Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm tham khảo:
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) là truyện ngắn mà em yêu thích nhất vì truyện đã đề cập đến và nêu cao tình thương giữa người với người. Sơn và Lan là những đứa trẻ lương thiện, khi nhìn thấy Hiên co ro trong manh áo rách, hai chị em đã muốn tự ý đem áo cho Hiên mặc. Về sau, mẹ Hiên đem trả áo. Dẫu vậy, mẹ Sơn vẫn cho mẹ Hiên mượn ít tiền để may áo cho con. Sơn và Lan tưởng như sẽ bị mẹ mắng, nhưng may sao, người mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và vẫn vô cùng yêu thương các con mình vì chúng đã có lòng nhân hậu.
Chú thích:
- Thành phần tình thái: may sao
- Thành phần phụ chú: (Thạch Lam)
Một trong những phẩm chất cao quý của con người đó là lòng yêu thương. Tình yêu thương dường như là sợi dây vô hình, nối kết những trái tim yêu thương lẫn nhau giữa con người và con người với nhau. Vậy tình yêu thương còn có những giá trị tinh thần nào khác?
Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị thiên tai tàn phá nặng nề,… Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.
Tuy vậy, trong đời sống của chúng ta vẫn còn đâu đó rất nhiều những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh, vô tâm trước sự đau khổ, vất vả của những người xung quanh mình. Họ bỏ mặc, họ không hề quan tâm và thờ ơ với tất cả. Những con người này cần phải bị xã hội lên án kịch liệt. Ta dễ dàng bắt gặp những con người này khi ở ngoài đường một người bị tai nạn, té xe xuống đường thì biết bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào cảnh tượng đau thương đó mà không một cánh tay dang ra cứu giúp.
Tóm lại, có lòng yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.
Tham khảo
Một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghề thuật trong tác phẩm:
- Khi gặp anh thanh niên, người họa sĩ dường như đã tìm thấy cảm hứng, ý tưởng cho sáng tác nghệ thuật của mình: Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.
- Ông họa sĩ bối rối, nhận thấy sự bất lực của nghệ thuật trước bức chân dung cuộc sống giản dị mà đẹp đẽ: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài,…
=> Nhận xét: Nhân vật ông họa sĩ có vai trò quan trọng trong tác phẩm. Ông là một nghệ sĩ từng trải, có cảm nhận sâu sắc về cuộc sống. Tác phẩm được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn, cảm nhận, suy nghĩ của ông. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm những trăn trở, suy ngẫm của mình về con người và nghệ thuật. Nhân vật ông họa sĩ đã đem đến cho tác phẩm chiều sâu tư tưởng.
Tham khảo
Hương rừng Cà Mau (1986) của nhà văn Sơn Nam là một tác phẩm rất hay và thú vị cho chúng ta những hiểu biết về thiên nhiên con người Cà Mau.
Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.
Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.
Mở bài:
VIẾNG LĂNG BÁC
Viễn Phương
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm trọn non sông cả kiếp người
Nhắc đến Bác là ta nhắc đến Vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc, nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Viết về Người có bao câu chuyện cảm động, bao lời ca đẹp, bao áng thơ hay. Trong số đó, ta không thể không nhắc đến “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Thi phẩm gói trọn niềm xúc động, thành kính, thiêng liêng của người con Miền Nam có dịp ra thăm lăng Bác.
Thân bài:
1.1. Tác giả Viễn Phương
- Là gương mặt nhà thơ trẻ trưởng thành trong Kháng chiến chống Mĩ.
- Giọng điệu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
1.2. Tác phẩm “Viếng lăng Bác”
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ 1976
+ Sau giải phóng, và cũng là khi lăng Bác hoàn thành, Viễn Phương có dịp ra thăm lăng.
-Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.
3. Phân tích:
3.1. Cảm xúc của tác giả trước không gian và cảnh vật ngoài lăng.
*Câu thơ đầu
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
- Cách xưng hô: Con – Bác => Tình cảm gắn bó, thiêng liêng của Viễn Phương dành cho Bác. Bác không còn là Vị lãnh tụ vĩ đại, cao xa nữa mà đã trở thành một người cha của nhân dân Việt Nam.
- Khoảng cách địa lí: Tận Miền Nam ra thăm lăng Bác => Xa xôi, cách trở nhưng vẫn đến thăm bởi sự hối thúc của tình yêu, khao khát được một lần thấy Bác.
- Cách sử dụng từ “thăm”: Khi Bác mất, đúng ngữ cảnh phải dùng từ viếng. Nhưng khi Viễn Phương lựa chọn từ “Thăm” để thấy như Bác vẫn còn đây, chưa đi xa. Đồng thời cũng thể hiện sự gần gũi trong mối quan hệ.
*Ba câu thơ sau: Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
- Hình ảnh cây tre trong văn học Việt Nam:
+ Xuất hiện nhiều trong văn học
+ Là hình ảnh mang tính biểu tượng cho những PHẨM CHẤT tốt đẹp và CON NGƯỜI VIỆT NAM.
