Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học ở địa phương dựa theo các tiêu chí:
- Những loại thuốc, phân bón thường sử dụng
- Tình trạng rác thải bao bì đựng thuốc , phân bón quanh khu vực lấy nước quanh đồng ruộng.
- Cách người dân ở địa phương bón phân, phun thuốc trừ sâu
- Tác hại của sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học ở địa phương
- Cách địa phương khắc phục hậu quả do sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
Từ đó đề xuất các biện pháp giúp người dân địa phương chuyển sang sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón sinh học:
-Khuyến cáo những tác hại khôn lường của thuốc từ sâu và phân bón hóa học.
-Tuyên truyền, quảng cáo những lợi ích sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón sinh học.
-Kết hợp với chính quyền địa phương ngăn cấm những hành vi xả rác thải, bao bì, vỏ đựng của thuốc trừ sâu bừa bãi.
- Hiện nay, vấn đề sử dụng nước trở thành vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm. Tình trạng thiếu nguồn nước sinh hoạt, vấn nạn nước ngầm nhiễm các hóa chất gây nguy hại cho người sử dụng, thậm chí gây tử vong, tình trạng lãng phí nước trong cuộc sống.
- Đề xuất biện pháp:
+ Tiết kiệm sử dụng nguồn nước sinh hoạt
+ Giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm
+ Không thải các chất độc ra môi trường xung quanh
+ Không chặt phá rừng để rễ cây rừng giữ được nguồn nước ngầm
+ Giáo dục, tuyên truyền sâu sắc và rộng rãi trong xã hội để cùng chung tay, chung sức bảo vệ nguồn nước sạch cho toàn xã hội.
+ Xây dựng hệ thống xử lí nước thải từ khu công nghiệp, nhà máy, tạo hệ thống cống rãnh hợp lí.
Tuy cùng là 1 loại vi khuẩn nhưng ta phải dùng nhiều loại kháng sinh khác nhau vì:
+ để tăng hiệu quả của thuốc để chống lại các vi khuẩn đó.
+ tránh gây hiện tượng nhờn thuốc do vi khuẩn đã tạo ra kháng thể để chống lại thuốc .
+ tránh gây ra các tác hại do những phản ứng phụ của từng loại thuốc gây ra.
❄ Lưu ý : đây là toàn bộ sự hiểu biết của 1 học sinh lớp 9 ❄
• Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu được sản xuất từ vi sinh vật:
- Một số loại thuốc kháng sinh được sản xuất từ vi sinh vật: penicillin, tetracyclin, ampicillin, amoxicillin, cephalexin, erythromycin, azithromycin, clarithromycin,…
- Một số loại thuốc trừ sâu được sản xuất từ vi sinh vật: Firibiotox P, Firibiotox C (chế phẩm trừ sâu Bt); Ometar, Biovip (chế phẩm nấm trừ côn trùng); TriB1 (Trichoderma),…
• Giải thích hiện tượng sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang dạng đông đặc sau khi lên men: Khi lên men, vi khuẩn lactic chuyển hóa đường có trong sữa thành acid lactic, làm giảm độ pH trong dịch sữa. Khi pH giảm, protein trong sữa kết tủa lại, chuyển sang dạng đông đặc. Do đó, khả năng đông tụ sữa cũng là tiêu chí đánh giá sự thành công của việc làm sữa chua.
Khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) thường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra là vì:
- Động vật kí sinh (giun tròn) và người đều là các sinh vật được cấu tạo từ các tế bào nhân thực nên cơ chế tác động của thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) ít nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ví dụ: Thuốc Fugacar được bào chế ở dạng viên nén nhai làm giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen, giảm ATP nguồn cung cấp năng lượng cho kí sinh trùng. Tuy nhiên, dạ dày của người sử dụng cũng chịu tác dụng của thuốc.
- Trong khi đó, vi khuẩn là tế bào nhân sơ, có cấu tạo khác nhiều so với tế bào nhân thực. Do đó, người ta có thể điều chế các loại thuốc kháng sinh chỉ ảnh hưởng đến tế bào vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến tế bào của người dựa trên những điểm sai khác đó.
Loại kháng sinh | Nguồn gốc
| Tác dụng |
Penicillin | Nấm Penicillium chrysogenum | Điều trị vết thương nhiễm khuẩn. |
Streptomycin | Xạ khuẩn Streptomyces griseus | Điều trị bệnh viêm phổi. |
Demeclocycline | Streptomyces aureofaciens | Điều trị bệnh Lyme, mụn trứng cá, và viêm phế quản. |
Mỗi loại kháng sinh có một liệu lượng cụ thể phù hợp với cơ địa từng người, do đó khi sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để thuốc có tác dụng hiệu quả nhất và giảm nguy cơ bị nhờn thuốc, kháng kháng sinh.
• Các giai đoạn gây bệnh của HIV:
- Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn cửa sổ): kéo dài 2 tuần đến 3 tháng; thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ (sốt nhẹ, ớn lạnh, đau nhức xương khớp,…).
- Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 – 10 năm; số lượng tế bào lympho T giảm dần nhưng cơ thể không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Ở giai đoạn 1 và 2, do người bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó biết mình nhiễm bệnh (trừ khi đi xét nghiệm), do đó, họ có thể lây nhiễm bị động cho những người xung quanh.
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Tế bào lympho T giảm mạnh, xuất hiện các bệnh cơ hội làm cơ thể suy yếu và dẫn đến tử vong.
• Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV: HIV có thể lây nhiễm qua 3 con đường là đường máu, đường tình dục, đường mẹ sang con. Đồng thời, hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh HIV hữu hiệu. Do đó, để phòng tránh lây nhiễm HIV cần:
- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường máu:
+ Không tiêm chích ma túy.
+ Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
+ Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu,...
+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
+ Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường tình dục:
+ Quan hệ chung thủy một vợ một chồng.
+ Áp dụng các biện pháp an toàn trong khi quan hệ như sử dụng bao cao su.
- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường từ mẹ sang con:
+ Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai.
+ Nếu mang thai, người mẹ nhiễm HIV cần tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm sang con.
Các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí:
- Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Cần phải đảm bảo quy tắc 4Đ: Đúng kháng sinh, đúng liều dùng, đúng đường dùng, đúng thời gian.
- Không chia sẻ thuốc kháng sinh với người thân hoặc bạn bè.