K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2017

Có 3 người bạn đến Jerusalem, dọc đường họ cảm thấy do mang quá nhiều tiền, nên tốc độ bị chậm và sợ bọn cướp, nên tất cả cùng nhất trí chôn toàn bộ tiền của cả 3 cùng một chỗ, đợi kiếm được xe thì qua lấy lại sau.

Tuy nhiên, sáng hôm sau, bọn họ phát hiện số tiền đã "không cánh mà bay", và chắc chắn thủ phạm chỉ có thể là 1 trong 3 người họ, vì chỉ họ mới biết chỗ chôn tiền.

Cãi nhau hồi lâu, tất nhiên là không ai chịu nhận đã lấy cắp tiền, tất cả cùng mang "vụ án" tới gặp Solomon, người thông thái nhất thành Jerusalem xin giúp đỡ.

Solomon ngay sau khi nghe xong câu chuyện, trả lời :

"Ta cũng đang có 1 vấn đề nan giải, phiền 3 vị nghe câu chuyện của ta trước, góp ý giúp ta rồi sau đó ta sẽ giải quyết giúp chuyện kia của các vị".

Và ngay sau đó, ông kể 1 câu chuyện cho 3 vị khách :

"Một cô gái được hứa gả cho một chàng trai và đã đính hôn ước. Nhưng không lâu sau, cô lại yêu một người khác. Thế là, cô đề nghị hủy hôn với vị hôn phu, đồng thời bằng lòng bồi thường cho anh một khoản tiền.

Nhưng vì hạnh phúc của người mình yêu, chàng trai đã đồng ý hủy hôn mà không cần tiền bồi thường.

Rồi chẳng bao lâu sau, cô gái bị một ông lão lừa và bắt làm con tin để đòi tiền chuộc. Vì muốn thoát thân, cô gái nói với ông lão:

"Vị hôn phu trước đây chẳng cần tiền bồi thường và đồng ý hủy hôn rồi, vì vậy, xin ông cũng nên làm thế với tôi". Vậy là ông lão cũng đồng ý để cô đi mà không lấy đồng nào.

Kể chuyện xong, Solomon hỏi: "Theo các vị, cô gái, chàng trai và ông lão, hành vi của ai là đáng khen nhất?".

Người đầu tiên nói: "Chàng trai hôn phu đáng khen nhất, vì đã trân trọng tình yêu với cô gái mà không cần tiền bồi thường".

Người thứ hai thì bảo: "Đó phải là cô gái, vì cô gái sẵn sàng vì tình yêu mà bất chấp tất cả, không ngại bồi thường tiền cho vị hôn phu".

Còn người thứ ba suy nghĩ hồi lâu rồi trả lời: "Câu chuyện thật vớ vẩn, tại sao ông lão bắt cóc cô gái để đòi tiền mà sau đó lại thả đi một cách vô lý như vậy chứ ?".

Ngay sau khi người thứ ba dứt lời, Solomon đã chỉ thẳng vào mặt hắn nói rằng: "Ngươi chính là kẻ trộm!", và hô người bắt anh ta lại.

Khi mọi người hỏi lý do, Solomon trả lời :

"Đó là đòn tâm lý, trong câu chuyện tôi vừa kể, 2 người đầu tiên chỉ quan tâm tới tình tiết, nhân vật mà coi nhẹ đồng tiền, còn kẻ kia chỉ nghĩ đến chuyện tại sao ông lão lại phải thả cô gái mà không lấy tiền, chứng tỏ hắn có tâm hồn đồi bại".

Nghe xong tất cả đều cúi đầu thán phục ông lão, còn tên kẻ trộm sau đó cũng phải cúi đầu nhận tội.

18 tháng 10 2017

Đây là dàn ý câu truyện tự thêm mắn muối nhé:

Ngày xưa có gia đình nọ có 2 vợ chồng đã sống với nhau 1 thời gian.Người chồng rất ngu.

