Ba cây c...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ”

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, có rất nhiều câu nói về sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Bàn về tư tưởng này, không thể không kể đến câu thành ngữ “Một cây làm chẳng lên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Vậy những ý nghĩa sâu xa chất chứa trong chiêm nghiệm này của ông cha ta là gì? Tại sao lại nói như vậy? “Một cây” ở đây ý chỉ sự đơn lẻ, duy nhất, “ba cây” là phép nói ẩn dụ tượng trưng cho rất nhiều cái cây. Từ ba cây trở lên đã là số nhiều. Như vậy, về cơ bản có thể hiểu câu thành ngữ theo nghĩa một cái cây không thể tạo nên một quả đồi, nó vẫn chỉ là một cái cây đơn độc lẻ loi giữa trời đất, nhưng nếu có nhiều cây cùng đứng cùng nhau, chụm lại một chỗ thì sẽ tạo nên cả quả đồi, cả rừng cây. Trên thực tế, con người không thể sống tách rời khỏi cộng đồng cũng như không thể làm nên việc lớn nếu không có sự chung tay góp sức của những người khác. Giống như trong chiến tranh, một vị tướng hay một người lính dù giỏi đến mấy cũng sẽ không thể đánh thắng được kẻ thù nhưng nếu cả nghĩa quân, cả dân tộc cùng nhau đồng lòng thì sẽ nhấn chìm những ý định xâm lăng của kẻ địch. Câu thành ngữ ngợi ca tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa người với người và trong một tập thể với nhau. Chỉ cần có tinh thần đoàn kết ắt con người sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Cũng chính trong ý nghĩa cổ động này, đại tướng Võ Nguyên Giáp từng động viên toàn quân ta trong kháng chiến “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” tinh thần đoàn kết càng cao thành quả đạt được càng lớn. Câu thành ngữ làm ta nhớ đến câu chuyện Một bó đũa, khi người cha yêu cầu nắm ngườ con bẻ từng cây đũa một, mỗi cây đũa đều gẫy, còn khi cầm cả bó đũa lên chụm lại thì không một ai có thể bẻ được nó. Người cha đã giáo dục thành công việc nếu các con mình cùng biết chung tay góp sức, chung sức đồng lòng thì có thể vượt qua tất cả. Câu thành ngữ đã ngợi ca những đức tính tốt đẹp, biết một người vì mọi người, chung lưng đấu cật, để cùng dẫn dắt nhau vượt qua gian nan thử thách làm nên việc lớn. Trên thực tế hiện nay, lối sống ích kỉ, toan tính đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng. Con người vụ lợi cho bản thân, vì lợi ích cá nhân của mình mà trở nên vị kỉ. Nhưng cuối cùng sức mạnh, kết quả mà cá nhân ấy đạt được, cho dù có thành công thì cũng không thể là tối đa. Nhưng nếu biết làm việc nhóm, biết kết hợp sức mạnh của cá nhân và cả đồng đội thì những thành tựu đạt được sẽ vĩ đại hơn bởi nó là thành quả của sự cố gắng của tất cả mọi người. Đây là một câu thành ngữ đầy tính triết lý mà sự thật vẫn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh thời đại, giá trị vận dụng thực tế của nó vẫn đang được ngợi ca hiện nay. Trong một công ty, một nhóm, việc tất cả các thành viên biết kết hợp và vận dụng ưu điểm, thế mạnh của từng người áp dụng vào công việc chung của nhóm thì hiệu suất đạt được sẽ đồng nhất và cao hơn so với việc mỗi cá nhân tự lộn xộn hoạt động theo cá tính riêng của mình. Dù thời bình hay thời chiến, dù trong xã hội xưa cũ trước đây hay thời buổi hiện đại ngày nay, dù ở một môi trường nhỏ hay những phạm vi rộng lớn thì đoàn kết và tương trợ lẫn nhau vẫn luôn là sức mạnh chiến thắng mọi khó khăn. Câu thành ngữ đã chỉ dạy con người không chỉ trong hành vi lối sống mà còn trong đạo đức nhân cách. Là một học sinh, việc rèn luyện, học tập khả năng phối kết hợp với bạn bè, đồng đội từ trên ghế nhà trường là vô cùng quan trọng. Cũng giống như trò chơi kéo co, tất cả các thành viên trong một đội đều phải ra sức kéo, người đằng sau hỗ trợ người đằng trước, nếu thua cả đội cùng ngã và ngược lại nếu thắng sẽ là chiến tích của cả tập thể.

