K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2018

Dàn ý: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả : Mảnh hồn thơ trong trẻo giữa các nhà thơ trước Cách mạng tháng Tám, có nhiều bài thơ viết về thiên nhiên.

- Giới thiệu tác phẩm : Viết năm 1939

- Khái quát : Bài thơ là tiếng lòng trong sáng, những kí ức và hình ảnh tươi đẹp về quê hương của tác giả - một người con xa quê.

2. Thân bài

Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ :

- Bài thơ có trình tự giống như một chuyến hành trình cùng ra khơi đánh cá với những người dân chài.

- Con thuyền ra khơi, hùng dũng và đẹp đẽ chinh phục thiên nhiên.

- Đoạn thơ thứ ba, tư của bài là bức tranh quê miền biển buổi sáng đón đoàn thuyền chài trở về trong an lành, bội thu và vẻ đẹp khỏe khoắn của người ngư dân.

- Khổ thơ cuối : Nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả Tế Hanh được bộc lộ một cách trực tiếp và sâu sắc

3. Kết bài

- Suy nghĩ của em về hình ảnh đẹp của quê hương tác giả được miêu tả qua bài thơ.

- Cảm nghĩ về tình yêu quê hương da diết, hồn thơ trong trẻo và tinh tế của Tế Hanh.

7 tháng 2 2018

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả : Mảnh hồn thơ trong trẻo giữa các nhà thơ trước Cách mạng tháng Tám, có nhiều bài thơ viết về thiên nhiên.

- Giới thiệu tác phẩm : Viết năm 1939

- Khái quát : Bài thơ là tiếng lòng trong sáng, những kí ức và hình ảnh tươi đẹp về quê hương của tác giả - một người con xa quê.

2. Thân bài

Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ :

- Bài thơ có trình tự giống như một chuyến hành trình cùng ra khơi đánh cá với những người dân chài.

- Con thuyền ra khơi, hùng dũng và đẹp đẽ chinh phục thiên nhiên.

- Đoạn thơ thứ ba, tư của bài là bức tranh quê miền biển buổi sáng đón đoàn thuyền chài trở về trong an lành, bội thu và vẻ đẹp khỏe khoắn của người ngư dân.

- Khổ thơ cuối : Nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả Tế Hanh được bộc lộ một cách trực tiếp và sâu sắc

3. Kết bài

- Suy nghĩ của em về hình ảnh đẹp của quê hương tác giả được miêu tả qua bài thơ.

- Cảm nghĩ về tình yêu quê hương da diết, hồn thơ trong trẻo và tinh tế của Tế Hanh.

21 tháng 8 2019

Chúng ta đã từng học qua những truyện ngắn như Lão Hạc, Tắt đèn và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Với riêng tôi, dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lý thú. Nó cuốn hút tôi, lay động tôi, khi thì gợi trong tôi sự căm thù, khi lại gọi về chan chứa những yêu thương.

Lão Hạc là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố cùng nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước Cách mạng với những phẩm chất đáng quý, đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và giàu đức hy sinh.Trước cách mạng, Nam Cao say sưa khám phá cuộc sống và tính cách của người nông dân. Trong các tác phẩm của ông, môi trường và hoàn cảnh sống của nhân vật chính thường gắn liền với cái nghèo, cái đói, với miếng ăn và với các định kiến xã hội đã thấm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ vào cách nhìn của con người ở nông thôn.

Lão Hạc cũng vậy, suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão thương con vô bờ bến: thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá, thương con phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm miệng sói. Và đọc truyện ta còn thấy lão đau khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng, kỷ vật duy nhất của đứa con trai. Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống. Cuộc sống ngày thêm một khó khăn. Rồi cuối cùng, đến cái thân lão, lão cũng không giữ được. Lão ăn củ chuối, ăn sung luộc. Nhưng lão nghĩ, lão "không nên" sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình. Vậy là, thật đớn đau thay! Lão Hạc đã phải tự "sắp xếp" cái chết cho mình. Cuộc sống của nông dân ta trước cách mạng ngột ngạt đến không thở được. Nhìn cái hiện thực ấy, ta đau đớn, xót xa. Ta cũng căm ghét vô cùng bọn địa chủ, bọn thực dân gian ác.

