K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2016

Nội dung ý nghĩa là một bình diện của từ. Nó là cái được biểu đạt của mỗi từ. Do đó, muốn đạt được hiệu quả giao tiếp, khi nói, cũng như khi viết, phải dùng từ cho đúng với ý nghĩa của từ. Hướng tới yêu cầu này, cần chú ý tới các phương diện cụ thể sau:

Từ được dùng phải biểu hiện được chính xác nội dung cần thể hiện, tức là ý nghĩa của từ phải phù hợp với nội dung định thể hiện. Có trường hợp không đạt được sự phù hợp này. Ví dụ:

Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm kín”

Thầm kín là trạng thái yên lặng và kín đáo, không để lộ điều bí mật. Với nghĩa này, nó không phù hợp với nội dung định thể hiện . Trong câu trên cần dùng từ thầm lặng với nghĩa không ồn ào, sôi động nhưng không phải giữ bí mật.

Nghĩa của từ bao gồm cả thành phần nghĩa sự vật, cả thành phần nghĩa biểu thái( biểu hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của con người). Trong tiếng Việt, có một số từ biểu thị cùng một nghĩa nhưng có rất nhiều từ để diễn đạt. Vì vậy, khi sử dụng chúng ta phải chú ý để làm sao dùng từ không chỉ đúng về nghĩa mà còn phải thể hiện được thái độ, tình cảm của mình đối với vấn đề cần hướng tới. Ví dụ như các từ :chết, mất, hi sinh, qua đời, từ trần, băng hà, ngàn, ngỏm, ngoẻo, toi, …; cho, biếu, tặng, hiến ,dâng, thí ,bố thí,…

Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng (Nghĩa gốc, nghĩa chuyển đổi, nghĩa phái sinh) tạo nên hiện tượng nhiều nghĩa. Các nghĩa này phát triển từ nghĩa gốc và có quan hệ với nhau trên cơ sở duy trì một nét nghĩa giống nhau nào đó. Ví dụ như các từ đầu( đầu năm, đầu tháng, đầu tuần, đầu làng, đầu nhà, đầu núi,…); chân ( chân thành, chân tình, chân núi, chân mây,…)

Bởi vậy, khi muốn dùng một từ theo cách chuyển đổi ý nghĩa, cần phải dựa vào nghĩa đen, nghĩa gốc của từ. Hơn nữa, khi đánh giá một từ là đúng hay sai phải căn cứ vào mối liên hệ với nghĩa gốc của từ. Có những từ lần đầu tiên được dùng với nghĩa chuyển đổi nào đó, nhưng theo đúng quy luật chuyển đổi thì vẫn được coi là dùng đúng và có phần sinh động. Chẳng hạn, với cách dùng từ “ sống’ trong câu “ Học sinh được thực hành trên máy sống”thì từ sống ở đây không phải được dùng theo nghĩa gốc “Sinh vật ở trạng thái có trao đổi chất với môi trường, có sinh đẻ,lớn lên và chết” mà với nghĩa chuyển đổi “ Ở trạng thái vận động được, làm việc được”. Nghĩa chuyển đổi này có liên hệ với nghĩa gốc. “Máy sống tức là máy còn vận hành, hoạt động được”. Cho nên, từ “sống” trong trường hợp này được công nhận là đúng.

25 tháng 11 2016

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, toàn thể học sinh trên cả nước bày tỏ niềm biết ơn sâu đậm đến các thầy cô.

Sâu đậm -> Sâu sắc

 

25 tháng 11 2016

Vd: Sáng, nó, đi học. (sai: giữa chủ ngữ và vị ngữ không ngăn cách bởi dấu phẩy)

25 tháng 11 2016

Bác đã chết rồi sao bác ơi! (sai) \(\rightarrow\)Bác đã đi rồi sao bác ơi! (đúng)

26 tháng 9 2016

Cho cháu một cân ba chỉ

Bác lấy cho cháu con chép

Bán cho tôi nửa cân mông

21 tháng 8 2023

a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v: 

- l, ví dụ: long lanh, lạc luộc, lào xào, lanh lợi,...

