các bạn g...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2017

Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này

Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc

Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?

29 tháng 9 2017

hình như nhầm đề rồi bạn ơi !hahahaha

29 tháng 10 2017

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp"vừa trắng lại vừa tròn" nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận " bảy nổi ba chìm" và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mìn"Mà em vẫn giữ tấm lòng son".Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

29 tháng 10 2017

thanh sờ kiu bạn nhiều!!!!!!!!!!

24 tháng 2 2017

* Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa

* Các bc lm văn nghị luận

  • Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
  • Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
  • Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.
24 tháng 2 2017

@IOI

- Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó.Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bàivăn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

-
1. Phân loại.
a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Loại đề này thường là một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình. b.Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Loại đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự được dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm.

2. Các bước làm bài nghị luận xã hội
2.1. Đối với loại đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
A. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán)

C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người

2.2. Đối với loại đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.
A. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.


B. Thân bài
- Ý 1: Nêu rõ hiện tượng.
- Ý 2: Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng)
- Ý 3: Chỉ ra nguyên nhân. - Ý 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình, cần có biện pháp như thế nào).

C. Kết bài: - Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.
- Bài học rút ra cho bản thân.

23 tháng 1 2017

Năm mới sắp đến rùi chúc các thầy cô và các bạn một năm mới vui vẻ và mạnh khoẻ nha!!! yeuyeuyeu

23 tháng 1 2017

4 days left

1 tháng 4 2017

Sách mới trang 102,103,104,105,106

9 tháng 5 2017

*Dàn bài :

I.Mở bài : Nêu vấn đề cần giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" .

II . Thân bài

* Giải thích câu tục ngữ :

- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :

- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .

=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .

* So sánh với nội dung câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" .
III.Kết bài : Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trong đời sống hiện đại hiện nay .

9 tháng 5 2017

MB : giới thiệu câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

TB : giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ

nghĩa đen : dùng một hành động để nhấn mạnh câu

nghĩa bóng : khi hưởng thụ một thành quả nào đó thì hãy nhớ tới công lao của những người lm nên nó

liên kết vs câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

d/c: + những chú bộ đội đã bảo vệ chúng ta khỏi bọn giặc và đem lại nền độc lập tự do như hôm nay

bài học : chúng ta hãy ghi nhớ những công ơn của những người đã lm nên thành quả để chúng ta có ngày hôm nay

KB: câu tục ngữ là 1 chân lý đúng đắn, chúng ta hãy ghi nhớ và lm theo

28 tháng 1 2017

happy new year bn nha @Trần Bảo Ngân

Happy new year Trần Bảo Ngân ok

19 tháng 9 2017

Bn có thẻ tham khảo ở đây nha : https://hoc24.vn/ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-tu-lay.1967/

19 tháng 9 2017

I. Các loại từ láy

Câu 1:

- Giống nhau:

+ Cả ba từ láy đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu đều có sự hòa phối về âm thanh.

+ Đều do hai tiếng tạo thành.

- Khác nhau:

+ Đăm đăm – láy hoàn toàn

+ Mếu máo – láy phụ âm (m) (láy bộ phận)

+ Liêu xiêu – láy vần (iêu) (láy bộ phận)

Câu 2: Tìm thêm các từ láy cùng loại với các từ trên rồi điền vào bảng sau:

Từ láy

Câu 3:

Các từ bật bật, thẳm thẳm sai về nguyên tắc cấu tạo từ láy toàn bộ. Từ láy toàn bộ có trường hợp láy lại nguyên dạng âm gốc như đăm đăm, song cần lưu ý các trường hợp do sự hoà phối âm thanh nên tiếng láy có biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối, chẳng hạn: đo trong đo đỏ, xôm trong xôm xốp, bần trong bần bật, thăm trong thăm thẳm, ... Các từ này vẫn thuộc loại từ láy toàn bộ.

II. Nghĩa của từ láy

Câu 1:

Các từ này được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh (còn gọi là từ láy tượng thanh): ha hả như tiếng cười, oa oa giống như âm thanh tiếng khóc của em bé, tích tắcgiống như âm thanh quả lắc đồng hồ, gâu gâu giống như âm thanh của tiếng chó sủa.

Câu 2:

- Các từ thuộc nhóm (1) đều có khuôn vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ vụn, tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí,... biểu đạt.

