K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2021

TL

1. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
Nghĩa là nếu một lần bạn đã thất hứa, thì sau này người ta sẽ không tin bạn nữa.
2. Quân tử nhất ngôn
Người quân tử chỉ nói một lời, tức đàn ông đã hứa là phải làm

3. Giấy rách còn giữ lấy lề
Mặc dù khó khăn, gian khổ nhưng vẫn giữ được lòng tin, đức hạnh và sự tín nhiệm đối với những người khác.
4. Chữ tín còn quý hơn vàng.
Tức nói vàng không mua được chữ tín.
5. Hứa hươu, hứa vượn
Hứa này, hứa kia, hứa các kiểu mà chẳng bao giờ làm
6. Treo đầu dê, bán thịt chó.
Ám chỉ những người thất hứa, không có chữ tín
7. Rao mật gấu, bán mật heo
Ám chỉ những người thất hứa, không có chữ tín
8. Rao ngọc, bán đá
Ám chỉ những người thất hứa, không có chữ tín
9. Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy.
Ý muốn nói người quân tử đã làm mất lòng tin thì 4 ngưa sẽ xé xác (câu này thường gặp trong phim cổ trang Trung Quốc)
10. Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
Để có được lòng tin từ người khác thì bạn trải qua biết bao điều, tuy nhiên chỉ 1 lần thất hứa bạn sẽ không còn lòng tin từ người khác.
11. Nhất ngôn cửu đỉnh
Ý nói rằng một lời nói đã lọt qua 9 cái đầu của hàm rang rồi thì khó lòng mà rút lại được.
12. Lời nói như đinh đóng cột
Đã nói ra thì chắc chắn phải thực hiện

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Anh em như thể tay chân.

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

Bán anh em xa mua láng giềng gần.

Có công mài sắt có ngày nên kim.

Chị ngã em nâng.

Chết đứng còn hơn sống quỳ.

Chuột sa chĩnh gạo.

...

@Cỏ

#Forever

Đề bài là gì vậy bạn ?

???????

Cần đề bài mới làm được

không đăng linh tnh

khỏi bị trừ điểm 

vạy nha

2 tháng 12 2019

Ủa câu này liên quan đến bài học mà :v

22 tháng 12 2021

chậm như rùa 

đen như mực

nhanh như sóc

đỏ như son

nhanh như sóc

k mình nha

22 tháng 12 2021

nhanh như sóc

khỏe như vâm

13 tháng 2 2022

THAM KHẢO:

Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại Nam Tân, huyện Nam Sách. Cô là người dân tộc Kinh, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Mạc Thị Bưởi là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cơ sở, hoạt động ở địa phương. Với lòng căm thù sâu sắc thực dân xâm lược, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, cô khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cơ sở, vận động và lãnh đạo quần chúng dấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương.

 Mạc Thị Bưởi hi sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù đề trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.

13 tháng 2 2022

 Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu " Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới." Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. Nhờ có sự lãnh đạo của Bác mà Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp nay đã thành một nước độc lập. Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

15 tháng 4 2022

Trong các môn thể thao, em thích nhất là môn cầu lông. Em được bố em dạy cho từ hồi nhỏ. Tính đến nay, em đã gắn bó với môn thể thao này được ba năm. Sau mỗi buổi tan học, em cùng bố hoặc bạn ra công viên để đánh cầu lông. Có những hôm chỉ đánh vui, cũng có những hôm chúng em tổ chức thi đấu, bạn nào thua sẽ phải mua nước giải khát cho người còn lại. Làm như vậy khiến cho buổi đánh thêm phần hấp dẫn và sôi động hơn. Do chăm chỉ chơi cầu lông nên sức khoẻ em ngày càng dẻo dai và khỏe mạnh. Em cảm thấy đây là môn thể thao rất bổ ích. (Học tốt)

15 tháng 4 2022

Từ hồi nhỏ tôi đã yêu thích môn thể thao đá bóng. Khi xem trên vô tuyến, tôi thấy các chú cầu thủ đá thật hay. Các chú đã mang lại danh dự cho nước ta. Có vẻ đá bóng là một môn thể thao sức vất vả và mệt. Nhưng tôi cảm nhận được từ các chú ấy không phải là nỗi buồn mà trong đó là sự vui vẻ, hào ứng. Tôi đã từng mơ ước rằng mình sẽ được là một cầu thủ đá bóng. Nhưng thật buồn tôi không làm được. Nhưng tôi vẫn luôn tự nhủ rằng sẽ có ngày mình sẽ làm được một cầu thủ. Chỉ cần có ước mơ và hy vọng. Tôi rất yêu nó nó mang lại vinh quang cho đất nước và tôi rất tự hào về môn đá bóng.

21 tháng 4 2018

Tham khảo nhé:

Quảng Ninh, ngày 20 tháng 11 năm 2005

Phương Thi thân mến.

Mình vừa mới được mệ cho đi thăm chị mình ở thành phố Hồ Chí Minh đấy! Mình sẽ kể cho Phương Thi nghe những gì mà mình biết được về thành phố lớn nhất cả nước nhé!