- n, ví dụ: nôn nao, nâng niu, nền nã,....

- v, ví dụ: vương vấn, vui vẻ, vội vã,...

b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t: 

- n, ví dụ: cần mẫn, ngăn chặn, hân hoan, ân cần,...

- t, ví dụ: bắt nạt, bắt mắt, ngặt nghèo,..

c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã: 

- Thanh hỏi, ví dụ: chỉn chu, thảnh thơi, sở dĩ,...

- Thanh ngã, ví dụ: dũng sĩ, mãi mãi, nỗ lực,...

12 tháng 12 2016

bạn bấm vào đây nhé, có nhiều câu trả lời đấy.

Câu hỏi của Tiên cute - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

chúc bạn học tốt

12 tháng 12 2016

- Em bé đã tập tẹ biết nói

=> Sử dụng từ không đúng âm

=> Sửa : Em bé đã bập bẹ biết nói

- Đất nước ta ngày càng sáng sủa

=> Sử dụng từ không đúng nghĩa

=> Sửa : - Đất nước ta ngày càng tươi sáng

- Ăn mặc của chị thật là giản dị

=> Sử dụng từ không đúng tính chất ngữ pháp

=> Sửa : - Cách Ăn mặc của chị thật là giản dị

- Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta

=> Sử dụng từ không đúng sắc thái biểu cảm

=> Sửa : Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu sang xâm lược nước ta

- Em bé trông thật khả ái

=> Lạm dụng từ Hán Việt

=> Sửa : Em bé trông thật đáng yêu / dễ thương

 

 

 

7 tháng 8 2018

Đáp án

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, chẳng liên quan gì với nhau.

Ví dụ:

   + Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

   + Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

- Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

13 tháng 11 2016

- Từ ghép chính phụ:

VD: + Bà ngoại

+ Làm lụng

+ Mưa rào

- Từ ghép đẳng lập:

VD: + Núi cao

+ Xinh đẹp

+ Cây cỏ

-Từ láy toàn bộ:

VD: + Thăm thẳm

+ Oa oa

+ Đo đỏ

- Từ láy bộ phận:

VD: + Nhấp Nhô

+ Phập phồng

+ Bập bênh

- Quan hệ từ:

VD: + khuôn mặt của tôi

+ Làm việc lớp

+ Giỏi về môn toán

- Từ hán việt:

VD: + Bại vong

+ Phi pháp

+ Tham vọng

- Từ đồng âm:

VD:+ Thu

+ Bàn

+ Năm

Hết rồi đó! chúc bn hok tốt!^^

21 tháng 10 2017

- từ ghép chính phụ: muỗi vằn, heo nái, bút bi, nhà lầu,...

- từ ghép đẳng lập:bánh trái, ăn ngủ, sớm tối, lá hoa,...

- từ láy toàn bộ:kha khá, tim tím, hu hu, ha ha,...

- từ láy bộ phận: hun hút, vun vút, lung linh, lóng lánh,...

- quan hệ từ: nếu...thì, vì...nên, tuy...nhưng, vì...nên,...

- từ hán việt: thiên thư, thạch mã, quốc ngữ, tân binh,...

- từ đổng âm: kho, bảy, tám,...

[ mổi từ 3 ví dụ nhoa! ]

19 tháng 11 2016

- Điệp ngữ cách quãng:

. Nghe xao động nắng trưa

. Nghe bàn chân đỡ mỏi

. Nghe gọi về tuổi thơ.

- Điệp ngữ nối tiếp:

. Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

. Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

. Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

. Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều

- Điệp ngữ chuyển tiếp:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

. Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

. Ngàn dâu xanh ngắt một màu

. Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?