Lão Hạc chết. Cái chết của lão Hạc là cái chết cùng đường, tuy bi thương nhưng sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nông dân. Nó khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, chết mà không muốn làm luỵ phiền hàng xóm.

Đọc Lão Hạc ta thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Đó là ông giáo, một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo, đói cơm. Cái nghèo khiến ông giáo đã phải rứt ruột bán đi từng cuốn sách vô giá của mình. Nhưng cái thứ ấy bán đi thì được mấy bữa cơm? Vậy ra ở trong truyện tất cả đã đều là lão Hạc. Lão Hạc phải oằn mình mà chết trước thử hỏi những người kia có thể cầm cự được bao lâu?

Vấn đề nổi bật được thể hiện trong Lão Hạc là niềm tin và sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Nó cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người. Từ chiều sâu của nội dung tư tưởng, tác phẩm nói lên tính cấp bách và yêu cầu khẩn thiết phải thay đổi toàn bộ môi trường sống để cứu lấy những giá trị chân chính và tốt đẹp của con người.

Lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Nó cũng dạy ta, cuộc sống là một cuộc đấu tranh không phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách.

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích

Ví dụ:
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã viết những bài thơ thể hiện thân phận khổ cực và hẩm hiu của con người và nhất là của người phụ nữ. tấm lòng nhân đạo của ông đã được thể hiện rất sâu sắc qua các bài thơ và sâu sắc nhất được thể hiện qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm nói về một nhân vật có tài sắc vẹn toàn nhưng vì chử hiếu đã hi sinh bản thân mình. Chính vì thế mà Truyện Kiều để lại trong lòng tôi những ấn tượng sâu sắc và vô cùng ấn tượng.
II. Thân bài: phát biểu cảm nghĩ về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích
1. Cảm nghĩ về nội dung về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích

  • Thể hiện số phận chua xót của người phụ nữ trong xã hội xưa
  • Thể hiện nét đẹp của Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bất hạnh
  • Thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc
  • Thể hiện tình yêu mặn nồng của Thúy Kiều
  • Thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ

2. Cảm nhận về nghệ thuật về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích

  • Nghệ thuật đặc sắc
  • Nghệ thuật đòn bẫy sâu sắc
  • Sử dụng từ ngữ sâu sắc và bình dị
  • Thể thơ điêu luyện

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích
Ví dụ:
Tác phẩm Truyện Kiều là một tác phẩm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, thể hiện được số phận chua xót của người phụ nữ, đồng thời thể hiện sự đồng cảm của nhà thơ với thân phận của Kiều.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “phát biểu cảm nghĩ về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

6 tháng 2 2019

a, Học sinh muốn phân tích được, cần nắm hình tượng trong thơ, hiểu được ngôn từ, phân tích đặc điểm hình tượng, phân tích ý nghĩa hình tượng

b, Nên chọn hình tượng trong một bài thơ, đoạn thơ để phân tích đặc điểm hình tượng, ý nghĩa hình tượng đó

c,

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

- Hình tượng chiếc bánh trôi nước ẩn dụ cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, mang vẻ đẹp về ngoại hình và tâm hồn nhưng không được trân trọng

16 tháng 9 2018

Kim Lân (1920-2007) là cây bút chuyên văn về truyện ngắn, vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống của nông thôn nên hầu như các tác phẩm của ông chủ yếu viết về cảnh sinh hoạt của làng quê Việt Nam và cảnh ngộ của người nông dân. “Làng” là một truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn được viết vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, truyện thể hiện một cách chân thực, cảm động và sâu sắc tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân qua hình tượng nhân vật ông Hai – nhân vật chính.

