Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn thơ cho thấy những nét đẹp trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu. Đó là cuộc sống gần gũi với tất cả mọi người như trời đất của ta, cuộc sống tràn đầy tình yêu thương đến từng ngọn lúa, mỗi cành hoa. Cảm động nhất là cuộc sống của Bác luôn vì hạnh phúc của con người. Bác hi sinh cả đời mình vì cuộc sống đấu tranh giành độc lập, tự do cho mỗi đời nô lệ, vì niềm vui cho tất cả mọi người.
k cho mik nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
những người thân trong gia đình Bác Hồ là Cụ Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan, Cô Nguyễn Thị Thanh và Cậu Nguyễn Sinh Khiêm.
Đoạn thơ cho thấy những nét đẹp trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu. Đó là cuộc sống gần gũi với tất cả mọi người như trời đất của ta, cuộc sống tràn đầy tình yêu thương đến từng ngọn lúa, mỗi cành hoa. Cảm động nhất là cuộc sống của Bác luôn vì hạnh phúc của con người. Bác hi sinh cả đời mình vì cuộc sống đấu tranh giành độc lập, tự do cho mỗi đời nô lệ, vì niềm vui cho tất cả mọi người (“Sữa để em thơ, lụa tặng già “).
Đoạn thơ trên giúp ta hiểu được nét sống giản dị, thanh cao mà lại yên bình đến lạ của vị cha già dân tộc- chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Bác yêu thương từng ngọn lúa, từng cây cỏ với một tình yêu thiên nhiên chan chứa khiến ta nghe mà sao ấm lòng, ta đã từng nghe về căn nhà sàn giản dị đến lạ của Bác, nghe đến cụm từ "Ao cá Bác Hồ", tình yêu với cây cỏ là thế, sự chan chứa tâm hồn là thế! Bác tuy giải phóng cho cả một dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ Thực dân nhưng dường như, Bác lại không phải là một lãnh tụ cao quý, cao cao tại thượng, tâm hồn của Bác luôn như là tâm hồn của một người dân hằng ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời của xứ Nghệ một nắng hai sương mà hiếu học. Bác là một lãnh tụ "nông dân", tâm hồn Bác như là một ngọn lửa tâm hồn cháy mãi:" Sữa để em thơ, lụa tặng già, Bác luôn có tình yêu nước thương dân, Bác thương những em thơ sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt, những cụ già ốm yếu, yêu tất cả mọi người dân đất Việt... Ôi cái tình yêu ấy, nó phảng phất lên hình tượng đẹp đẽ cháy mãi trong tâm hồn của những người dân Việt Nam, những đàn con, đàn cháu"dòng dõi tiên rồng". Nhà thơ Tố hữu thật biết cách nói xoáy vào tâm hồn của người- bên tâm hồn thanh cao của một vị lãnh tụ "hòa bình"!
Chào Các bạn! Mình là Lê Phương Dung học sinh lớp 6E trường THCS. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng rất yêu quý gia đình mình.
Mình cũng vậy, mình cũng rất yêu gia đình của mình. sau đây mình sẽ kể về gia đình mình:
Gia đình mình có 4 người đó là Bố mình, mẹ mình, mình và cậu em trai. Bố mình tên là Hùng năm nay bố đã 36 tuổi rồi. Bố mình rất hiền nhưng đôi lúc cũng rất nghiêm khắc. Bố mình là người bảo vệ và che chở cho gia đình và chị em mình.
Trong gia đình, ngoài bố là người bảo vệ và che chở cho chúng mình có có mẹ. Mẹ mình tên là Thơ. Năm nay mẹ 34 tuổi, mẹ mình là một người mẹ rất hiền và đảm đang. Còm em mình tên là Khánh, năm nay em ấy được 2 tuổi.
Em mình đang học ở trường mầm non A. Em mình luôn là một đứa bé ngoan. Tiếp theo là mình, mình thích nhất là đọc truyện, công việc ở nhà của mình là quyét nhà, rửa bát và học.
Mình rất yêu quý gia đình mình. Gia đình mình gia đình tràn ngập tiếng cười. Mình rất mong gia đinh mình lúc nào cũng hạnh phúc.