"Ngu si vốn sẵn tính trời

Học đi học lại, Ơi Giời đéo hơn"

Một hôm người vợ ru chồng ngủ. Người chồng yêu cầu người vợ ngâm thơ để dễ ngủ. Người vợ lập tức đồng ý ngâm thơ:

"Tiếc thương hạt gạo trắng ngần

Đã vo nước bẩn lại vừn lửa rơm"

Nghe xong người chồng mắng người vợ một cách tức tối:"Mày bảo mày là hạt gạo còn tao là nước bẩn ak"

Người vợ đáp"Chàng là hạt gạo trắng ngần, còn thiếp là nước bẩn là khổ đời chàng". Người chồng hết giận bảo ngâm thêm 1 bài.

Người vợ lập tức ngâm thơ:

"Tiếc thương cây Quế trong rừng

Để cho bọn Thái, bọn Mường nó leo"

Nghe xong người chồng lại mắng người vợ một cách tức tối:"Mày bảo mày là cây quế còn tao là bọn Thái, bọn Mường ak"

Người vợ bình tĩnh đáp:"Chàng là cây Quế, còn thiếp là người nhờ cửa nhà chàng" Người chồng hết giận bảo ngâm thêm 1 bài.

Người vợ lập tức ngâm thơ:

"Rồng vàng tắm nước ao tù

Người khôn ở với người ngu bực mình"

Người chồng tức giận la to:" Mày bảo mày là rồng vàng còn tao là ao tù ak. Mày bảo mày là người khôn còn tao ngu ak"

Người vợ đáp:"Thiếp không có ý đó. Chàng bức mình tức chàng là rồng vàng là người khôn, còn thiệp là người kém cỏi". Nghe xong người chồng cười tươi khen hay rồi 1 lúc sau thì ngủ. Từ ngày hôm ấy anh chàng cứ nhắc đi nhắc lại câu đó:

"Rồng vàng tắm nước ao tù

Người khôn ở với người ngu bực mình"

Mọi người đi qua chỉ cười không dám nói vì sợ vợ chàng sẽ bị đánh.

 @Phân tích:

Người ngu: Người chồng

Người thông minh: Người vợ

Hay nhớ

Cho nhan đề truyện:"Một lần không vâng lời.Em hãy tưởng tượng để kể 1 câu chuyện theo nhan đề ấy.Em dự định sẽ kể việc gì,diễn biễn ra sao,nhân vật là ai?

MỘT LẦN KHÔNG VÂNG LỜI

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.

Em dự định sẽ kể sự việc gì? Trong đề bài đã rõ ràng rằng: "một lần ko vâng lời bố mẹ", cụ thể sự việc ấy là sự việc gì?
- Nhân vật gồm những ai? Bản thân em, bố mẹ, rồi có thêm nhân vật phụ họa nào nữa ko?
- Diễn biến ra sao? Hơn 10 tuổi đời, em có bao giờ ko vâng lời bị mẹ mắng chưa? Đơn giản là đi ra ngoài chơi dưới trời nắng trong khi mẹ gọi rản cổ mà ko chịu về, rồi về nhà chắc gì cũng bị mắng, đúng ko? Hoặc 1 lần lười đi học, ko chịu nghe lời khuyên bảo của ba mẹ để đi học chẳng hạn,...
Đầu tiên là nêu sự việc đó ra.
Lý do tại sao em ko vâng lời bố mẹ.
Em đã ko vâng lời như thế nào.
Lúc đó em ra sao? Bố mẹ ntn?
Kết quả của lần ko vâng lời đó.
...

18 tháng 10 2018

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.

Hk tốt

28 tháng 11 2023

Nhân vật thông minh

10 tháng 10 2018

tên câu chuyện ,nhân vật và những chi tiết cần nhớ để kể nhé 

10 tháng 10 2018

em bé thông minh trong sách ngữ văn 6 trang 70 sgk

Câu 1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch).Câu 2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?Câu 3. Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.Câu 4. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo...
Đọc tiếp

Câu 1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch).

