K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2017

Thông qua hoạt động nhân đạo, các em biết thêm những phận đời để kịp thời giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Đến với diễn đàn tuổi học trò kỳ này, hãy cùng lắng nghe những suy nghĩ của các em học sinh về hoạt động nhân đạo nhé.

Hoạt động nhân đạo trong trường học được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam; quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn học sinh vùng cao; tổ chức Trung thu cho học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa… Cô giáo Đặng Vũ Hoa, Tổng phụ trách Đội Trường THCS Phan Thiết (TP Tuyên Quang) cho biết, chuẩn bị chào đón năm học mới, vừa qua Liên đội nhà trường đã phát động chương trình quyên góp, ủng hộ quần áo, sách vở để gửi đến các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả, 100% đội viên trong nhà trường đều nhiệt tình tham gia, hưởng ứng. Toàn Liên đội đã góp được 2.114 kg phế liệu, 157 bộ quần áo, 67 bộ sách giáo khoa. Số tiền thu được từ bán phế liệu cùng quần áo, sách vở sẽ là món quà ý nghĩa đến với các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường và ở vùng sâu vùng xa.

Em Đỗ Hương Linh, lớp 8D, Trường THCS Phan Thiết chia sẻ, em hy vọng qua hoạt động nhân đạo sẽ góp phần giúp những bạn có hoàn cảnh khó khăn được đến trường. Đây là một hoạt động ngoại khóa tích cực mà em và các bạn đều tự nguyện tham gia. Qua đó, chúng em hiểu hơn về ý thức tiết kiệm, biết trân trọng những gì mình đang có, biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn. Một hoạt động khác mà em rất thích tham gia đó là chăm sóc, giúp đỡ các chú thương binh, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường. Em thấy mình trưởng thành hơn, thấu hiểu những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống để từ đó tự nhủ bản thân mình cần phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.

Tại một số trường ở những vùng khó khăn, các em học sinh vẫn rất tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. Em Nguyễn Thùy Linh, lớp 5A, Trường Tiểu học Bình Yên (Sơn Dương) chia sẻ, trường có rất nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng bạn nào cũng cố gắng để tham gia các phong trào như Kế hoạch nhỏ, Góp gạo tới trường… Em luôn được thầy cô dạy: “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” nên mỗi ngày em đều cố gắng để có thể giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Liên đội của trường thường xuyên có đợt vận động các bạn đội viên góp gạo ủng hộ bạn nghèo, số gạo này là sự sẻ chia và là động lực để các bạn cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Em Nguyễn Thị Thu Hương, lớp 4A, Trường Tiểu học An Khang (TP Tuyên Quang) cho biết, trong mỗi năm học, Liên đội đều phát động các đợt thi đua quyên góp sách vở cũ, đồ dùng học tập, phế liệu, giấy vụn. Em và các bạn trong lớp luôn nhắc nhở nhau để cùng thực hiện thật tốt, không chỉ thu gom được nhiều giấy vụn, vỏ lon rỗng mà qua mỗi hành động bạn nào cũng có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường. Nhờ vậy mà sân trường, phòng học luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh, từ đó giáo dục các giá trị sống tốt đẹp cho học sinh như tinh thần tiết kiệm, biết tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương và sống có trách nhiệm.   

CHẮC VẬY HỲ ☺ !!!!!!!!!!

14 tháng 10 2018

hỏi lắm thế

14 tháng 10 2018

Xin lỗi bạn nha!! Mìn ko ghi được đâu!!

Vì... Mình là thương binh liệt sĩ rồi?!?!

Mớ ra chiến trường cắt dưa leo xong chêm đứt tay mình rồi!!

trồng cây gây rừng

quyên góp tiền bảo vệ môi trường

ko xả rác bừa bãi ở hồ,ao,song,suối....

