Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Võ Thị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa.
Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng.
Thiếu nữ ném lựu đạn diệt giặc
14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế.
Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp.
Người con gái Đất Đỏ còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.
Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này.
Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Khi xe của tỉnh trưởng tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh.
Hai tổ công an xung phong ở gần đấy đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to "Việt Minh tiến công" và hướng dẫn người dân giải tán.
Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng.
Vo Thi Sau, nu anh hung huyen thoai vung Dat Do hinh anh 1
Chị Võ Thị Sáu nhiều lần được khen ngợi nhờ không ngại gian khó, dũng cảm tham gia chiến đấu, bảo vệ quê hương.
Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn, trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi, chị ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng, hô to “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy.
Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước.
Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt.
Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa.
Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.
Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa, kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.
Nhờ sự kiên cường, dũng cảm, trung thành, Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngày đêm trước khi hy sinh.
Kiên cường đến phút cuối
Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản.
Khi mới bị bắt, địch tra tấn chị chết đi sống lại nhưng không moi được nửa lời khai báo.
Sự kiên trung ấy một lần nữa thể hiện tại phiên tòa đại hình khi chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang khẳng định: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.
Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.
Năm 1952, trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.
Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước.
Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.
“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố.
Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Võ Thị Sáu là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.
Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi.
Chính quyền Việt Nam xem cô như một biểu tượng liệt nữ anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.
Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, người Việt Nam đã thành lập chính phủ riêng và tuyên bố độc lập, thống nhất, thoát ly khỏi quyền thống trị của thực dân Pháp đã ngót 80 năm; và sau đó tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp để chống lại sự tái lập quyền thống trị của thực dân Pháp như trước kia. Các anh trai của cô, sau khi quân Pháp tái chiếm vùng Đất Đỏ, đã thoát ly gia đình, hoạt động kháng chiến cho phong trào Việt Minh. Cô bỏ dở việc học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho các anh, vốn công tác trong Chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa.
Năm 1946, cô theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, cô chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi.[3]Từ đó, cô tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian cộng tác với quân Pháp; đặc biệt là trận tập kích bằng lựu đạn tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ, gây được tiếng vang trong vùng.[1]
Theo trang thông tin của huyện Đất Đỏ, thì vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, cô bị quân Pháp bắt được.[3] Một số tài liệu khác ghi cô bị bắt vào tháng 2 năm 1950, sau khi cô và đồng đội dùng lựu đạn tập kích giết chết Cả Suốt và Cả Đay, là hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp, ở ngay phiên chợ Tết Canh Dần tại chợ Đất Đỏ.[1][2][4]
Bị bắt và tử hình[sửa | sửa mã nguồn]
Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Tháng 4 năm 1950,[2] tòa án binh của quân đội Pháp đã đưa cô ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp.
Ngay tại phiên tòa đại hình, Võ Thị Sáu đã thể hiện sự dũng cảm bằng những tuyên bố mạnh mẽ tại phiên tòa. Cô tuyên bố: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị thét lớn: "Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!"
Vào thời điểm xử án, cô chưa tròn 18 tuổi, vì vậy các luật sư bảo vệ cô căn cứ vào điểm này để tranh biện nhằm đưa cô thoát khỏi án tử hình. Mặt dù vậy, tòa án binh Pháp vẫn tuyên án tử hình cô.[4] Bản án này đã gây chấn động dư luận, gây ra sự phản đối mạnh mẽ cả tại Việt Nam và ngay tại nước Pháp. Chính vì vậy, chính quyền quân sự Pháp không thể công khai thi hành bản án. Cô tiếp tục bị giam cầm tại khám Chí Hòa cho đến tận giữa tháng 1 năm 1952 thì bị chính quyền quân sự Pháp chuyển ra Côn Đảo để bí mật thi hành án tử hình khi cô đã đủ 18 tuổi.
Theo các lời chứng của các cựu tù Côn Đảo, cô được đưa ra đến Côn Đảo vào chiều ngày 21 tháng 1 năm 1952, và bị giam trong Sở Cò (đối diện với văn phòng giám đốc đảo).
Rạng sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, lúc khoảng 5 giờ, cô bị đưa đến văn phòng giám thị trưởng đặt trước sân Banh I để làm lễ rửa tội. Đến 7 giờ sáng, cô bị đưa đến sân Banh III phụ và bị xử bắn tại đây. Thi hài cô được đưa ra Hàng Dương và được chôn tại huyệt đào sẵn. Trong "Sổ giám sát tử vong 1947 – 1954" còn lưu tại Côn Đảo, có dòng chữ ghi bằng tiếng Pháp: "Le 23 Janvier 1952: 195 G.267 Võ Thị Sáu dite CAM mort 23/1/1952 7h P.Condor Par balles..." (Tù nhân số G 267 Võ Thị Sáu bị xử bắn vào ngày 23/1/1952).[1]
Những giờ phút cuối[sửa | sửa mã nguồn]
Khi bị đưa ra Côn Đảo để chuẩn bị xử bắn, trước hôm bị hành hình, cô liên tục hát cho bạn tù nghe những bài ca cách mạng như Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh... Khi biết cô chuẩn bị đưa ra pháp trường, các bạn tù đồng thanh hô vang: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”.[5]
Khi cô bị giải ra nơi hành hình, các bạn tù đứng dậy cùng hát bài Chiến sĩ ca để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa người đồng đội ra pháp trường. Khi linh mục làm lễ rửa tội, cô từ chối và trả lời: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội". Khi vị linh mục nói: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?", cô đã đáp lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Khi đến pháp trường, chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, Võ Thị Sáu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, cô ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng: "Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!" Một chuyện khác kể, khi nhóm đao phủ bảo quỳ xuống, cô đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".