Tình yêu làng yêu nước là một bản chất có tính truyền thống của nhân vật ông Hai. Đây là tình cảm nổi bật xuyên suốt toàn truyện. Làng của ông Hai là làng chợ Dầu, vì kháng chiến ông cùng gia đình dời làng di tản cư lên vùng Cao Thượng- Nhã Yên, nay thuộc Tân Yên- Bắc Giang. Ở nơi đây ông khoe về làng ” Làng toàn lát đá xanh, chòi phát thanh cao quả ngọn tre, nhà ngói mọc san sát…. có nghĩa ông tự hào làng ông giàu có về vật chất, bởi điều này vô cùng quant rọng với đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân lúc bấy giờ. Nhưng sau cách mạng, đi theo kháng chiến ông Hai đã có những chuyển biến mới về tình cảm, được cách mạng giải phóng nên ông tự hào về phong trào cách mạng quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông, Phải xa làng ông nhớ quá cái không khí: ” đào đường, đắp ụ, xẻ hào khuân đá, rồi ông lo ” cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa, những đường hầm bí mật đã xong chưa?…, những lúc như này ông đã không kìm nổi cảm xúc nhớ làng:

“Cha ôi! ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”, đó là tình yêu làng quê tự nhiên hồn hậu mà tha thiết của ông Hai, không chỉ vậy ông dồn hết tình yêu làng, kháng chiến vào việc theo dõi tin tức, khi nghe được những tin như: ” Một em nhỏ bơi ra hồ Hoàn Kiếm cắm lá quốc kỳ, một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn, thế là ông bình luận: ” cứ chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tý, cả súng ống cũng vậy hôm nnay dặm khẩu ngày mai dặm khẩu tích tiểu thành đại làm gì mà thằng Tây không bước sớm” Nghe những tin như vậy ông vui vô cùng, vui sướng ông như đang được trực tiếp tham gia kháng chiến” ruột gan ông lão cứ múa cả lên vui quá“, đó là tình yêu nước sâu sắc ở nhân vật ông Hai, một con người đã gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc.

Điều đáng quý hơn đó là tình yêu làng gắn bó tha thiết với tình yêu nước của ông Hai được bộc lộ sâu sắc hơn, khi nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống đầy thử thách và khó khăn – khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của mình theo giặc, tin ông nghe từ những người đàn bà tản cư dưới xuôi mới lên, cái tin dữ ấy đã làm nảy sinh ở nhân vật ông Hai, một diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp.

Khi mới nghe tin ông Hai bàng hoàng sửng sốt ” cổ nghẹn ắng, da mặt tê dân dân. Ông lão nặng người đi tưởng đến không thở được” vì quá bất ngờ nên ông chưa tin bằng câu hỏi lại kỹ càng ” liệu có thật không hả bác? hay chỉ lại là…” .Những lời kể quá rạnh rọt của những người phụ nữ kia: ” Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ” khiến ông không thể không tin, ông xấu hổ lảng chuyện ra về: ” Hà nắng gớm về nào”, đau đớn ông cúi gầm mặt xuống mà đi.

Về đến nhà tâm trí ông Hai luôn bị các tin giữ xâm chiến, nó trở thành lỗi ám ảnh day dứt trong lòng ông, ông luôn mặc cảm mình là kẻ phản bội. Chán nản ông nằm vật ra giường nhìn các con, tủi thân nước mắt ông cứ dàn ra: ” Chúng nó cũng là trẻ con của làng việt gian đấy ư? chúng nó cũng bị người ta dẻ dúng hắt hủi đấy ư? khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu?”. Càng đau đớn dằn vặt và thương con bấy nhiêu ông càng căm giận những người làng chợ Dầu phản bội bấy nhiêu, ông lão nắm chặt hai bàn tay rồi rít lên ” chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này? suốt mấy ngày sau đó – ba bốn ngày ông không dám ra khỏi nhà vì đi đâu cũng sợ người ta nhắc đến ” cái chuyện ấy”, ông nghe ngóng binh tình bên ngoài ” Một đám đông túm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ”. Ông như người có tật giật mình, không khí lặng lề bao trùm cả nhà, trẻ con không đứa nào dám đòi quà, khi vợ ông Hai vừa cất giọng ” này thầy nó ạ! tôi thấy người ta đồn…” đã bị ông cắt ngang bằng giọng gắt lên ” biết rồi”. Đây là tâm lý giận cá chém thớt.