Học sinh phải biết suy nghĩ cho tập thể, không thể lúc nào cũng vì thành tích cá nhân mà vị kỉ trong suy nghĩ và hành động. Muốn vậy, mỗi người phải biết giúp đỡ bạn bè để cùng nhau vươn lên, biết đoàn kết xây dựng tập thể vững mạnh, xuất sắc. 

11 tháng 5 2018

Có 2 nghĩa :

-Nghĩa đen: Đó là một cái cây làm không nên gì mà ba cây chụm lại thì thành một hòn núi cao

-Nghĩa bóng: Đó là một con người thì không làm được gì nếu chúng ta đoàn kết thì sẽ thành một kết quả tốt hơn kết quả mà mình mong đợi.

Chúc bạn học giỏi!

VD: khi bạn làm một việc nào đó ko làm làm được,nếu nhiều người khác cùng làm với bạn thì sẽ nhanh hơn.

(mk cũng ko chắc lắm)

21 tháng 4 2021

hãy alo cj google

25 tháng 8 2016
Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được rằng để có thể tồn tại và phát triển cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực ghê gớm của thiên nhiên, xã hội… Chính vì thế, ông cha ta đã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh:
 
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
 
Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa đến nay đã chứng minh hùng hồn điều đó.
 
Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là do đâu? Non sông Việt Nam ta đẹp đẽ như ngày hôm nay là nhờ đâu ? Phải chăng chính là nhờ tinh thần đoàn kết tương trợ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, mấy chục triệu người chung một lòng, chung một chí hướng đánh giặc. Trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương Bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh… xâm lược. Chúng muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Chúng ỷ quân đông, thế mạnh, mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Đế quốc Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh, đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lần đại bại. Quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng tâm giết giặc. Từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng đến thiếu niên Trần Quốc Toản, từ lão tướng Trần Hưng Đạo đến chàng trai đan sọt làng Phù ủng… Tất cả đều đồng lòng Sát Thát và đã làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời.
 

Đến thế kỉ XX, dân tộc Việt Nam tuy đất không rộng, người không đông nhưng đã đánh bại hai đế quốc to là Pháp và Mĩ. Nếu chỉ tính sức mạnh quốc gia bằng sự giàu có, bằng trình độ kĩ thuật hiện đại, bằng vũ khí tối tân, bằng số lượng binh lính… thì Việt Nam ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh không cân sức. Nhưng nhân dân ta đã đoàn kết thành một khối bền vững, cùng nhau chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, dân tộc ta đã đoàn kết với các dân tộc yêu lẽ phải trên khắp năm châu, trong đó có nhân dân tiên bộ Pháp và Mĩ… Vì thế, chúng ta đủ sức mạnh để làm nên chiến thắng vĩ đại.

 Trong cuộc sống lao động, đoàn kết cũng giúp ta có sức mạnh phi thường. Nhìn con đê bên bờ sông Hồng làm nhiệm vụ ngăn lũ lụt cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ, bảo vệ vựa lúa nuôi sống bao người, ta càng thấy rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Công trình thủy điện sông Đà đưa ánh sáng đến cho mọi nhà không thể náo hoàn thành được nếu thiếu bàn tay, khối óc của hàng vạn kĩ sư, công nhân Việt Nam và chuyên gia các nước bạn. Những giàn khoan trên biển Đông đưa dầu khí lên làm giàu cho đất nước cũng là công trình của sức mạnh đoàn kết. Chúng ta có thể kể thêm rất nhiều ví dụ khác nữa để chứng minh.
 
Câu ca dao giản dị nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người. Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
Nối tiếp truyền thông đoàn kết của cha ông, chúng em đã xây dựng tinh thần đoàn kết trong tổ, trong lớp, trong trường. Tình đoàn kết sẽ tăng thêm sức mạnh cho chúng em, giúp chúng em đạt được những kết quả tốt đẹp trong học tập và rèn luyện.
25 tháng 8 2016

mạng

21 tháng 4 2021

" Một cây " chỉ số ít

Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ.

