Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài:
- Giới thiệu địa điểm ngôi nhà
- Giới thiệu những đặc điểm dễ nhận biết nhất của ngôi nhà
2- Thân bài
* Miêu tả đặc điểm bên ngoài của ngôi nhà
- Nhà lớn hay nhỏ? Cũ hay mới? Được làm bằng gì? (Xây kiên cố bằng gạch hay được làm bằng gỗ, bằng tre?)
- Hình dáng của nó? (Chữ nhật, hình hộp, hình chữ L hay chữ T...)
* Miêu tả đặc điểm của ngôi nhà:
(Miêu tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.)
- Cổng nhà, cửa vào nhà, các cửa sổ... làm bằng gì?
- Mái nhà lợp bằng gì? Màu vôi trần, tường? Nền nhà?...
- Các phòng trong nhà: Mấy phòng? Những phòng nào? Cách bài trí trong từng phòng ra sao? Gắn bó với các sinh hoạt cùa gia đình và bản thân em như thế nào?
3. Kết bài:
Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà ấy.
1. Mở bài
Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?...).
- Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)
Tham khảo: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…
2. Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)
Đoạn 1: Tả bao quát
+ Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)
+ Tả chiều cao của cây (so sánh…).
+ Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…
Đoạn 2: Tả chi tiết
+ Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)
+ Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…
+ Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị...(tả thêm hạt nếu có…).
+ Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…
+ Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).
Đoạn 3: Tả bổ sung
+ Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…
+ Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…
+ Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).
3. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).
- Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…
Tham khảo: Em vô cùng yêu quý cây…Ước mong sao cây luôn mãi…(Hoặc nêu lời hứa của mình: Chăm sóc, tưới nước, bón phân...)
I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả
III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .
- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.
- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.
- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.
a) Buổi sớm:
- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.
b) Buổi trưa:
- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
c) Buổi chiều:
- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sáng trên đường phố.
2. Thân bài:
a. Tả cảnh bao quát:
- Mờ sáng, cả khu phố còn mơ ngủ trong ánh đèn đường nhạt dần.
b. Tả chi tiết:
- Một vài nhà trên phố mở hé cửa, bắt đầu bày biện hàng hoá.
- Xe cộ lưu thông trên đường thưa thớt. Thỉnh thoảng, một chiếc xe tải chở rau chạy ngang qua con phố chính.
- Người dân đi bộ tập thể dục buổi sáng trò chuyện râm ran. Một vài người chạy bộ.
- Tiếng chuông nhà thờ đổ hồi, tan buổi lễ sớm.
- Tiếng cửa sắt kéo lẫn tiếng xe cộ âm vang dồn dập. Người và xe qua lại như mắc cửi. Nắng bừng lên, chan hoà trên mọi vật.
- Các gánh hàng rong dọc hai bên phố í ới rao hàng. Mùi thức ăn sáng: mùi phở, mùi xôi, mùi bắp luộc... hoà lẫn sương tan mát mẻ làm con người sảng khoái và thèm ăn sáng.
- Các em nhỏ đến trường, người người đến công sở làm việc.
- Tiếng còi của xe buýt chát chúa làm khu phố nhỏ trở nên ầm ĩ, náo nhiệt.
- Em làm gì để giữ gìn buổi sáng ở phố em được trong lành? (giữ môi trường vệ sinh chung, không xả rác bẩn...).
3) Kết luận: Nêu cảm xúc của em trước cảnh buổi sáng trên khu phố.
Sau một tuần học căng thẳng và vất vả, chủ nhật vừa rồi em được bố mẹ cho tới khu vui chơi của thành phố. Em rất thích khu vui chơi ấy, dù đã đến đây rất nhiều lần nhưng mỗi lần em lại tìm được một điểm thú vị từ nó.
Nhìn từ xa, khu vui chơi như một bức tranh đầy màu sắc vì mỗi trò chơi lại được sơn một màu khác nhau. Khu vui chơi được đặt ở vị trí trung tâm, nằm trên tầng 8 của một tòa nhà cao tầng. Người ta đặt cho nó một cái tên rất hay là Khu vườn cổ tích. Có lẽ người chủ ở đây muốn mang tới một thế giới cổ tích đầy màu sắc cho những đứa trẻ như em nên mới đặt tên cho khu vui chơi này như thế.