Theo đại tá Lê Văn Thiện, một cựu tù Côn Đảo, trong quyển sách "Tình đất đỏ", dẫn lời kể của cựu tù Côn Đảo lâu năm là ông Tám Vàng, quê Trà Vinh, người đã chứng kiến buổi hành hình và tự tay chôn cất Võ Thị Sáu thì khi lính Pháp trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Quân Pháp lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt, rồi chị nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn và hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”[5]
Sau khi quân Pháp bắn Võ Thị Sáu, ông Tám Vàng cởi dây trói cho Võ Thị Sáu, mắt cô vẫn mở, cơ thể còn ấm nóng. Chính tay ông Tám Vàng đã vuốt mắt cho cô. Và cũng vì nể phục Võ Thị Sáu, nên thay vì lấp đất chôn xác như với những tù nhân khác, ông Tám Vàng đã bí mật tìm 4 tấm ván làm hòm dã chiến để chôn cất.
1/ Hình ảnh chị Võ Thị Sáu trong ngày ra pháp trường đẹp như thiên thần và chị là người chiến thắng cái ác. Em hãy lí giải điều này
Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, chị bị xử bắn tại Côn Đảo khi mới 19 tuổi. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm ngày 22, chị hát cho những bạn tù nghe những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh... Khi lắng nghe thấy bước chân đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em đồng chí trong ngục cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.
Trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.
Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước. Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.
“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố. Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát “Tiến quân ca”. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Cuộc đời cách mạng cùng cái chết bất khuất ở tuổi đôi mươi của người con gái Đất Đỏ trở thành huyền thoại: Người con gái trẻ măng/Giặc đem ra bãi bắn/Đi giữa hai hàng lính/Vẫn ung dung mỉm cười/Ngắt một đóa hoa tươi/Chị cài lên mái tóc/Đầu ngẩng cao bất khuất….
Chị mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam noi theo, nhất là thế hệ trẻ trong lực lượng Công an nhân dân. Tên tuổi và sự nghiệp của chị đã được suy tôn vào hàng những nhân vật tiêu biểu của “Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam”.
2.2/ Trước những tấm gương yêu nước, hi sinh như chị Võ Thị Sáu, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của người công dân hôm nay
Là một công dân của nước VN dân chủ cộng hòa với tinh thần, truyền thống yêu nước chống giặc bất khuất của dân tộc ta thì chúng ta cần phải hết sức nổ lực học tập, trao dồi kiến thức rèn luyện thân thể để có thể bảo vệ đất nước, giúp dất nước VN ngày càng phát triển để những người từng hi sinh để giải phóng đất nước như chị Võ Thị Sáu không uổng công hi sinh bản thân để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
Thế giới chúng ta đang sống có rất nhiều biến cố . Hết .
Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.
Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội. Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân. Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.
Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.
Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.
Kính gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres
Bình thường một học sinh cấp 2 như cháu chắc chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện viết thư cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Nhưng lần này vì có cuộc thi viết thư quốc tế nên cháu cũng sẽ thử cố gắng đóng góp ý kiến về một vấn đề chung của toàn thế giới.
Hiện nay cháu vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng học khá tốt môn tin học và đang định hướng để học theo chuyên ngành an ninh mạng. Và cũng vì thế mà cháu khá quan tâm đến tình hình an ninh mạng khắp nơi trên thế giới.
Rất nhiều chuyên gia đã chung nhận định rằng tội phạm công nghệ cao đang ngày càng trở nên tinh vi, tấn công với quy mô rộng và gây thiệt hại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội của các quốc gia. Hơn thế, nguy cơ chiến tranh mạng đang hiện hữu trong đó có những tác động trực tiếp đến sinh mạng con người.
Năm 2015, tin tặc tấn công vào hệ thống điện lưới của Ucraina gây mất điện cục bộ, ảnh hưởng đến trăm nghìn người dân; đó được ghi nhận là cuộc tấn công mạng thành công đầu tiên làm ảnh hưởng được đến lưới điện. Hàn Quốc cũng thường xuyên ghi nhận những cuộc tấn công vào hệ thống điện hạt nhân, đường sắt...
Trong khi đó những cuộc tấn công quy mô toàn cầu khác vẫn thỉnh thoảng gây chấn động thế giới, ví dụ như vụ mã độc tống tiền WannaCry đã cho thấy mức độ hậu quả mà dạng mã độc này có thể gây ra.
Ở đất nước của cháu cách đây vài năm cũng xảy ra vụ tấn công mạng vào hệ thống thông tin của các sân nay lớn, khiến mọi người không còn coi nhẹ vấn đề này được nữa.