Chụm lại”  hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng.

=>Như vậy, ý nghĩa của cả câu tục ngữ là chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.

14 tháng 4 2022

Refer 

Là chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.

14 tháng 4 2022

Tham khảo

“Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”  có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.

3 tháng 4 2018

Trong kho tàng văn học dân gian hay của cha ông ta rât phong phú, đó là những câu ca, câu thơ, câu đối, hò... và ý nghĩa lớn lao đó còn là những câu răn dạy hậu thế về đạo đức, về đối nhân xử thế, về kinh nghiệm sống... Đó là những đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của cha ông chung ta để lại." Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ là một trong số kho tàng đó, nhưng đây lại là kinh nghiệm sống lớn lao vơi mỗi con người.

Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Xét về câu chữ và vần điệu, đó chỉ một câu thơ vần điệu hay, dễ nhớ, dường như là một cái nhìn với cảnh vật: Một cái cây lẻ loi lắm, làm sao có thể che phủ bóng mát nhiều, làm sao có được cái bóng của một khu rừng, một "non" ở đây được. Lúc đó cây sẽ sợ gió to, mưa lớn lũ lụt. Nhưng nếu có 3 cây hay nhiều hơn nữ, cái lẻ loi không còn nữa, mà luc này đã ra dáng vẻ oai vệ của một khu rừng rậm với bóng mát to, sức mạnh trước những cơn gió to, mưa lớn mà những cái cây vẫn hiên ngang, sững sững như núi, như non vậy.
Nhưng ông cha ta khôgn phải chỉ gúp hậu thế vãn cảnh, nhận xét cái cây đơn giản vậy, mà đây chỉ là ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm minh chứng cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy quí báu của cha ông. với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập thể nhỏ nếu chỉ vì những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả cũng chỉ là cho mình hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi ếkt quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải dùng sức hơn, 3 chiếc, bốn chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là tinh thần đoàn kết.

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng dựa vào sức mạnh toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy không viết lên bởi một người mà nó được làm nên từ một dân tộc.

Tinh thần đoàn kết anh em, bè bạn, gia dình, xã hội là quý báu, là lớn lao, là sức mạnh của mỗi con người trên thế giới này. Đó chính là lời răn dạy của cha ông với chúng ta. Chúng ta càng thấy yêu quý kho tàng văn học dân gian ấy chừng nào!

3 tháng 4 2018

Về nghĩa đen: 1 cây ko thể nào tạo nên 1 khu rừng,1 ngọn núi...Nhưng nếu có nhiều cây thì chắc chắn sẽ tạo thành 1 ngọn núi hay khu rừng lớn. 
-Về Nghĩa bóng:1 người ko thể nào làm dc 1 chuyện lớn nếu ko có tinh thần tập thể,ko biết đoàn kết.Một chuyện lớn muốn được giải quyết thì phải cần đến nhiều người(gọi chung là 1 tập thể) 
=> Nói chung,câu này có ý nghĩa khuyên chúng ta nên sống đoàn kết,thương yêu,giúp đỡ lẫn nhau.

11 tháng 3 2022

Tham khảo

“Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công

11 tháng 3 2022

vậy thì 

THAM KHẢO Ạ:

