Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguồn:Hóa thân vào nhân vật Tấm kể lại truyện Tấm Cám (10 mẫu) - Văn 10
Trong cuộc đời, ai cũng sẽ trải qua những chuyện khiến bản thân mình trưởng thành hơn và không thể nào quên được. Tôi đã trải qua nhiều lần “chết đi sống lại” mới có được một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc như hiện tại. Tôi xin phép kể cho các bạn nghe về câu chuyện của cuộc đời tôi.
Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nông bình thường. Mẹ tôi chẳng may qua đời sớm, tôi sống cùng với cha. Chẳng bao lâu cha tôi lấy một người phụ nữ khác về làm vợ và sinh được một người em gái tên là Cám. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời để lại tôi sống cùng dì và em. Tuy nhiên, họ không coi tôi là người trong gia đình mà đối xử với tôi vô cùng quá đáng. Hằng ngày tôi phải làm việc lam lũ từ sáng đến tối mịt mà không có ngày nghỉ.
Tôi nhớ có lần dì treo thưởng cho tôi và Cám xem ai bắt được nhiều cá tôm hơn sẽ thưởng cho một chiếc yếm đào. Tôi hì hục làm việc từ sáng đến tối, Cám chỉ ham chơi nhưng cuối cùng đã lừa tôi, trút hết cá tôm vào giỏ của nó để mang về lấy thưởng chỉ để sót lại một chú cá bống. Tôi buồn bã nhưng quyết định mang cá bống về thả vào giếng để nuôi, ngày ngày cho nó ăn, chăm sóc nó và coi nó như một người bạn thân thiết. Một hôm, tôi đi làm về gọi mãi không thấy cá bống lên ăn cơm, tôi đau buồn. Bụt hiện lên và cho tôi biết rằng họ đã giết hại cá của tôi, Bụt bảo tôi đi tìm xương cá và đem chôn dưới chân giường, tôi vâng lời nghe theo.
Một thời gian sau, nhà vua mở hội, mẹ con Cám không cho tôi đi chơi, bắt tôi ở nhà nhặt gạo và thóc bị trộn lẫn lại riêng ra. Tôi bất lực thì Bụt hiện lên và giúp tôi nhặt chúng. Bụt bảo tôi đào xương cá bống lên, tôi sững sờ khi xương cá biến thành bộ trang phục đẹp đẽ. Tôi cám ơn Bụt và đi đến lễ hội. Trên đường đi không may tôi làm rơi chiếc giày, nhưng thật bất ngờ, vua nhặt được và ra lệnh ai đi vừa chiếc giày đó sẽ lấy về làm vợ. Vì đó là chiếc giày của tôi nên không ai đi vừa dù có cả mẹ con Cám. Sau khi thử vừa chiếc giày, vua lấy tôi về làm vợ, tôi trở thành hoàng hậu và có cuộc sống hạnh phúc bên cạnh nhà vua.
Một lần tôi về giỗ cha, Cám có bảo tôi trèo cây hái cau, tôi liền trèo vì từ nhỏ tôi đã quen với những việc này, nhưng điều tôi không ngờ chính là mẹ con họ đã chặt gốc cây lúc tôi đang hái cau khiến tôi ngã xuống ao và chết rồi đưa Cám vào cung thay tôi làm hoàng hậu. Cuộc đời tôi không chấm hết ở đó, nhà được Bụt giúp đỡ, tôi biến thành chim vàng anh ở cạnh vua, Cám lại giết hại chim. Tôi hóa thân thành cây xoan, ả ta chặt cây hòng tiêu diệt. Tôi hóa thân thành khung cửi, cô ta đốt khung cửi và ném tro ra xa hoàng cung. Ở nơi xa áy tôi hóa thành cây thị và được một bà lão hái quả về nhà. Hằng ngày tôi giúp bà dọn dẹp nhà cửa, sau đó trở thành con của bà. Một hôm, nhà vua đi qua đó nhận ra miếng trầu tôi têm nên đã đón tôi trở lại hoàng cung. Mẹ con Cám nhìn thấy tôi xinh đẹp hơn xưa vừa sợ hãi vừa tò mò. Tôi đã trừng trị hai mẹ con ả một cách thích đáng sau những tội ác họ đã làm và sống hạnh phúc với nhà vua đến bây giờ.
Câu chuyện tuy đã trôi xa nhưng nó mãi là những kí ức tôi không bao giờ quên. Nó là bài học để đời của tôi trong cuộc sống. Chúng ta không nên độc ác với người khác nếu không sẽ nhận lại hậu quả khôn lường. Hãy giữ cho bản thân mình một tâm hồn và trái tim lương thiện.
Trong cuộc đời, ai cũng sẽ trải qua những chuyện khiến bản thân mình trưởng thành hơn và không thể nào quên được. Tôi đã trải qua nhiều lần “chết đi sống lại” mới có được một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc như hiện tại. Tôi xin phép kể cho các bạn nghe về câu chuyện của cuộc đời tôi.
Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nông bình thường. Mẹ tôi chẳng may qua đời sớm, tôi sống cùng với cha. Chẳng bao lâu cha tôi lấy một người phụ nữ khác về làm vợ và sinh được một người em gái tên là Cám. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời để lại tôi sống cùng dì và em. Tuy nhiên, họ không coi tôi là người trong gia đình mà đối xử với tôi vô cùng quá đáng. Hằng ngày tôi phải làm việc lam lũ từ sáng đến tối mịt mà không có ngày nghỉ.