Động cơ của các cuộc tấn công mạng thường là để lấy cắp thông tin; quấy phá, làm hư hại hình ảnh của các quốc gia, tổ chức; hoặc để kiếm tiền...
Mặc dù vấn đề này đã được cảnh báo nhiều năm trở lại đây, nhưng đúng là thật khó để sớm cải thiện tình hình. Mục tiêu an ninh mạng dường như đang đòi hỏi phải có sự chung tay, thống nhất của các quốc gia.
Trong khi đó nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thông tin cũng chưa được quan tâm đúng mức ở nhiều quốc gia, bao gồm việc đào tạo phổ biến kiến thức cho thế hệ trẻ, vì thế rất cần sự hỗ trợ từ phía Liên hợp quốc.
Hi vọng trong thời gian tới Liên hợp quốc sẽ có những hoạt động cụ thể, những hiệp ước hay bản thỏa thuận được ký kết để đẩy lùi được cuộc khủng hoảng an ninh mạng hiện nay.
Thân gửi!
Mn trả lời nhanh để mik còn phải kiểm tra miệng nữa.HUHUHU...T-T
Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận.
Chị là người mưu trí, dũng cảm. Chị Sáu đã có nhiều chiến công hiển hách. Năm 1948, chị được tổ chức phân công đánh phá buổi lễ mít tinh mừng ngày Quốc khánh nước Pháp 14/7/1948. Chị tung lựu đạn vào khán đài có tính trưởng Lê Thành Trường để giải tán buổi lễ. Chiến công này tạo cho chị nhiều cơ hội lập công mới. Chị được Đảng giao cho nhiệm vụ trừ gian diệt tề. Tháng 2 năm 1950, trong một lần làm nhiệm vụ, không may chị sa vào tay quân thù. Giặc dùng đủ mọi cực hình tra tấn chị nhưng chị không khuất phục và không khai báo điều gì. Địch đày chị ra Côn Đảo. Bảy giờ sáng ngày 23/1/1952, chúng xử tử chị, khi ấy chị mới tròn mười chín tuổi. Ngày 3/6/1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.
Khi tôi viết những dòng này, thì không biết ngoài kia, ngoài cái xã hội xô bồ có còn những mảnh đời, những tấm thân bé nhỏ, ngây thơ phải chịu cảnh bị "bạo hạnh" nữa hay không? Sở dĩ tôi nói vậy là chỉ trong một thời gian ngắn, chưa đầy một tháng mà báo chí đã phanh phui 2,3 vụ "bạo hành trẻ em" gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần các em.
Nạn bạo hành, phần lớn tạo ra bởi chính từ những con người không có lương tâm, dã man mất hết đạo đức của một con người, và điều đáng nói, đáng xót xa hơn nữa; thủ phạm đã gây ra những cảnh bạo hành đó còn là cha là mẹ của các em, những bậc sinh thành đã không thương tiếc hành hạ trên chính thể xác và tinh thần của con mình, thật đáng hổ thẹn cho những bậc làm cha làm mẹ. Có rất nhiều lí do được những người này đưa ra trước cơ quan công an về hành vi dã man của mình. Âu! Đó cũng là lí do để phủ nhận hành vi, phủ nhận trách nhiệm của mình.
Có lẽ đây là lần đầu tiên dư luận lại có những động thái tích cực đồng loạt mạnh mẽ, có sự quan tâm đặc biệt, và tỏ thái độ gay gắt trước những hành vi đó. Họ trực tiếp đến thăm hỏi, động viên để thấy tận mắt, nhìn tận mặt những nạn nhân của nạn "bạo hành". Tất cả đều xót xa rơi nước mắt trước những thân thể bầm tím, xanh xao, đầy những vết thương, đó là hậu quả của những trận đòn vô cớ gây nên. Các đối tượng phạm tội khi bị cơ quan công an phát hiện hành vi "bạo hành" của mình thì viện đủ thứ lí do để rủ bỏ trách nhiệm như: "Nó lì quá, tôi đánh nó để dạy nó" (lời của hai vợ chồng chủ trại tôm ở Cà Mau nói), rồi còn ngỡ ngàng trước lời nói của một người mẹ: "tôi đánh nó vì nó giống cha nó", trớ trêu thay chỉ vì mâu thuẫn với người cha mà đành lòng hành hạ con trong một thời gian dài như thế; rồi còn có cảnh dở khóc, dở cười, chính người mẹ lại nhốt con vào chuồng chó để răn dạy. Thật đáng buồn cho bậc làm cha làm mẹ.
Một khi nhận thức của các em còn bồng bột và non nớt thì các em làm sao hiểu hết những gì đang xảy ra với chính bản thân mình. Có đi chăng nữa cũng là những cơn đau hằn lên qua những trận đòn. Các em đáng nhận được tình thương yêu, sự đùm bọc, một sự che chở đúng nghĩa, được cắp sách đến trường thì ngược lại, các em bị ngược đãi, bị ghẻ lạnh. Các em bị hành hạ một cách dã man với những thủ đoạn và những dụng cụ nghe qua thì không khỏi rùng mình: Roi tre, dây, chổi, thậm chí những con người mất nhân tính dùng cả nước sôi, thanh sắt nung nóng... Những hành vi "bạo hành" như thế thật đáng để lên án, thật đáng để trừng trị, để răn đe.