- Các từ thuộc nhóm (2) có đặc điểm là:

+ Láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.

+ Các tiếng láy đều có chung vần âp, có thể hình dung mô hình cấu tạo loại từ này như sau: (x + âp) + xy; trong đó, x là phụ âm được láy lại, y là phần vần của tiếng gốc, âp là phần vần của tiếng láy.

+ Các từ thuộc nhóm này có chung đặc điểm ý nghĩa là: chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, hoặc sự thay đổi hình dạng của sự vật.

Câu 3:

- Đặt câu với mỗi từ.

+ Tấm vải này rất mềm mại.

+ Quả cà chua này có màu đo đỏ.

Các từ láy: mềm mại, đo đỏ so với nghĩa từ gốc của chúng đỏ, mền -> sắc thái của từ láy giảm nhẹ so với gốc đo đỏ và nhấn mạnh hơn mềm mại.

- Tham khảo nhé ,trên mạng còn nhiều kiểu khác nhau nữa bn cứ search lên sẽ có .

24 tháng 10 2017

Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.

25 tháng 10 2017

uk bn nhưng mk làm bài rồi,nhưng thui vẫn tick đúng cho bn

chúc bn hok tốt nhéok

17 tháng 11 2017

+ Mở bài:

– Giới thiệu qua về tác giả: Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ thi sĩ ít ỏi trong văn học thơ ca cổ. Tên của bà là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thành Thăng Long.

– Giới thiệu về tác phẩm “Qua đèo ngang” là một bài thơ hay dịu dàng, trầm lắng. Nó để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều cảm xúc bâng khuâng khó tả trước cảnh hoàng hôn chiều tà nhiều ảm đạm.

+ Thân bài:

– Ngay từ câu đầu tiên của bài thơ hình ảnh hoàng hôn hiện lên thể hiện sự buồn man mắc, giọng thơ nhẹ nhàng trầm lắng như âm thanh của buổi chiều tà, khiến cho lòng người bỗng nhiên trùng xuống theo câu thơ của bà.

Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.

– Trong câu thơ này tác giả đã sử dụng ngôn ngữ rất điêu luyện tạo ra những vần điều làm cho câu thơ trở nên sinh động, đột phá không còn trầm buồn, du dương như câu thơ trước.

– Cảnh vật ở nơi đây cũng gợi nên sự hoang sợ đến hưu quạnh, cô liêu, khiến cho con người khi nhìn thấy chắc cũng chấp chứa nhiều tâm trạng

“Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

– Hình ảnh “lom khom” chỉ dáng người nơi xa xa, tuy người đó chỉ nhỏ bé và xa xăm trong bức tranh thiên nhiên nhưng qua đây ta thấy được sức sống, bởi hình ảnh con người đang miệt mài lao động, tìm kế sinh nhai, đang hòa mình vài thiên nhiên khiến cho bài thơ có hồn hơn bao giờ hết.

– Hai từ “lác đác” chỉ sự đơn sơ, ít ỏi cảnh vật nơi bà Huyện Thanh Quan nghỉ chân thật bình yên hưu quạnh, từ lác đác hiện ra chỉ chỉ sự thưa thớt bóng người.

– Ngòi bút của bà thật tinh tế khi đã miêu tả chân thực chi tiết từng cảnh vật, qua câu thơ của bà người ta có thể dễ dàng tưởng tượng hình ảnh chiều hoàng hôn lúc đó như thế nào.

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gai”.

– Điệp từ điệp ngữ được tác giả sử dụng thật tài tình “cuốc cuốc” “gia gia” tạo nên bản nhạc trữ tình sâu lắng trong lòng người thi sĩ.

– Tác giả đã khéo léo sử dụng cái biến động là tiếng chim để làm nổi bật lên cái bất động là cảnh vật vắng vẻ, hoang sơ của đèo Ngang.

– Hình ảnh tiếng chim cuốc cuốc kêu tác giả lại thấy như chim đang kêu cho chính mình bởi tâm trạng, nhớ nhà đau lòng vì đất nước đang canh cánh một nỗi niềm trong lòng người thi sĩ.

“Dừng chân đứng lại trời non nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta”.