Câu 2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?

Câu 3. Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.

Câu 4. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh?

Câu 5. Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?

Câu 6. Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?

Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?

(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)

 

2
19 tháng 3 2022

Câu 1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch).

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ: được thiên thần dạy đủ các võ nghệ và mọi phép thần thông, với các chiến công như đánh bại chằn tinh và đại bàng, cứu con vua Thủy Tề và thu phục các nước chư hầu.

Câu 2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?

- Các sự kiện chính trong tác phẩm:

Sự ra đời kì lạ của Thạch SanhGặp gỡ và kết nghĩa anh em với Lí ThôngThạch Sanh đi canh miếu, giết chết chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công.Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, nhưng bị Lí Thông hãm hại.Thạch Sanh cứu con vua thủy tề, được đền ơn nhưng lại bị hồn đại bàng, chằn tinh hãm hại.Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi bị câm, minh oan cho mình và Lí Thông bị trừng trị.Thạch Sanh lấy công chúa và đánh bại mười tám nước chư hầu.

- Sự kiện thích nhất: Thạch Sanh đi canh miếu, giết chết chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công. Vì sự kiện này thể hiện sức mạnh phi thường của Thạch Sanh.

Câu 3. Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.

- Sự thật thà chất phác (thay mẹ con Lí Thông đi canh miếu, kể lại sự việc đã giết đại bàng cho Lý Thông)

- Tài năng và sự dũng cảm (giết chằn tinh, đại bàng)

- Tấm lòng nhân đạo khoan dung, yêu hòa bình (tha cho mẹ con Lí Thông, tha cho mười tám nước chư hầu)

Câu 4. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh?

- Thạch Sanh là thái tử của Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng nông dân nghèo.

- Người mẹ phải mang thai nhiều năm mới sinh được.

- Khi trưởng thành được thiên thần dạy cho nhiều võ nghệ và phép thần thông.

=> Cho thấy xuất thân phi thường của Thạch Sanh. Những nhân vật ra đời và lớn lên phi thường nhất định sẽ lập nên những chiến công phi thường. Họ chính là những người anh hùng đại diện cho nhân dân.

- Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh, giết đại bàng.

- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù.

- Tiếng đàn và niêu cơm thần giúp đánh bại các nước chư hầu.

=> Góp phần khắc họa phẩm chất của Thạch Sanh: dũng cảm, gan dạ và thông minh.

Câu 5. Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?

Qua các chi tiết kết thúc truyện, nhân ta muốn thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.

Câu 6. Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?

Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?

(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)

Tiếng đàn đã nhân danh công lý, chính nghĩa để đòi lại công bằng cho Thạch Sanh. Tiếng đàn kể lại những chiến công của Thạch Sanh - bênh vực người có công, tố cáo kẻ cướp công, nói lên sự thật một cách mạnh mẽ, dứt khoát.

19 tháng 3 2022

Câu 1: Thạch Sạch thuộc kiểu nhân vật vật dũng sĩ. 

Câu 2:  Sự kiện chính trong Thạch Sanh:

+ Sự ra đời kì lạ, lai lịch của Thạch Sanh.

+ Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.

+ Đi canh miếu hộ Lý Thông và diệt chằn tinh, bị cướp công.

+ Xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa và thái tử bị Lý Thông lừa lấp cửa hang.

+ Hồn đại bàng và chằn tinh báo thù khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục tối.

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp cho công chúa khỏi bị câm, vạch bộ mặt xấu xa của Lý Thông và giải oan cho bản thân.

+ Thạch Sanh đối đãi với các nước hầu bằng tiếng đàn, niêu cơm thần khiến các nước chư hầu xin hòa.

- Em thích nhất sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh vì nó đem đến cảm giác huyền bí, siêu nhiên đối với em. Em cảm nhận ngay từ đầu Thạch Sanh không phải là người bình thường mà là một vị anh hùng dân tộc.