Câu tục ngữ " Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" là câu tục ngữ hay và đặc sắc. Bằng các hình ảnh ẩn dụ "một cây", "ba cây", "núi cao" mà câu tục ngữ trên đã thể hiện thông điệp của người xưa đến với chúng ta ngày này là bài học về tình đoàn kết. Tình đoàn kết được thể hiện qua rất nhiều phương diện cụ thể, không chỉ trong lời nói, suy nghĩ mà cả trong hành động, việc làm thiết thực. Khi xưa, qua những cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống giặc ngoại xâm: cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Lê Lợi thắng lợi trước một thế lực nhà Minh hùng mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau mười năm gian khổ; Quang Trung tiêu diệt 29 vạn quân Thanh năm 1789,... hay chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ,.. Tất cả những chiến công hiển hách đó đã thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta; nếu không có sự đoàn kết, dân tộc ta khó có thể đứng dậy đòi lại chủ quyền dân tộc. Ngày nay, trong gia đình ta cần xây dựng gia đình hòa thuận, đoàn kết, hạnh phúc, ấm áp. Không chỉ vậy, trong trường học ta cần tạo nên một lớp học đoàn kết, làm nên một tập thể vững mạnh, đạt được nhiều kết quả cao trong học tập... Như vậy, đoàn kết là bỏ qua cái “tôi” để góp sức tạo nên cái “ta” tập thể, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn để vượt qua mọi gian nan, thử thách. Có thể khẳng định rằng tình đoàn kết là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã mang đạo lí ý nghĩa đến thật tinh tế; nhắc nhở chúng ta sống phải có tình đoàn kết. Từ đó mà ta hãy rèn luyện và phát huy tình đoàn kết với nhau.

18 tháng 4 2022

Dân tộc Việt Nam trả qua hàng ngàn năm lịch sử với biết bao thăng trầm và biến động. Để có được hòa bình và hạnh phúc cho nhân dân như ngày hôm nay, có lẽ chúng ta đã phải hy sinh biết bao nhiêu xương máu. Không chỉ vậy, đó còn là nhờ vào truyền thống đoàn kết của nhân dân ta. Khi bàn về vấn đề này, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ:

 

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

 

Đầu tiên, cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Nếu xét về nghĩa đen, một cây không thể làm nên núi rừng rộng lớn, mà một khu rừng được tạo thành bởi rất nhiều cây cối. Còn xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ sự tồn tại riêng lẻ, đơn độc, “ba cây” chỉ một tập thể to lớn, hành động “chụm lại” nói đến sự đoàn kết, hợp nhất một lòng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa là đích đến, thành công hay thắng lợi. Câu tục ngữ đề cao vai trò của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống của con người.

Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn. Từ trong quá khứ cho đến hiện tại điều đó đã được minh chứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng đã từng khẳng định rằng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Mọi công việc nếu chỉ làm một mình, có thể mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành, thậm chí là không thể hoàn thành. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

 

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”

Đến hiện tại, trước xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.

Là một học sinh, việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của thân. Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi người hãy luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá cho bản thân mình về ý thức trách nhiệm.

1 tháng 5 2016

"Một cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao".

Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.

Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại tành công"
Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,......Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo?
Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. VIỆT NAM đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta.

"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."
Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.

1 tháng 5 2016

Tục ngữ, ca dao là kho tàng kinh nghiệm vô cùng quí báu nói về tình cảm, về kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước. Một trong những kinh nghiệm được ca dao ghi lại nói về sức mạnh của sự đoàn kết:

Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Đọc câu ca dao trên, ta thấy ý nghĩa của nó thật là sâu sắc. Một cây sẽ yếu ớt mỏng manh trước cuồng phong bão táp. Nhiều cây chen chúc, sát cánh bên nhau sẽ tạo ra khóm cây, rừng cây vững chãi, gió lay chẳng đổ, bão rung chẳng vời. Từ hình ảnh thiên nhiên, ta liên tưởng đến cuộc sống của con người. Đó chính là sự tập hợp ý chí, sức lực, hành động của nhiều người tạo thành sức mạnh tổng hợp, làm nên những thành công lớn mà cá nhân hoặc tập thể nhỏ không thể làm được.

Lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay là nguồn gốc của bài học ấy và cũng là sự chứng minh hùng hồn cho bài học ấy.
Từ xa xưa, những người thổ dân đã biết đoàn kết sống thành bộ tộc để bảo vệ đất đai, chống lại thú rừng. Trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, xây dựng khối đoàn kết vững chắc là cực kì quan trọng. Nếu biết đoàn kết, chúng ta sẽ tiêu diệt được nhiều kẻ thù. Như ở đời nhà Trần, quân dân ta đã đoàn kết tiêu diệt quân Nguyên – Mông. Thời đó quân Nguyên rất mạnh. Chúng đã từng tuyên bố “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được tới đó”. Trong khi đó, triều đình nhà Trần mở họi nghị Diên Hồng khơi dậy tinh thần đoàn kết của các tầng lớp nhân dân. Miền xuôi cũng như miền ngược, già cũng như trẻ, gái cũng như trai, đều chung một ý chí chống giặc ngoại xâm. Nhỏ tuổi như Trần Quốc Toản cũng cầm quân ra trận và lập được nhiều chiến công. Cuối cùng, dù thế giặc mạnh như chẻ tre nhưng quân dân ta vẫn đánh đuổi được 50 vạn quân xâm lược Nguyên – Mông ra khỏi bờ cõi nước ta.