– Trong hai câu thơ cuối của bài thơ tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương, nóng ruột.Tâm trạng buồn đau nhớ nhà trước sự mênh mang của đất trười, khiến cho tác giả càng cảm thấy mình thật nhỏ bé, cô đơn lạc lõng. “

– Một mảnh tình riêng ta với ta” từ ta được sử dụng lặp đi lắp lại hai lần nhưng nó càng thể hiện sự cô đơn của tác giả, chỉ có một mình đối diện với chính nổi buồn trong lòng mình, không có ai để cùng chia sẻ.

Tâm trạng nhớ quê nhà đã lên tới đỉnh điểm trở thành một mảnh tình riêng ăn sâu bán dễ trong lòng tác giả, khiến cho người đọc như muốn rưng rưng dòng lệ theo từng câu thơ.

+ Kết bài

– “Qua Đèo Ngang” là một tuyệt phẩm của bà Huyện Thanh Quan đã để lại cho nền thi ca Việt Nam.

– Phương pháp sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, từ láy khiến cho bài thơ như có nhạc trong ở trong thơ.

17 tháng 11 2017

Được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ “Qua đèo ngang” được mở đầu bằng hai câu đề:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa”

Chỉ hai câu thơ ngắn, tác giả đã nói được thời gian, địa điểm và cả quang cảnh nơi tác giả đang đặt chân đến. Cảnh vật được nhắc đến thật tự nhiên vì tác giả chỉ “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình chứ không hề có ý làm thơ. Cái “bóng xế tà” gợi một nỗi cô đơn, buồn man mác, lại cũng có chút tiếc nuối về một ngày sắp qua đi ẩn chứa trong câu chữ. Ở đèo ngang, “cỏ cây chen lá, đá chen hoa”. Thiên nhiên, thực vật ở đây được nhân hóa “chen” nhau tạo cảm giác xô bồ, đông đúc mà sống động đến lạ. Cây cỏ, đến hòn đá cũng tràn đầy năng lượng. Sức sống mãnh liệt của chúng trong cảnh chiều tàn lại khiến cho tác giả mơ hồ có thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đã ở trên cao, nhìn xuống phía dưới đèo Ngang, phóng xa tầm mắt và nhìn vạn vật dưới đèo. Không chỉ còn là cây cỏ, đá núi mà ở đây, tác giả còn thấy cả người, cả nhà. Tức là sự sống vẫn tồn tại nơi đây, không kém gì cây cỏ. Thấp thoáng bóng dáng con người đang chăm chỉ làm việc:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ với những từ láy để thể hiện hai câu thơ này. Nhưng dường như, sự sống con người ở đây thật hiu hắt, chỉ “lom khom” làm việc, còn “lác đác” nhà ở. Cảnh vật thật ảm đạm, thê lương. Giữa cảnh vật hùng vĩ, con người thật nhỏ bé, dường như thiên nhiên đã “nuốt trọn” lấy con người.

Tiếp theo, hai câu luận là nỗi buồn được bộc lộ rõ nét qua những từ ngữ não lòng:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Vẫn sử dụng từ láy trong câu thơ, nhưng từ láy ở câu thơ này mang tính chất mạnh hơn, thể hiện tiếng lòng tha thiết của tác giả. Ở đây, tác giả còn sử dụng câu thơ điển tích xưa về vua mất nước đã hóa thành con cuốc, chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Nỗi đau mất mát quá lớn gợi sự thê lương, thảm thiết đến nao lòng. Còn “gia gia” là nỗi thương nhà, tiếng gọi từ chính con tim gọi về chốn chưa. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt, độc giả có thể cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

Cảnh vật hùng vĩ trái ngược với trái tim nhỏ bé của tác giả. Tác giả muốn ôm trọn lấy cảnh vật không muốn rời. Cảnh vật, núi non, đất trời như níu chân thi sỹ không buông. Nhưng đứng trước nó, tác giả lại dâng lên sự cô đơn trong lòng. Khung cảnh càng lớn thì lòng lữ khách càng hiu quạnh. Nỗi lòng tác giả, ai thấu hiểu ? Hết thúc bài thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc của tác giả.

Một cảnh tượng hùng vĩ, một tâm hồn bao la được tóm gọn trong bài thơ "Qua đèo ngang". Phải thật giàu cảm xúc, phải có một tấm lòng yêu nước da diết mới có thể viết lên được những câu chữ tuyệt vời như vậy. Và Bà Huyện Thanh Quan đã làm được điều đó.