhau bay lượn tỏ vẻ thích thú khi một mùa mới đến.Mùa hè cũng là khoảng thời gian tụi học sinh được nghỉ sau những giờ học căng thẳng ,mệt mỏi.Mùa hè đến kỉ niệm trong tôi lại ùa về,sao lại mơn man quá!Những chiếc lá bàng rơi xuống sân,lũ học trò chũng tôi lại viết lên những dòng tâm sự chia sẻ:Bay đi!Mang những ước mơ của chúng tớ đi nhé!
I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi về quê của em
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi. Nhưng đã lâu lắm rồi tôi không về lại nơi đây, nhân kỉ niệm ngày giỗ vào cuối tuần vừa rồi ba mẹ tôi cho tôi về quê.
II. Thân bài: kể về chuyến về quê
1. Trên đường về:
- Tôi cảm thấy rất háo hức vì đã lâu rồi tôi k về
- Mọi cảnh vật trên đường đi đều mới lạ, từ cái cây, con đường
- Con đường đi về quê nay khang trang và mới hơn
2. Khi về đến quê:
a. Cơ sở vật chất:
- Mọi cảnh vật đều khác, từ con đường đến cây cối
- Nhà cửa dược sửa mới
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
- trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
3. Khi về quê:
- Không muốn về chút nào
- Em sẽ thường xuyên về quê để thăm quê
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về chuyến về quê.
1. Phần Mở bài
- Suốt chín tháng học tập ờ thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.
- Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.
- Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kĩ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.
2. Phần Thân bài
a). Giới thiệu về quê nội
Que nội em ở tính Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.
Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sửa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.
Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...
Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.
b). Kĩ niệm dáng nhớ trên quê nội
Đang ở thành phố nay về quê sống, em thấy mình như con chim sổ lồng. Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sửa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.
- Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.
- Kì nghĩ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.
- Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cùng muốn diều của mình bay cao nhất.
- Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.
- Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều cua mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.
- Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.
Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.
- Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.
- Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.
- Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.
3. Phần Kết bài
- Một tháng về quê nội trôi qua thật nhanh. Em phái về nhà để chuẩn bị cho năm học mới.
Rồi một năm học sẽ trôi qua, em sẽ lại được về vùng quê yên bình của nội để được đi chăn trâu thả diều cùng các anh các chị ở quê.
Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kĩ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.
Căn cứ thực tế việc tổ chức hoạt động trải nghiệm năm học 2017 – 2018, được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự thống nhất của quý Phụ huynh sau bàn bạc, Chủ nhật, ngày 28/1/2018, tập thể lớp 10A5 chúng em đã tổ chức chuyến đi dã ngoại kết hợp tham quan – học tập vô cùng bổ ích và lí thú. Chuyến đi vừa rồi đã mang lại cho chính những học sinh chúng em những trải nghiệm, những kỉ niệm không thể nào phai nhòa.
Theo dự kiến lớp sẽ đến thăm Chùa Hộ Quốc Phú Quốc, Nhà tù Phú Quốc (Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc) và bãi Sao, đồng thời thực hiện các hoạt động tham quan, dâng hương, tìm hiểu – học hỏi và tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể. Thực hiện kế hoạch của lớp đề ra, sáng ngày 28/1/2018, 37 học sinh lớp 10A5 tập trung đầy đủ lúc 7 giờ 30 – cùng Giáo viên Chủ nhiệm (cô Phạm Thị Tươi Sáng) và bắt đầu xuất phát lúc 8 giờ. Với chi phí do lớp tự túc và thực hiện chi thu một cách tiết kiệm, rõ ràng, chúng em đã chuẩn bị và mua sắm một số nước uống, thức ăn nhẹ và phần thưởng cho các trò chơi đồng thời chi trả buổi ăn trưa – ăn xế cho các bạn và phí di chuyển trong ngày.
Sau khi đến điểm tham quan đầu tiên trong kế hoạch – Chùa Hộ Quốc Phú Quốc, chúng em được tham quan công trình kiến trúc mang một vẻ đẹp uy nghi, trang nghiêm, được thả nhẹ tâm hồn mình trong một nơi thanh tịnh đến lạ, được đứng giữa không gian trời mây rộng lớn – một nơi lưng tựa núi Rồng, mặt hướng biển Đông. Sau khi tham quan và tìm hiểu về Thiền viện, chúng em bước vào Chính điện và tiến hành lễ dâng hương, tất cả chúng em thực hiện điều này không phải chỉ là thứ nghi lễ hình thức bên ngoài mà chính là lòng thành kính của thế hệ trẻ dành cho điểm tựa, cho niềm tin tâm linh của con người Việt Nam, là tình yêu, là ước mơ cho quê hương đất nước được thái bình, thịnh đạt.