- Hình ảnh cây tre trong thơ của Viễn Phương:
+ Hình ảnh sương, bão táp mưa sa trong khổ thơ như biểu tượng của những khó khăn, trở ngại, thách thức. Là chặng đường đầy đau thương mà lịch sử dân tộc đã đi qua.
+ Trước khó khăn chồng chất, hàng tre vẫn bát ngát màu xanh. Nhà thơ đã sử dụng những từ láy tượng hình: bát ngát, xanh xanh để gợi lên sức sống mãnh liệt của cây tre Việt Nam. Như sức sống bất tử của nhân dân, đất nước.
+ Hình ảnh những hàng tre “đứng thẳng hàng” trước lăng Người, như hình ảnh những đứa con thân yêu của đất nước về đây tề tựu trước lăng Người để báo công dâng Bác chiến thắng vinh quang của dân tộc. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng thành kính trước anh linh của Bác.
- Thán từ “ôi!”: Thái độ ngỡ ngàng đầy ngạc nhiên của nhà thơ khi phát hiện ra sức sống mãnh liệt, hiên ngang của cây tre – của nhân dân, đất nước.
*Nhận xét: Hình ảnh hàng tre như trải suốt chiều dài lịch sử: Trong chiến đấu kiên cường anh dũng, đi qua mọi khó khăn gian khổ. Khi hòa bình vẫn một lòng trung thành với lí tưởng mà vị lãnh tụ vĩ đại đã định hướng cho non sông, đất nước. Qua đó, thể hiện được tình cảm của Viễn Phương nói riêng và dân tộc nói chung với Người.
3.2. Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào viếng lăng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
*2 câu đầu: Bác – vầng mặt trời vĩ đại của dân tộc.
- Nghệ thuật ẩn dụ: Trong hai câu thơ, hình ảnh mặt trời xuất hiện 2 lần. Nếu mặt trời thứ nhất, là mặt trời của thiên nhiên ngày ngày chiếu sáng cho nhân gian thì vầng mặt trời thứ 2 là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Với dân tộc Việt Nam Bác ấm nóng tựa vầng mặt trời. Bác soi đường chỉ lối cho cách mạng của dân tộc. Chính Người đã mang luận cương Mác – Lê nin về để lấy lại cơm áo, tự cho nhân dân, đất nước. Bác là sự sống diệu kì, là sự hồi sinh sau đêm trường nô lệ dưới ách phong kiến và thực dân.
- Hình ảnh đoàn người vào viếng lăng qua cảm nhận của nhà thơ:
+ Điệp từ “ngày ngày”: Được lặp lại hai lần trong 4 câu thơ như nhấn mạnh vòng tuần hoàn bất tận của thời gian. Bác mãi mãi còn đó như vầng dương bất tử, và nhân dân, đất nước mãi mãi còn thương nhớ Người.
+ Hình ảnh “dòng người” nối đuôi nhau vào viếng lăng, không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân, đất nước dành cho Bác.
+ Từ “dòng” đặt trong văn cảnh, khi xuất hiện cùng cảm xúc nhớ thương cho ta liên tưởng đến dòng nước mắt – sự hiện hữu của nỗi đau và mất mát.
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Đi trong thương nhớ. Như có ai đó vô hình dệt nên nỗi nhớ thương, để tạo ra một khoảng thương vùng nhớ cứ đầy lên, cứ đầy mãi trong tâm trí của nhân dân về Vị lãnh tụ vĩ đại.
- Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
+ Bảy chín mùa xuân: Vừa là số tuổi của Bác, nhưng hình ảnh thơ còn mang tính ẩn dụ. Cuộc đời Bác đẹp tựa mùa xuân. Sự nghiệp vĩ đại của người là mùa xuân của dân tộc. Bác đã đi hết hành trình dài rộng của cuộc đời và mang về mùa xuân cho đất nước.
+ Hình ảnh tràng hoa dâng Người: Cũng hiểu theo hai cách. Dòng người vào viếng lăng, dâng lên Bác những vòng hoa thơm để tỏ lòng thành kính, biết ơn. Cũng là những bông hoa chiến công mà nhân dân ta, dân tộc ta đã anh dũng chiến đấu để mang về độc lập tự do cho đất nước. Giờ là giây phút thành kính, thiêng liêng dâng lên trước anh linh của Người.
3.3. Khổ 3 – NIỀM XÚC ĐỘNG DÂNG TRÀO KHI VÀO VIẾNG LĂNG BÁC.
*3 câu thơ đầu – hình ảnh của Bác khi năm trong lăng:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
-Nghệ thuật nói giảm, nói tránh: Sự thật đau thương – là đất nước, nhân dân ta đã mất Bác. Nhưng giờ đây, khi đối diện trước Người, Viễn Phương thấy Bác như đang chìm vào giấc ngủ bình yên. Câu thơ đầu tiên của bài thơ, tác giả dùng từ “thăm” và đến câu thơ này, lại thấy Bác như đang Ngủ. Phải chăng trong trái tim người dân VN, Bác chưa một giây phút đi xa.