Đặc biệt tình yêu nước và yêu làng của ông Hai lại tiếp tục đặt vào tình huống căng thẳng thử thách hơn khi nghe mụ chủ nhà bảo là có tin đuổi những người làng chợ Dầu ra khỏi nơi tản cư, lúc đó ông rơi vào tâm trạng bế tắc tuyệt vọng và lo lắng cho tương lai ” biết đem nhau đi đâu bây giờ”, biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ? thật là tuyệt đường sinh sống”. Trong lúc bế tắc tuyệt vọng ấy, ở ông Hai đã diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, ông chớm nghĩ ” hay là quay về làng”, nhưng lập tức ông lão phản đối ngay:” Về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây hết cả rồi, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ” nếu như trước đây tình yêu làng hòa quyện thống nhất với nhau thì bây giờ ông Hai buộc phải lựa chọn yêu làng hay yêu nước. Đây là điều không hề đơn giản, bởi với ông làng chợ Dầu đã trở thành một phần máu thịt không dễ gì từ bỏ cách mạng lại là cứu cánh giúp gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ, qua những ngày đấu tranh tư tưởng dằn vặt đau đớn cuối cùng ông Hai quyết định ” Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù” nói cứng như vậy nhưng trong lòng ông đau như cắt.

Tình cảm với kháng chiến với cụ Hồ được bộc lộ cảm động nhất khhi ông Hai trút lỗi lòng tâm sự với đứa con út ngây thơ, thực chất như một lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự như mình vào những lúc khó khăn như thế này. Qua những câu hỏi của bố đứa con ông ông bí tí mà đã biết giơ tay thề: ” Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm” nữa là ông bố của nó. Lúc này ông mong: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông, cụ Hồ trên cổ xét soi cho bố con ông” Đến đây ta thấy được tình yêu nước sâu lặng đối với làng chợ Dầu mang tính truyền thống chứ không phải là làng theo giặc,. Bằng tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, với cụ Hồ đã được ông Hai bộc lộ rất mộc mạc chân thành, tình cảm đó gần gữi sâu nặng vô cùng thiêng liêng: ” có bao giờ giám đơn sai, chết thì chết, có bao giờ giám đơn sai, đặt tình yêu nước yêu kháng chiến lên trên tình yêu làng ở nhân vật ông Hai là tác giả Kim Lân đã thể hiện được nét chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Với tấm lòng, tình cảm cao đẹp ấy, ông Hai đã được đền bù xứng đáng khi cái tin đồn kia được cải chính, gáng nặng tâm lý được trút bỏ. Lúc này ông sống trong tột cùng vui sướng, ông như nắng hạn gặp mưa, ông tiếp tục tự hào về làng Dầu: ” ông sắn quần lên bẹn, múa tay lên mà khoe” đặc biệt cái cách ông khoe ” Tây nó đốt nhà tôi rồi” là biểu hiện cụ thể của ý chí: thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước không chịu làm nô lệ” của một người nông dân lao động bình thường, thật đáng khâm phục biết bao.