Đến gần hơn em mới thấy khu vui chơi được chia ra làm những khu vực nhỏ, mỗi khu vực đủ rộng để sắp xếp một trò chơi khác nhau. Góc bên trái của khu vui chơi là trò chơi bập bênh, với những thanh gỗ, thanh sắt, nhựa được sơn đủ sắc cầu vồng. Khu vực này chủ yếu dành cho các em nhỏ nhưng em cũng có thể chơi. Tiếp đến là khu vực nhà hơi, nhà bóng và cầu trượt. Mỗi một trò đều được bài trí cẩn thận. Những quả bóng tròn đủ màu sắc khơi dậy hứng thú của lũ trẻ con. Cạnh đó là hàng thú nhún với chú cá heo, chú sư tử bờm vàng, chú hổ dũng mãnh, chú ngựa vằn đáng yêu. Kế đó là trò chơi ô tô lượn, rồi khu bóng bàn, bắn bóng, bóng rổ...
Trò chơi mà em thích nhất ở đây là vòng quay ngựa gỗ. Những chú ngựa màu trắng hoặc màu vàng được sắp xếp so le nhau, tạo thành hai vòng tròn lớn xoay quanh một cái trục quay khổng lồ. Mỗi chú ngựa sẽ mang một hình dáng và biểu cảm khác nhau. Nhưng nhìn chú nào cũng đều đáng yêu cả. Lần nào tới đây em cũng sẽ chơi trò chơi này đầu tiên. Cảm giác ngồi trên chú ngựa theo những vòng xoay thật thích thú.
Ngày cuối tuần ở khu vui chơi rất đông người. Các em bé vui đùa, đuổi nhau vui vẻ, thỉnh thoảng lại cười khanh khách. Bố mẹ của những đứa trẻ thì hoặc vào chơi cùng bé, hoặc đứng ở bên ngoài, ánh mắt dõi theo từng bước chân của đứa con mình, mỉm cười hạnh phúc. Mẹ em cũng đang đứng ngoài vòng quay vẫy tay với em kìa. Trông mẹ cười tươi thật xinh đẹp.
Cuối tuần luôn là thời gian vui vẻ nhất của em. Vì khi ấy em luôn được bố mẹ dẫn đi tham quan và thỏa thích chơi trò chơi ở những khu vui chơi sau những ngày học vất vả. Không chỉ vậy mà gia đình em còn có cơ hội để nói chuyện và quây quần bên nhau thật đầm ấm.
Sau một tuần học căng thẳng và vất vả, chủ nhật vừa rồi em được bố mẹ cho tới khu vui chơi của thành phố. Em rất thích khu vui chơi ấy, dù đã đến đây rất nhiều lần nhưng mỗi lần em lại tìm được một điểm thú vị từ nó.
Nhìn từ xa, khu vui chơi như một bức tranh đầy màu sắc vì mỗi trò chơi lại được sơn một màu khác nhau. Khu vui chơi được đặt ở vị trí trung tâm, nằm trên tầng 8 của một tòa nhà cao tầng. Người ta đặt cho nó một cái tên rất hay là Khu vườn cổ tích. Có lẽ người chủ ở đây muốn mang tới một thế giới cổ tích đầy màu sắc cho những đứa trẻ như em nên mới đặt tên cho khu vui chơi này như thế.
Đến gần hơn em mới thấy khu vui chơi được chia ra làm những khu vực nhỏ, mỗi khu vực đủ rộng để sắp xếp một trò chơi khác nhau. Góc bên trái của khu vui chơi là trò chơi bập bênh, với những thanh gỗ, thanh sắt, nhựa được sơn đủ sắc cầu vồng. Khu vực này chủ yếu dành cho các em nhỏ nhưng em cũng có thể chơi. Tiếp đến là khu vực nhà hơi, nhà bóng và cầu trượt. Mỗi một trò đều được bài trí cẩn thận. Những quả bóng tròn đủ màu sắc khơi dậy hứng thú của lũ trẻ con. Cạnh đó là hàng thú nhún với chú cá heo, chú sư tử bờm vàng, chú hổ dũng mãnh, chú ngựa vằn đáng yêu. Kế đó là trò chơi ô tô lượn, rồi khu bóng bàn, bắn bóng, bóng rổ...
Trò chơi mà em thích nhất ở đây là vòng quay ngựa gỗ. Những chú ngựa màu trắng hoặc màu vàng được sắp xếp so le nhau, tạo thành hai vòng tròn lớn xoay quanh một cái trục quay khổng lồ. Mỗi chú ngựa sẽ mang một hình dáng và biểu cảm khác nhau. Nhưng nhìn chú nào cũng đều đáng yêu cả. Lần nào tới đây em cũng sẽ chơi trò chơi này đầu tiên. Cảm giác ngồi trên chú ngựa theo những vòng xoay thật thích thú.