Đến đời nhà Lê, Lê Lợi đã kêu gọi những anh hùng có chí khí cùng đứng lên dựng cờ tụ nghĩa. Ông tập hợp dưới lá cờ của mình mọi người dân yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đoàn kết chặt chẽ “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Vì có tinh thần đoàn kết suốt mười năm kháng chiến, đoàn quân của ông đã thắng trận trở về giữa niềm hân hoan vui mừng của nhân dân. Và Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải mà em khâm phục, cũng đoàn kết tập hợp nghĩa quân. Những người nông dân, những người trí thức, những tướng sĩ… đều cùng một lòng với minh chủ đánh đuổi quân Thanh khỏi biên giới, đem lại cuộc sông thanh bình cho nhân dân.

Trong cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Khối đoàn kết toàn dân góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chín năm thần thánh.

Nếu cuộc kháng chiến chống Pháp khẳng định tinh thần đoàn kết của nhân dân ta thì cuộc kháng chiến chống Mĩ là một bản anh hùng ca đáng tự hào về khối đoàn kết dân tộc. Đương đầu với nửa triệu giặc Mĩ xâm lược có pháo đài bay, có hàng rào điện tử, nhân dân hai miền Nam Bắc nước ta đã xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm nên thắng lợi vẻ vang, kết thúc hơn 20 năm kháng chiến chống Mĩ bằng chiến địch Hồ Chí Minh 1975 vang dội lịch sử, chấn động địa cầu.

Không những tinh thần đoàn kết đem lại những thắng lợi vĩ đại trong chiến đấu, mà còn đem lại những thành công to lớn trong lao động sản xuất. Ngắm nhìn những con đê hùng vĩ hai bên bờ sồng Hồng, ta thật ngạc nhiên trước sức mạnh của người xưa. Cứ đến mùa mưa, nước sông Hồng đỏ ngầu, gầm réo, hung hăng muốn tràn vào làng mạc, phố xá, nhưng làm sao vượt qua được con đê vừa dài, vừa rộng, vừa cao. Ai đã đắp nên những con đê ấy ? Không riêng ai cả. Hàng chục triệu, trăm triệu con người đã dùng bàn tay bé nhỏ, với công cụ lao động thô sơ, đắp từ thuở xưa và tiếp tục đắp suốt ba, bốn ngàn năm nay. Đó chính là một công trình tuyệt vời của sức mạnh đoàn kết.

Ngàv nay, do không chỉ biết đoàn kết nhân dân trong nước mà còn hợp tác quốc tế, nhân dân ta đã xây dựng được ngành công nghiệp dầu khí Vũng Tàu, các nông trường cà phê, cao su… nhân dân ta cũng đã và đang hoàn thành những công trình xây dựng to lớn: nhà máy thủy điện sông Đà, đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, mang ánh sáng đến mọi miền quê hẻo lánh. Rồi cầu Thăng Long sừng sững, thủy điện Trị An đồ sộ… và còn biết bao nhiêu công trình to lớn khác đã, đang và sẽ mọc lên như muốn nói với các bạn năm châu rằng: đất nước chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng luôn đoàn kết với nhau và tranh thủ sự đoàn kết quốc tế để xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh sánh kịp các nước tiên tiến trên thế giới.

Tóm lại, trải qua hàng mấy chục thế kỉ, câu ca dao của cha ông ta vẫn là một chân lí không gì lay chuyển được. Đó là một trong những bài học sâu sắc nhất mà nhân dân Việt Nam đã rút ra qua cuộc sống hàng ngàn năm của mình. Em càng hiểu sâu sắc vì sao Bác Hồ lại căn dặn thê hệ sau:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết 
Thành công, thành công, đại thành công