Việc đáng nói ở đây là lương tâm, là đạo đức chỉ được dùng như cái vỏ bọc để những người như vợ chồng chủ trại tôm ở (Cà Mau), bà mẹ có đứa con giống cha hay nhiều trường hợp khác chưa được ánh sáng công lí phát hiện để thực hiện hành vi thú đội lớp người của mình. Loài vật còn biết yêu thương nhau, đùm bọc nhau huống chi họ là một con người của xã hội văn minh, của một đất nước có pháp luật.
Khi xảy ra vụ việc, mà là những vụ được thực hiện trong một thời gian dài như thế mà không bị phát hiện, không bị xử lý, khi phát hiện thì các em đã trong tình trạng nghiêm trọng, do tâm lí sợ sệt, sợ bị liên lụy của người dân. Một sự lạnh lùng đến tàn nhẫn, sự im lặng là dung dưỡng cho cái xấu. Họ đâu biết sự vô tình của họ, lơ là trong công tác quản lí đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Hằng ngày, các em vẫn phải chịu cảnh hành hạ, mà vẫn phải câm nín trong sự đau đớn của thể xác. Có thật hay không chuyện họ không hay, không biết gì về nạn bạo hành đó, hay họ cho rằng việc bình thường theo quan niệm của người Việt Nam "thương cho roi cho vọt" hay có sự phi lí nào trong cái không hay, không biết, không quan tâm đó.
Từ câu chuyện của bé Hào Anh (Đầm Dơi – Cà Mau), khi vụ việc bị phát hiện, cơ quan chức năng đến để giải cứu và đưa em đi bệnh viện thì chính vợ chồng thủ phạm (Giang - Thơm) đã dúi vào túi mẹ của bé Hào Anh 1.000.000 đồng đề nghị viết đơn bãi nại, nhưng không được cơ quan công an chấp nhận, và tiếp theo là 20.000.000 đồng chỉ để có một tấm đơn bãi nại của phía gia đình bé Hào Anh (theo báo công an ra ngày 08.05.2010). Hành vi của Giang - Thơm có thể được coi là một hành vi mà khi hai nhân cách đã không còn lương tâm, không còn biết suy nghĩ, và thua loài cầm thú, không thể chấp nhận dù bất kì lí do gì.
Ở nước ta "Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có từ năm 1991, trong đó nêu các quyền cơ bản của trẻ và nghiêm cấm bất kỳ hành vi nào gây tổn hại sức khỏe, tinh thần trẻ. Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định phạt tiền những kẻ lợi dụng, đánh đập hoặc xâm phạm thân thể, làm đau đớn thể xác và tinh thần trẻ em. Bộ luật Hình sự có điều 110 về tội hành hạ người khác trong đó quy định người nào đối xử tàn ác với trẻ em lệ thuộc mình thì có thể bị phạt tù đến ba năm". Nhưng thực tế, có rất ít vụ được xử phạt, có cũng chỉ là qua loa, mang nặng hình thức.
Luật phải thật đi vào đời sống người dân, phải thật nghiêm minh, xử phạt đúng người đúng tội. Có như thế thì mới làm giảm bớt nạn "bạo hành" đối với trẻ em đang có chiều hướng gia tăng. Để các em có thể sống trong niềm vui, trong tiếng cười của mọi người thân, của xã hội. Nếu không thì những vết thương thể xác tinh thần sẽ mãi theo các em đến suốt cuộc đời, và sẽ mãi là ác mộng đối với các em
Khi nhắc tới môi trường học đường, ai ai cũng nghĩ đó là nơi học hỏi, trao dồi tri thức, đạo đức, tư tưởng giữa thầy cô và học sinh; đó là môi trường lành mạnh, an toàn… Nhưng trên thực tế thì không hoàn toàn như thế. Gần đây, tại một số trường, nạn bạo hành trong học đường đang diễn ra hết sức phức tạp, đa dạng và ngày càng gia tăng.
Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến vấn nạn bạo hành trong học đường? Và chúng ta cần làm gì để giúp môi trường học đường thoát khỏi vấn nạn này?
Trước khi bàn về vấn nạn trên, chúng ta cần tìm hiểu xem bạo hành là gì? Bạo hành là những hành động bạo lực và lời nói gây áp lực, tổn thương nặng nề lên người khác ở cả hai phương diện thể chất và tinh thần. Có nhiều hình thức bạo hành nhưng chúng ta có thể phân biệt thành hai loại: bạo hành bằng lời nói, bạo hành bằng hành vi. Và vấn nạn bạo hành trong học đường đang ngày càng gia tăng về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm mang màu sắc xã hội đen đã khiến xã hội hoang mang và lo lắng.