9 tháng 5 2018

Hãy kể về hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường mà em biết hoặc trực tiếp tham gia và cho biết ý nghĩa của hoạt động đó đối với bản thân.
Gợi ý làm bài:
-         Hành động:
+ Tham gia vệ sinh khu dân cư mình sinh sống
+ Tham gia chương trình Vòng quay xanh – tuyên truyền bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác và nhặt rác trong khuôn viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
+ Tham gia chương trình Giờ trái đất 60+
+ Tham gia tuyên truyền, vẽ tranh, đóng kịch về chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường,…
-         Khi tham gia những hoạt động này, em đã góp phần sức của mình vào việc bảo vệ môi trường, vì sự phát triển chung của đất nước và nhân loại.

9 tháng 5 2018

   Hành động:

+ Tham gia vệ sinh khu dân cư mình sinh sống

+ Tham gia chương trình Vòng quay xanh – tuyên truyền bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác và nhặt rác trong khuôn viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

+ Tham gia chương trình Giờ trái đất 60+

+ Tham gia tuyên truyền, vẽ tranh, đóng kịch về chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường,…

9 tháng 8 2020

Buổi ngoại khóa hôm đó, trời mưa to, nhà trường thông báo cho cả trường về nhà nghỉ ngơi để mai đi tiếp

(ĐÂY CHỈ LÀ 1 CÂU CÓ YẾU TỐ HÀI HƯỚC THÔI CHỨ KOC Ó J ĐÂU NHA)

4 tháng 5 2022

uk

5 tháng 3 2018

I. Mục đích

Tuyên truyền sâu rộng trong học sinh về an toàn giao thông.

Rèn tính độc lập, năng nổ cho đội viên.

Giáo dục học sinh tính cẩn thận, có ý thức trong khi đi đường, không tụ tập ở lề đường gây trở ngại cho an toàn giao thông.

II.Công tác chuẩn bị

Sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông.

Làm mô hình vòng xoay giao nhau của một giao lộ, có chiều xe lưu thông (tổ 1).

Sắp xếp bàn ghế theo đúng sơ đồ triển lâm (2 bàn lớn ở giữa). Dùng keo dán tranh ánh triển lãm.

III.      Chương trình cụ thể

1)  Chào cờ.

2)  Giới thiệu đại biểu đến dự: Quý thầy cô và các lớp trưởng trong khối 5.

3)  Lớp trưởng tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình và tranh triển lãm.

4)  Giới thiệu mô hình vòng xoay giao thông (ngã 5 - tổ 1).

5)  Thuyết minh cụ thể từng hình ảnh triển lãm: lớp phó học tập.

6)  Học sinh hát tập thể bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

7)  Tiễn khách.

6 tháng 3 2018

Đề 2. Triển lãm về an toàn giao thông.

I. Mục đích

Tuyên truyền sâu rộng trong học sinh về an toàn giao thông.

Rèn tính độc lập, năng nổ cho đội viên.

Giáo dục học sinh tính cẩn thận, có ý thức trong khi đi đường, không tụ tập ở lề đường gây trở ngại cho an toàn giao thông.

II. Công tác chuẩn bị

Sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông.

Làm mô hình vòng xoay giao nhau của một giao lộ, có chiều xe lưu thông (tổ 1).

Sắp xếp bàn ghế theo đúng sơ đồ triển lâm (2 bàn lớn ở giữa). Dùng keo dán tranh ánh triển lãm.

III. Chương trình cụ thể

1) Chào cờ.

2) Giới thiệu đại biểu đến dự: Quý thầy cô và các lớp trưởng trong khối 5.

3) Lớp trưởng tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình và tranh triển lãm.

4) Giới thiệu mô hình vòng xoay giao thông (ngã 5 - tổ 1).

5) Thuyết minh cụ thể từng hình ảnh triển lãm: lớp phó học tập.

6) Học sinh hát tập thể bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

7) Tiễn khách.

13 tháng 5 2018

Không ai trả lời hết ư

18 tháng 3 2018

Ngày 20-11 vừa rồi, trường em có cuộc biểu diễn văn nghệ ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong tình cảm chúng em.

Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam". Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. 

Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.

Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 8B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, năm bạn 6B nom cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"Tốp ca lớp 6E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca. Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 6 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 6A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.

Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành.

Tuần học trước đối với lớp tôi là một tuần thật vô cùng tồi tệ. Lớp tôi đã tụt hơn 10 bậc trong bảng xếp loại thi đua. Sắp đến giờ sinh hoạt, không khí lớp nặng nề. Dù không muốn nhưng hình như ai cũng đoán chắc rằng cả l lớp sẽ được nghe rất nhiều lời trách phạt của cô chủ nhiệm.

Tùng! Tùng! Tùng!

Trống vào tiết năm vừa điểm, cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp với ánh mắt nghiêm trang, cả lớp tôi im phăng phắc. Cô có vẻ hơi ngạc nhiên vì cô mới đi công tác xa về. Cũng giống như mọi khi, cô gọi Huyền Trang lên thông qua tình hình của lớp trong tuần. Bạn lớp trưởng chầm chậm đứng lên. Ở dưới, chúng tôi nhận rõ vẻ mặt thất vọng của cô sau mỗi lời nói của Huyền Trang. Bản thông báo được đọc nhanh chóng, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Kết quả, lớp tôi tụt từ vị trị số một xuống vị trí thứ 15.

Cả lớp tôi vừa buồn, vừa sợ hãi lại vừa hối hận chờ đợi từ cô những lời trách phạt. Cô không giấu vẻ mặt thất vọng nhưng trông cô vẫn điềm tĩnh vô cùng:

- Cô đi công tác có một tuần mà công tác tự quản của các em kém quá! Ai lại mang tiếng một lớp mũi nhọn của trường mà lại xếp thứ 15. Bản báo cáo của Huyền Trang đã nêu ra quá nhiều những cái tên mắc lỗi nhưng trước khi phê bình, cô muốn nghe lớp mình phát biểu.

Cả lớp vẫn im phắc trong một không khí nặng nề nhưng rồi cuối cùng, Huyền Trang cũng lên tiếng trước:

- Em thưa cô! Tuần qua lớp mình sút kém là vì các bạn thực hiện nề nếp không nghiêm và lại còn sao nhãng trong việc học hành. Là cán bộ lớp mà không nhắc nhở được các bạn, em xin nhận lỗi về mình.

Nói xong, lớp trưởng bật khóc ngồi thụp xuống bàn. Ngay lúc đó, bạn Mi thành viên của tổ bốn đứng lên:

- Thưa cô! Tuần qua các mặt thi đua của lớp mình đều sút kém, theo em có mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ở cổng trường ta vừa khai trương một quán trò chơi điện tử. Em thấy lớp mình có nhiều bạn hay la cà ở đó vì thế mới xảy ra chuyện không học bài trước khi đến lớp và chuyện đi muộn thường gặp ở các nam. Thứ hai, các bạn nữ lớp mình gần đây hay mang đến lớp đồ ăn, quà bánh nên thường gây mất trật tự và còn ảnh hưởng đến công tác vệ sinh. Còn nữa, tuần vừa qua cô đi vắng, lớp mình lại là lớp mới của cấp hai nên các bạn còn có thói quen xao nhãng nếu không có ai nhắc nhở thường xuyên. Thưa cô! nếu giải quyết được những nguyên nhân ấy, em tin lớp mình sẽ tốt hơn.

Chờ đợi một lúc không thấy còn ai có ý kiến gì, cô kết luận:

- Vậy là ngay chính bản thân các em đã tự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của mình. Cô khen bạn Trà Mi đã góp ý rất kịp thời. Cô sẽ giữ bản báo cáo này xem tuần sau các em sửa chữa ra sao? Nếu các em đã biết lỗi của mình mà các em còn mắc lỗi cô sẽ phạt nặng gấp đôi.

Buổi sinh hoạt tan, lớp tôi ra về nhiều bạn thấy mình nhẹ nhõm vì không bị cô trách phạt gì. Nhưng ai cũng lo ngay ngáy cũng nghĩ phải làm sao cố gắng để không bị cô trách phạt trong giờ sinh hoạt tuần sau.