Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê
cũng đúng,tại vì trên lớp mình thầy cũng kể chuyện,các bạn mình bảo sao thầy không giảng bài.
thầy mình nói :thì thầy đang giảng đây,chẳng phải ta đang học hoạt động trải nghiệm à?
cho mình tick nhé
Nguyễn Thị Yến Lan là bạn thân thiết của em. Mái tóc đen nhánh mềm mại xõa xuống đôi vai, hai chiếc nơ hồng như đôi bướm màu được cài rất khéo. Nước da trắng hồng. Yến Lan có đôi bàn tay búp măng xinh xắn nên chữ viết rất đẹp. Cặp mắt đen láy mở to rất dịu dàng. Cả lớp đều quý mến Yến Lan: học giỏi, múa đẹp, hát hay
Câu chuyện mà em muốn kể cho mọi người có tên gọi là “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Câu chuyện kể về tài năng và ca ngợi Sơn tinh có thể chống lại lũ lụt, thiên tai. Diễn biến câu chuyện như sau:Tục truyền vào đời Hùng Vương thứ 18, Hùng Vương có một người con gái tên là Mị Nương và Mị Nương rất xinh đẹp, tính nết lại hiền dịu, Mị Nương cũng đã đến tuổi phải lấy chồng. Vua cha rất là yêu Mị Nương nên muốn cưới cho nàng một người chồng thật xứng đáng.Một hôm nọ, có hai chàng trai đến cầu hôn mị nương. Một người sống ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Còn người kia ở vùng núi Tản Viên tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Trong hai chàng, một người là chúa vúng non cao, một người là chúa miền nước thẳm nên vua Hùng rất phân vân. Cuối cùng Hùng Vương đã ra điều kiện thách cưới. điều kiện thách cưới là hai chàng phải đem sính lễ tới, sính lễ gồm : một trăm bánh cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chính cựa và ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi. Ai mang sính lễ đến trước sẽ được cưới mị nương. Và mới tờ mờ sáng thì sơn tinh đã đem sính lễ tới trước nên đc vua hùng gã mị nương cho. Thủy tinh đến sau và đã không cưới được vợ nên đùng đùng nổi giận đem quân đuổi đánh sơn tinh. Thủy tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão đuổi đánh sơn tinh. Nước ngập cả ruộng đồng,nhà cửa, nước đã dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành phong châu đã bị chìm trong biển nước. nhưng sơn tinh vẫn không hề nao núng, Sơn tinh đã hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên bao nhiêu, Sơn tinh lại hóa núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, sau cuộc giao tranh ròng rã mấy tháng trời thì Thủy Tinh đã kiệt sức nhưng Sơn Tinh vẫn vững vàng. Hàng năm, oán nặng thù sâu nên Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thua. Câu chuyện của em kể là thế đó.
Tôi là Vân. Tôi được bầu làm lớp trưởng. Cuối giờ học, tụi con trai chúng tôi kéo nhau ra một góc, bình luận sôi nổi. Lâm “voi" nói to lên:
- Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp bé, chả có dáng tí nào...
Quốc “lém” lên tiếng:
- Lớp trưởng phải mồm mép, nhanh nhẩu. Cái Vân cạy răng chẳng nói nửa lời, có mà chỉ huy người... câm.
Nghe các bạn nói vậy, tôi buồn lắm. Tôi làm lớp trưởng hôm trước thì hôm sau đã có nhiều chuyện đáng nhớ.
Trống xếp hàng được một lúc, Quốc mới hớt hải từ đâu chạy đến, miệng lắp bắp:
- Chết, chết tớ rồi. Hôm nay đến phiên trực nhật, tớ, tớ lại ngủ quên.
Cả bọn hoảng quá. Lớp tôi vừa đăng kí thi đua. Nhưng vào lớp, các bạn rất ngạc nhiên: lớp sạch như lau, bàn ghế ngay ngắn, bảng đen rành rành một dòng chữ con gái tròn trặn, nắn nót: ”Thứ ba, 27 tháng 8 năm..." Tất cả đều là tôi làm
Buổi chiều, lớp chúng tôi đi lao động. Nắng như thiêu. Đứa nào đứa nấy mồ hôi đẫm lưng, cổ khát khô. Bỗng Lâm kêu toáng lên:
- Kem! Kem! Các cậu ơi!
Bọn con trai chúng tôi ùa tới, vây quanh phích kem. Tôi mồ hôi nhề nhại, đang nhanh nhẹn chia kem cho mọi người.
Quốc vừa ăn vừa tấm tắc:
- Lớp trưởng “tâm lí” quá! À, bạn lấy phích kem ở đâu ra thế?
- Bà hàng kem cho mượn cả phích đấy. Còn tiền là của chi đội làm lao động hè...
Hỏi Lâm, chắc nó sẽ oang oang: “Vân là con gái, nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy”.