Thật vậy, trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài…), vấn nạn bạo hành trong học đường thường xuyên được đưa lên những trang đầu, những bản tin “nóng” trong ngày. Hành vi bạo hành này xảy ra giữa các thầy cô với nhau, giữa thầy cô và phụ huynh, nhưng nổi bật hơn cả là giữa thầy cô và học sinh, giữa học sinh với nhau. Và hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các cấp học: từ trường mầm non, tiểu học đến các trường trung học phổ thông, thậm chí cả đại học. Mới đây, ở một số trường mầm non, những cô bảo mẫu đã ép trẻ em ăn bằng những hành vi vô cùng tàn độc như đánh, tát, bắt trẻ ăn lại những gì mình ói ra, dán băng keo lên miệng để bé ngưng khóc, nhấn đầu trẻ vào thùng nước để hù dọa… Ôi! Những hành vi thật đáng lên án… Những hành vi bạo lực đó làm những em bé ngây thơ, vô tội, hiếu động trở nên trầm cảm, sợ hãi trước mọi người, mọi vật xung quanh. Còn ở những cấp học cao hơn, một số thầy cô đánh đập, mạt sát, mắng chửi học sinh là “ngu quá”, “lì như trâu”, “đầu óc bã đậu”… và làm nhục học sinh trước mặt bạn bè vì những sự thiếu xót vốn có của tuổi học trò như: viết sai chính tả, làm toán sai, đi học trễ… Thật đáng buồn vì những phương pháp phi sư phạm trong môi trường sư phạm… Và nghiêm trọng hơn nữa đó là hành vi bạo hành của học sinh. Khi bị thầy cô nhắc nhở, kỷ luật, nhiều học trò đã có hành vi trả đũa thầy cô thật vô lễ và bạo lực như một nam sinh đánh thầy chảy máu đầu, nữ sinh tát cô giáo dạy nhạc ở trường trung học cơ sở Ngô Chí Quốc (thành phố Hồ Chí Minh) hay học trò hành hung giáo viên đến mức phải đi cấp cứu ở trường trung học phổ thông Tôn Đức Thắng (tỉnh Ninh Thuận)… Không dừng lại ở đó, chỉ vì những lí do hết sức đơn giản như: “ra oai”, nhìn nhau, va quẹt nhau trong giờ chơi, ghen tuôn… các học sinh sẵn sàng gây gỗ, xích mích với nhau. Và khi có xích mích xảy ra, thay vì chọn phương pháp hòa giải, học sinh lại chọn “nắm đấm” và biến trường học thành chốn giang hồ mang đậm màu sắc bạo lực. Thường những vụ xô xát, ẩu đả này không dừng lại ở hai đối thủ mà còn nghiêm trọng hơn là kéo theo phe phái, băng nhóm với đủ loại hung khí nguy hiểm trong tay. Với những hung khí nguy hiểm đó, các học sinh đã hành hung bạn mình, thậm chí còn gây ra án mạng. Bạo lực không chỉ xuất hiện ở các nam sinh mà hiện nay còn xuất hiện ở cả nữ sinh. Cư dân mạng gần đây đang xôn xao bởi một video clip quay cảnh đánh nhau của hai nhóm học sinh nữ (cỡ năm đến sáu bạn) với những màn đấm đá vào đầu, vào bụng; túm tóc; xé áo… trên hè phố sau giờ học. Đáng buồn hơn nữa, một số học sinh đi ngang qua không biết can ngăn mà còn hò reo, cổ vũ, kích động… và lấy điện thoại ghi hình lại. Và hậu quả sau những cuộc ẩu đả đó thường rất nghiêm trọng. Với những nạn nhân là đau về thể xác và vết thương khó bề liền xẹo về tinh thần. Với gia đình là không khí căng thẳng, sự đau đớn khi con cái bị thương tích, thậm chí mất mạng. Với nhà trường là cảm giác nặng nề, bất an luôn bao trùm.
Đứng trước thực trạng trên, nhiều người vẫn tự hỏi do đâu mà vấn nạn bạo hành trong học đường lại trở nên bùng phát và nghiêm trọng đến như vậy? Và qua cuộc sống hằng ngày, ta có thể nhận thấy được nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên.
Đầu tiên, đó là việc lạm dụng phương pháp “thương cho roi cho vọt” của một số giáo viên và phụ huynh. Họ cứ nghĩ rằng phải đánh, chửi, mắng… mới là dạy, mới làm học sinh sợ, ngoan ngoãn và vâng lời. Nhưng trên thực tế, giáo viên đánh học sinh tới mức gãy tay, bầm mặt… là sai nguyên tắc sư phạm. Bởi vì trẻ em trong giai đoạn đi học là thời kỳ phát triển, hình thành nhân cách và thể chất nên những hành vi bạo lực như trên dễ tác động xấu đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Những hành vi “bạo lực” đó dễ làm trẻ bị ức chế, trầm cảm, tự ti, lãnh đạm với cuộc đời, nghiêm trọng hơn là trở thành những phần tử xấu gây nguy hiểm cho xã hội.
