Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ vật cô lập về điện thì tổng đại số của các điện tích dương và âm là không đổi.
Khi cho một quả cầu tích điện dương tiếp xúc với một quả cầu tích điện âm thì sau khi tách ra, hai quả cầu sẽ nhiễm điện cùng dấu (cùng dấu với quả cầu có điện tích lớn hơn).
Giải thích: Giả sử’ trước khi tiếp xúc, quả cầu A tích điện dương (q1) và quả cầu B tích điện âm (-q2) với q1 > |q2|. Tổng đại sô" các điện tích là q1 - q2 = q > 0. Trong quá trình tiếp xúc, có sự dịch chuyển êlectron từ quả cầu N sang qua cầu A. Sau khi tách chúng ra, các quả cầu mang điện tích dương q'1 và q'2 với q'1 + q'2 = q.
Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.
Khi cho một quả cầu tích điện dương tiếp xúc với một quả cầu tích điện âm thì sau khi tách ra, hai quả cầu sẽ nhiễm điện cùng dấu (cùng dấu với quả cầu có điện tích lớn hơn). Giải thích: Giả sử’ trước khi tiếp xúc, quả cầu A tích điện dương (q1) và quả cầu B tích điện âm (-q2) với q1 > |q2|. Tổng đại sô" các điện tích là q1 - q2 = q > 0. Trong quá trình tiếp xúc, có sự dịch chuyển êlectron từ quả cầu N sang qua cầu A. Sau khi tách chúng ra, các quả cầu mang điện tích dương q'1 và q'2 với q'1 + q'2 = q.
Khi cho quả cầu kim loại tiếp xúc với một vật nhiễm điện âm thì một phần trong số êlectron ở kim loại truyền sang quả cầu cho đến khi điện tích hai vật cân bằng. Do đó sau khi tiếp xúc với vật nhiễm điện âm thì quả cầu kim loại cũng sẽ nhiễm điện âm vì bị thừa êlectron.
Khi cho quả cầu kim loại tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương thì vật nhiễm điện dương sẽ hút các êlectron tự do của quả cầu kim loại qua nó cho đến khi điện tích hai vật cân bằng. Do đó sau khi tiếp súc với vật nhiễm điện dương thì quả cầu kim loại cũng sẽ nhiễm điện dương vì bị mất êlectron.
Khi chạm vật nhiễm điện âm vào một vật khác bằng KL ko tik điện, 1 số e từ vật bên này sẽ truyền bớt qua vật bên kia =>2 vật sẽ mang điện âm.
Quả cầu kim loại sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng. Phần nhiễm điện âm sẽ nằm gần bản dương hơn phần nhiễm điện dương. Do đó quả cầu sẽ bị bản dương hút.
Khi quả cầu đến chạm vào bản dương thì nó sẽ nhiễm điện dương và bị bản dương đẩy và bản âm hút. Quả cầu sẽ đến chạm vào bản âm, bị trung hòa hết điện tích dương và lại bị nhiễm điện âm. Nó lại bị bản âm đẩy và bản dương hút... Cứ như thế tiếp tục. Nếu tụ điện đã được cắt ra khỏi nguồn điện thì trong quá trình quả cầu kim loại chạy đi chạy lại giữa hai bản, điện tích của tụ điện sẽ giảm dần cho đến lúc hết hẳn.
Chọn A.
Hai vật dẫn điện nên đều có điện tích tự do, hai vật tích điện khi ta đưa lại gần nhau thì sẽ xuất hiện hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.
• Định luật bảo toàn điện tích :
"Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi."
• Khi cho quả cầu nhiễm điện dương tiếp xúc với một quả cầu tích điện âm thì sau khi tiếp xúc hai quả cầu sẽ có thể cùng nhiễm điện dương hoặc cùng nhiễm điện âm,hoặc sẽ trung hòa về điện.
• Giải thích:
Có thể xem hai quả cầu là hệ cô lập về điện và sau khi tiếp xúc các quả cầu sẽ nhiễm điện giống nhau, nên nếu tổng đại số của hai quả cầu
-Là một số dương thì sau khi tiếp xúc hai quả cầu sẽ nhiễm điện dương
- Là một số âm thì sau khi tiếp xúc hai quả cầu sẽ nhiễm điện âm
-Bằng 0 thì sau khi tiếp xúc hai quả cầu sẽ trung hòa về điện