K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a. Lỗi dùng sai từ liên kết “bởi vậy” (các câu trước không phải nguyên nhân dẫn đến kết quả mà là những luận cứ dẫn đến kết luận)

=> Sửa: “bởi vậy” thành “Quả thật”, “Qua đó”, ....

b. Lỗi thiếu tính mạch lạc: câu đầu đề cập đến “những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả” nhưng các câu văn sau đề cập đến “yêu gia đình, yêu người làng, người nước.....”

=> Sửa: bỏ “nam nữ” => Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu là những bài nhiều hơn tất cả.

c. Lỗi thiếu tính mạch lạc: các câu văn không cùng hướng đến một chủ đề

=> Sửa:

Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ thì mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.

Phát hiện và sửa lỗi trong các đoạn văn sau:a. Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo. Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được rất thành công cảnh sắc im ắng ấy. (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh)b. Trong...
Đọc tiếp

Phát hiện và sửa lỗi trong các đoạn văn sau:

a. Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo. Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được rất thành công cảnh sắc im ắng ấy. (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh)

b. Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống. Những người nông dân yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu trong bài ca dao thật nồng nhiệt, đằm thắm. (Dẫn theo Bùi Minh Toản, Nguyễn Quang Ninh)

c. Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại hội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận, Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)


 

3
5 tháng 3 2023

a)

+ Phân tích lỗi: lỗi liên kết dẫn đến lỗi mạch lạc. Câu 1 là câu chủ đề đoạn văn, bàn về cảnh vật vắng vẻ trong bài thơ Câu cá mùa thu. Câu 2, câu 3 là câu triển khai ý câu chủ đề. Câu cuối lạc ý, nói về “nét bút của Nguyễn Khuyến” nên không thể dùng từ liên kết “bởi vậy” như là sự khái quát cho đoạn văn.

+ Sửa lỗi: Bỏ câu cuối đoạn văn hoặc viết lại câu cuối đoạn văn.

5 tháng 3 2023

b) 

Các câu văn, đoạn văn đều nói về tình cảm con người, nhưng vẫn mang lỗi:

- Ý câu đầu và câu sau không thống nhất (câu đầu nói về tình yêu đôi lứa, câu sau nói về những tình cảm khác)

- Quan hệ thay thế đại từ “họ” ở câu 2, 3 không rõ

- Một số từ ngữ diễn đạt không rõ ràng

- Sửa:

Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ nhiều nhất nhưng số bài thể hiện tình cảm khác cũng đa dạng. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu tổ ấm, cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh đồng ruộng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm, sâu sắc.

14 tháng 9 2018

Các câu văn, đoạn văn đều nói về tình cảm con người, nhưng vẫn mang lỗi:

- Ý câu đầu và câu sau không thống nhất (câu đầu nói về tình yêu đôi lứa, câu sau nói về những tình cảm khác)

- Quan hệ thay thế đại từ “họ” ở câu 2, 3 không rõ

- Một số từ ngữ diễn đạt không rõ ràng

- Sửa:

Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ nhiều nhất nhưng số bài thể hiện tình cảm khác cũng đa dạng. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu tổ ấm, cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh đồng ruộng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm, sâu sắc.

4 tháng 5 2017

Các câu trong đoạn văn đều nói về tình cảm của con người trong ca dao, nhưng vẫn có những lỗi sau:

- Ý của câu đầu và các câu sau không nhất quán. Câu đầu nói về tình yêu nam nữ, những câu sau lại chỉ nói về những tình cảm khác.

- Quan hệ thay thế của đại từ "họ" ở câu 2 và câu 3 không rõ.

- Một số từ ngữ diễn đạt không rõ ràng.

Đoạn văn có thể chữa lại như sau:

Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất nhưng số bài thể hiện những tình cảm khác cũng không phải ít. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.

Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong những đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa:a. Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc....
Đọc tiếp

Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong những đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa:

a. Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc. (Dẫn theo Bùi Minh Toán)

b. Qua truyện Thần Trụ trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn. Trời đất ban đầu dính vào nhau.

c. Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán có những nét đẹp truyền thống. Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện như Nghị Lại, Nghị Quế, thì họ hoàn toàn đối lập với bản chất kệch cỡm, nhố nhăng, tàn ác của bọn quan lại. Chị Dậu không như Thúy Kiều hay Kiều Nguyệt Nga khi gặp hoạn nạn thì vào cõi Phật để hưởng chút bình an, mà chị đã đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm. (Dẫn theo Bùi Minh Toán)

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

a.

- Lỗi sai: Câu chủ đề nói về tình yêu nam nữ, nhưng các câu văn triển khai lại nói đến cả tình yêu quê hương, đất nước.

- Sửa: Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu quê hương, đất nước là những bài nhiều hơn tất cả.

 

b.

- Lỗi sai: Câu văn thứ hai chưa triển khai rõ nội dung của câu chủ đề.

- Sửa: Qua truyện Thần Trụ trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn. Trời đất ban đầu dính vào nhau. Sau đó, thần Trụ trời vừa đào vừa đắp, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi.

c.

- Lỗi sai: Câu văn số 3 không liên quan đến chủ đề của đoạn văn.

- Sửa: … Họ chăm chỉ, cần cù, yêu quê hương, yêu cuộc sống, giữ gìn nhân phẩm và đấu tranh với các ác không biết mệt mỏi. Tiêu biểu là nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

1. Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong những đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa:a. Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm,ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu...
Đọc tiếp

1. Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong những đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa:

a. Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm,ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc. (Dẫn theo Bùi Minh Toán)

b.Qua Truyện Thần trụ Trời, ta thấy người cổ nhận thức và lí giải cách hình thành thế giới rất giản đơn. Trời đất ban đầu dính vào nhau

c.Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán có những nét đẹp truyền thống. Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện như Nghị Lai, Nghị Quế, thì họ hoàn toàn đối lập với bản chất kệch cỡm, nhố nhăng, tàn ác của bọn quan lại. Chị Dậu không như Thúy Kiều hay Kiều Nguyệt Nga khi gặp hoạn nạn thì vào cõi Phật để hưởng chút bình an, mà chị đấu tranh bảo vệ nhân phẩm.(Dẫn theo Bùi Minh Toán)

2
30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc lý thuyết ở phần Tri thức Ngữ Văn.

- Áp dụng lí thuyết làm bài tập.

Lời giải chi tiết:

a.

- Lỗi sai: lạc chủ đề.

+ Câu chủ đề nói đến những bài hát về tình yêu nam nữ nhưng những câu phía sau trình bày cả tình yêu nam nữ và tình yêu quê hương, đất nước.

- Cách chỉnh sửa: bổ sung ý vào câu chủ đề.

- Đoạn văn được sửa lại thành:

Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ và tình yêu quê hương đất nước là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.

b.

- Lỗi sai: lỗi thiếu hụt chủ đề.

+ Câu văn thứ hai chưa thể hiện rõ và đầy đủ chủ đề được nhắc đến trong câu văn 1.

- Cách chỉnh sửa: triển khai đầy đủ các ý sau câu văn thứ hai để làm rõ chủ đề.

- Đoạn văn được sửa lại thành:

Qua truyện Thần Trụ trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn. Trời đất ban đầu dính vào nhau. Sau đó, thần Trụ trời vừa đào vừa đắp, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi.

c.

- Lỗi sai: lỗi lạc chủ đề.

+ Câu chủ đề nói về hình tượng người nông dân nhưng trong câu văn số ba xuất hiện hai nhân vật Thúy Kiều và Kiều Nguyệt Nga (không thuộc hình tượng người nông dân).

- Cách chỉnh sửa: chỉnh sửa câu văn thứ ba cho phù hợp với chủ đề.

- Đoạn văn được sửa lại thành:

Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán có những nét đẹp truyền thống. Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện như Nghị Lại, Nghị Quế, thì họ hoàn toàn đối lập với bản chất kệch cỡm, nhố nhăng, tàn ác của bọn quan lại. Chị Dậu không như Chí Phèo, khi gặp hoạn nạn thì tha hóa nhân cách và đạo đức, mà chị đã đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm.