Kế đến, đó là áp lực của nền kinh tế thị trường. Điều đó khiến cho con người trở nên sống thực dụng. Họ đặt vật chất, danh vọng, tiền tài, quyền lực lên trên những thứ khác. Chính vì thế, việc giáo dục trong nhà trường cũng bắt đầu xuất hiện nhiều điều tiêu cực. Chương trình giáo dục chỉ lo trau dồi kiến thức mà không chú trọng giáo dục đạo đức, nhân bản. Việc coi trọng bằng cấp, điểm số, thành tích khiến cho học sinh bị quá tải và chịu nhiều áp lực nên chúng dễ bị căng thẳng, rối loạn tâm lí và dễ đưa ra những hành động thiếu kiểm soát, quá khích. Còn một số giáo viên thì thiếu tâm huyết với nghề nghiệp, với công việc “trồng người” thiêng liêng. Vì thế, họ khuyết những yếu tố cần thiết của một nhà giáo như: lòng nhân ái, sự kiên nhẫn… Trong tình trạng khiếm khuyết như thế, họ làm sao có thể sáng tạo? làm sao có thể đổi mới phương pháp giáo dục? làm sao có đủ kiên nhẫn dùng tình thương yêu mà giáo dục học trò?…
Còn ở gia đình, cha mẹ cũng mải mê bươn chải, lo chu cấp đời sống vật chất cho con cái mà xem nhẹ việc quan tâm, giáo dục đạo đức, lòng yêu thương, bác ái… cho chúng. Và họ phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường. Vì thế, mối liên kết, sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường trở nên lỏng lẻo. Và với áp lực học hành, với bản tính bốc đồng, khó tự chủ bản thân và muốn khẳng định bản thân, học sinh dễ dàng bị kích động, bị bạn bè xấu lôi kéo đánh lộn và gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và người khác.
Và những ảnh hưởng của xã hội cũng có những tác động không nhỏ đến các bạn học sinh, sinh viên. Trong thời đại internet, công nghệ đang phát triển không ngừng và cái tốt – cái xấu thì lẫn lộn, những trào lưu xã hội, những bộ phim, game, tin tức bạo lực dễ dàng lan tràn khắp nơi và khiến cho học sinh, sinh viên dễ tiêm nhiễm và làm theo những hành vi bạo lực đó… Và tất cả những nguyên nhân trên đang góp phần làm cho vấn nạn bạo lực trong học đường không ngừng gia tăng.
Vấn nạn bạo hành trong học đường là vấn đề nan giải, đã gây đau đầu cho nhiều nhà chức trách. Tuy nhiên, chúng ta sẽ đẩy lùi được vấn nạn này nếu ngành giáo dục và các ngành liên quan, gia đình, xã hội, chính thầy cô giáo và mỗi học sinh ý thức, nhận thức được tác hại, mức độ nguy hiểm của vấn nạn này và quyết tâm đẩy lùi nó. Cụ thể là, ngành giáo dục cần cải cách chương trình học và thi cử cho hợp lí, đổi mới phương pháp giáo dục để học sinh giảm tải được áp lực học hành nhưng vẫn phát triển toàn diện về đức dục và trí dục. Bên cạnh đó, họ cần huấn luyện, đào tạo thật tốt đội ngũ giáo viên và nâng cao nhận thức của người thầy về nghề nghiệp thiêng liêng của mình, công việc đào tạo những mầm non tương lai của đất nước. Và họ cần tuyên truyền rộng rãi luật Chăm sóc, bảo vệ trẻ em Việt Nam và Công ước quốc tế về quyền trẻ em cho giáo viên, học sinh và phối hợp với các cơ quan chức năng khác xử lí nghiêm minh các hành vi bạo lực trong học đường.
Về phía gia đình, cha mẹ cần phải phối hợp với nhà trường một cách chặt chẽ với nhà trường để quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ, khuyên bảo… con cái sống có trách nhiệm, yêu thương đối với bản thân và mọi người xung quanh. Và cha mẹ cần phải luôn sống mẫu mực để nêu gương và giáo dục trẻ về cách đối nhân xử thế, lòng vị tha, các kỹ năng sống… Từ đó, những người trẻ mới cảm nghiệm được những điều tốt đẹp đó mà sống yêu thương bạn bè, thầy cô; sẵn sàng tha thứ, hòa giải, xin lỗi khi có xích mích, hiểu lầm và biết suy nghĩ, đắn đo trước khi muốn làm một điều gì.
Còn đối với xã hội, mọi người cần phải đề cao và tuyên dương những gương sống tốt, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng; tôn vinh và phát huy truyền thống hiếu hòa của dân tộc. Song song đó, mọi người cần phải khơi dậy tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi bạo lực, nhất là trong học đường. Có như thế, môi trường học đường mới trở thành một nơi tốt đẹp, lành mạnh để trao đổi, học hành và đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước.