Tôi nhớ có lần dì treo thưởng cho tôi và Cám xem ai bắt được nhiều cá tôm hơn sẽ thưởng cho một chiếc yếm đào. Tôi hì hục làm việc từ sáng đến tối, Cám chỉ ham chơi nhưng cuối cùng đã lừa tôi, trút hết cá tôm vào giỏ của nó để mang về lấy thưởng chỉ để sót lại một chú cá bống. Tôi buồn bã nhưng quyết định mang cá bống về thả vào giếng để nuôi, ngày ngày cho nó ăn, chăm sóc nó và coi nó như một người bạn thân thiết. Một hôm, tôi đi làm về gọi mãi không thấy cá bống lên ăn cơm, tôi đau buồn. Bụt hiện lên và cho tôi biết rằng họ đã giết hại cá của tôi, Bụt bảo tôi đi tìm xương cá và đem chôn dưới chân giường, tôi vâng lời nghe theo.
Một thời gian sau, nhà vua mở hội, mẹ con Cám không cho tôi đi chơi, bắt tôi ở nhà nhặt gạo và thóc bị trộn lẫn lại riêng ra. Tôi bất lực thì Bụt hiện lên và giúp tôi nhặt chúng. Bụt bảo tôi đào xương cá bống lên, tôi sững sờ khi xương cá biến thành bộ trang phục đẹp đẽ. Tôi cám ơn Bụt và đi đến lễ hội. Trên đường đi không may tôi làm rơi chiếc giày, nhưng thật bất ngờ, vua nhặt được và ra lệnh ai đi vừa chiếc giày đó sẽ lấy về làm vợ. Vì đó là chiếc giày của tôi nên không ai đi vừa dù có cả mẹ con Cám. Sau khi thử vừa chiếc giày, vua lấy tôi về làm vợ, tôi trở thành hoàng hậu và có cuộc sống hạnh phúc bên cạnh nhà vua.
Một lần tôi về giỗ cha, Cám có bảo tôi trèo cây hái cau, tôi liền trèo vì từ nhỏ tôi đã quen với những việc này, nhưng điều tôi không ngờ chính là mẹ con họ đã chặt gốc cây lúc tôi đang hái cau khiến tôi ngã xuống ao và chết rồi đưa Cám vào cung thay tôi làm hoàng hậu. Cuộc đời tôi không chấm hết ở đó, nhà được Bụt giúp đỡ, tôi biến thành chim vàng anh ở cạnh vua, Cám lại giết hại chim. Tôi hóa thân thành cây xoan, ả ta chặt cây hòng tiêu diệt. Tôi hóa thân thành khung cửi, cô ta đốt khung cửi và ném tro ra xa hoàng cung. Ở nơi xa áy tôi hóa thành cây thị và được một bà lão hái quả về nhà. Hằng ngày tôi giúp bà dọn dẹp nhà cửa, sau đó trở thành con của bà. Một hôm, nhà vua đi qua đó nhận ra miếng trầu tôi têm nên đã đón tôi trở lại hoàng cung. Mẹ con Cám nhìn thấy tôi xinh đẹp hơn xưa vừa sợ hãi vừa tò mò. Tôi đã trừng trị hai mẹ con ả một cách thích đáng sau những tội ác họ đã làm và sống hạnh phúc với nhà vua đến bây giờ.
Câu chuyện tuy đã trôi xa nhưng nó mãi là những kí ức tôi không bao giờ quên. Nó là bài học để đời của tôi trong cuộc sống. Chúng ta không nên độc ác với người khác nếu không sẽ nhận lại hậu quả khôn lường. Hãy giữ cho bản thân mình một tâm hồn và trái tim lương thiện.
Có những hình ảnh nào khiến bạn nhớ mãi không quên trong cuộc đời hay không? Với tôi thì có, đó là hình ảnh cô giáo tôi đứng trên bục giảng, giảng bài hàng ngày.
Cô giáo dạy tôi môn Toán năm lớp bốn là một người hiền dịu và tận tâm vô cùng. Cô có dáng người cao gầy, mái tóc đen đến ngang vai lúc nào cũng được cặp lên bằng chiếc cặp nhỏ nhắn. Cô khá giản dị và dịu dàng. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo công sở cùng quần đen dài, nhìn cô lúc nào cũng tràn đầy nét trí thức và nghiêm túc. Khi vào mỗi tiết học, cô đều bước vào lớp, nở một nụ cười tươi đầy trìu mến và chào lớp để bắt đầu một bài học mới. Những dòng tên đề bài đều được cô viết to và đậm nét bằng nét chữ uốn lượn, để lại cho chúng tôi ấn tượng vô cùng sâu sắc. Từng dòng đề mục, từng lĩnh vực kiến thức hiện lên trên mặt bảng. Cô giảng giải cho chúng tôi cặn kẽ, từng li từng tí bằng giọng nói to, rõ ràng. Cô chỉ cho chúng tôi hiểu vì sao chỗ này lại như vậy, vì sao chỗ kia lại không, cho đến khi chúng tôi hiểu mới thôi. Đi kèm theo từng lời giảng, ánh mắt cô đều nhìn thẳng vào học trò như muốn động viên, cổ vũ chúng tôi. Nhờ những ánh mắt ấy mà lớp tôi tiếp thu bài được sâu hơn, kĩ hơn.