Ngày cuối tuần ở khu vui chơi rất đông người. Các em bé vui đùa, đuổi nhau vui vẻ, thỉnh thoảng lại cười khanh khách. Bố mẹ của những đứa trẻ thì hoặc vào chơi cùng bé, hoặc đứng ở bên ngoài, ánh mắt dõi theo từng bước chân của đứa con mình, mỉm cười hạnh phúc. Mẹ em cũng đang đứng ngoài vòng quay vẫy tay với em kìa. Trông mẹ cười tươi thật xinh đẹp.
Cuối tuần luôn là thời gian vui vẻ nhất của em. Vì khi ấy em luôn được bố mẹ dẫn đi tham quan và thỏa thích chơi trò chơi ở những khu vui chơi sau những ngày học vất vả. Không chỉ vậy mà gia đình em còn có cơ hội để nói chuyện và quây quần bên nhau thật đầm ấm .
Dàn ý tả Phong cảnh đền Hùng
Mở bài : Giới thiệu đền Hùng
+ Em được đi đền vào dịp nào?
+ Ai đi cùng với em?
Thân bài:
+ Nhìn từ xa, đền Hùng trông như thế nào ?
+ Đền nằm ở đâu ? ( trên núi,... )
+ Phong cảnh thiên nhiên xung quanh đền như thế nào ? ( trời xanh ngắt, chim bồ câu chao lượn,... )
+ Nhìn gần, đền có màu gì?
+ Có nét đặc trưng gì ?
+ Cấu trúc đền như thế nào?
+ Bên trong đền có những gì?
+ Tại sao ở đây lại có nhiều du khách ?
Kết bài:
+ Khi ra về, em có cảm nghĩ gì về ngôi đền?
+ Em có muốn đến đây lần nữa không? (sẽ cố gắng học giỏi để được đi lần nữa,... )
Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện Cô bé Lọ Lem. Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.
Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài, cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng. Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xoã ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đổ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa. Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thỉu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ – những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.
Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài.
Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem. Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đổ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch. Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng từ mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới bong cả tay mà không được đi dự tiệc. May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ – giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi. Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình – Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.
Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp. Với tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp, cô đã tìm được đến với hạnh phúc đích thực. Qua câu chuyện, em hiểu rằng người chăm ngoan, hiền dịu, nết na sẽ được đền đáp xứng đáng.
Từ bé em đã được mẹ kể cho em nhiều câu chuyện cổ tích.. Nhưng đến bây giờ em vẫn thích truyện “Bông hoa cúc trắng” dù em đã đọc qua nhiều lần.
Em rất thích nhân vật người con. Bạn nhỏ có một thân hình thon gọn và dáng cao. Khuôn mặt của bạn nhỏ biểu lộ sự hiền lành. Bạn nhỏ có mái tóc dài và rất xuôn mượt, hàm răng của bạn nhỏ trắng như sứ. Bạn nhỏ có một đôi mắt trắng tinh. Bạn sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát và đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa khiến cô bé buồn lắm. Một lần cô bé đang ngồi khóc bên đường thì bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi đã rõ sự tình ông nói với cô bé:
Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất, hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó, phải khó khăn lắm cô bé mới trèo lên được để lấy bông hoa nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh bốn canh... "Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?", cô bé tự hỏi. Không đành lòng cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.
Qua câu chuyện, các bạn đã thấy được tình thương của người con đối với mẹ là bao la và rộng lớn thế nào? Chúng ta sẽ noi gương cao đẹp của bạn nhỏ.
Việt Nam ta có rất nhiều những nghệ sĩ hài, những người mang đến cho ta những tiếng cười thật thoải mái, vui vẻ sau những giờ học hành, làm việc căng thẳng. Trong số đó, em thật sự ấn tượng về chú Hoài Linh, một trong những danh hài mà ai ai cũng biết.
Chú Hoài Linh xuất thân vốn đã khốn khó, ấy vậy mà điều đó không làm tắt đi nụ cười và tinh thần của chú. Và ta cũng thấy, lúc nào chú cũng xuất hiện với một sự giản dị, chất phác cho dù chú đang hóa thân vào bất kì vai diễn nào. Sự mộc mạc đó trước tiên đã đem đến cho khán giả, những người thưởng thức một sự quen thuộc, gần gũi tự nhiên.
Dáng người chú không mập mạp chút nào, thay vào đó là sự mảnh khảnh, trông có vẻ gầy lắm. Tóc chú thường dài đến ngang vai, chắc tại chú hay đóng là con gái nên để vậy suốt. Chú đóng hài, làm cho người ta cười lên cười xuống, nhưng cũng có những lúc, lại im lặng, có khi còn khiến mình rơi nước mắt. Những bài học của chú mang vào trong vai diễn giống như là những điều mà chú từng trải qua, cay đắng ngọt bùi đủ cả...