Tóm lại, cuộc sống ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Chúng kéo theo nhiều áp lực khiến cho một số người dễ nổi nóng và đưa ra những hành động nông nổi, thiếu kiềm chế và bạo lực. Và môi trường học đường cũng bị ảnh hưởng một cách sâu đậm, vấn nạn bạo hành xảy ra ngày càng tăng và ở mức độ ngày càng nguy hiểm giữa các giáo viên, học sinh với nhau, thậm chí giữa giáo viên và học sinh. Chính vì thế, chúng ta không thể để vấn nạn này tiếp tục leo thang thêm nữa. Chúng ta cần cùng nhau đoàn kết lại và quyết tâm đẩy lùi bạo lực trong học đường để môi trường học đường trở nên an toàn, thân thiện mà học hành, nghiên cứu.
vào trang upu công bố chủ đề viết thư rồi có cái dàn ý nhìn vào ma viết
Ta chính là Võ Thị Sáu. Mai ngày, ta cũng phải theo quy luật tự nhiên mà giã từ cõi trần. Hôm nay ta viết lá thư này xin mọi người cùng đọc. Đất nước chúng ta ngày nay, bạo loạn, bạo lực chiến tranh xảy ra khắp nơi. Quân khởi nghĩa thì ít, giặc thì nhiều. Không biết mai ngày sẽ ra sao! Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm dốc hết sức lực của mình để loại bỏ chiến tranh, xây dựng hòa bình cho đất nước, dân tộc. Chiến tranh, bạo hành, nhưng thứ cướp đi sự tự do, sự hạnh phúc của nhân dân. Ôi chiến tranh! Sao người cứ cướp đi sự hạnh phúc của người khác chứ! Nhân dân ơi! Hãy quyết tâm chống giặc dẹp loạn cho đất nước Việt Nam thân yêu.
Người xưa đã có câu:
" Phong độ là nhất thời
Đẳng cấp là mãi mãi"
" Thua keo này ta bày keo khác"
Vậy chiến tranh xảy ra, có thể hôm nay kẻ địch đã thắng ta. Nhưng đó chỉ là một thứ phong độ phù du!Nhưng không sao, miễn là nhân dân còn yêu nước, căm hận quân thù thì ta cam đoan rằng chúng ta luôn có thể đánh bại kẻ thù, giữ gìn độc lập cho dân tộc trong nhẫn trận sau
Nay ta xin dừng bút tại đây, kính mong mọi người chấp nhân
Kí tên
Võ thị Sáu
~ Author: tth ~ Tác giả: tth ~ Viết
Vũ trụ ở thế kỷ 23,
Ta chính là lá thư được các thiên thần trong vũ trụ gửi đến từ thế kỷ 23 để cảnh báo với con người về nạn bạo lực đang leo thang sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của các bạn.
Tình hình thế giới trong những năm tới dự đoán sẽ có nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt.
Năm 2016 xuất hiện nhiều sự kiện được thế giới quan tâm như việc Nga lần đầu không kích tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) tại Syria, vụ khủng bố tấn công thảm sát ở thủ đô Paris của Pháp, căng thẳng ở Biển Đông, nhức nhối về vấn đề người tị nạn ở Châu Âu, sự thất bại của di cư tự do, thực trạng ô nhiễm môi trường toàn cầu, xung đột chiến tranh nhiều hơn hoà bình, tình hình đói nghèo thiếu thuốc men và chỗ ở....
Bên cạnh nhiều sự kiện đang diễn ra, chúng ta cần quan tâm và nỗ lực hơn nữa để nhằm ngăn chặn và khắc phục sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) với những vụ khủng bố toàn cầu, làm thế giới phải sống trong lo sợ, ám ảnh. IS chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq và Syria, liên tiếp gây ra những hành động giết người ghê rợn đối với những ai phản đối quan điểm cực đoan của chúng.
Syria trước nội chiến nhìn bên ngoài có dáng vẻ của một quốc gia tương đối yên bình và là một điểm đến du lịch nổi tiếng với các thành cổ Palmyra đứng sừng sững hàng ngàn năm.
Ads by AdAsia
Trước kia, chế độ Assad có thể sử dụng tra tấn và giết chóc để khủng bố người dân tuân theo. Nhưng từ năm 2011, rất nhiều người Syria quyết định thà đấu tranh rồi chết hơn là sống cam chịu dưới chế độ phát xít độc tài đã phạm đủ loại tội ác của nhân loại.
Cuộc nổi dậy ở Syria bắt đầu từ ngày 26 tháng 1 năm 2011với hàng loạt những cuộc biểu tình nhỏ, tháng 1 năm 2012, Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 5.000 người đã bị giết kể từ khi các cuộc biểu tình, phản đối chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad lần đầu tiên nổ ra hồi cuối tháng 3 năm 2011. Cho đến nay, sau hơn 1 năm, chưa có một nghị quyết LHQ về Syria nào được thông qua, đều do Nga và Trung Quốc phủ quyết.
Rồi làn sóng của Mùa xuân Ả rập bắt đầu với các cuộc tuần hành biến thành cách mạng nhanh chóng lật đổ 3 chính phủ ở Tunisia, Ai Cập và Libya đều diễn ra vào đầu năm 2011, gây hứng khởi cho người dân Syria đang sống trong kìm kẹp.
Tháng 3/2011, một nhóm thiếu niên vẽ các khẩu hiệu cách mạng lên cổng trường học ở thành phố Deraa phía nam Syria và bị chính phủ bắt, rồi tra tấn. Hành động này cũng giống như vụ một thanh niên bán rau tự thiêu nhằm phản đối cảnh sát đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng ở Tunisia, các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Syria cũng được kích hoạt.
Sau khi cảnh sát nổ súng vào đoàn người biểu tình tại thành phố Deraa, nhiều người hơn nữa xuống đường.