Khi chúng tôi chăm chú làm bài tập, cô nhẹ nhàng đi qua từng dãy bàn, quan sát học trò mình làm bài. Khi có bạn nào làm chưa đúng, cô đều tỉ mỉ chỉ ra lỗi sai và sửa cho bạn. Cô sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc, những câu hỏi của chúng tôi và giải đáp chúng một cách cặn kẽ và dễ hiểu. Trong mỗi tiết học, dù là học môn Toán, một môn học tưởng trừng như khô khan nhưng nhờ có cô mà những tiết học đã trở nên đầy lí thú và tràn ngập niềm vui. Cô thường lấy những ví dụ sinh động, hài hước để cả lớp có một tinh thần thoải mái trong giờ học.Dù đôi khi trên gương mặt cô lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng cô vẫn say sưa giảng bài cho chúng tôi.
Cô từng nói rằng " Được truyền đạt kiến thức cho học sinh, cho thế hệ tương lai của đất nước sau này đối với cô là một niềm hạnh phúc". Phải chăng đó chính là nguồn gốc của sự tận tâm, nhiệt huyết trong mỗi bài giảng của cô. Đến cuối mỗi buổi học, cô dặn dò lớp những việc cần làm ở nhà và chào tạm biệt lớp vẫn bằng nụ cười rạng rỡ ấy, nụ cười mà tôi vĩnh viễn khắc sâu trong tâm trí.Sau mỗi tiết học của cô, tôi cảm thấy rất vui vẻ vì được hiểu biết thêm về những điều mới mẻ, bổ ích.
Mỗi tiết học của cô đều để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi cho đến tận bây giờ. Dù không còn được học cô, nhưng hình ảnh người giáo viên trong mỗi giờ học ấy vẫn luôn tồn tại trong trái tim tôi.
mình chọn đề 2 nha bạn:
bài làm
Nhung là người bạn thân nhất của em. Bọn em học với nhau từ hồi mầm non cho tới Tiểu học. Tình bạn của chúng em gắn bó với nhau 4 năm dòng dã. Tình cảm ấy dường như đã vượt qua cả tình bạn mà trở thành tình chị em ruột thịt, thân nhau như trong một gia đình vậy. Càng lớn lên thì bọn em càng thêm trân trọng tình bạn cao cả và thiêng liêng này. Em và Nhung có rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ với nhau trong cả học tập lẫn vui chơi. Đó là khoảng thời gian mà có lẽ suốt cả cuộc đời này em không bao giờ có thể quên được. Ngỡ tưởng em và Nhung sẽ ở gần nhau một quãng đường dài hơn nữa, nhưng không may là ước mơ đó không thành hiện thực. Tới năm lớp 3, bố mẹ Nhung quyết định lên Hà Nội để làm ăn, sinh sống. Tất nhiên là cả Nhung cũng sẽ theo bố mẹ lên đó học tập. Và bọn em đã lưu luyến và bịn rịn chia tay nhau từ hồi đó. Suốt 2 năm trời, chúng em không có bất kỳ một liên lạc nào với nhau. Bất ngờ một hôm (khi đó em đã lên lớp 5), trên đường đi học về, ghé vào công viên gần nhà, em bắt gặp một bóng dáng thật thân thương làm sao! Đó là Nhung, em đã được gặp lại cô bạn thân nhất của mình sau bao ngày xa cách. Cuộc gặp gỡ khi đó để lại trong em rất nhiều cảm xúc khó phai mờ.
Đó là một buổi chiều mùa thu. Gió thổi nhẹ. Mây êm đềm trôi. Bầu trời mùa thu trong vắt. Không khí trong lành và mát mẻ. Buổi học chiều nay tan sớm, em thư thả, thong thả đi bộ về nhà. Vừa đi em vừa cảm nhận không gian thơ mộng và đầy lãng mạn của buổi chiều thu. Một không gian gợi lên trong tâm hồn em một chút man mác buồn. Em đi qua khu công viên của khu phố nhà em. Thu mà nên trong công viên phủ đầy một màu vàng đỏ của lá. Những chiếc lá khô lìa cành, phủ kín trên mặt đất trong công viên. Gió lướt qua tới đâu là là khẽ khàng đáp xuống mặt đất tới đấy. Phải rồi! Đây là công viên – nơi có nhiều kỷ niệm của em và Nhung nhất. Là nơi chúng em lần đầu gặp nhau, quen nhau và rồi chơi với nhau như hai chị em ruột thịt vậy. Thời gian thấm thoát thoi đưa, đã 2 năm rồi, em không gặp lại Nhung. Nghĩ tới đó mà lòng em trào lên một nỗi buồn trống vắng, không thể gọi được tên. Miên man theo dòng hồi tưởng, em đi mãi dọc theo công viên và... Em bất ngờ bắt gặp một dáng hình quen thuộc đang đứng ngay trước mặt. Em ngẩng đầu lên để xem đó là ai. Thật bất ngờ. Đó là Nhung. Người bạn thân nhất của em. Cuộc gặp gỡ này làm em thực sự không tin nổi vào mắt mình.
Nhung không thay đổi là mấy. Vẫn là dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn của hai năm trước. Chỉ có điều là Nhung đã cao hơn trước rất nhiều, thực sự rất ra dáng một cô thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp. Khuôn mặt vẫn phúc hậu, dễ thương và rạng ngời như mọi khi.
- Thu. Lâu rồi không gặp cậu – Nhung cất giọng hỏi
Vẫn là giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp đó. Khi ấy, em thực sự không kìm được nước mắt vì xúc động. Em chạy tới thật nhanh, ôm choàng lấy Nhung mà khóc nức lên. Em mếu máo:
- Nhung à. Cậu về rồi! Mình rất nhờ cậu đó!