Câu 3: Theo em, Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng, dễ tin lời người khác, sẵn sàng cứu giúp mà không màng hoàn cảnh, sự đền ơn. 

- Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy:

+ Thạch Sanh tin lời Lý Thông đi trông canh miếu chằn tinh, đem đầu con yêu quái cho Lý Thông.

+ Thạch Sanh tha không giết mẹ con Lý Thông.

Câu 4: Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện:

+ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già tốt bụng.

+ Người vợ mang thai mấy năm mãi mới sinh được một cậu con trai.

+ Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông cho Thạch Sanh.

+ Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.

+ Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, khi chết đi để lại bộ cung tên bằng vàng bên mình.

+ Đại bàng là con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ.

+ Thái tử con vua Thủy Tề mời chàng xuống chơi thủy cung.

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục khiến công chúa cười nói vui vẻ trở lại; khiến quân giặc bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa.

+ Niêu cơm của Thạch Sanh bé xíu cứ ăn hết lại đầy.

- Những chi tiết này có tác dụng trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh:

+ Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh

+ Khẳng định sức mạnh chính nghĩa, trừ hại cho dân của Thạch Sanh.

+ Tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa – ước mơ, khát vọng công bằng, sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

Câu 5: Các chi tiết kết thúc truyện là cách kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng, những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được nhận phần thưởng xứng đáng, sống sung sướng, hạnh phúc; còn những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.

Câu 6: Đoạn thơ trên đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa truyện Thạch Sanh: Đó là tiếng kêu than đòi công lí của nạn nhân oan uổng; tiếng đàn phô bày sự thật, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác; tiếng đàn bênh vực người hiền lành có công. Tiếng đàn càng tô đậm ước muốn một xã hội công bằng, nơi công lí được thực hiện, ở hiền gặp lành còn ác giả ác bảo.

5

I. Mở bài

- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mỵ Nương.

- Vua muốn kén rể xứng đáng.

II. Thân bài

1. Hai người tài cùng đến cầu hôn

a. Sơn Tinh

- Người vùng Tản Viên.

- Có tài lại: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.

b. Thủy Tinh

- Người ở miền biển.

- Tài năng: Gọi gió, hô mưa.

c. Hùng Vương băn khoăn

- Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.

- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mỵ Nương làm vợ.

- Lễ Vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

2. Cuộc giao tranh dữ dội.

a. Nguyên nhân

- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.

- Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mỵ Nương.

b. Diễn biến cuộc giao tranh.

- Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.

- Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.

- Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.

III. Kết bài

Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.

Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước kẻ, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".

Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:

-     Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-tuong-tuong-va-ke-lai-cuoc-tro-chuyen-tam-su-giua-cac-do-dung-hoc-tap-sgk-van-6-c33a1984.html#ixzz5Y9VKZ1ch

Câu 1 :Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.Câu 2 :a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụnggì?Câu 3 :a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm...
Đọc tiếp

Câu 1 :
Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.
Câu 2 :
a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng
gì?
Câu 3 :
a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.
b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm trạng
không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”.
Câu 4 :
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (“Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu
của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?
Câu 5 :
Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến
nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?
Câu 6 :
Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức
tranh được giải nhất của em gái.
Câu 7 :
Viết một đoạn văn miêu tả thái độ của những người trong gia đình em (hoặc trong lớp
em) khi một thành viên đạt được thành tích xuất sắc nào đó.
Câu 8 : 
Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.
Câu 9:
 Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi?
Câu 10:
 Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của
riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em
biết hoặc được nghe kể lại.

2
20 tháng 3 2020
Vào google mà tra
25 tháng 3 2020

không có

10 tháng 11 2021

Tham khảo!

* Thông minh là:

 1.Cậu bé thông minh

2.Chú thỏ thông minh

3.. Người vợ thông minh

* Ngốc nghếch là:

1,chàng ngốc

2.“vợ khôn chồng dại

3.chàng ngốc thất bại