Nhân vật ông hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lý tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút chân thực sinh động của Kim Lân, ông đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống thử thách bên trong( nghe tin xấu về làng) để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng của mình, đặc biệt nghệ thuật miêu tả rất cụ thể gợi cảm qua các diễn biến nội tâm bằng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm, ngôn ngữ của ông Hai vừa có nét chung của người nông dân ” dặm khẩu”. ” bỏ mẹ”, ” cơ chừng” ” giữ chịt nấy” lại mang đậm tính cách nhân vật đây chính là thành công của Kim Lân.

Như vậy với tình huống truyện đơn giản tự nhiên mà hợp lý, xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ cử chỉ, hành động để thể hiện nội tâm, nhân vật ông Hai trong truyện ngắn” làng” của Kim Lân đã làm cho người đọc thấm thía về tình yêu làng yêu nước mộc mạc chân thành mà vô cùng sâu nặng cao quý, trong những người nông dân bình thường, sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới của nhận thức, tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp chú trọng và làm nổi bật. Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý này, và qua truyện ngắn người đọc chúng ta được củng cố thêm tình yêu quê hương đất nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

    Không biết đã từng có, sẽ còn có bao nhiêu bài viết về Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải? Vậy điều gì đã làm nên sức sống lâu bền cho bài thơ? Mỗi người sẽ có một cách lý giải không hoàn toàn giống nhau, nhưng chắc chắn sẽ gặp nhau ở một điểm chung cơ bản là: chính sự chân thành, giản dị của cảm xúc đã làm nên sức sống cho tác phẩm này!

     Trước hết cần phải khẳng định rằng, Thanh Hải hoàn toàn có quyền tự hào về cái “tôi” đã sống hết “công suất” từ tuổi 17 đến tuổi 50 của mình. Thông thường, khi con người biết chắc chắn rằng, mình đang sống trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời thì bao giờ người ta cũng tự soát xét lại nhân cách của mình một cách nghiêm khắc nhất. Vì thế, lúc nằm trên giường bệnh, Thanh Hải mới thấm thía nỗi cô đơn, bất lực của một cá nhân khi đang dần dần bị tách ra khỏi cộng đồng, một con người đang bị tước dần quyền làm việc. Chính tình cảm bị nén chặt đã bùng nổ thành khát vọng, thành bệ phóng cho sự sáng tạo. Nếu bản chất của sự sáng tạo là sự bất tử thì đây chính là khoảnh khắc thăng hoa tất cả những gì mà Thanh Hải đã chiêm nghiệm để viết thành bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Và khổ thơ đầu đã xuất hiện thật tự nhiên:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

     Khi Thanh Hải viết “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc” thì đây không chỉ là ngoại cảnh hay tâm cảnh, mà còn mang dáng dấp của một triết lí sống và sự bất tử. Dòng sông xanh vừa là chính nó và cũng vừa là một hình tượng về thời gian. Đó là dòng chảy vô thủy vô chung, vô tận và lạnh lùng của thời gian. Nó vừa là tác nhân tạo dựng, nâng niu “Một bông hoa tím biếc”, đồng thời cũng là một tác nhân bào mòn, hủy diệt tất cả. “Bông hoa tím biếc” đang hiện hữu kia sẽ trở thành hòai niệm để ngày mai sẽ có một bông hoa khác, cùng loài. Dòng sông thì vĩnh cửu, còn bông hoa dù có rực rỡ đến đâu chăng nữa thì cuối cùng cũng trở thành dĩ vãng. Cũng như mỗi đời người, dù có chói sáng đến đâu chăng nữa, rốt cuộc vẫn phải ra đi theo quy luật sinh tử của muôn đời.