Chú Hoài Linh có biệt tài giả nữ. Không chỉ từ cách ăn mặc, điệu bộ, mà còn cả giọng nói nữa. Có người còn khen chú Hoài Linh có khi còn đẹp gái hơn mấy cô người mẫu nữa kia. Riêng về giọng nói, chú có thể giả giọng được rất nhiều vùng miền. Từ giọng ngoài Bắc, miền Trung, miền biển, miền Tây sông nước nữa. Nhớ có lần được xem chú thể hiện, giả giọng của rất nhiều cô chú ca sĩ nổi tiếng như chú Duy Khánh, Tuấn Ngọc... khiến cho khán giả ngồi dưới kinh ngạc và bái phục chú.
Cách chú nói chuyện trong khi diễn rất tự nhiên, lâu lâu lại có những câu "mất nết" nhưng lại làm cho mọi người phải ồ lên thích thú. Dạo này nghe nói sức khỏe của chú đang đi xuống. Có lần người ta có nói chú mỗi lần diễn xong là vào trong, có người phải đỡ chú đi nữa. Ai biết được đằng sau những tiếng cười ngoài sân khấu kia là sự hy sinh vô bờ bến của chú, nói riêng và những người như chú nói chung. Điều này càng làm cho chú trở nên đáng kính trọng hơn nhiều nữa.
Mong chú luôn luôn mạnh khỏe, luôn mang tiếng cười đến mọi người và cả cho bản thân. Mong chú biết được rằng chú luôn được mọi người mến mộ và kính trọng nhé.
dạ, em biết rồi nhưng em đang hỏi những người khác chị nhé :))
Bài của mk nè:
Cô vid ra đây, ta không sợ
Rửa tay đầy đủ, không thờ ơ
Ra đường khẩu trang, tránh tụ tập
Nhà nhà không bệnh, xã hội vui
Từ Hàn Nhật Trung, không giấu bệnh
Một người không khỏe, cả nhà toang.
Cách ly dich bệnh, điều cần thiết
Về nhà vui khỏe, nhà hân hoan.
I. Mở bài: giới thiệu về cây cao su
Trong thời kì, kho học và công nghệ kĩ thuật phát triển thì kinh tế cũng phát triển theo. Chính vì thế mà nền lâm nghiệp cũng phát triển không nhừng, một trong những loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao là cây cao su. Cây cao su mang lại nhiều lợi ích kinh tế và có những đặc trưng phổ biến, ta cùng đi tìm hiểu về cây cao su.
II. Thân bài: thuyết minh về cây cao su
1. Nguồn gốc cây cao su:
- Cây cao su ban đầu chỉ có tại khu vực rừng Amadon
- Người ta lấy mũ của cao su để làm nên quần áo
- Nhờ vào sự phát triển thì người ta đã tìm ra cách trồng cây cao su ở mọi nơi trên thế giới
2. Đặc tính của cây cao su:
- Cây cao su chỉ thu hoạch được 9 tháng, vào những than lá rụng thì cũng không thể thu hoạch được
- Cây cao su cao khoảng 20m, rễ cây đâm sâu dưới đất để giữ vững cây, vỏ cây nhẵn và màu nâu nhạt, lá cây rụng mỗi năm 1 lần và lá cây cao su là lá kép, cây cao su có hạt hình bầu dục hay bình cầu.
- Cây phát triển ở rừng nhiệt đới ẩm, nhiệt độ thấp và mưa nhiều
- Cây chỉ dược trồng từ hạt
- Cây cao su là cây có mủ độc, mủ của cây có thể gây ô nhiễm nguồn nước,….
3. Vai trò cây cao su:
- Nhựa mủ của cây cao su được dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu
- Cây cao su còn được sản xuất mủ dạng nước.
- Gỗ cây cao su được sử dụng làm gỗ, vật dụng bằng gỗ
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây cao su
- Đây là một loại cây có hiệu quả kinh tế cao
hok tốt nhé
- Chúng ta nên tận dụng đặc trưng của cây cao su để phát triển tốt hơn
THAM KHẢO
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.
- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.
2. Thân bài:
* Diễn biến của truyện :
- Hai vợ chổng già không có con.
- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.
- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.
- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.
- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.
- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.
- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.
- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.
3. Kết bài:
* Kết thúc truyện:
- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.
- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.
- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.
- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.
- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.