Chào Các bạn! Mình là Võ Công Hoàng Đạt học sinh lớp 6/2 trường THCS Dũng Sĩ Điện Ngọc. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng rất yêu quý gia đình mình.
Mình cũng vậy, mình cũng rất yêu gia đình của mình. sau đây mình sẽ kể về gia đình mình:
Gia đình mình có 4 người đó là Bố mình, mẹ mình, mình và cô em gái. Bố mình tên là Chương năm nay bố đã 40 tuổi rồi. Bố mình rất hiền nhưng đôi lúc cũng rất nghiêm khắc. Bố mình là người bảo vệ và che chở cho gia đình và anh em mình.
Trong gia đình, ngoài bố là người bảo vệ và che chở cho chúng mình có có mẹ. Mẹ mình tên là Hạnh. Năm nay mẹ 37 tuổi, mẹ mình là một người mẹ rất hiền và đảm đang. Còm em mình tên là Thy, năm nay em ấy được 5 tuổi.
Em mình đang học ở trường Mẫu Giáo Điện Ngọc. Em mình luôn là một đứa bé ngoan. Tiếp theo là mình, mình thích nhất là đọc truyện, công việc ở nhà của mình là quyét nhà, rửa bát và học.
Mình rất yêu quý gia đình mình. Gia đình mình gia đình tràn ngập tiếng cười. Mình rất mong gia đinh mình lúc nào cũng hạnh phúc.
bác hồ là 1 vị lãnh tụ cao quý là một vĩ nhân của nhân loại . Bác đã tìm ra đường cứu nước và đã giúp nước Việt Nam rất nhiều
Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh.
Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến, giành quyền sống tự do. Người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chủ quyền độc lập thiêng liêng. Nếu so sánh sự nghiệp đấu tranh chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc kéo dài suốt ba mươi năm của dân tộc ta là một con tàu giữa đại dương đầy bão tố thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thuyền trưởng tài ba, sáng suốt, đã đưa con tàu vượt qua trùng trùng sóng gió, cập bến vinh quang.
Bài văn cảm nghĩ của em về Bác Hồ - Ảnh minh họa
Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 và chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tôn vinh dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất, tuy nhỏ bé mà đã đánh gục hai tên thực dân, đế quốc “khổng lồ” là Pháp và Mĩ. Việt Nam đã trở thành gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới noi theo.
Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ vĩ đại như non cao, biển rộng nhưng Bác lại sống một cuộc sống vô cùng giản dị và tuyệt vời trong sáng. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Người dành hết cho nhân dân, cho Tổ quốc. Câu nói tâm huyết nếu rõ mục đích phấn đấu và lí tưởng cao cả của Bác Hồ đã làm rung động trái tim bao người: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành… Mục đích ấy, lí tưởng ấy là nguồn sức mạnh vô biên, thôi thúc Bác suy nghĩ, hành động và cống hiến cuộc đời mình cho dân, cho nước.
Nếp sống giản dị của Bác rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân. Bữa ăn chỉ vài món cá kho, rau luộc, cà muối… Chỗ ở là căn nhà sàn bằng gỗ đơn sơ, xung quanh là vườn cây, ao cá. Quan niệm sống của Bác là: Mình vì mọi người, cho nên Bác lấy cống hiến làm niềm vui, làm hạnh phúc của bản thân. Kính phục và yêu mến Bác, nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi: .
Bác sống như trời đất của ta,
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa.
Tự do cho mỗi đời nô lệ,
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh.
Bác mong con cháu mau khôn lớn,
Tiếp bước cha anh, tiến kịp mình.
(Theo chân Bác)
Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác đã trở thành huyền thoại. Sau khi Bác mất, căn nhà sàn Bác ở mở rộng cửa đón đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm. Không ai là không xúc động trước những vật dụng gắn bó với Bác gần như suốt cuộc đời: chiếc máy chữ và chiếc đồng hồ cũ kĩ trên bàn làm việc, đôi dép lốp cao su mòn gót…
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối.