7 tháng 5 2023

 a) - Lỗi: "Những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài hát nhiều hơn tất cả". Câu này đi ngược hoàn toàn với nội dung của các câu sau là nói về tình yêu quê hương

 -Sửa: " Những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài hát ít hơn tất cả" hoặc "Những bài hát về tình yêu quê hương là những bài nhiều hơn tất cả''

 b) - Lỗi: " ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn". Câu này dùng từ ''giản đơn'' không phù hợp với những chi tiết kỳ ảo trong tác phẩm.

  - Sửa: '' ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất đặc biệt"

 c) -Lỗi: ''Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện...bọn quan lại.''

    - Sửa: Bỏ nguyên câu này.

Cho đoạn văn sau:Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.

B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian

C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!

D. Cả ba đáp án trên.

1
11 tháng 1 2017

Chọn đáp án: A

(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở...
Đọc tiếp
(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy điều xảy ra tương tự. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học I-li-noi ở Ur-ba-na Sam-pa đã phát hiện ra rằng những con chuột con được nuôi trong cũi có rải đồ chơi không những biểu hiện sự ứng xử phức tạp hơn những con chuột nhốt trong những hộp rỗng không có gì hấp dẫn, mà bộ não của những con chuột này còn có số tiếp điểm thần kinh cho mỗi nơ-ron nhiều hơn (tới 25%) so với những con chuột kia. Nói cách khác, càng trải qua nhiều kinh nghiệm càng làm cho bộ não giàu hơn.
(Vũ Đình Cự (Chủ biên),
Giáo dục hướng tới thế kỉ XX)
Phân tích biện pháp làm cho luận điểm Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sữ phải chịu đựng sự kìm hãm trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.

 

 
(2) Hãy đọc đoạn trích sau đây và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ:
Hồ Ba Bể từ lâu đã nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam…
Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, cả khu vực hồ Ba Bể ngày nay là một vùng trù phú… Rồi bỗng một đêm trời nổi cơn thịnh nộ, mưa đổ ầm ầm, nước sông dâng lên, mặt đất nứt nẻ và sụp xuống làm cho cả vùng dân cư đều bị cuốn theo dòng nước. Duy chỉ có một người đàn bà sống cô đơn, hiền lành, chân thật là thoát nạn, vì bà đã được cảnh báo trước trận hồng thủy sẽ xảy ra. Theo lời dặn, bà góa đã lấy tro rắc quanh nhà và lấy hạt thóc bà tiên để lại cắn đôi thả xuống hồ, vỏ thóc biến thành những chiếc thuyền để cứu người gặp nạn. Cả vùng thung lũng trù phú đã trở thành biển nước mênh mông. Chỉ còn một mảnh đất nhỏ nhoi là khu nhà của người đàn bà sống hiền lành đức độ, người ta gọi đó là Pò Giá Mải (đảo bà góa)… Mảnh đất cuối cùng còn sót lại nằm giữa hồ Hai đất đai màu mỡ là nơi an nghỉ của những người xấu số nơi xảy ra trận hồng thủy năm xưa. Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ ở đảo này để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Vì vậy hòn đảo có tên là An Mạ (nơi an nghỉ của dân làng).
Đó là truyền thuyết gắn liền với sự hình thành hồ Ba Bể theo cách lí giải của người xưa.
(Theo Bùi Văn Định,
Ba Bể – huyền thoại và sự thật)
1
24 tháng 8 2018

- Đoạn văn (1): Câu “Nếu bị tước đi... chịu đựng sự kìm hãm” luận điểm văn bản.

Các câu văn phía sau bổ sung ý nghĩa, làm sáng rõ cho luận điểm

- Đoạn văn (2) kể về truyền thuyết hòn đảo An Mạ làm bài thuyết minh thêm hay, sinh động:

    + Tâm lý chung người tham quan muốn biết thêm về truyền thuyết, lịch sử thắng cảnh đó

    + Kể về truyền thuyết khiến cho bài văn trở nên huyền bí, kì ảo

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on