- Thôi nào, đừng khóc chứ. Mình về rồi nè – Nhung an ủi em.
Chúng em ra chỗ xích đu năm xưa hai đứa vẫn hay chơi với nhau để ngồi nói chuyện. Em cất tiếng hỏi trước:
- Hai năm qua, cậu vẫn sống tốt chứ?
Nghe em hỏi, Nhung tủm tỉm cười. Nụ cười tỏa nắng và dịu dàng của Nhung đây rồi, không lẫn vào đâu được. Nhung đáp:
- Mình sống tốt lắm. Môi trường học tập trên Hà Nội cũng ổn lắm. Ban đầu lên đấy thì mình không quen lắm nhưng dần dần mình quen được thêm rất nhiều bạn mới. Còn Thu thì sao? Cậu sao rồi?
Em cười:
- Mình cũng thế. Tình hình học tập và cuộc sống đều rất tốt. Gia đình mình vẫn khỏe mạnh lắm. Chỉ có điều, cậu ra đi đột ngột quá nên mình cảm thấy trống vắng va buồn lắm. Hai năm qua không có một chút liên lạc hay thông tin liên qua tới cậu làm mình thấy khá lo lắng.
- Mình không sao. Mình cũng rất nhớ cậu. Hôm nay, mình về quê thăm ông bà nên tiện mình xin phép bố mẹ cho mình về chơi với cậu một tuần. Một tuần lận đấy nha. Mình ngủ tạm ở nhà cậu một tuần được chứ?
Em vui mừng khôn xiết:
- Tất nhiên là được rồi. Ở bao lâu cũng được hết.
Sau đó, em và Nhung có một tuần để bên nhau. Một tuần để ôn lại những kỷ niệm của thời ấu thơ vui đùa, chơi với nhau. Một phần tuổi thơ trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên mà đáng yêu vô cùng.
Cuộc gặp gỡ lại người bạn thân sau bao ngày xa cách sẽ là kỷ niệm không bao giờ phai nhòa trong tâm trí em. Buổi chiều thu hôm ấy, em gặp lại Nhung – người bạn mà em yêu quý và trân trọng nhất.
HT
MN giúp mik vs :
Xác định nghệ thuật của bài thơ 'Mẹ là biển trời bao la" của Hoài Thương
Vừa đặt chân tới đầu làng, tôi đã được “mục sở thị” mỏm đá nằm chơ vơ giữa cánh đồng. Người dân bản địa gọi nó là “mỏm đá ma”. Theo quan sát, mỏm đá này khá to, đang ở tư thế nằm ngang, cao khoảng 5m. Đặc biệt, ở dưới “chân” mỏm đá này có một cái hang, người trưởng thành có thể chui vào. Điều đáng nói, xung quanh mỏm đá này có không ít những câu chuyện ma mị mà người dân bản địa vẫn thường truyền tai nhau khiến người nghe không khỏi sởn gai ốc.
Đến xóm “Cốc Bả”, Châu Quế Hạ (Văn Yên) hỏi các cụ cao niên trong làng cũng chẳng mấy ai hay biết “mỏm đá ma” này có từ bao giờ. Họ khẳng định, từ khi cha sinh mẹ đẻ ra đã thấy. Và kỳ lạ ở chỗ, mỗi ngày mỏm đá này lại “lớn” hơn một chút. “Nhiều người yếu bóng vía đi ngang qua đây đã vô tình gặp phải “ma nữ”. Cũng có người từng bị “ma đuổi” theo về đến tận nhà” — một cao niên quả quyết
Để tìm hiểu thực hư câu chuyện, chúng tôi quyết định tìm đến những người được coi là “nhân chứng sống” trong câu chuyện ma mị này. Anh Dũng, ngụ tại thôn Trạc, là người từng bị “ma theo” về đến gần nhà, hãi hùng nhớ lại: “Nửa đêm nửa hôm, tôi cũng không biết đấy là người hay ma nữa nhưng thấy sợ quá. Lúc trước, nghe mọi người nói ở khu mỏm đá to có ma, tôi không tin. Đúng hôm đó, cũng như mọi hôm, nửa đêm tôi mới lang thang trên con đường làng để trở về nhà".
"Vì con đường này quá quen thuộc nên tôi cũng không mang theo đèn pin, chỉ duy nhất cầm trên tay chiếc điện thoại đen trắng đời cũ. Qua đoạn nhà văn hóa của thôn là đến đoạn đường vắng có mỏm đá. Bỗng dưng thấy lành lạnh, tóc gáy dựng đứng và gai ốc sởn sùi. Quay nhìn lại phía sau, tôi thấy bóng của một người phụ nữ tóc dài, mặc đồ màu trắng đứng trên vách đá nhìn về phía mình”. - anh Dũng tiếp lời.
Người đàn ông tuổi ngoài 30 khi kể lại câu chuyện của mình vẫn chưa kịp “hoàn hồn” trở lại, anh kể tiếp: “Khi đấy, chân tay nhũn ra nhưng vẫn cố chạy thật nhanh để về nhà. Đang chạy, cũng không quên ngoái lại phía sau nhìn xem có “ai” theo mình không, không ngờ “nó” vẫn đuổi theo sau. Từ lúc đấy tôi chỉ “cắm đầu cắm cổ” chạy chứ không dám ngoảnh lại nữa, qua đoạn dốc thẳng dù hết sức lực nhưng vẫn cố chạy đi vượt rào để sang nhà cho nhanh”.