Tiếp tục di chuyển đến Nhà Tù Phú Quốc – nơi tái dựng lại chỉ một góc rất nhỏ của bức tranh hiện thực tàn khốc Chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên nơi đây lại khắc họa rõ nét nhất tội ác khát máu bởi Đế quốc Mỹ – Ngụy trước bao con người đã dành trọn cuộc đời mình cho lí tưởng cao đẹp của dân tộc. Trước mắt chúng em chính là lát cắt sự thật của không gian, của thời gian chứ chẳng phải thứ lý thuyết họa hoằng trong đầu về lịch sử mà chúng em chỉ biết nghe, biết thuộc chứ chẳng thể hiểu, chẳng thể cảm nhận một cách rõ nét. Cách thị trấn Dương Đông gần 30km, khuôn viên di tích Nhà tù Phú Quốc không rộng lớn lắm vì chỉ là nơi phục dựng và lưu giữ lại một khu vực rất nhỏ của Trại giam trước kia, tuy nhiên có thể nói nơi đây đã tái hiện lại một cách chân thực công cuộc giành lại độc lập – tự do cho dân tộc của những chiến sĩ Cộng sản đồng thời là tội ác chiến tranh tàn bạo do chính Thực dân và Đế quốc gây nên.
Còn gì quặng thắt tâm can hơn là khi mà mỗi người phải bảo nhau rằng “Hãy đi thật nhẹ, nói thật khẽ, bởi đâu ai biết được dưới nơi này vẫn còn thân xác của một hay của rất nhiều chiến sĩ vẫn còn nằm lại..”, trong giờ phút đoàn được nghe kể về những điều tàn khốc mà tù binh nơi đây phải chịu, được nhìn những di vật còn sót lại sau bao đau thương, được thấy những hình ảnh phục dựng chân thật như thể sống lại trước mắt, đã có vô kể những đáy lòng thắt chặt lại, đã có những giọt nước mắt lưng tròng rơi nơi khóe mi – đó là lòng cảm thương là nổi đau chung của mỗi con người Việt Nam dành cho tất thảy sự mất mát, hi sinh trong khoảng lặng tối tăm của lịch sử dân tộc, dành cho bao tuổi xuân, bao kiếp người đã ngã xuống và vĩnh viễn nằm lại – giọt nước mắt kia rơi đọng lại một nỗi buồn xanh veo.. Cũng bởi lẽ vì thế mà ngọn lửa yêu nước hừng hực như được thổi bùng lên thêm trong những con tim nhỏ bé này, đó là niềm tự hào, là tinh thần bất diệt của những con đất Việt dành cho Tổ quốc thiêng liêng một cách vẹn tròn và cũng chính trong thời khắc ấy, nơi lồng ngực của mỗi người thể như hòa chung một nhịp đập – mối liên kết của những người “Máu đỏ – da vàng”.
Bãi Sao – địa diểm tham quan, vui chơi cuối cùng của lớp, khi đến nơi này thì cũng có lẽ đã quá 11 giờ trưa, một không gian bởi nắng gió vây quanh, giữa khoản trưa yên ắng thì đâu đó lại vang lên rõ mồn một tiếng cười nói của các bạn, như thể làm tỉnh giấc trưa hiu hiu của một nơi vốn dĩ nhộn nhịp này. Với cảnh đẹp mê đắm lòng du khách thập phương, thậm chí là chính cả người dân bản xứ, bãi Sao mang màu cát trắng mịn như thứ kem tươi ngọt lịm, mang một dáng hình cong cong như vầng trăng khuyết uyển chuyển, mang một làn nước biển xanh như thể ngọc bích đã hòa tan thành, cùng hàng dừa nghiêng mình hướng về phía đại dương, cùng tiếng sóng vỗ nhè nhẹ, rì rào bên tai, tất thảy chúng chẳng khác gì lời mời gọi con người dừng chân và đắm chìm vào tuyệt cảnh này, đắm chìm vào thứ tạo tác hoàn mĩ của thiên nhiên. Với bãi biển đẹp nhất Phú Quốc, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng bãi Sao sẽ là mũi nhọn cho định hướng phát triển, là bước đà đưa du lịch biển Phú Quốc vươn thêm xa, là điểm nhấn trong loạt kí ức trải nghiệm của du khách khi đặt chân đến đây. Và phải chăng, bãi Sao chính là đặc ân mà Mẹ thiên nhiên đã dành riêng cho Đảo ngọc?
Cách đó chưa đầy dăm ba phút, đôi chân ai cũng mỏi mệt rã rời vì cả buổi sáng di chuyển tham quan, thế nhưng chẳng hiểu một “luồng gió năng lượng” nào từ đại dương lại thổi đến làm bừng lên thứ nhiệt huyết năng động để rồi tất cả kéo ra bãi, chuyền cho nhau quả bóng, từng tiếng đập nghe như tiếng phách gõ nhịp cho bản nhạc thiên nhiên thêm vài phần sôi động và phải chăng, cái nắng biển nóng hổi, cái mệt lả người cũng chẳng thể chạm đến được sức sống của tuổi trẻ chứ nói gì đến việc làm lung lay nó. Cũng quá bữa trưa, từng nhịp thở của mỗi “vận động viên tùy hứng” đã dần nhanh, nhưng sao chẳng ai chịu nghỉ ngơi mà vẫn khư khư giữ quả bóng chuyền ấy, phải chăng vì phút giây vui đùa thỏa thích này quá đỗi hiếm hoi?