*Câu thơ cuối:
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
- Liên từ nối giữa câu thơ thứ 4 và 3 câu thơ đầu “mà sao” mang dụng ý nghệ thuật: Nét nghĩa giữa 3 câu đầu và câu thơ thứ 4 tương phản, đối lập nhau.
+ Đúng ra, khi đất nước, dân tộc được độc lập tự do, chúng ta phải hạnh phúc, hân hoan chào đón tự do ấy. Nhưng trái ngược lại, cảm giác mất mát, đau thương xâm chiếm trọn trái tim – đau nhói trong tim.
+ Người dành cả cuộc đời, sự nghiệp, đánh đổi cả tính mạng để đi tìm độc lập, tự do cho đất nước. Giờ đây, độc lập đã về, tự do đã có thì con người ấy mãi mãi ra đi.
=>Còn đau đớn, mất mát nào hơn nỗi đau này.
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe nhói ở trong tim. Trái tim, vốn là biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp, trọn vẹn nhất của cảm xúc. Trái tim ấy giờ đây đang nghe muôn vàn nhịp đập của đau thương. Tính từ “nhói” đủ diễn tả tận cùng của nỗi đau, sự mất mát.
3.4. Khổ 4 – CẢM XÚC, ƯỚC NGUYỆN CỦA NHÀ THƠ KHI RỜI LĂNG BÁC.
*Câu thơ đầu: Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
- Tác giả hình dung ra cảm xúc của mình khi chia xa nơi đây: Thương trào nước mắt.
+ Từ ngữ sử dụng đậm chất Nam Bộ: Thương. Khi họ nói thương là đã dốc cạn lòng, chạm đáy của tình cảm, là mức độ yêu thương sâu sắc, chân thành nhất.
+ Hình ảnh “trào nước mắt”: Từ đầu bài thơ, nhà thơ dường như cố che giấu cảm xúc của mình. Đến giờ có lẽ, không thể ngăn nổi những giọt nước mắt của chia xa.
*3 câu thơ cuối: Ước nguyện của nhà thơ.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
- Nghệ thuật điệp + liệt kê: Nhấn mạnh ước nguyện, khát khao thiết tha, mãnh liệt của nhà thơ.
- Dấu ba chấm ở câu thơ cuối như sự nối dài miên man, bất tận của những ước mơ. Còn nhiều lắm bao điều muốn nói, bao việc muốn làm nhưng không thể kể hết.
- Ước nguyện của nhà thơ:
+ Muốn làm con chim: dâng tiếng hót cho cuộc đời
+ Muốn làm đóa hoa: Tỏa hương sắc cho đời
+ Muốn làm cây tre: mãi trung hiếu với non sông, đất nước.
=>Ước nguyện nhỏ bé, giản dị của nhà thơ để góp phần làm đẹp cho cuộc đời
-Liên hệ: Khổ thơ Mùa xuân nho nhỏ.
=> Ước nguyện ấy cũng cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho Bác – không muốn rời xa, muốn được ở mãi bên người.
=> Từ tình yêu đối với vị lãnh tụ của dân tộc, Viễn Phương đã chuyển thành tình cảm đối với quê hương, đất nước.
- Hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài thơ:
+ Đầu bài thơ là hình ảnh “hàng tre” – biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của nhân dân VN
+ Cuối bài thơ là hình ảnh “cây tre” – biểu tượng cho cá nhân tác giả, với sự đóng góp nhỏ bé của mình, góp phần chung cùng nhân dân dựng xây quê hương, đất nước.
ð Ta thấy sự khiêm nhường của nhà thơ trước đóng góp của mình. Từ đó, khẳng định tinh thần yêu nước.
4. Tổng kết:
- Thể thơ tự do, giúp tác giả dễ bộc lộ những cảm xúc trong lòng tự nhiên, phù hợp.
- Nhịp thơ chậm rãi, phù hợp với ngữ cảnh – viếng lăng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc yêu thương, thành kính, thiêng liêng.
- Sử dụng rất nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng: Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh, đóa hoa, con chim, cây tre…
- Ngôn ngữ thơ giản dị nhưng giàu cảm xúc: Viếng, thăm, đau nhói…
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ, tạo hiệu quả nghệ thuật cao: Ẩn dụ, điệp, liệt kê, nói giảm, tương phản đối lập…
Tham khảo!
Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.
a. Món quà này là để tặng cho con sao?
b. Có lẽ Thúy Kiều đã để lại cho người đọc nhiều sự đồng cảm, thương xót bởi sự tài hoa bạc mệnh của nàng?