Sau lần vô tình chạm mặt “ma nữ” ở mỏm đá đầu làng anh Dũng luôn nơm nớp trong tâm trạng hoảng sợ. Theo tìm hiểu riêng của người viết, vì không giữ được bình tĩnh và trấn an được bản thân nên trong lúc chạy “bán sống bán chết” anh bị ngã, chân bị ống nứa cứa khá sâu khiến anh phải điều trị mất một thời gian dài. Cũng từ lần chạm mặt ấy, anh Dũng không dám đi một mình trên đường làng.
Thấy chúng tôi có chút ngần ngại, tỏ ra ngạc nhiên và không mấy tin vào câu chuyện đầy liêu trai này, anh Dũng chỉ cho tôi đến nhà chú Hùng, ngụ cùng làng Cốc Bả để chứng thực cho sự tồn tại của “ma nữ” ở mỏm đá.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nhân chứng tên Hùng này, người này chỉ mơ hồ nói: “Tôi thấy mọi người bàn tán nhau rằng dạo trước có một nhóm người là công nhân lái máy xúc đến vùng này để làm việc. Họ đã thuê nhà Nga Kế đầu làng để ở tạm. Theo như mọi người truyền nhau rằng, thời điểm đấy là mùa hè, thời tiết nóng nực nên những người đàn ông ấy mới tính ra sân hè ngủ cho mát. Đến nửa đêm, đang ngủ thì một người trong nhóm cảm giác có “vật” gì đó la đà, di chuyển xung quanh và tiến gần để “sờ mặt”. Chỉ đến khi anh ta mở mắt rồi hét lên thì “cái bóng” ấy mới dần di chuyển đi hướng khác và biến mất”.
Các nhà nghiên cứu khoa học cho biết con người đã biết thuần hoá và chăn nuôi dê (sơn dương) cách đây hơn hai vạn năm. Dê nuôi trong chuồng, ban ngày thả cho chúng chạy nhảy kiếm ăn tự do trong vườn rộng, thích hợp nhất là ở miền núi có nhiều đồi núi, đồng cỏ. Đặc tính của dê là hiền lành, nhanh nhẹn, nhút nhát, nhưng cũng lắm khi hung dữ đấu đá, húc lung tung. Dê cũng được chọn vào 12 con giáp trong văn hoá phương Đông gọi là "Thập nhị sinh tiêu" (hay gọi là Thuộc tướng) rất được nhiều nước trên thế giới áp dụng để ghi chép năm, tháng, ngày giờ, ứng với những người tuổi Mùi để xem tướng số. Bởi vậy, từ lâu đời nhân dân ta cũng hay mượn những đặc tính này của dê để sáng tạo, lưu truyền những tập truyện cổ dân gian mang tính giáo dục, tự rút ra bài học sâu sắc...
Hầu hết các truyện cổ dân gian về loài dê trong nước ta đều thuộc loại truyện ngụ ngôn, hoặc gần với ngụ ngôn, giai thoại, nhằm mục đích răn dạy, khuyên bảo con người. Trước hết, người ta mượn đặc tính hiền lành và nhút nhát của dê để kể những chuyện mang kết cục về cái chết tất yếu sẽ xảy ra. Người Kinh có hai truyện "Cọp không sợ Dê" lưu truyền nhiều nơi ở miền Bắc, miền Trung, đại để: Một con Dê ăn cỏ dưới chân núi. Các loài thấy Dê quát một tràng dài thì đều khiếp vía chạy trốn. Chỉ có một con cọp ngồi lại, rình trong bụi cây. Cọp quan sát thấy Dê chỉ kêu be be thôi, cọp liền gầm gừ thử một tiếng thì thấy cẳng Dê co quắp cả lại, thậm chí cả lưỡi kêu be be cũng không ra hơi nữa. Biết Dê nhát gan, cọp xông ra vồ bắt ăn thịt một cách dễ dàng. Ở truyện "Dê đánh bạn với cọp" kể: Cọp muốn ăn thịt nai bèn bàn với Dê, Dê chạy tới rủ Nai đi về phía Cọp. Cọp vồ được Nai, xé ra ăn thịt và chia cho Dê một phần nhỏ. Cọp ăn hết phần của mình nhưng vẫn thèm bèn lấy phần của Dê, ăn xong Cọp vồ luôn Dê ăn thịt. Còn ở truyện "Dê đi kiếm ăn với Cọp" cho biết: Cọp muốn ăn thịt hươu bèn đuổi bắt. Hươu đang chạy thì gặp Dê chặn đường để Cọp bắt được Hươu, ăn thịt rồi chia cho Dê một ít. Cọp ăn xong lại lấy luôn phần của Dê, còn doạ ăn thịt Dê. Dê sợ quá bỏ đi mất. Cả hai truyện trên đều kể một cách khá ngắn gọn nhằm giúp con người tự rút ra một bài học: không nên chơi với kẻ ác, chơi với kẻ ác là tự hại mình.
Tuy nhiên, không phải trong loài dê, con nào cũng sợ hãi, có con cũng biết dũng cảm chống trả quyết liệt với kẻ xấu. Truyện "Hai con Dê" là một minh chứng: có hai con Dê rủ nhau đi kiếm cỏ non, nước mát. Dê trắng đi trước, đến nửa đường thì gặp một con sói xông ra, nó doạ sẽ ăn thị Dê. Dê Trắng sợ hãi, liền bị Sói vồ ăn thịt. Một lát sau, Dê Đen cũng đi đến đó, lần này, sói cũng xông ra quát nạt. Thấy vậy, Dê Đen dũng cảm lao vào húc chết con Sói độc ác. Rõ ràng, với truyện này, tác giả dân gian muốn khuyên bảo ta rút ra bài học: Sợ thì chết, dũng cảm thì sống, bảo vệ được bản thân.