Và cũng phải nhờ lúc vận động hăng say ấy mà bữa ăn dường như ngon miệng đến lạ, hay cũng vì tất cả được ngồi quây quần bên nhau, một đũa – một chén, như thể chúng ta là một gia đình, một gia đình với 37 anh em. Bữa ăn chưa dứt, đũa trên tay chưa buông thì đâu đó ở góc bàn đã nhộn nhịp khởi xướng lên vài trò chơi và bắt đầu truyền tai nhau “rủ rê” trong thích thú, khi đã nạp đủ năng lượng thì tất cả chạy ngay ra khỏi quán, cầm sẵn trên tay sợi dây thừng dài nằm đợi ở đâu đó từ rất lâu như thể chỉ chờ tiếng hiệu lệnh bắt đầu là ra sức kéo. Sau lại tiếp tục các trò chơi tập thể khác nối tiếp nhau như đua thuyền trên cạn, giải mật thư, tham gia văn nghệ,… Trong một cảnh đẹp quyến rũ thế này, quả thật không thể bỏ qua việc đắm mình dưới làn nước trong xanh, các bạn cùng nhau chạy về phía biển, chơi đùa thích thú mà chẳng hề thấm mệt sau chuỗi hoạt động kia.
Có lẽ sau chuyến đi này, thứ chúng em có được đầu tiên chính là những kiến thức, những trải nghiệm thực tế khắc sâu vào trí nhớ. Song song đó là tình yêu quê hương, đất nước là động lực cho chúng em không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân mình để dựng xây một tương lai tốt đẹp và có bạn cũng đã nói với em rằng “Sau chuyến đi này, tự dưng thấy yêu nước mình quá nhỉ” – một câu nói bộc bạch giản đơn những cũng làm ta thấy ấm lòng. Hơn nữa, thứ mà mỗi cá nhân học được chính là rèn giũa kĩ năng trong cuộc sống, là đoàn kết, là hòa hợp với một tập thể. Cũng có thể nói, chuyến đi này đã trở thành một dấu hoa thị đầu dòng trong câu chuyện kể về thanh xuân của mỗi người chúng em – xin gọi tắt nó là kỷ niệm. Nhớ ngày nào, chúng ta bước vào lớp với tư cách là những “Cá thể” thế nhưng sau ngần ấy thời gian ngắn ngủi chúng ta đã trở một “Tập thể”, nói cách khác, chúng ta khi đứng riêng – là những mảnh ghép bé nhỏ, đơn độc, nhưng khi ghép lại với nhau bằng những mối nối vừa khít thì chúng ta là một bức tranh, một bức tranh đẹp theo cách mà chúng ta cảm nhận.
Cảm ơn tất cả các bạn, những cô cậu tuổi 16 hừng hực lửa tuổi trẻ đã mang đến cho nhau niềm vui mỗi ngày, cảm ơn tất cả các bạn, những người bạn đúng nghĩa đã vùi lấp mọi vị kỉ bản thân để cùng nhau dựng xây sự đoàn kết. Trong lớp 10A5, không một cá nhân nào xuất sắc hơn một cá nhân nào, không một cá nhân nào kém cỏi hơn một cá nhân nào và không một cá nhân nào được phép xem thường sự đoàn kết, bởi lẽ chúng ta là một tập thể. Và có lẽ, gặp được nhau, âu cũng là niềm hạnh phúc.
có ảnh minh họa nek bn
Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.
Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.
Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.
Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.
Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.
Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.
Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.
Là một đoạn trích độc đáo, hấp dẫn, thể hiện sự an hiểu, tấm lòng gắn bó với thiên nhiên và con người cùng đất Cà Mau.
Tôi đã đi nhiều nơi trên đất nước, những vùng thị thành giàu có cho đến những vùng nông thôn bình dị, nhưng nơi mà tôi thấy đẹp nhất vẫn là nơi tôi sinh ra và lớn lên - quê hương tôi.
Quê hương tôi là một vùng quê trù phú, tốt tươi. Vào những ngày nắng nóng oi bức, tôi rủ lũ bạn ra rừng bạch đàn hóng mát. Mắc võng trong rừng bạch đàn, nghe tiếng lá cây thầm thì, nhìn con sông êm ả chảy xuôi mà lòng tôi có cảm giác sảng khoái lạ thường. Nhìn lên trời cao, trời xanh biếc không một gợn mây, cao và rộng. Những khoảng trời bình yên như được nhuốm màu vàng của nắng lung linh, huyền ảo. chỉ thấy mấy chú bướm vàng mải chơi, quên cả đường về. Gió lên, mát rượi. Gió làm những khóm cỏ rung rinh, làm con diều bay cao vút, mang theo những ước mơ, những khát vọng của chúng tôi. Diều cũng là một niềm vui của trẻ thơ. Xa xa, chúng tôi nhìn thấy một vườn lựu, hoa đỏ thẫm giữa những chùm lá xanh mướt. Hoa lựu như những hạt nắng được chiếu vào vườn để làm cho khu vườn thêm rực rỡ. Cả khu vườn như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp!
Quê hương tôi thật đẹp! Tôi yêu quê nhiều lắm!