Cũng giống như ở Tunisia, bạo lực của chính quyền khiến người phản đối trên khắp Syria sôi sục, đòi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Việc chính quyền tiếp tục sử dụng vũ trang để đàn áp những người bất tuân chỉ làm cho quyết tâm của người dân Syria mạnh hơn. Đến tháng 7/2011, hàng trăm ngàn người Syria đã ra đường tuần hành chống chính phủ.
Tuy nhiên, bàn tay sắt của ông al-Assad không chùn tay trước việc dùng bạo lực trấn áp số đông. Và lúc này những người biểu tình cũng bắt đầu sử dụng vũ khí, ban đầu là để bảo vệ chính mình, sau đó là chống lại quân chính phủ, kiểm soát các thành phố.
Bạo lực nhanh chóng leo thang thành nội chiến khi các binh đoàn quân nổi dậy được thành lập để đánh trả quân chính phủ. Các cuộc chiến lan tới thủ đô Damacus vào năm 2012.
Tới tháng 6/2013, Liên Hiệp Quốc thông báo có 90.000 người Syria thiệt mạng trong các cuộc xung đột. Tới tháng 8/2014, con số đó tăng gấp đôi, lên 191.000 người và lại tiếp tục tăng lên 250.000 vào tháng 8/2015.
Hơn 11 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa, trong đó 4 triệu người đã chạy trốn khỏi Syria, góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng di dân khổng lồ ở châu Âu.
Syria bây giờ không chỉ là chiến trường của hai phe chống và thuận Tổng thống Assad nữa. Nó đã khoác lên màu sắc sắc tộc, trong đó những người Hồi giáo dòng Sunni chống lại dòng Shia thiểu số mà ông Assad là một thành viên. Ngoài ra, sự trỗi dậy của các nhóm thánh chiến Hồi giáo như Nhà nước Hồi giáo (IS) khiến cho tình hình vô cùng phức tạp. Các quốc gia láng giềng như và các siêu cường như Nga, Mỹ cũng bị cuốn vào cuộc xung đột này.
Khoảng 2,6 triệu người Syria đã rời bỏ nước mình và khoảng 4 triệu người đã phải rời bỏ nơi cư trú của mình, hơn 250.000 người Syria đã mất mạng trong cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài. Theo các tường thuật của UNICEF trong số những người tỵ nạn có tới 1 triệu trẻ em.. Cuộc khủng hoàng người di cư Syria đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới tại châu Âu.
Nghiêm trọng hơn, các tổ chức khủng bố lợi dụng trà trộn vào dòng người di cư để tới khủng bố châu Âu. Những nguy cơ về an ninh đe dọa làm vỡ kế hoạch nhất thể hóa châu Âu khi khiến nhiều đảng dân tộc cực đoan, thậm chí phát-xít có tiếng nói lớn hơn trong chính quyền, một số quốc gia như Anh còn có kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu.
Bắt đầu từ cơn gió của Mùa xuân Ả Rập mang đầy hy vọng, xung đột xoáy sâu vào các mâu thuẫn sắc tộc rồi leo thang thành một cuộc nội chiến trên toàn quốc. Khoảng 4 triệu người, trong đó phần nhiều là phụ nữ và trẻ em đã phải chạy trốn khỏi Syria nhằm tìm đường sống giữa các cuộc chiến sống còn của lực lượng quân chính phủ với phe nổi dậy cũng như với các chiến binh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Nhà nước Hồi giáo (IS) vốn là một nhóm phát triển từ al-Qaeda ở Iraq đã kiểm soát được một vùng đất lớn từ phía bắc Iraq và sau đó lan sang Syria. Nhanh chóng trở thành tổ chức khủng bố lớn nhất thế giới, tại Syria và Iraq.
Tháng 9/2014, liên quân do Mỹ dẫn đầu thực hiện không kích Syria với mục tiêu “làm suy yếu và cuối cùng triệt hạ IS”. Tuy nhiên liên quân tránh những cuộc xung đột mang lại lợi ích cho phe chính phủ Assad và không can thiệp vào các trận đánh giữa hai bên.
Đến nay, sau hơn 1 năm tiến hành không kích và với sự tham gia của Nga, Iran nhằm hỗ trợ quân chính phủ Syria, phiến quân khủng bố IS không chỉ không suy yếu đi mà còn tiếp tục kêu gọi thánh chiến toàn cầu.
Vì không bên nào đủ sức mạnh để chấm dứt chiến tranh, cộng đồng quốc tế đã kết luận rằng chỉ có một giải pháp chính trị mới có thể kết thúc nội chiến ở Syria trong thời gian ngắn nhất và yên bình nhất. Tuy nhiên, một số cố gắng của các quốc gia Ả Rập và Liên Hiệp Quốc làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn và đối thoại đã thất bại.
Điều chúng ta cần phải làm cấp thiết ngay bây giờ là hành động để đưa ra những giải pháp chính trị và giải pháp về quân sự và hoà bình, sự can thiệp của các nước châu Âu để nhanh chóng kết thúc nội chiến kéo dài ở Syria mang lại bình yên cho thế giới.