Dựa vào bản tính cố chấp của Dê, người ta còn lưu truyền "Hai con dê qua cầu", đến giữa cầu, không con nào chịu lui nên cả hai đều rơi xuống nước với ngụ ý khuyên bảo: trong cuộc sống, con người nên biết nhường nhịn nhau, không nên cố chấp.
Dê còn được đồng bào Mông mô tả là loài vật thông minh, mưu trí thông qua các truyện "Dê, Cáo và Hổ", "Hổ và Cáo". Ở truyện đầu kể về việc Dê vợ luôn phàn nàn Dê chồng lười biếng, hay đi kiếm ăn về sớm nên cả nhà dê cùng kéo nhau đi kiếm ăn, chúng mải mê gặm cỏ cho đến khi trời tối, không kịp về nhà, đành phải tìm một cái hang để ngủ qua đêm. Còn ở truyện sau thì kể một đàn dê sau khi kiếm ăn thường vào ngủ qua đêm tại một hang đá rộng thênh thang. Cả hai truyện sau đó có cùng một nội dung: Một con Cáo mò tới bị Dê doạ phải bỏ chạy, nó gặp một con Hổ đang đi kiếm mồi, bàn nhau cùng buộc đuôi vào nhau rồi đi tới cửa hang Dê. Dê đáp lại những câu hỏi của Cáo và Hổ bằng những câu trả lời thông minh, nào là sừng của nó là hai con dao nhọn để đâm lòi ruột kẻ ác, nào là râu của nó là những sợi dây dùng đan túi đựng tim kẻ ác, hay râu của nó chính là hạt tiêu, hạt dổi làm nước chấm ăn thịt cáo thịt hổ béo khoẻ, ăn thật ngon, thích thú. Hổ và Cáo nghe nói thế, hoảng sợ chạy nhanh vào rừng, làm cho Cáo (vẫn đang bị cột đuôi vào Hổ) vỡ sọ chết, bị Hổ ăn thịt.
Người Mông ở Trạm Tấu có truyện "Sự tích sừng Bò sừng Dê" (Minh Khương sưu tầm) ngoài việc giải thích vì sao sừng bò, sừng dê lại cong, cúp, còn có ngụ ý giáo dục con người chớ nóng vội, tò mò, không giữ lời hứa mà làm hỏng việc. Đó là chuyện chàng A Xang mồ côi cha mẹ từ sớm, tốt bụng, chịu khó làm ăn mà vẫn nghèo. Zừ Nhồng (Thần Trời), thương tình sai đứa trẻ nhà trời xuống trần gian giúp A Xang câu được con rùa vàng, sau một năm nuôi đậy kín trong lồng, rùa vàng đẻ ra rất nhiều vàng. A Xang mổ trâu ăn mừng, đãi đứa trẻ. Chú bé chỉ nhận một đuôi trâu, dặn A Xang để ở trên nương rồi: "Mặc em ăn thế nào tuỳ thích. Anh về nhà giữ kín đừng nói với ai". A Xang làm theo lời chú bé nhưng thấy lạ, tò mò rình xem. Thấy chú bé ăn thịt sống, anh đi nói chuyện với mọi người làm cho họ bàn tán xôn xao. Thấy A Xang không giữ lời hứa, chú bé giận liền đọc lời nguyền:
Sừng bò cong, cúp đằng trước
Sừng dê cong, cúp đằng sau
Sừng cong cúp không thay đổi
Nghèo giàu ta nguyền đổi thay
Chú bé hoá phép sừng bò sừng dê cong cúp để đánh dấu lời nguyền và bảo tại A Xang không giữ lời hứa, sẽ nghèo như xưa. Rồi chú bay về trời. Sau một thời gian, số vàng Rùa cho hoá nước. A Xang lại nghèo xơ nghèo xác. Người ta bảo đấy là bài học đời đời kiếp kiếp không quên.
Người Tày- Nùng ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cũng có "Chuyện sừng dê" trong hệ thống các bài dân ca (lượn) của Pụt (Bụt), do Địch Ngọc Lân sưu tầm. Chuyện kể rằng: Sau tết Nguyên Đán, đồng bào thường đón Slay Pụt về cúng "mát nhà" làm kỳ yên, cầu phúc, giải hạn... Trước các mâm hương, lễ vật cúng... Slay Pụt lượn suốt cả đêm, kể về những sự tích tiến hoá, phát triển của con người, kể về nguồn gốc cây trồng vật nuôi v.v... Trong đó có một đoạn khá hấp dẫn kể về việc bắt rất nhiều con vật về thử nghiệm, khoác vạy, kéo cày, lúc đầu kể chuyện bắt Dê kéo cày:
Người già đông trăm bản
Trẻ em đông vạn vạn mường
Lấy con gì cày rẫy ăn bí
Lấy con gì cày ruộng ăn cơm?
Tôi liền nhảy xuống bãi
Tôi liền sải xuống thang
Bắt con Dê khoác vạy
Dê mắc vạy không chạy
Dê kéo cày không đi...