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn…
Bác không bao giờ đòi hỏi điều kiện vật chất tối đa cho riêng mình. Ngược lại, Bác thanh thản, lạc quan trong cuộc sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư nhưng những gì Người để lại cho nhân dân, cho đất nước có thể sánh ngang với núi cao, biển rộng.
Nhận xét về Bác Hồ, nhà phê bình nghiên cứu văn học Quách Mạt Nhược của Trung Quốc viết: Hồ Chí Minh là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Với trí tuệ kiệt xuất, Bác đã: Hai tay xây dựng một cơ đồ. Đó là sự nghiệp cách mạng vẻ vang, ghi dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì yêu nước, thương dân cơ cực, lầm than trong vòng nô lệ của thực dân, phong kiến nên Bác đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước.
Tình nhân ái bao la là cội nguồn tư tưởng, là sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Bác trên con đường cách mạng:
Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
(Theo chân Bác – Tố Hữu).
Từ trong sâu thẳm tâm hồn, mỗi công dân Việt Nam đều nhận thấy rằng:
Người là Cha, là Bác, là Anh.
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
(Tố Hữu).
Trước lúc đi xa vào cõi vĩnh hằng, Bác viết trong Di chúc: Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng… Sự ra đi của Bác là một tổn thất lớn lao không gì bù đắp được. Bác đã hóa thân vào sông núi, biển trời… của đất nước Việt Nam mà Người hằng yêu dấu.
Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân thế giới yêu mến và khâm phục, còn kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể bởi Bác Hồ là hiện thân sinh động nhất của truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm. Căm thù chiến tranh, yêu mến hòa bình, nỗ lực cống hiến cho một nền hòa bình, thịnh vượng của toàn nhân loại, những điều đó đã tạo nên sức cảm hóa, thuyết phục lớn lao của Bác. Bác Hồ đã được Hội đồng hòa bình thế giới phong cho danh hiệu cao quý là Chiến sĩ hòa bình, là Danh nhân văn hóa của nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối, biến khát khao cháy bỏng của Người thành hiện thực: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.
Mik tên là Hoàng ngọc hok lp 5A1 trg tiểu hok số 1 thị trấn Đak Đoa. Mik là gril 2k8 nha mọi ng! Gia đình mik cs 4 ng: ba, mẹ, ah hai và mik.
Giống như một gia đình truyền thống ở Việt Nam. Tôi cũng có một gia đình lớn. Gia đình tôi có 5 thành viên, bao gồm bố, mẹ, bà nội, em trai và tôi. Mẹ tôi tên là Huyền. Mẹ có mái tóc dài và đôi mắt đen. Mẹ là một giáo viên. Bố tôi tên là Tuấn. Bố cao và rất khỏe mạnh. Công việc của bố là một bác sỹ. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ đẹp nhất, còn bố là người đàn ông tuyệt vời nhất. Bà nội tôi tên là Lan. Năm nay bà 95 tuổi, và trong 5 năm tới, chúng tôi sẽ tổ chức lễ mừng thọ 100 tuổi của bà, tôi rất mong chờ để tham gia lễ mừng thọ này. Ngoài ra, một người phụ nữ khác mà tôi rất yêu quý, đó chính là em trai tôi. Em tên là Nam,em 10 tuổi, và là một người con trai mạnh mẽ như bố. Hiện tại, em đang sống tại thanh hóa để học. tôi thực sự rất yêu quý gia đình mình, và tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ luôn luôn bên nhau cho dù thế nào đi nữa.
1. Bài thơ “Ảnh Bác” của Trần Đăng Khoa
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.
Bài thơ “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân
Cho ánh nắng ban mai,
Là những sớm binh minh
Cho những đêm trăng đẹp,
Là chị Hằng tươi xinh
Cây cho trái và cho hoa
Sông cho tôm và cho cá
Đồng ruộng cho bông lúa
Chim tặng lời reo ca
Anh bộ đội đến nhà,
Cho em lòng dũng cảm.
Cô giáo cho bài giảng,
Yêu xóm làng thiết tha.
Cùng em vượt đường xa xôi,
Là chiếc khăn quàng thắm tươi.
Cho em tất cả
Người mang cho em cuộc đời mới...
Tươi sáng đầy ước mơ.