     Thông qua các hình tượng nghệ thuật, chúng ta có thể cảm nhận được ý nghĩa đích thực của cuộc sống, ngay trong mạch cảm xúc buồn nhớ mênh mông, trong tâm tưởng của ông vẫn vang lên những âm thanh reo vui của cuộc sống: “Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời”. Tiếng chim hót là âm thanh của tự nhiên nhưng nó đã cộng hưởng với tiếng reo vui trong tâm hồn của nhà thơ, đó là tiếng reo vui của niềm tự hào về cái “tôi” trọn vẹn và thanh thản. Một bông hoa có thể sẽ tàn nhưng vẻ đẹp của nó thì vẫn còn ám ảnh lâu bền trong tâm trí con người. Một con người có thể sẽ phải ra đi vĩnh viễn, nhưng những đóng góp có giá trị về tinh thần của con người ấy thì có thể sẽ còn mãi với thời gian. Với niềm tự hào chân thành ấy, nhà thơ dường như đã bứt hẳn ra khỏi tâm trạng man mác hư vô để hòa mình vào không khí rộn rã, náo nức của mùa xuân; để cảm nhận và thâu nhận được cái “hồn vía” tưởng như rất vô hình của không gian và thời gian đang thấm đẫm sắc xuân, hương xuân: “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”. Chúng ta đã từng bất lực trước một “tiếng huyền” trong “Thơ duyên” của Xuân Diệu, một “vị xa xăm” trong “Quê hương” của Tế Hanh, nay có lẽ cũng sẽ bất lực trước “Từng giọt long lanh rơi” của Thanh Hải? Bất lực vì không thể giải thích một cách tường minh xem “tiếng huyền” là tiếng gì, “vị xa xăm” là vị gì và “từng giọt” là giọt gì, nhưng vẫn có thể cảm nhận bằng linh giác, bằng trí tưởng tượng...về cái hay, về vẻ đẹp và sự độc đáo của các hình tượng đa nghĩa này. Nếu “tiếng huyền” là những âm thanh xao xuyến ngân vang trong tâm hồn để trở thành âm hưởng chủ đạo cho “một cõi yêu đương”, “vị xa xăm” là hoài niệm về một thời thăm thẳm thì “từng giọt” có thể là những niềm vui lớn có khả năng làm hồi sinh lòng ham sống của một con người đang ý thức rất sâu sắc về cái chết không sao cưỡng nổi đang đến với mình từ từ, lạnh lùng và tàn nhẫn! Hiểu như thế chúng ta mới có thể đồng cảm và xúc động trước một hành động tha thiết hướng tới sự sống của nhà thơ: “Tôi đưa tay tôi hứng”!

     Từ hành động tha thiết hướng tới sự sống ấy, tác giả đã tái hiện cuộc sống lao động và chiến đấu sôi nổi, háo hức mà mình từng gắn bó suốt đời:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

     Đây là niềm vui được bắt nguồn từ niềm tin sắt đá vào tương lai của đất nước:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

     Đất nước hình thành, tồn tại và phát triển trong chiều dài của “bốn ngàn năm” lịch sử và chiều sâu của những nghĩ suy trăn trở để tỏa sáng “như vì sao” trong kí ức của mỗi con dân đất Việt. Chính “vì sao” ấy là vầng hào quang của quá khứ và cũng là điểm tựa tinh thần cho hiện tại. Như mọi công dân chân chính khác, trong cái “Vất vả và gian lao” của đất nước, tác giả cũng có phần đóng góp công sức nhỏ bé của mình, đó là phần đóng góp tự nguyện như một lẽ sống:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

     Cái “tôi” của nhà thơ như một dòng suối nhỏ khiêm nhường đã hòa vào cái “ta” của “dòng sông xanh” trên quê hương, đất nước mình. Từ vị thế của cái “ta, chúng ta”, tức là vị thế của người trong cuộc, nhà thơ đã chân thành tâm sự với bạn bè, đồng chí của mình về một lẽ sống thật giản dị.

