Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lĩnh vực | Thành tựu | Ý nghĩa |
Giáo dục | Quốc Tử Giám được mở rộng, xây dựng nhiều trường tủ, trường công, tổ chức nhiều kì thi để tuyển chọn nhân tài | Giáo dục phát triển, đào tạo được nhiều nhân tài -> xã hội phát triển |
Khoa học - kĩ thuật | - Sử học: Đại Việt Sử kí, Việt sử lược, Việt Nam thế chí - Quân sự: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư - Y học: có thầy thuốc Tuệ Tĩnh | Có những bước phát triển, tăng cường sức mạnh quốc gia, trên cơ sở các thành tựu đó, hậu thế phát triển và mang lại nhiều giá trị tích cực. |
Văn học | Văn học chữ Hán phát triển mạnh. Nền văn học chữ Nôm bước đầu phát triển | Bắt đầu phát huy một nền văn hóa tự tin, muốn thoát khỏi văn hóa Trung Quốc |
Kiến trúc và điêu khắc | Tháp Phổ Minh, thành Tây đô, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. | Thể hiện trình độ kĩ thuật cao, tỉ mỉ, tinh xảo |
Diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1258):
- Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Toa Đô nhận lệnh dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa, Thanh Hóa đánh ra.
- Từ đầu tháng 2-1285, Trước thế giặc mạnh, quân nhà Trần rút lui về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long (Hà Nội) rồi lui về Thiên Trường (Nam Định) để củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công.
Tháng 3, 4-1285 Nhân dân thực hiện kế "thanh dã", phối hợp với triều đình chống giặc ở khắp nơi. Quân Nguyên lâm vào tình thế khó khăn
Tháng 5,6-1285 Quân nhà Trần tổ chức phản công, thắng lợi lớn ở Tây Kết (lần 2), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội), Vạn Kiếp (Hải Dương),...
Kết quả: Toa Đô tử trận, Thoát Hoan bỏ chạy. Đất nước sạch bóng quân xâm lược.
Vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến:
- Vua Trần Nhân Tông đã phong Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội
- Trần Quốc Tuấn là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.
- Trần Quốc Tuấn đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
- Trần Quốc Tuấn Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.
Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:
- Tháng 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt.
- Quân giặc tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của ta chặn lại
- Nhà Trần rút khỏi Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống". Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng chúng hao mòn dần.
- Ngày 29 - 2 - 1258, Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.
tham khảo
Sơ đồ thời gian những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288:
b) Vì sao khi bước vào kháng chiến, trước thế giặc rất mạnh, Hưng Đạo Vương lại khẳng định với vua Trần: “Năm nay đánh giặc nhàn”.
Lĩnh vực | Nội dung tóm tắt | Danh nhân tiêu biểu |
Sự thành lập | - Cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. - Năm 1224, Lý Chiêu Hoàng lên ngôi. - Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh | Lý Chiêu Hoàng, Trần Cảnh, Trần Thủ Độ. |
Tư tưởng, tôn giáo | + Đạo Phật phát triển dù không bằng nhà Lý + Nho giáo ngày càng giữ vai trò quan trọng. | Lê văn Hưu, Chu Văn An |
Văn học, nghệ thuật | - Về văn học: chữ Hán, chữ Nôm phát triển - Nhiều công trình kiến trúc độc đáo, như: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô,… - Điêu khắc rất đa dạng. | Trần Quốc Tuấn, Trương Hán Siêu, Trần Nhân Tông, Nguyễn Thuyên.. |
Giáo dục, khoa học | - Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Ngoài ra còn có trường công ở các lộ, phủ; trường tư ở các làng xã. - Các kì thi được tổ chức quy củ và nề nếp. - Các ngành khoa học lịch sử, quân sự, y học và thiên văn học đạt được những thành tựu. | Chu Văn An, Nguyễn Hiền, Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh… |
* Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha :
- Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi.
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng.
- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ.
* Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha :
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ.
- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí:
- Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới.
- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán truyền thống giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Thổ chiếm giữ nên đi lại khó khăn.
Điều kiện tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:
- Thế kỉ XV< các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất.
- Biết vẽ bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn.
- Kĩ thuật đóng tàu có tiến bộ, tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn.
Cuộc
kháng chiến
Kế hoạch kháng chiến
của nhà Trần
Những chiến thắng
tiêu biểu
Kết quả
Kháng chiến
chống quân
Mông Cổ
lần thứ nhất
(1258)
- Vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập.
- Thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”
- Trận Đông Bộ Đầu
- Quân Mông Cổ buộc phải rút về nước.
Kháng chiến
chống quân
Nguyên lần
thứ hai
(1285)
-Triệu tập hội nghị Bình Than bàn kế phá giặc
- Trần Quốc Tuấn được giao nhiệm vụ chỉ huy kháng chiến
- 1285, vua Trần tổ chức Hội nghị Diên Hồng.
- Củng cố lực lượng, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”
- Trận Tây Kết.
- Trận Hàm Tử.
- Trận Chương Dương.
Quân Nguyên buộc phải rút về nước.
Kháng chiến
chống quân
Nguyên lần
thứ ba
(1287 - 1288)
- Trần Quốc Tuấn được giao nhiệm vụ chỉ huy kháng chiến
- Củng cố lực lượng, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”
- Trận Vân Đồn.
- Trận Bạch Đằng.
Quân Nguyên buộc phải rút về nước.