Slay Pụt lại cho bắt tiếp các con vật khác về kéo cày thử nghiệm, nhưng chúng đều phản ứng như Dê. Mãi đến lượt con Trâu mới kéo được cày. Từ đó, Trâu trở thành con vật gần gũi một nắng hai sương lao động với người, được coi là đầu cơ nghiệp của người nông dân. Nhưng Trâu thấy bất công vì mình thì lao động vất vả mà các con vật khác thì được sống tự do ngoài rừng, nhiều khi chúng còn đến đục khoét, ăn cắp những thứ mình và con người làm ra. Trâu bèn kiện lên Slay Pụt. Thế là Slay Pụt cho săn bắt Dê và nhiều thú rừng khác như Lợn lòi, Chó sói, Bò tót, Ngựa hoang, Ngỗng trời, Gà rừng, Vịt le, Cừu... về thuần hoá chăn nuôi để thịt dần.
Có hình thể giống nhau và ăn cỏ như nhau nên Dê và Cừu được đưa vào nuôi chung đàn. Dê phát triển nhanh nhưng hay sinh sự, kèn cựa với Cừu, nhiều khi xấu chơi đấu đá, húc lung tung. Bởi ngày đó Dê cậy có cặp sừng cứng nhọn dướn về phái trước, rất ngang tàng:
Dê sừng dương phía trước
Ăn trăm rưởi thứ cây
Khi húc con đằng trước
Lúc đá con phía sau
Làm cho chuồng tan nát
Cho rào dậu tan hoang...
Slay Pụt rèn dạy mãi, Dê vẫn chứng nào tật nấy, tiếp tục húc, đá đàn cừu, ăn cả phần đồng cỏ của Cừu. Cuối cùng Slay Pụt phải dùng biện pháp mạnh: Bẻ bộ sừng các con Dê cho quặp về sau gáy, trơ cái trán ra như hiện nay và ban cho con Cừu bộ lông dày ba bốn tấc:
Bẻ sừng dê ngoặt lại phía sau
Ban cho cừu lông ba bốn tấc
Dê húc đỡ đau đàn
Cừu không xây xứt thịt...
Cách xử lý của Slay Pụt làm cho Dê bớt hung hăng đá húc lung tung, trở thành lành hiền hơn, còn Cừu có bộ lông dày không những đủ bảo vệ làn da của mình mà còn để cho con người cắt tỉa làm len dạ, mực ấm người.
Trong "Sự tích 12 con giáp" kể về việc Ngọc Hoàng thượng đế thuở trời đất mới hình thành đã bận tâm sắp xếp để tổ chức loài người được hoàn chỉnh, có việc định "tuổi", định "số mạng" cho con người, cần chọn được 12 con vật tiêu biểu, đặc trưng để loài người "ẩn" vào đó thì sẽ cố định (cầm tinh) suốt đời này sang đời khác ở thế gian. Chuột khôn ngoan nghe trộm được lệnh Ngọc Hoàng không bỏ lỡ thời cơ nên có mặt sớm nhất, được chọn làm con "đầu đàn" và được giới thiệu con thứ hai, rồi cứ thế lần lượt các con vật giới thiệu nhau cho đủ 12 con giáp, ứng với 12 con giáp theo cung Hoàng đạo của người Việt: Chuột (Tý), Trâu (Sửu), Hổ (Dần), Mèo (Mão), Rồng (Thìn), Rắn (Tỵ), Ngựa (Ngọ), Dê (Mùi), Khỉ (Thân), Gà (Dậu), Chó (Tuất), Lợn (Hợi). Do Dê là bạn của Ngựa được Ngựa giới thiệu nên Dê được Ngọc Hoàng xếp vào cung Hoàng đạo sau Ngựa, đứng vị trí thứ 8. Và Dê nhớ có một anh bạn thông minh hay ăn trái cây vẫn tự xưng là "Hầu vương" tên là Khỉ, bèn giới thiệu cho Ngọc Hoàng, nên Khỉ được chọn xếp thứ 9, ngay sau Dê. Từ đó, ta thấy con Dê trong 12 con vật trở thành "12 con giáp" của người trần gian cho đến ngày nay.
Tuổi Mùi, theo quan niệm dân gian là người có máu "dê", thích chuyện chăn gối, nên người tuổi Mùi cũng hay đi vào giai thoại. Ví dụ: Minh Mạng (1820-1840) năm Quý Mùi 1823, Minh Mạng làm bài thơ tự trào, có câu: "Nhất dạ ngũ giao tam hữu dựng", nghĩa là một đêm ngủ với năm bà, thì ba bà mang thai.
Lại có một giai thoại khác kể: xưa có một vị quan thanh liêm và nghiêm khắc. Kẻ xấu tìm cách quà cáp cầu lợi, cầu danh đều không được quan nhận. Chúng mở cuộc điều tra, phát hiện được quan sinh năm Mùi bèn bảo nhau: "Của quan chẳng màng, chắc là gái đẹp chăng? Quan sinh năm Mùi, ắt có máu dê". Nói sao làm vậy. Chúng tìm được cô gái đẹp làm mỹ nhân kế, nhân Tết năm Mùi đưa đến quan. Không ngờ, quan ra lệnh nọc đánh cho mỗi đứa 10 roi rồi tống lao 3 ngày. Người con gái cúi đầu thú tội và xin quan tha, quan nói: "Làm người có nhân cách đừng để cho kẻ xấu dùng vào việc nhơ nhuốc, tội ấy tống lao 3 ngày và 10 roi còn là nhẹ". Còn lũ xấu xa, nằm trong ngục than: "Quan tuổi Mùi nhưng không ... Dê".