     Bài thơ ra đời vào tháng 11 năm 1980, đó là một năm trong thập kỷ (1976 – 1986) khi đất nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn đặc biệt gay gắt. Làm sao Thanh Hải lại không buồn về những điều đó? Nguyễn Duy “giật mình” trước “đột ngột vầng trăng tròn” thi Thanh Hải chắc cũng giật mình khi chợt nghe tiếng chim hót, bông hoa nở...thì đã, đang và sẽ mãi mãi tồn tại; đó là những giá trị vĩnh cửu; đó là cái đẹp vĩnh cửu...Thế còn cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người? Trong quan hệ giữa cái “tôi” với cái “ta”? Liệu có vĩnh cửu không? Thanh Hải không trả lời trực tiếp câu hỏi này mà thay vào đó bằng một lời nhắn nhủ. Ông đã nhắn nhủ điều gì? “Ta làm con chim hót / Ta làm một nhành hoa / Ta nhập vào hòa ca / Một nốt trầm xao xuyến”. Làm con chim thì phải có tiếng hót riêng. Làm bông hoa thì phải có hương sắc riêng. Nhưng những cái riêng ấy chỉ được xác lập giá trị trong quan hệ với cái chung, tức là với những cá thể cùng loài xung quanh. Không thể và cũng không nên so sánh giữa tiếng hót của con chim với hương sắc của bông hoa, cái nào có ích hơn, cái nào quan trong hơn?...Mỗi người cũng vậy, có một giá trị riêng không thể so sánh. Vì thế trong bản “hòa ca” đoàn kết, nên có người ở vị trí khiêm tốn như một “nốt trầm”. Nhưng một “nốt trầm” ấy phải có bản sắc riêng của mình như tiếng hót riêng của mỗi con chim và hương sắc riêng của mỗi bông hoa bởi đó là bản “hòa ca” có “nhạc luật” chứ đâu phải là “hòa tan”: một cách vô vị, nhạt nhẽo?

     Nếu mùa xuân của đất nước là một mùa xuân lớn thì mùa xuân lớn lại được kết dệt bởi muôn vàn những mùa xuân nhỏ khác, đó là mùa xuân của mỗi đời người:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

     Mỗi đời người lại giống như một dòng suối nhỏ lặng lẽ góp nước cho một dòng sông lớn để dòng sông lớn ấy góp nước cho đại dương. Cái sự “góp nhặt” ấy cứ lặp đi lặp lại tới muôn đời, cho dù là có tự giác hay không tự giác thì nó vẫn cứ diễn ra như vậy, không thể nào khác! Điều quan trọng là ở chỗ sự “góp nhặt” ấy phải kiên trì, bền bỉ trong mọi hoàn cảnh thăng trầm của cuộc đời để cuối cùng nó vượt lên hoàn cảnh như một đức hi sinh cao cả: “Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc”. Đó chính là phẩm chất cao quý của ý thức tự nguyện hi sinh cái “tôi” cho cái “ta” bao la của mùa xuân đất nước:

Mùa xuân – ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.

     Mùa xuân đẹp quá khiến ta bất giác cất lên lời. Tất cả đều xao xuyến, bồi hồi trong giai điệu buồn của câu “Nam ai” và chất trữ tình của câu “Nam bình”; trong “nhịp phách tiền” rất đỗi thân quen nhưng dường như bỗng trở nên da diết như một lời chào tiễn biệt? Trong cái mênh mông của “Nước non ngàn dặm”, nơi nào mà chẳng thấm đẫm tình bạn, tình người và tình yêu? Nơi nào mà ta chăng lưu luyến, bâng khuâng? Vì thế mà nỗi nhớ nhung cũng mênh mông không bến bờ! Giờ đây, nằm trên giường bệnh, ta dường như đang trôi trong vầng hào quang của hoài niệm...Cuộc đời ồn ào náo động xa dần, mơ hồ, văng vẳng... nhưng dường như càng xa nó càng trở nên cồn cào hơn, tha thiết hơn!

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
– Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam.
– Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam.
Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau:
a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.
b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.
c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Học sinh tự tìm đọc đoạn văn, đoạn thơ/ bài thơ yêu thích và luyện đọc diễn cảm.