Và chẳng phải hỏi, Quốc cũng sẽ khoe ngay: “Vân củ mỉ cù mì mà giỏi đáo để, bọn con trai chúng tớ ai cũng phải nể phục.
ai trả lời được thì mk tích cho 3 cái ( bất kỳ bạn nào )
Trong đợt hè vừa rồi, tôi có được về quê ngoại chơi. Quê ngoại tôi ở tận Nghệ An xa xôi và hẻo lánh. Ở nơi đó, còn có nhiều con người bất hạnh, họ phải sống cuộc sống nghèo đói quanh năm suốt tháng. Gia cảnh bé Na cũng vậy, nhưng chính sự quan tâm yêu thương của hai bà cháu bé Na đã khiến em cảm thấy nể phục cho đến tận bây giờ.
Vừa được sinh ra, bé Na đã bị dân trong làng gắn cho cái tên Na không cha. Bởi mẹ Na đi làm xa, không may bị lừa có thai và người đàn ông đó bỏ đi không chịu nhận con. Nên chị Lan đành ngậm ngùi mang bụng bầu về quê sống cùng với người mẹ già. Sau khi sinh ra bé Na, chị Lan lại vào Sài Gòn kiếm tiền nuôi con và nuôi mẹ già. Na ở nhà với bà ngoại đã ngoài 60. Hai bà cháu sống nương tựa vào nhau cơm cháo nuôi nhau qua ngày. Bé Na nó giống mẹ, khuôn mặt rất xinh xắn, đáng yêu, luôn ngoan ngoãn lễ phép, nên dần rồi dân trong vùng ai cũng mến em.
Một hôm, bà ngoại nhờ tôi mang ít bánh bà mới làm xong sang cho bé Na, tôi mới có dịp biết nhiều hơn về gia cảnh của hai bà cháu Na.
Bước vào căn nhà lụp xụp, tôi gọi nhỏ:
- Bà Năm ơi, bà Năm có nhà không ạ?
Từ trong nhà bà Năm bước ra, miệng nhoẻn cười rồi nói:
- Có phải cháu bà Hạnh ở thành phố mới về không? Có việc gì không cháu?
Tôi nhanh nhảu đáp:
- Dạ, bà cháu vừa làm xong mẻ bánh, bà cháu bảo cháu mang sang biếu bà và em Na ạ.
Bà Năm cảm ơn, đỡ đĩa bánh từ trên tay tôi và mời tôi lại ngồi chơi.
Ngồi với bà Năm tôi hỏi:
- Bé Na đâu rồi bà?
Bà từ từ trả lời:
- Cái Na năm nay lên lớp một, nên nó chạy sang nhà thằng Nam dạy học cho rồi.
Uống ngụm nước chè xanh bà từ từ kể:
- Nghĩ cũng tội con bé cháu ạ. Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn nên thiếu đủ thứ cả tình cảm lẫn vật chất. Bố không có, mẹ thì bươn chải suốt ngày nhưng cũng không đủ ăn. Cuộc sống chỉ dựa vào vài ba sào ruộng. Được mùa thì chớ, không thì lại phải đi hái rau má, măng tre bán kiếm cơm qua ngày. Bà định không cho em nó đi học đâu. Nhưng nghĩ lại, bà thấy cuộc đời bà và mẹ nó khổ thế đủ rồi, bằng mọi cách bà cũng phải cố nuôi nó học. Nói đến đây bà như nghẹn lòng
Tôi cố an ủi bà rồi bà lại nói tiếp:
- Nhưng con bé thế mà lanh lẹn lắm cháu ạ. Thằng Nam nó bảo Na nó học nhanh lắm, nói đâu hiểu đó luôn. Bà chỉ mong nó học tập tốt kiếm con chữ để đổi đời.
Tôi đáp lại:
- Vâng bà ạ, cháu mới chơi được hai lần với Na nhưng em nó thông minh đáo để bà ạ. Bà cố gắng tạo điều kiện cho em được đi học bà nha. Rồi em ấy sẽ là một học sinh giỏi đấy ạ.
Bà Năm nở nụ cười như một niềm hi vọng điều tôi nói sẽ trở thành hiện thực.
Đến buổi cơm trưa, tôi chào bà và ra về. Trong lòng có chút buồn vì thương gia cảnh của bà, nhưng tôi cũng có chút vui thay cho bé Na khi em có một người bà một mực thương em.
Qua câu chuyện trên, tôi thấy được trong cuộc sống có nhiều hoàn cảnh bất hạnh, nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên để tạo mọi điều kiện để chăm sóc, dạy dỗ và cho con em họ đến trường học tập bằng bạn bằng bè. Và bà Năm cũng là một trường hợp như vậy, đó là những việc làm đúng với pháp luật, đúng với nhân cách của một người làm cha làm mẹ.
Sau bữa cơm tối, Hà - đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.
- Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!
Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:
- Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ãn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát
Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.
Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...
Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:
- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.
Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.