Nhìn chung, các truyện dân gian của người Việt Nam về loài Dê dù ở dưới dạng nào cũng ngụ ý khuyên bảo con người nên sống hiền lành, lương thiện, không làm điều ác, điều xấu, nhưng cũng không nên sợ kẻ ác, kẻ xấu, mà phải biết dũng cảm đấu tranh với cái ác, cái xấu để bảo vệ mình, bảo vệ đồng loại. Đó là những giá trị đạo đức, nhân văn mang tính giáo dục sâu sắc mà nhân dân ta đã truyền lại.
đây là bài của mình
Tôi tên là Cuội, làm nghề kiếm củi để đổi gạo sống qua ngày. Một hôm, tôi đang lúi húi chặt cây thì bất ngờ có một con hổ nhỏ xông tới. Không kịp chạy, tôi đành vung rìu lên đánh nhau với nó. Hổ con bị tôi giáng mạnh một rìu vào trán nên ngã lăn quay. Vừa lúc ấy, hổ mẹ về tới nơi. Sợ quá, tôi vội quăng rìu rồi leo tót lên cây để trốn.
Từ trên cao nhìn xuống, tôi thấy hổ mẹ chạy đến gốc cây gần đỏ, bứt mấy cái lá rồi nhai nát mớm cho con. Một lúc sau, hổ con sống lại, vẫy đuôi mừng rỡ. Đợi hổ mẹ tha hổ con đi xa, tôi đào cả gốc cây lạ mang về nhà.
Từ khi có cây thuốc quý, tôi cứu sống được rất nhiều người. Con gái phú ông bị bệnh nặng sắp chết, tôi chữa cho cô ta sống lại. Phú ông gả con gái cho tôi. Hai vợ chồng tôi sống với nhau êm ấm, thuận hoà. Một lần, vợ tôi sảy chân bị ngã vỡ đầu. Tôi đắp rất nhiều lá thuốc mà cô ấy vẫn không tỉnh lại. Thương vợ, tôi nặn thử một bộ óc bằng đất sét, đặt vào đầu như cũ rồi rịt thuốc. Không ngờ, cô ấy sống lại, tươi tỉnh như thường, chỉ khổ nỗi từ đấy mắc chứng hay quên.
Tôi dặn vợ đừng bao giờ tưới nước giải vào cây thuốc quý, nhưng rồi cô ấy đãng trí lại đem thứ nước ô uế đó tưới cho cây. Cây đa lung lay gốc dữ dội, rồi cứ thế lừng lững bay lên trời.
Vừa lúc ấy, tôi đi kiếm củi về, vội nhảy bổ đến túm vào rễ cây cố giữ cây lại. Nhưng cây thuốc cứ bay lên cao, cao mãi kéo cả tôi theo. Bên tai tôi gió rít ù ù. Tôi sợ quá nhắm chặt mắt. Cây bay suốt mấy ngày, mấy đêm rồi dừng lại trên cung trăng. Thế là tôi mãi mãi phải sống cô độc trên mặt trăng lạnh lẽo. Tôi nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ quê hương lắm! Tháng nào cũng vậy, cứ đến đêm rằm trăng sáng, tôi lại ngồi dưới gốc cây đa, nhìn xuống trần gian và không nguôi ao ước: "Bao giờ tôi mới được trở về dưới ấy?".
mk làm đề thứ 3 nhé bn
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.
Dan y
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng: a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh, b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ... c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước. ,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ cùa em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. It lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Việt Nam nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt là những vùng núi cao có thời tiết lạnh. trong số đó không thể không nhắc đến đà lạt. với vẻ đẹp lung linh bí ẩn cùng cái lạnh se se người khiến du khách đến đây khó có thể quen được. Đà lạt còn nổi tiếng là vùng hoa đẹp nhất nước, là nơi cung cấp hoa cho trong nước và cả ngoài nước. cùng với những vẻ đẹp xưa cổ điển kết hợp với vẻ đẹp hiện đại khiến Đà lạt càng đẹp. Về đêm. Bầu trời va khung cảnh càng thêm lung linh lãng mạng bỡi những ánh đèn khiến đà lạt lột xác hoàn toàn.. đà lạt đúng là một danh lam thắng cảnh đẹo của đất nước VIệt Nam.
Trả lời
Việt Nam nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt là nhưng vùng núi cao có thời tiết lạnh. trong số đó ko thể ko nhắc đến đà lạt. với vẻ đẹp lung linh bí ẩn cùng cái lạnh se se người khiến du khách đến đây khó có thể quên dc, họ phải thốt lên "Ôi! đẹp biết bao!" và tưởng chừng như không rời mắt được . Ngoài ra, Đà Lạt còn nổi tiếng là vùng hoa đẹp nhất nước là nơi cung cấp hoa cho trong nước và cả ngoài nước. cùng với những vẻ đẹp xưa cổ điển kết hợp với vẹ đẹp hiện đại khiến đà lạ cag đẹp.. về đêm bầu trời va khung cảnh càng thêm lung linh lãng mạng bỡi những ánh đèn khiến đà lạt lột xác hoàn toàn.. đà lạt đúng là một danh lam thắng cảnh đẹo của đất nước Việt Nam
hi hi tớ chưa đọc !
Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to.
Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa.
Chúng tôi THÍCH THÚ viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào cũng chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo.
Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy MỆT MỎI VÀ PHIỀN TOÁI vì lúc nào cũng có một túi khoai nặng nề kè kè bên cạnh.
Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước.
Cuối cùng, chúng tôi quyết định XIN THẦY CHO QUẲNG HẾT số khoai tây ấy đi và cảm thấy THẬT NHẸ NHÀNG, THOẢI MÁI TRONG LÒNG.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.
Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”.