Người cho em tất cả :
Là Bác Hồ Chí Minh.
Bài làm
+ Bác Hồ quê ở làng Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
+Bác sinh ra trong 1 gia đình nho nghèo,có tình yêu nước .
Hồ Chí Minh, tên thật là Nguyễn Sinh Cung, vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Sen (hay làng Kim Liên), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lậpkhai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969. Quê nội ông là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Nguyễn Sinh Cung được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của ông, làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố. Vào đời ông, phần lớn dòng họ của ông đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp.
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung,[2] là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.
Là lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ,[3][4][5][6] và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam.[7][8][9] Ông đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.[10][11][12]
Xuất thân và quê quán
Bài chi tiết: Gia đình Hồ Chí Minh
Theo gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Sen xã Kim Liên tại huyện Nam Đàn, Nghệ An thì:
"Hoàng sơ tổ khảo là Nguyễn Bá Phụ, tổ đời thứ 2 là Nguyễn Bá Bạc, tổ đời thứ 3 là Nguyễn Bá Ban, tổ đời thứ 4 là Nguyễn Văn Dân,... tổ đời thứ 5, Nguyễn Sinh Vật là giám sinh đời Lê Thánh Đức (tức Lê Thần Tông) năm thứ 3..., tổ đời thứ 6 là Nguyễn Sinh Tài đỗ hiếu sinh khi 17 tuổi, năm 34 tuổi đỗ tam trường khoa thi Hội..., tổ đời thứ 10 là Nguyễn Sinh Nhậm[13])."Cả bốn đời đầu tiên của dòng họ đều chưa lấy đệm là "Sinh" và không rõ năm sinh, năm mất.[14]
Theo nhiều tài liệu chính thống cũng như tiểu sử tại Việt Nam, tên lúc nhỏ của ông Nguyễn Sinh Cung[15][16] (giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành.[17] Tuy nhiên, một số tài liệu ghi nhận tên lúc nhỏ của ông là Nguyễn Sinh Côn.[18][19][20][21][22] Điều này cũng được chính ông xác nhận bằng chính bút tích của mình trong một bài viết năm 1954.[23] Quê nội ông là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Nguyễn Sinh Cung được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của ông, làng Kim Liên[24] là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố.[25] Vào đời ông, phần lớn dòng họ của ông đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp.[26]
Cha Nguyễn Sinh Cung là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), từng đỗ phó bảng.[27] Mẹ ông là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901). Nguyễn Sinh Cung có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1884), một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (sinh năm 1888, tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).
Tuổi trẻ
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác.[28]
Năm 1906, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, ông trải qua các niên khoá 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất. Trong kỳ thi primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.[29]
Theo nghiên cứu của học giả William J. Duiker, vào tháng 9 năm 1907, Nguyễn Sinh Cung vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.[30] Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình.[31] Tuy nhiên, theo tài liệu hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (Centre des archives d'Outre-merhay CAOM) ở Pháp, Nguyễn Sinh Cung và được nhận vào Quốc học Huế vào ngày 7 tháng 8 năm 1908.[21][32][33] Theo nhà nghiên cứu lịch sử Vũ Ngự Chiêu thì như vậy "không có việc Nguyễn Sinh Cung bị trục xuất khỏi trường Quốc học vì tham gia vào cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế—cuộc biểu tình chống sưu dịch xảy ra ngày 9 tới 12 tháng 4 năm 1908; tức gần 4 tháng trước ngày trò Cung được nhận vào trường Quốc học."[32]
Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Ông dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành.[34][35]
Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc và có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Ông tuy khâm phục Đề Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào cả. Theo quan điểm của ông, Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, điều đó chẳng khác nào "xin giặc rủ lòng thương", còn Phan Bội Châu thì hy vọng Đế quốc Nhật Bản giúp đỡ để chống Pháp, điều đó nguy hiểm chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước, rước báo cửa sau". Nguyễn Tất Thành thấy rõ là cần quyết định con đường đi của riêng mình.[36]
Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, Nguyễn Tất Thành theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son (bây giờ là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân.[37][38][39] Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây[40] để trở về giúp nhân dân Việt Nam.[41]