Chúng mình đều là dân ở thôn quê nên lần đầu tiên lên thành phố, mình ngỡ ngàng lắm! Dọc các con đường mình đi qua, người và xe cộ đông đúc như đi dự hội. Những hàng cây cổ thụ hai bên đường cao vút tỏa bóng xuống lòng đường mát rượi. Đường sá thật là đẹp. Đường nào đường ấy rộng thênh thang lại được trải nhựa phẳng li. Ngã tư nào cũng có đèn tín hiệu để điều chỉnh tốc độ cho các phương tiện giao thông. Một điều mà mình thấy rõ nhất là việc thực hiện luật đi đường của người dân thành phố rất tốt. Họ tự giác chấp hành theo chỉ dẫn của tín hiệu đèn, Đi, dừng, rẽ trái, rẽ phải, họ đều thực hiện nghiêm túc lắm, chứ không phải như ở quê mình tự tiện muốn đi thì đi, muốn dừng thì dừng, muốn rẽ đâu thì rẽ. Đông người và xe cộ như thế mà rất ít những vụ tai nạn. Còn nhà cửa ở đây thì đẹp lắm. Nhiều nhà cao tầng san sát nhau vươn cao lên tít trời xanh. Họ đi lên không phải bằng cầu thang mà bằng thang máy. Cuộc sống thật là sôi động, nhộn nhịp. Đấy, mình biết thế nào, mình kể cho Phương Thi thế ấy. Thôi, lần sạu mình kể chuyện đi siêu thị cho bạn nghe, vui và thú vị lắm. Giờ mình học bài đây.

Bạn gái

(Kí tên)

Hồng Hạnh

Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.

Trả lời 

tui ko bít 

chúc bn học tốt

k mình nha

cám ơn các bn

27 tháng 5 2019

Trả lời

        Em ko biết

Hok tốt

18 tháng 3 2019

trong các môn thể thao ở trường tôi thik nhất là môn cầu lông.

những tiết thể dục tôi luôn đánh cầu lông với các bn trong lớp.Môn cầu lông luôn đem lại cho tôi sức khỏe và có thể học tập 1 cách hiệu quả nhất

like nhé

18 tháng 3 2019
 
 
 
Tập luyện thể thao không những cải thiện sức khoẻ mà còn giảm căng thẳng. Tôi chọn cầu lông sau những ngày học tập mệt mỏi. Cầu lông là môn thể thao nổi tiếng toàn thế giới, nó được chơi bởi cả trẻ em, người lớn và kể cả người cao tuổi. bởi nó giúp rèn luyện cơ bắp. Không như bóng đá, cầu lông chỉ cần một khuôn viên nhỏ hơn để chơi. Hai người chơi phải lần lượt đưa cầu qua lưới cho đến khi cầu rơi xuống đất. Mặc dù khá dễ nhưng cũng cần nhiều kĩ năng thực hành và sự mềm dẻo. hơn nữa, giỏi cầu long chúng ta có thể dễ dàng chơi những trò chơi khác lien quan đến bóng như bóng bàn. Ngày nay người ta chú trọng nhiều đến thể thao hơn vì nó đem lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần đqwjc biệt là cầu lông. Hơn nữa, nhiều trường học và đại học cũng dạy cầu lông cho học sinh. Theo tôi, mọi người nên chơi cầu lông thường xuyên bởi vì những lợi ích của nó. Thể thao rất cần thiết trong ã hội hiện đại bởi vì con người đang dần trở nên lười biếng hơn

.
15 tháng 6 2018

Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.

Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.

Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.

Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.

Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.

Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.

Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.

Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.

Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.

Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.

Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…

15 tháng 6 2018

Ví dụ như " Bông hoa cúc trắng "

                 Cụ thể thì dài lắm !!! (-:

Công ơn của thầy cô   Trong giờ Đạo đức, thầy giáo đang giảng về công ơn của thầy cô. Thầy giáo hỏi cả lớp:   - Các em tìm cho thầy một câu tục ngữ nói về người thầy. Cả lớp im lặng, thầy giáo gợi ý:   - Câu này có hai chữ “mày” và “nên”.   Lớp vẫn im lặng. Thầy giáo lại gợi ý tiếng:   - Câu này có cả 2 chữ “không” và “đố”.   Lớp tiếp tục im lặng....
Đọc tiếp

Công ơn của thầy cô

   Trong giờ Đạo đức, thầy giáo đang giảng về công ơn của thầy cô. Thầy giáo hỏi cả lớp:
   - Các em tìm cho thầy một câu tục ngữ nói về người thầy. Cả lớp im lặng, thầy giáo gợi ý:
   - Câu này có hai chữ “mày” và “nên”.
   Lớp vẫn im lặng. Thầy giáo lại gợi ý tiếng:
   - Câu này có cả 2 chữ “không” và “đố”.
   Lớp tiếp tục im lặng. Thầy giáo nói tiếp:
   - Câu này có 6 chữ, có cả 2 chữ “thầy” và “làm”. Đây là câu gì? Cuối lớp có 1 cánh tay rụt rè giơ lên.
   - Thưa thầy, câu trả lời là … của thầy ạ!
(Truyện cười học sinh)

*Hãy chia sẻ cùng bạn, người thân về câu chuyện trên.

Đọc xong câu chuyện, em đã tìm ra câu tục ngữ mà thầy giáo muốn nói tới chưa?

1
26 tháng 2 2019

Câu tục ngữ mà thầy giáo muốn nói tới là : Không thầy đố mày làm nên